Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ (tiếp)
(Minh Huệ)
A. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ đồng bào. Nắm được nét đắc sắc về NT của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, những chi tiết giản dị, tự nhiên à giàu sức truyền cảm, thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích thể thơ ngũ ngôn.
- Giáo dục lòng kính yêu đối với vị cha già dân tộc.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi đoạn văn cảm nhận về hình tượng Bác Hồ qua bài thơ.
- HS: Chuẩn bj bài.
C. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra
H. Đọc thuộc lòng 9 khổ thơ đầu? Hãy phân tích hình tượng Bác Hồ qua sự cảm nhận của anh đội viên trong lần đầu thức giấc?
3. Bài mới
Soạn: Giảng: Tiết 94. Bài 23: Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ (tiếp) (Minh Huệ) A. Mục tiêu cần đạt - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ đồng bào. Nắm được nét đắc sắc về NT của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, những chi tiết giản dị, tự nhiên à giàu sức truyền cảm, thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện. - Rèn luyện kĩ năng phân tích thể thơ ngũ ngôn. - Giáo dục lòng kính yêu đối với vị cha già dân tộc. B. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ ghi đoạn văn cảm nhận về hình tượng Bác Hồ qua bài thơ. - HS: Chuẩn bj bài. C. Các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra H. Đọc thuộc lòng 9 khổ thơ đầu? Hãy phân tích hình tượng Bác Hồ qua sự cảm nhận của anh đội viên trong lần đầu thức giấc? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc, Bác ra đi vào cõi vĩnh hằng đã hơn 30 năm nhưng hình ảnh Bác luôn in đâm trong mỗi người dân Việt Nam. Cái lớn lao vĩ đại trong con người Bác được nhà thơ Tố Hữu “ ôi lòng Bác vậy cứ thương ta .. Như dòng sông chảy nặng phù sa” - Tấm lòng Bác như vậy đó, để thấy được hình tượng Bác thể hiện trong bài thơ tiếp tục như thế nào? Tình cảm của anh đội viên với Bác ra sao? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài. * Hoạt động 2: H. Lần thứ ba thức dậy anh đội viên thấy Bác như thế nào? H. Em hiểu như thế nào là "Đinh ninh, phăng phắc"? H. Tại sao tác giả miêu tả hình dáng Bác trong lần thứ 3 ko dùng từ Lặng yên như lần 1 mà dùng từ đinh ninh.? (Thể hiện chiều sâu tâm trạng, sự tập trung suy nghĩ đến cao độ). H. Với sự lo nghĩ của anh đội viên, Bác có dãi bày tấm lòng để anh đội viên biết không? H. Theo em trong bài thơ có mấy lần Bác nói với anh chiến sĩ? Đó là những lần nào? H. Em nhận xét gì về những câu trả lời của Bác ? Tại sao lần thứ 3 Bác lại trả lời anh cụ thể rõ ràng như vậy? H. Khung cảnh trời mưa được nhắc lại trong bài thơ mấy lần? Việc lặp lại ở lần thứ 2 có giống lần đầu ko? (Lần đầu đơn thuần là câu tả cảnh, lần 2: trời thì mưa-> trĩu nặng tình cảm lo lắng bồn chồn sốt ruột của Bác đối với đoàn dân công đang nằm dưới đêm mưa trời lạnh.) H. Nhận xét về cách dùng từ ngữ và cách gieo vần của tác giả? H. Qua đó em có cảm nhận gì về hình ảnh Bác trong lần thứ ba thức giấc của anh đội viên? - GV mở rộng: Cả đời Người hi sinh vì dân, vì nước GV: : Tình thương yêu của Bác như vậy đó, còn tình cảm của anh đội viên, của nhân dân ta với Bác ra sao? (Chuyển ý) H. Diễn biến tâm trạng của anh đội viên trong bài thơ có thay đổi không? Tìm những từ ngữ, câu thơ thể hiện điều đó? H. Theo em, vì sao anh đội viên lại ngạc nhiên khi thấy bác vẫn ngồi? (Vì thấy mọi người đều ngủ cả..) H. Thấy như vậy anh đã có hành động và suy nghĩ gì? H. Nhận xét về sự phát triển cảm xúc của anh đội viên? Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của anh? H. Lần thứ ba thức giấc thái độ của anh thay đổi như thế nào? H. Tại sao anh lại vui sướng? H. Nhận xét về lời thơ của tác giả? Qua đó em hiểu gì về tấm lòng của anh đội viên với Bác? - HS đọc khổ thơ cuối. H. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh gì? (Bác không ngủ) H. Tác giả giải thích vì sao Bác không ngủ? H. Em hiểu thế nào là lẽ thường tình? H. Qua cách giải thích ấy, em hiểu gì về con người Bác? - GV: Cái lẽ thường tình ấy, đó chính là lòng nhân ái bao la, sự xông pha, nếm trải gian khổ cùng các chiến sĩlà sự hi sinh vì nước vì dân. Người đã hiến dâng cả cuộc đời 79 mùa xuân cho độc lập tự do của dân tộc, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: "Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.phù sa" H. Bài thơ làm theo thể thơ gì? Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ? (Thể thơ ngũ ngôn. Số dòng trong một khổ:4 Cách gieo vần: Vần liền: một- thột- nhàng- màng- mộng- lộng- hồng. Ngắt nhịp: 3/2; 2/3) H. Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ hay không? (Rất thích hợp- Câu chuyện kể cảm động. Cách gieo vần, ngắt nhịp tạo ra một âm điệu nhịp nhàng, tình cảm, gây được ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.) H. Trong bài sử dụng rất nhiều từ láy. Hãy tìm và phân tích tác dụng của một số từ láy sử dụng trong bài? - HS tìm và tự phân tích. - HS nhận xét. - GV bổ sung. H. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng trong bài thơ? H. Nêu nội dung chính của bài? - HS đọc ghi nhớ. - GV chốt kiến thức. - HS đọc bài tập 2: Nêu yêu cầu. - GV gợi ý. - HS viết ra giấy nháp. Trình bày trước lớp. - HS nhận xét. GV bổ sung. - GV đưa ra đoạn văn mẫu (Nếu HS không viết được). III. Tìm hiểu văn bản (tiếp): 1. Hình tượng Bác Hồ qua sự cảm nhận của anh đội viên: * Hình tượng Bác Hồ trong lần thứ ba thức giấc của anh đội viên: + Bác vẫn ngồi đinh ninh Chòm râu im phăng phắc. + Bác nhắc nhở: Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc Bác thương đoàn dân công Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng Câu thơ kể, kết hợp miêu tả. Tình thương của Bác thật giản dị, mênh mông như lẽ sống và cuộc đời Bác. 2. Hình ảnh anh đội viên: + Anh chợt thức giấc giữa đêm khuya.Ngạc nhiên suy nghĩ: "Mà sao Bác vẫn ngồi". + Anh khẽ nói: "Bác ơi Bác chưa ngủ Bác có lạnh lắm không?" + "Anh nằm lo Bác ốm" Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian trong đêm. Anh thương Bác, lo lắng cho sức khoẻ của Bác. + Lần thứ ba thức giấc: " Anh vội vàng nằng nặc Mời Bác ngủ Bác ơi." + "Lòng vui sướng Anh thức luôn cùng Bác". Lời văn kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm. Anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấu hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ. Tình cảm của anh cũng chính là tình cảm của nhân dân đối với Bác. 3. Khổ thơ cuối: " Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh" Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích giản dị, chân thành. Hình ảnh Bác thật giản dị nhưng lớn lao, vĩ đại. Chính sự giản dị đó đã làm nên sự vĩ đại của Người. IV. Ghi nhớ: (SGK- 67) V. Luyện tập: Bài tập 2: Dựa vào bài thơ, viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ? Gợi ý: - Về nội dung: HS dựa vào phần phân tích diễn biến tâm trạng của anh bộ đội khi chứng kiến một đêm không ngủ của Bác để viết đoạn văn. - Phương thức biểu đạt: Tự sự (ngôi thứ nhất). - Hình thức: là đoạn văn hoàn chỉnh. 4. Củng cố: - GV hệ thống bài giảng. - HS đọc diẽn cảm bài thơ. 5. HDH: - Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích hình tượng Bác Hồ và diễn biến tâm trạng của anh đội viên. - Chuẩn bị bài: ẩn dụ.
Tài liệu đính kèm: