A/ Mục tiêu cần đạt
- Nắm được cốt truyện, ngôi kể, tác dụng của ngôi kể và kể lại truyện. Nắm được diễn biến tâm lí nhân vật Ph.răng trên đường tới trường và khi bắt đầu bước vào lớp học.
- Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt truyện
- Giáo dục lòng yêu thích và tôn trọng tiếng mẹ đẻ
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án; Bảng phụ ghi các sự việc.
- HS: Chuẩn bị kĩ bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra
H. Nêu những nội dung chính của bài vượt thác? Khi viết văn bản này tác giả đã sử dụng những kĩ năng miêu tả nào?
Soạn: Giảng: Tiết 89 Bài 22 Văn bản : Buổi học cuối cùng (An phông xơ Đôđê) A/ Mục tiêu cần đạt - Nắm được cốt truyện, ngôi kể, tác dụng của ngôi kể và kể lại truyện. Nắm được diễn biến tâm lí nhân vật Ph.răng trên đường tới trường và khi bắt đầu bước vào lớp học. - Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt truyện - Giáo dục lòng yêu thích và tôn trọng tiếng mẹ đẻ B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án; Bảng phụ ghi các sự việc. - HS: Chuẩn bị kĩ bài. C. Các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra H. Nêu những nội dung chính của bài vượt thác? Khi viết văn bản này tác giả đã sử dụng những kĩ năng miêu tả nào? 3. Bài mới *Hoạt động 1: Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán có tiếng nói riêng. Việc giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình là thể hiện lòng yêu nước. Khi tiếng nói của dân tộc mình bị các dân tộc khác đồng hoá thì lòng yêu căm thù của mỗi người lại trỗi dậy. Để thấy được tâm trạng của học như thế nào khi gặp những tình huông như vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. * Hoạt động 2: - GV hướng dẫn đọc: Đọc giọng chậm, xót xa cảm động day dứt. Lời nói của thầy HaMen đọc dịu dàng, buồn. - GV đọc mẫu -> học sinh đọc - GV kể đoạn: Tôi còn đang ngạc nhiênbảo tôi - HS kể tiếp -> hết. H. Nêu hiểu biết của em về tác giả Anphông xơ Đô đê? H. Văn bản tại sao có tên là : Buổi học cuối cùng? H. Em hiểu phân từ là gì? áo Rơ-đanh-gốt là áo như thế nào? H. VB có mấy sự việc? (GV treo bảng phụ) - Phrăng trên đường tới trường - Phrăng đến lớp + Cảnh lớp học và thầy Hamen + Tâm trạng của Phrăng + Phrăng lại ko thuộc bài + Thái độ và cư xử của thầy Ha Men + Thầy Ha Men tiếp tục giảng bài hướng dẫn viết tập - Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha Men H. Với những sự việc trên có thể chia vb thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần? H. Theo em vb trên thuộc kiểu vb nào? (Tự sự) H. VB có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính? - Học sinh theo dõi đoạn đầu truyện H. Cảnh vật chú bé Phrăng đến trường được miêu tả như thế nào? H. Cảnh vật được miêu tả qua sự cảm nhận của ai? H. Phrăng quan sát, cảm nhận bằng những giác quan nào? (mắt, tai) H. Nhận xét của em về cảnh vật trên đường Phrăng đến trường? H. Trong cảnh vật tương đẹp như vậy tâm trạng Phrăng ra sao? Bộc lộ qua hành động, suy nghĩ nào? H. Có phải những cảnh đẹp khiến Phrăng định trốn học hay còn trong còn lí do nào khác? H. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả ở đoạn này? H. Em hiểu gì về tâm trạng của Phrăng ? H. Khi đi qua trụ sở xã Phrăng đã chứng kiến cảnh gì? H. Trong những cảnh vật trên cảnh nào bình thường và cảnh nào ko bình thường? H. Tại sao bác phó rèn nói : Đừng vội vã thế cháu ơi? Đến trường lúc nào cũng còn sớm? (Như trách móc Phrăng lười học, như ngầm bảo đó là buổi học cuối cùng đến lúc nào chẳng được) H. Khi đến trường chú bé Prăng cảm nhận quang cảnh lớp học ra sao? H. Bước vào chổ, ngồi vào chỗ của mình Prăng quan sát thấy điều gì? H. Nghệ thuật được sử dụng ở đoạn này? H. Nhận xét gì về quang cảnh trường và quang cảnh lớp học. Vậy tâm trạng của Prăng diễn biến ra sao trong buổi học cuối cùng ấy? Giờ sau chúng ta tìm hiểu tiếp I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc và kể 2. Tìm hiểu chú thích a. Tác giả : (SGK) b. Tác phẩm: c. Các chú thích khác: - Phân từ: - Rơ đanh gốt II. Bố cục Chia làm 3 phần - P1 Từ đầu tới mà vắng mặt em: Quang cảnh từ nhà đến trường dưới con mắt quan sát của Prăng - P2 Tiếp -> cuối cùng này: Diến biến buổi học cuối cùng - P3: còn lại: Cảnh kết thúc buổi học III. Tìm hiểu văn bản 1. Nhân vật chú bé Phrăng a. Trên đường tới trường: + Trời ấm, trong trẻo + Tiếng sáo hốt ven rừng trên đồng cỏ lính phổ đang tập - Cảnh vật tươi đẹp, rộn rã, tươi sáng. + Phrăng định trốn họccưỡng lại vội vã chạy đến trường. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật phù hợp. - Tâm trạng: Chán học ham chơi nhưng đã ý thức được việc đến trường. b, Khi đến trường: + Thông thường: ồn ào như vỡ chợ + Hôm nay: Lặng ngắt, y như buổi sáng chủ nhật +Thầy mặc lễ phục, trang trọng, dịu dàng + Dân làng lặng lẽ buồn rầu Nghệ thuật quan sát, miêu tả, so sánh. - Quang cảnh sân trường và không khí lớp học trang trọng khác thường. 4. Củng cố - GV hệ thống bài giảng 5. Hướng dẫn học - Học bài theo phân tích - Kể tóm tắt truyện - Chuẩn bị tiếp câu hỏi
Tài liệu đính kèm: