Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 85: Văn bản: Vượt thác

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 85: Văn bản: Vượt thác

Tiết 85. Bài 21

 Văn bản: VƯỢT THÁC

- Võ Quảng -

A. Mục tiêu cần đạt

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp phong phú hùng vĩ của thiên nhiên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài.

- Nắm được NT phối hợp tả cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.

- Rèn kĩ năng đọc, phát hiện chi tiết NT trong bài

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, con người lao động

B. Chuẩn bị:

- GV: Tranh ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác.

- HS: Chuẩn bị bài.

C. Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra:

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 85: Văn bản: Vượt thác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 3.2.2007
Giảng: 4.2.2007
Tiết 85. Bài 21 
 Văn bản: Vượt thác
- Võ Quảng - 
A. Mục tiêu cần đạt 
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp phong phú hùng vĩ của thiên nhiên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài.
- Nắm được NT phối hợp tả cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
- Rèn kĩ năng đọc, phát hiện chi tiết NT trong bài
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, con người lao động
B. Chuẩn bị:
- GV: Tranh ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác.
- HS: Chuẩn bị bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra:
H. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật người anh trong truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" nhân vật này theo em có gì đáng trách, đáng thông cảm và đáng quý?
Bài học tư tưởng rút ra từ truyện là gì? 
3. Bài mới 
* Hoạt động 1:
 Sông nước Cà Mau đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sông nước phong phú tươi đẹp của vùng Cực Nam Tổ Quốc. Hôm nay nhà văn Võ Quảng sẽ dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung Bộ đến tận thượng nguồn để lấy gỗ về xây dựng trường học cho dân làng. Bức tranh phong phú của vùng sông nước và đôi bờ miền trung này cũng không kém phần kì thú
* Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn đọc: Đoạn đầu đọc chậm, êm. Đoạn tiếp đọc nhanh hơn giọng hồi hộp. Đoạn còn lại đọc chậm lại thanh thản.
H. Em hiểu biết gì về tác giả Võ Quảng ?
H. Đoạn trích viết về việc gì?
(Chuyến đi vượt dòng sông thu Bồn của con thuyền do DHThư chỉ huy từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học của làng sau CMT8-1945).
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK.
H. Đọc bài văn em thấy con thuyền đã đi qua những đoạn sông nào? Từ đó hãy tìm bố cục cho bài văn?
H. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? (3) Thuộc thể loại gì? 
(Phối hợp tả cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người).
H. Truyện có những nhân vật nào? 
(DHThư – Cục và Cù Lao (Chúng Tôi), chú hai).
H. Cảnh vượt thác cổ cò được tác giả miêu tả và cảm nhận qua con mắt của ai?
(NVật Cục: Lần đầu tiên trong đời chú, một chuyến đi lên rừng, vượt thác đầy háo hức, thú vị.)
- Học sinh theo dõi đoạn đầu.
H. Cảnh xuất phát của con thuyền được tác giả miêu tả như thế nào?
H. Với hình ảnh thuyền rẽ sóng lướt bon bon gợi cho em tâm trạng gì của chú bé Cục?
(Tâm trạng háo hức của chú bé Cục trong cuộc viễn du này.)
H. ở đoạn đầu cảnh sắc dòng sông và đôi bờ dòng sông có gì đáng chú ý? 
H. Hình ảnh những bãi dâu bạt ngàn làm em liên tưởng đến gì?
(Một miền quê trù phú trồng dâu nuôi tằm, dệt lụaCuộc sống ấm no thanh bình)
H. Nhận xét NT được sử dụng ở đoạn này?
H. Em có cảm nhân gì về cảnh thiên nhiên, sông nước ở đoạn đầu của văn bản?
 H. Theo em tác giả đứng ở đâu để quan sát? 
(dòng sông)
H. ở vị trí ấy tác giả quan sát theo trình tự nào? (Từ gần-> xa)
H. Theo em 3 câu ở cuối đoạn 1 (núi cao như đột nhiên) có nhiệm vụ gì?
(K thúc đoạn tả cảnh sông và mở ra ý cho đoạn vượt thác)
GV: Cảnh sắc thiên nhiên được tác giả sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá đắt giá: Cây cổ thụ như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trướcĐộng viên, thúc dục họ tiến lên. ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của con người chuẩn bị vượt qua khó khăn , thử thách
 Vậy cảnh vượt thác được tác giả miêu tả như thế nào (Chuyển ý 2)
- Học sinh theo dõi đoạn 2
H. Dòng sông ở đoạn văn này được miêu tả như thế nào? 
H. Em hiểu gì về hình ảnh nước "chảy đứt đuôi rắn"?
(Cách nói so sánh, gợi tả dòng thác phóng từ trên cao xuống, nước chảy mạnh, chảy xiết, cuồn cuộn như xoắn lại, như đứt tung ra)
H. Cảnh con thuyền vượt thác dữ dưới sự điều khiển của dượng Hương Thư được tác giả miêu tả ntn? 
H. Em hiểu thuyền “vùng vằng” có ý nghĩa gì? 
(Sự cố gắng chống trọi của con người, sự ngang ngược của dòng thác, sự khó bảo của con thuyền.)
H. ở đoạn văn tiếp theo tác giả tiếp tục miêu tả cảnh vượt thác của DHT như thế nào? Tìm những câu có sự so sánh liên tưởng?
H. Phân tích cái hay trong bút pháp so sánh được dùng trong đoạn văn miêu tả dượng Hương Thư?
(+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc -> tô đậm hình ảnh khoẻ mạnh, rắn chắc của DHT.
+ DHT giống như một hiệp sĩ-> gợi tả hình ảnh huyền thoại của những anh hùng bằng xương bằng thịt nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.
+ DHT đang vượt thác khác hẳn DHT ở nhà -> Đối lập giữa 2 hình ảnh trong 1 con người. PC đáng quý của con người lao động: Khiêm tốn, nhu mì, nhút nhát nhưng lại quyết liệt dũng mãnh nhanh nhẹn trong thử thách).
H. Nhận xét về cách miêu tả của tác giả? Qua đó hiện lên hình ảnh dượng Hương Thư là người như thế nào?
H. Có thể coi đây là cuộc chiến đấu giữa con người và thác nước được ko? Vì sao?
- Hs thảo luận nhóm bàn- 1 phút
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
(Được vì: Thác nước ghập ghềnh, hiểm trở. Sự chống trọi của con người vô cùng khó khăn)
 - Học sinh theo dõi đoạn cuối.
H. Vượt qua thác Cổ Cò là hình ảnh gì hiện ra?
(Dòng sông cứ chảy quanh coNhững cây to như những cụ già vung tay hô đám con cháu)
H. Hãy phân tích cái hay của biện pháp so sánh ở đoạn này?
( Những cây to như những cụ già vung tay -> So sánh rất đúng và hay: Những cây to so với những cây thấp, nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía họ, thúc giục họ vượt qua nguy hiểm tiến về phía trước. ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vượt qua nguy hiểm)
H. Tìm nội dung chính của văn bản?
H. Biện pháp NT đặc sắc của đoạn trích là gì? 
(Tả người, tả cảnh)
Đọc ghi nhớ (SGK –T41)
GV chốt kiến thức. Lưu ý phương pháp tả người, tả cảnh.
Học sinh đọc bài tập -> nêu yêu cầu
Học sinh trả lời -> gv uốn nắn sửa sai.
GV đưa ra bảng phụ ghi sẵn các ý- HS đánh dấu (X) vào các ý đúng.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc và kể
2. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả: (SGK)
b. Đoạn trích:
 Trích từ chương XI của truyện Quê nội.
c. Các chú thích khác: (SGK)
II. Bố cục : 3 phần
- P1: Từ đầu đến "nhiều thác nước" -> Cảnh thuyền nhổ sào ngược dòng sông chuẩn bị vượt thác.
- P2: Tiếp -> khỏi thác cổ cò -> Cảnh DHT chỉ huy thuyền vượt thác
- P3: còn lại -> Qua nhiều lớp núi thuyền tới vùng đồng ruộng cao nguyên.
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Cảnh thiên nhiên sông nước:
+ Gió nồm vừa thổiCánh buồm nhỏ căng phồng.Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng
+ Những bãi dâu trải ra bạt ngàn
+ Dưới sông thuyền chất đầy cau tươi dây mây, mít, quế
+ Hai bên bờ sông : Vườn tược um tùm..Những chòm cổ thụ  trầm ngâm lặng nhìn
 Nghệ thuật miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hoá
- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ và đa dạng, gợi cuộc sống ấm no, thanh bình.
2. Hình ảnh dượng Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác:
+ Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
+ Dượng Hương Thư đánh trần, co ngườiphóng sào ghì chặtChiếc sào cong lạinước văng bọt tứ tungthuyền vùng vằng
+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắtDượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ
Với những quan sát tinh tế, cụ thể, những so sánh mới lạ. Dùng hàng loạt các động từ mạnh.
- Dượng Hương Thư là hình ảnh đẹp của người lao động trên sông nước: quả cảm dày dạn kinh nghiệm, khiêm nhường trong cuộc sống gia đình.
IV. Ghi nhớ
V. Luyện tập
- Nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên ở 2 bài vượt thác và sông nước Cà Mau.
- NT miêu tả của tác giả
Nét riêng đặc sắc của phong cảnh TN
Sông nước CMau
Vượt thác
NT miêu tả
Sông
nước Mau
Vượt thác
-rộng lớn, hùng vĩ
-Đầy sức sống hdã.
- Thơ mộng.
- Sông lớn, rừng dày
- Thác dữ, núi cao
- Chợ trên sông
- Kênh rạch bủa dăng chi chít
- Bãi dâu bạt ngàn
- Rừng đước tầng tầng, lớp lớp.
- Điểm nhìn từ trên bờ
- Điểm nhìn từ trên thuyền
- So sánh
- Nhân hoá
- Liệt kê
- Thuyết minh, gthích
- Kể theo ngôi thứ nhất
- Kể theo ngôi thứ ba
- Tả người theo lối đặc tả
4. Củng cố
- Giáo viên hệ thống bài giảng
5. Hướng dẫn học
- Học ghi nhớ và phân tích. Chuẩn bị: Buổi học cuối cùng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 85 Vuot thac.doc