Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 93: Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ

Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 93: Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ

Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ

A. Mục tiêu cần đạt

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của anh đội viên với tình cảm yêu quý kính trọng đố với Bác Hồ. Nắm được những nét đặc sắc về NT kết hợp miêu tả kể chuyện, biểu hiện cảm xúc tâm trạng

- Rèn kĩ năng phân tích thể thơ ngũ ngôn

- Giáo dục lòng yêu kính đối với vị cha già dân tộc

B. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ ghi đoạn văn mẫu.

- HS: Chuẩn bị bài.

C. Các hoạt động dạy và học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra

H. Phân tích diễn biến tâm trạng Phrăng và nhân vật thầy Hamen trong buổi học cuối cùng?

- Kiểm tra việc làm bài tập của HS.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 6 - Tiết 93: Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 
Giảng
Tiết 93. Bài 23: 
Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của anh đội viên với tình cảm yêu quý kính trọng đố với Bác Hồ. Nắm được những nét đặc sắc về NT kết hợp miêu tả kể chuyện, biểu hiện cảm xúc tâm trạng
- Rèn kĩ năng phân tích thể thơ ngũ ngôn
- Giáo dục lòng yêu kính đối với vị cha già dân tộc
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi đoạn văn mẫu.
- HS: Chuẩn bị bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra
H. Phân tích diễn biến tâm trạng Phrăng và nhân vật thầy Hamen trong buổi học cuối cùng?
- Kiểm tra việc làm bài tập của HS.
3. Bài mới
* Hoạt động 1:
 Một canh, hai canh, lại ba canh
.hồn quanh. 
 Ko ngủ được đã trở thành quen thuộc đối với Bác . Ko ngủ được vì còn lo cho đất nước còn giặc ngoại xâm, lo cho nhân dân phải làm lô lệ. “ Đêm nay Bác ko ngủ “ là một trong muôn vàn những đêm ko ngủ của Bác. Vậy nguyên nhân nào khiến đêm nay Bác ko ngủ được chúng ta cùng tìm hiểu.
* Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn đọc: giọng đọc trầm ở đoạn 1. Đoạn 2 đọc thể hiện sự ngạc nhiên. Đoạn 3 hạ giọng.
- gv đọc mẫu -> học sinh đọc.
H. Em có hiểu biết gì về tác giả Minh Huệ?
H. Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào?
H. Hiểu thế nào là đội viên vệ quốc? Đinh ninh ? 
- học sinh tìm hiểu các chú thích SGK.
H. Bài thơ làm theo thể thơ gì? 
(5 tiếng /câu, 4 câu/khổ. gieo vần chân, vần liền- thể thơ ngũ ngôn).
- GV: Bài thơ như một câu chuyện kể. 
H. Hãy kể lại câu chuyện đó?
- HS kể lại truyện.
H. Câu truyện trên có thể chia mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần?
H. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nhận của ai? 
(Anh đội viên)
H. Vì sao nhà thơ lại không trực tiếp miêu tả Bác? Cách miêu tả đó có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ hình ảnh Bác?
(Anh đội viên là người chứng kiến, Hình tượng BH hiện ra tự nhiên, vừa có tính KQ vừa đặt trong mối quan hệ gần gũi với chiến sĩ, làm cho câu chuyện rất thực và cảm động)
H. Câu chuyện xảy ra trong một không gian, thời gian như thế nào?
H. Nhận xét cách dùng từ ngữ của tác giả? Qua đó em hình dung thời gian, không gian xảy ra câu chuyện ra sao?
H. Dưới con mắt và sự cảm nhận của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào?
H. Bác có những cử chỉ, việc làm gì?
H. Em hiểu như thế nào là nhón chân?
H. Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ và lời kể của tác giả?
H. Em có cảm nhận gì về hình tượng Bác trong lần đầu thức giấc của anh đội viên?
H. Vì sao Bác lại có những cử chỉ, việc làm như vậy?
- GVmở rộng:
 Thật khó có thể phân biệt được đâu là tình thương của lãnh tụ, đâu là tình thương của người cha trong những câu thơ mộc mạc xúc động lòng người. Bởi tất cả đều giản dị như chính cuộc sống của Bác
H. Trong bài thơ có nói đến lần thứ hai thức giấc của anh đội viên không? Tại sao lại như vậy?
(Không kể mà dùng dấu(). Kể như vậy cô đọng và thấy được sự thay đổi khác nhau trong tâm trạng anh đội viên và tập trung làm nổi bật hình tượng Bác Hồ.)
- GV: Vậy làn thứ ba thức dậy anh đội viên thấy gì? Tâm trạng của anh ra sao? Giờ sau chúng ta tìm hiểu.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc và kể
2. Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả: Minh Huệ (SGK)
b. Tác phẩm:
 Bài thơ viết về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch năm 1950.
c. Các chú thích khác:
 (SGK)
II. Bố cục: Chia 3 phần.
- Mở truyện: Khổ 1.
Thắc mắc của anh đội viên vì sao Bác mãi ko ngủ được? 
- Diễn biến câu chuyện: Khổ 2 -> khổ 15
Câu chuyện giữa anh đội viên với Bác Hồ, trong đêm rừng VB
- Kết truyện: Khổ 16: 
 Lý do ko ngủ được của Bác Hồ.
III. Tìm hiểu văn bản
1. Hình tượng Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên:
* Thời gian, không gian:
+ Đêm khuya, trời mưa lâm thâm.
+ Trong một mái lều tranh xơ xác.
 Dùng các từ láy gợi tả.
 Một đêm đông lạnh lẽo thời chiến tranh, loạn lạc.
* Hình tượng Bác Hồ trong lần thức giấc đầu tiên của anh đội viên:
+ Bác vẫn ngồi
Người cha mái tóc bạc
 Lặng yên bên bếp lửa
 Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
+ Việc làm: Đốt lửadém chăn.
+ Cử chỉ: Nhón chân nhẹ nhàng.
Lời kể tự nhiên, chân thành. Từ ngữ gợi cảm.
Bác lớn lao vừa vĩ đại, ân cần nâng niu, chăm sóc giấc ngủ của các anh bộ đội như tình cha con trong một gia đình.
4. Củng cố:
- HS đọc diễn cảm lại bài thơ.
H. Hình ảnh Bác Hồ qua sự cảm nhận của anh đội viên trong lần đầu thức giấc?
5. HDH:
- Đọc thuộc lòng từ đầu -> Lấy sức đâu mà đi. 
- Chuẩn bị tiếp bài.
+ Cách miêu tả như vậy có tác dụng gì đồi với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác và tấm lòng của anh Chiến sĩ đối với lãnh tụ. (Anh đội viên vừa là người chứng kiến, vừa là người tham gia câu chuyện-> + Trong câu chuyện anh đội viên thức dậy mấy lần? Lần đầu tiên thức giấc anh thấy Bác đang làm gì? Tâm trạng của anh lúc này ra sao? 
+ Mà sao Bác vẫn ngồi, anh băn khoăn nhìn bác theo dõi những cử chỉ những hành động của Bác. 
+ Từ “ người cha” để chỉ ai? Vì sao lại dùng hình ảnh ấy? 
(Người cha là hình ảnh ẩn dụ-> Bác như người cha người mẹ vô cùng kính yêu và thân thiết)
+ Nằm theo dõi những hoạt động của Bác tâm trạng của anh ra sao? Mơ màng như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm áp.
+ Anh hỏi Bác “thầm thì” , nhắm mắt nhưng ko ngủ được.
+ Em nhận xét gì về tình cảm của anh với bác trong lần đầu thức giấc.
+ Đến lần thứ 3 thức giấc tâm trạng của anh có thay đổi ko? Tìm chi tiết thể hiện tâm trạng ?
+ Anh hốt hoảng, giật mìnhnằng nặc.
+ Theo em vì sao anh lại hốt hoảng như vậy? Nằng nặc có ý nghĩa gì? (cố xin bằng được) 
+ Khi biết được nguyên nhân Bác ko ngủ, Cảm nhận được tấm lòng của Bác anh đội viên có tâm trạng như thế nào?
+ Anh vui sướng thức luôn cùng Bác. 
+ Em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng anh đội viên trong lần thứ 3 thức giấc.
+ Bài thơ có kể về lần thứ hai thức giấc cảu anh đội viên ko? Viêc ko kể đến chứng tỏ điều gì?
( nhiều lần tỉnh giấc chứng kiến cảnh Bác ko ngủ)
+ Nhận xét về NT khi miêu tả hình ảnh anh đội viên. (MT tâm lý nv)
- Lần thứ 3 thức giấc
 Anh cảm nhận sâu xa thấm thía tấm lòng mênh mông của Bác khi được hưởng niềm hạnh phúc lớn lao

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 93 Dem nay bac khong ngu.doc