Giáo án Ngữ văn khối 8 - Tuần số 8

Giáo án Ngữ văn khối 8 - Tuần số 8

Tiết 29 – 30

 Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 O – Hen – ri

I. Mục đích yêu cầu:

Giúp HS:

 - Khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mỹ O. Hen-ri, rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.

 - Nghệ thuật kể chuyện độc đáo và lòng yêu thương những người nghèo khổ.

II. Chuẩn bị

 Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án .Một số tác phẩm của O Hen Ri. Tranh minh họa (SGK/86).

 Học sinh : Sách giáo khoa , bài soạn .

III. Phương pháp trọng tâm: Gợi mở, thuyết giảng.

IV. Tiến trình giảng dạy:

1. Ổn định lớp 2

2. . Kiểm tra bài cũ:

1. Nêu những nét tính cách của hai nhân vật Đơn Ki-hơ-tê và Xan-chơ Pan-xa ?

2. Thông qua việc xây dựng hai nhân vật đối lập nhau theo em tác giả muốn gửi đến người đọc điều gì.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 - Tuần số 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	
BÀI 8
Tiết 29+30: Chiếc lá cuối cùng.
Tiết 31: Chương trình địa phương (Phần tiếng việt).
Tiết 32: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Từ ngày--------đến ngày-------
Ngày soạn-----------------------
Ngày dạy------------------------
Lớp dạy: ------------------------
Tiết 29 – 30
 Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 O – Hen – ri 
I. Mục đích yêu cầu:
Giúp HS:
 - Khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mỹ O. Hen-ri, rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.
 - Nghệ thuật kể chuyện độc đáo và lòng yêu thương những người nghèo khổ.
II. Chuẩn bị 
 Giáo viên : Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án .Một số tác phẩm của O Hen Ri. Tranh minh họa (SGK/86).
 Học sinh : Sách giáo khoa , bài soạn .
III. Phương pháp trọng tâm: Gợi mở, thuyết giảng.
IV. Tiến trình giảng dạy:
Ổn định lớp 2
. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu những nét tính cách của hai nhân vật Đơn Ki-hơ-tê và Xan-chơ Pan-xa ?
Thông qua việc xây dựng hai nhân vật đối lập nhau theo em tác giả muốn gửi đến người đọc điều gì.
Bài mới.
Giới thiệu bài mới.
 Mỗi đất nước đều có những tác phẩm phản ánh con người và cuộc sống của nước mình. Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mỹ O. Hen-ri được đánh giá là một trong những truyện ngắn hay nhất thế giới. Đây là câu chuyện cảm động về tình thương yêu cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau. Đoạn trích chúng ta học hơm nay là phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
Đọc & tìm hiểu chú thích. 
GV : Cho hs đọc nội dung phần giới thiệu tác giả tác phẩm trong sgk. 
H: Trình bày một vài hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm . 
Truyện O. Hen-ri phong phú về đề tài nhưng phần lớn hướng về cuộc sống nghèo khổ của nhân dân Mỹ, một số truyện mang ý nghĩa phê phán rõ rệt. Ông thường xây dựng những tình huống đảo ngược tạo tính hấp dẫn và lôi cuốn. Ông sáng tác rất nhiều, để lại gần 600 truyện ngắn).
GV: Gọi HS đọc các chú thích (2, 3, 4, 6 và 7).
H: Xác định bố cục của đoạn trích.
I. Đọc – Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm.
 - O Hen-ri (1862 – 1910) là bút danh của Uy-li-am Xít-ni Po-tơ, nhà văn viết truyện ngắn nổi thiếng đầu thế kỷ XX của Mĩ. Truyện ngắn của ông nổi tiếng với những cốt truyện độc đáo có cách kết thúc bất ngờ cùng đảo ngược hai tình huống song song.
- Tác phẩm: Trích truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” .
2. Thể loại: Truyện ngắn.
Hoạt động 2
Tìm hiểu văn bản.
H: Trong đoạn trích, em thấy Giơn-xi đang ở tình trạng như thế nào?
HS: Giôn-xi là một cô gái trẻ, một hoạ sĩ trẻ. Cô đang bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô chán nản, thẫn thờ mở to cặp mắt nhìn tấm mành mành xanh đã kéo xuống.
H: Tình trạng ấy khiến cơ hoạ sĩ trẻ này cĩ tâm trạng gì?
HS: Chính trong tâm trạng chán nản và mỏi mệt, thất vọng ấy, cô lại gắn sự kéo dài sự sống của mình với những chiếc lá rụng trên dây thường xuân.
H: Em có nhận xét gì về suy nghĩ đó của Giôn –xi.
HS: Đó là những suy nghĩ xuất hiện từ một cơ gái yếu đuối, bệnh tật, ít nghị lực, thật ngớ ngẩn và đáng thương. 
H: Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của Giơn-xi qua văn bản này. 
HS:Vốn đa cảm nên khi nhìn cây thường xuân trong lúc đang bệnh nặng, Giôn-xi đã liên tưởng đến số phận của mình. Nhìn cây leo chỉ còn vài chiếc lá, cô càng thêm tuyệt vọng. Trong khi Xiu lo lắng sợ hãi thì Giôn-xi lạnh lùng, thản nhiên chờ cái chết. 
H: Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi. 
HS: Sự gan góc của chiếc lá, sự chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống - trái ngược với sự yếu đuối, buông xuôi, muốn chết của mình.
 H: Qua nhân vật Giôn-xi, em có thể rút ra bài học gì?
HS: Người ta có thể tự chữa bệnh cho mình bằng nghị lực, tình yêu cuộc sống, bằng sự đấu tranh và chiến thắng bệnh tật.
H: Tại sao khi nghe Xiu kể chuyện về cái chết của cụ Bơ-men, tác giả không để Giôn-xi có thái độ gì?
HS: Câu chuyện thêm gợi mở, thêm dư ba để người đọc để người đọc cùng bâng khuâng tiếc nhớ và cảm phục một lão nghệ sĩ, một con người. Cũng có thể để cho Giôn-xi khóc, Giôn-xi cùng Xiu đi thăm mộ cụ Bơ-menNhưng hay hơn cả là cứ để Giôn-xi im lặng, cho sự cảm động thật sâu xa, thấm thía, thấm vào tâm hồn cô và tâm hồn người đọc.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật Giôn-xi:
- Một cô gái trẻ, một hoạ sĩ trẻ. bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô chán nản. 
- Cô lại gắn sự kéo dài sự sống của mình với những chiếc lá rụng trên dây thường xuân.
=> Tâm trạng chán nản mỏi mệt và thất vọng. Của một cô gái yếu đuối, bệnh tật, ít nghị lực, thật ngớ ngẩn và đáng thương.
Cô đã sẵn sàng đón đợi lúc mình lìa đời như chiếc lá cuối cùng lìa cành.
- Chiếc lá cuối cùng vẫn còn, điều đó làm Giôn-xi ngạc nhiên. 
- Cô nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, rồi đòi ăn à hoàn toàn qua cơn nguy kịch.
=> Cái quyết định cho sự thay đổi tâm trạng đó là khâm phục sự gan góc, kiên cường của chiếc lá. Bên cạnh đó là sự chăm sóc tận tình của Xiu.
H: Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói năng gì?
HS: Vì lo cho bệnh tật và tính mạng của Giôn-xi, vì nhớ đến ý định sẽ chết cùng chiếc lá cuối cùng của bạn. Vì biết nói gì nữa đây, khi cứ theo chiều hướng này thì chỉ đêm tới lá thường xuân sẽ rụng hết – và tất nhiên Giôn-xi sẽ khó qua khỏi. Họ không dám làm Giôn-xi nản lòng thêm.
H: Sáng hôm sau, Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là giả, là vẽ không? Vì sao? Em có nhận xét gì về chi tiết đó?
HS: Tất nhiên, Xiu cũng như Giôn-xi chưa hề biết chiếc lá cuối cùng là giả. Vì khi Giôn-xi thều thào ra lệnh kéo mành thì Xiu làm theo một cách chán nản và Xiu cũng tỏ ra hết sức ngạc nhiên: Ô kìa! Xiu hết sức quan tâm lo lắng cho Giôn-xi nên không muốn em tuyệt vọng khi chứng kiến chiếc lá cuối cùng đã rụng mất và hết sức vui mừng khi thấy chiếc lá vẫn còn.
H: Tình cảm của Xiu đối với Giôn-xi còn được thể hiện qua chi tiết nào?
HS: Khi nghe lời nói tuyệt vọng thấm đẫm buồn rầu của Giôn-xi thì Xiu vừa nói những lời an ủi tha thiết, vừa cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối bạn, mong bạn hãy cố sống. Nhưng trong lòng Xiu, cô càng lo lắng và bất lực hơn vì không biết phải làm gì mới có thể cứu được bạn mình.
H: Em có nhận xét gì về tình cảm của Xiu đối với Giôn-xi?
HS: Tình cảm chân thành và yêu thương tha thiết của một người bạn tốt.
2.Tình cảm của Xiu:
-Lo cho bệnh tật và tính mạng của Giôn-xi,lo chiếc lá cuối cùng sẽ rụng xuống.
- Hết sức quan tâm lo lắng cho Giôn-xi, không muốn em tuyệt vọng khi chứng kiến chiếc lá cuối cùng đã rụng mất và hết sức vui mừng khi thấy chiếc lá vẫn còn.
- Xiu càng lo lắng và bất lực hơn vì không biết phải làm gì mới có thể cứu được bạn mình.
- Vất vả chăm sóc và lo lắng cho Giôn-xi.
=> Tình cảm chân thành và yêu thương tha thiết của một người bạn tốt.
GV: Gợi lại vài nét nhân vật cụ Bơ-men: Một họa sĩ đã ngoài 60 tuổi, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng đã 40 năm nay vẫn chưa thực hiện được. 
H: Những chi tiết nào trong truyện nói lên tình cảm của cụ dành cho Giôn – xi.
- Lo lắng nhìn ra cây thường xuân ngoài cửa sổ và không nói gì.
H: Hãy hình dung suy nghĩ của cụ Bơ-men khi sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ và không nói năng gì?
HS: Thương yêu, lo lắng cho Giôn-xi; Nảy sinh ý định vẽ bức tranh.
H: Cụ Bơ-men đã vẽ bức tranh trong hoàn cảnh nào và tại sao tác giả không trực tiếp miêu tả cảnh đó mà phải qua lời kể của Xiu? Em có nhận xét gì về cụ Bơ-men?
HS: Cụ đã một mình vẽ trong trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm . Đó là sự hi sinh thầm lặng nhưng cao cả để đem lại niềm tin trong cuộc sống cho đồng loại.
Câu hỏi thảo luận:
H: Xiu đã nhận xét bức tranh Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, em có đồng ý không? Vì sao?
H: Để có được kiệt tác đó, cụ Bơ-men đã mất bao nhiêu thời gian? 
HS: Mất cả cuộc đời, sinh mạng.
H: Em có suy nghĩ gì về người hoạ sĩ Bơ-men cũng như quy luật sáng tạo nghệ thuật.
HS: Một nghệ sĩ chân chính trong quy luật nghiệt ngã của sáng tạo nghệ thuật.
3. Cụ Bơ men và kiệt tác chiếc lá cuối cùng.
a. Thái độ và hành động của Bơ – men.
-Sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ và không nói năng gì?
- Thương yêu, lo lắng cho Giôn-xi.
 - Một mình vẽ bức tranh trong trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm . 
-> Sự hi sinh thầm lặng nhưng cao cả để đem lại niềm tin trong cuộc sống cho đồng loại.
=> Cụ Bơ – men là người giàu lòng yêu thương, sự hi sinh cao cả.
b. Kiệt tác: Chiếc lá cuối cùng.
- Đó là một tác phẩm hội hoạ.
- Giống lá thật cuống lá màu xanh sẫm, đến rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa 
- Góp phần cứu sống một sinh mạng.
- Nó được tạo nên bởi sinh mạng của một nghệ sĩ.
H: Em có nhận xét gì về kết thúc của truyện đối với hai nhân vật Giôn-xi và cụ Bơ-men?
H: Nhưng ở cả hai trường hợp đó có điểm gì chung?
H: Đó chính là nghệ thuật đảo ngược tình thế hai lần. Theo em, nghệ thuật này có tác dụng gì?
4. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần:
- Đối với Giôn-xi, ai cũng tưởng cơ sẽ chết vì bệnh nặng, nghèo túng, chán đời nhưng cô lại dần dần khỏi bệnh và khoẻ mạnh. 
- Đối với cụ Bơ-men, tuy nghiện rượu nhưng khoẻ mạnh bỗng cảm lạnh, sưng phổi rồi qua đời.
- Cả hai nhân vật đều gắn với bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Giôn-xi bị sưng phổi nhưng vì chiếc lá mà hồi phục; cụ Bơ-men vì chiếc lá mà bị sưng phổi rồi chết.
=> Biện pháp nghệ thuật này đã gây sự bất ngờ và tạo sự hấp dẫn cho truyện.
H: Qua những nội dung đã phân tích, theo em nhà văn muốn nhắn gởi điều gì qua tác phẩm?
GV: Cho HS đọc ghi nhớ.
III. Tổng kết 
Ghi nhớ SGK/ 
4. Củng cố, dặn dò.	
- Vì sao nói chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của Bơ-men ?
 - Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ?
	- Học bài; Chuẩn bị: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt).
@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 31: 	
	 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 Phần Tiếng Việt
I. Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh :
- Hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống .
 - Bước đầu so sánh từ ngữ địa phương với từ ngữ tương ứng trong ngôn ngừ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân, những từ ngừ nào không trùng với từ ngữ toàn dân.
 Biết dùng những danh từ chỉ quan hệ ruột thịt ở địa phương.
II. Chuẩn bị 
 Giáo viên : SGK, Giáo án + một số tài liệu về cách sử dụng từ ngữ ở địa phương .
Học sinh: Bảng điều tra từ ngữ địa phương tương đương với từ ngữ toàn dân.
III. Phương pháp trọng tâm: gợi mở, thuyết giảng, thực hành.
IV. Tiến trình giảng dạy:
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Thế nào là tình thái từ ? Cho ví dụ về câu có tình thái từ; phân tích sự khác nhau trong cách sử dụng chúng tùy đối tượng giao tiếp.
2. Giải thích ý nghĩa các tình thái từ trong những câu sau:
 a. Chiếc áo này đẹp nhỉ !
b. Thôi thì chờ thêm nữa vậy.	
3. Bài mới.
*Giới thiệu: Trong lớp từ ngữ địa phương, có nhiều từ trùng hoặc không trùng với từ ngữ toàn dân, nhất là những từ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích. Việc tìm các từ ngữ trong bảng thống kê mà các em chuẩn bị đã cho thấy rõ điều này.
2. Thảo luận
- Mỗi tổ làm chung một bảng điều tra. Cuối bảng điều tra cần rút ra những từ ngữ không trùng với từ ngữ toàn dân (nếu có). Tập hợp các sưu tầm của các tổ viên về vấn đề thứ hai và vấn để thứ ba. 
3. Trình bày kết quả.
- Mỗi tổ cử đại diện trình bày kết quả sưu tầm, thảo luận của tổ mình.
- Các tổ khác nhận xét. 
- Mỗi HS đem bài đã chuẩn bị để thảo luận ở tổ. 
- Mỗi tổ tự thảo luận để làm chung một bảng điều tra.
- Cuối bảng điều tra cần rút ra những từ không trùng với từ tòan dân.
- Đại diện tổ trình bày kết quả điều tra.
- GV nhận xét về phần trình bày của các tổ.
- Cho điểm và tuyên dương bài làm tốt nhất.
STT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ được dùng ở địa phương em
Từ ngữ được dùng ở địa phương khác
1
Cha
Cha, ba
Bố, ba, tía, bọ
2
Mẹ 
Mẹ, má, me
U, bầm, mạ
3
Ông nội 
Ông nội
Ông nội
4
Bà nội 
Bà nội
Mệ nội
5
Ông ngoại
Ông ngoại
Ông ngoại
6
Bà ngoại
Bà ngoại
Mệ ngoại
7
Bác (anh trai của cha)
Bác
Bá
8
Bác(vợ anh trai của cha)
Bác gái
9
Chú ( em trai của cha)
Chú
10
Thím(vợ em traicủa cha)
Thím
11
Bác (chị gái của cha) 
Cô
12
Bác(chồng chị gái của cha) 
Dượng
13
Cô (em gái của cha) 
Cô
14
Chú(chồng em gái của cha)
Dượng
15
Bác (anh trai của mẹ) 
Cậu
16
Bác ( vợ anh trai của mẹ) 
Mợ
Bác
17
Cậu (em trai của mẹ)
Cậu
18
Mợ (vợ em trai của mẹ) 
Mợ
19
Bác (chồng chị gái của mẹ)
Dượng
20
Dì ( Chị gái của mẹ)
Dì
21
Dì (em gái của mẹ) 
Dì
22
Chú (chồng em gái của mẹ)
Dượng
23
Anh trai
Anh
24
Chị dâu ( vợ của anh trai)
Chị dâu
25
Em trai 
Em
26
Em dâu (vợ của em trai) 
Em dâu
27
Chị gái
Chị
28
Anh rể ( chồng của chị gái)
Anh rể
29
Em gái
Em
30
Em rể ( chồng của em gái )
Em rể
31
Con
Con
32
Con dâu ( Vợ của con trai)
Con dâu
33
Con rể (Chồng của con gái)
Con rể
34
Cháu( con của con )
Cháu
4. Củng cố. Dặn dò 
 - Nhắc lại mục đích, yêu cầu của bài học.
 - Ghi nhớ và sưu tầm thêm.
 - Bổ sung những từ còn thiếu.
 - Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác. - - Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ địa phương.
- Chuẩn bị bài mới: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Tiết 32: 	
	LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. Mục đích yêu cầu:
 - Nhận diện được bố cục (mở, thân, kết) của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
	- Biết cách lựa chọn và sắp xếp các ý trong một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
II.Chuẩn bị
 Giáo viên :Giáo án, SGK, một số tài liệu khác, văn bản .
 Học sinh: SGK, bài soạn 
III. Phương pháp trọng tâm: Gợi mở, thuyết giảng, thực hành.
IV. Tiến trình giảng dạy:
	1.Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	Chấm bài tập.
	3. Bài mới.
 * Giới thiệu: 
	Thể loại tự sự và dàn ý của một bài văn tự sự đã rất quen thuộc đối với các em. Bố cục của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cũng có 3 phần như các bài văn khác. Tuy vậy, ở loại bài này, người viết không chỉ thuần túy kể lại sự việc mà mỗi sự việc lại được phát triển, soi sáng bởi những yếu tố miêu tả, biểu cảm. Hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập làm dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Nội dung ghi bảng.
* Hoạt động 1:
Tìm hiểu và nhận biết dàn ý của l bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
HS đọc bài văn “Món quà sinh nhật”.	 Hãy tìm bố cục bài văn trên và nêu nội dung khái quát của mỗi phần.Truyện kể về việc gì. Món quà sinh nhật độc đáo của Trinh dành cho người bạn thân của mình. Ai là người kể chuyện ? Ở ngôi thứ mấy Người kể chuyện là Trang (ngôi thứ nhất).Câu chuyện xảy ra ở đâu ? H: Câu xảy ra ở đâu, vào thời gian nào.
HS: Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật của Trang.
H: Câu chuyện xảy ra với ai ? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao ?	
HS: câu chuyện xảy ra với Trang. Có các nhân vật Trang, Trinh, Thanh (em gái Trang) cùng với các bạn của Trang. Trang và Trinh là 2 nhân vật chính.
H: Diễn biến câu chuyện ra sao. Mở đầu nêu vấn đề gì ? Câu chuyện phát triển đến đỉnh điểm ở đâu ? Kết thúc ở chỗ nào ? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ? 
H: Tình huống Trang có ý trách Trinh rồi sau đó vỡ lẽ về tấm lòng thơm thảo của bạn có ý nghĩa như thế nào.
H: Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện ? Nêu tác dụng của những yếu tố ấy ? Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào 
HS: Trình tự thời gian: kể các sự việc từ đầu đến cuối buổi sinh nhật, nhưng trong khi kể tác giả có dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra: “Lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa”
* Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS rút ra nhận xét về bố cục và dàn ý.
H: Từ văn bản trên, hãy rút ra dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với Miêu tả, biểu cảm 
Hoạt động 3:Luyện tập.*
BT 1: Làm dàn ý cơ bản bài văn “Cô bé bán diêm” 
H: Mở bài: Giới thiệu ai ? Trong hoàn cảnh nào
H: Thân bài Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trình tự thời gian và kết quả ? Tìm những yếu tố miêu tả và biểu cảm
H: Kết bài: Kết cục số phận của nhân vật như thế nào ? Cảm nghĩ của người kể ra sao?
I. Dàn ý của bài văn tự sự:
1.Tìm hiểu ví dụ SGK/ Văn bản: “Món quà sinh nhật”. 
a. Bố cục:
Mở bài: Từ đầu  “la liệt trê bàn”.Quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
- Thân bài: “Vui thì vui thật  chỉ gật đầu không nói”. Món quà sinh nhật độc đáo của Trinh.
- Kết bài: Phần còn lại.
Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh 
b. Các yếu tố của văn bản: 
- Truyện kể về món quà sinh nhật.
- Người kể chuyện là Trang(ngôi thứ nhất). 
- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật của Trang.
- Trang và Trinh là 2 nhân vật chính.Trang: mau giận, dễ xúc động. Trinh có tấm lòng thơm thảo với bạn bè.
c. Diễn biến câu chuyện: 
- Mở đầu: Tâm trạng bồn chồn của Trang khi người bạn thân nhất chưa đến
- Đỉnh điểm: Sự xuất hiện của Trinh với chùm ổi. 
- Kết thúc: Sự xúc động của Trang. 
=> Tình huống truyện chính là điều tạo nên sự bất ngờ.
- Câu chuyện kể theo trình tự thời gian (kể các sự việc diễn biến tù đầu đến cuối buổi sinh nhật) kết hợp hồi ức ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra ''lâu lắm, từ mấy tháng trước...”
 2. Dàn ý của một bài văn tự sự
- Mở bài:
Giới thiệu sự việc tình huống xảy ra câu truyện (cũng có khi nêu kết quả của sự việc, số phận nhân vật )
- Thân bài :
 Kể lại diễn biến câu truyện theo một trình tự nhất định (trả lời các câu hỏi: câu truyện diễn ra ở đâu? khi nào, với ai, như thế nào? khi kể kết hợp với con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình .
 - Kết bài 
 Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể truyện hay một nhân vật nào đó) 
II. Ghi nhớ. 
(SGK/95).
III- Luyện tập.
* Bài tập 1: Dàn ý cơ bản bài “Cô bé bán diêm”.
 Mở bài: 
Quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của cô bé bán diêm nhân vật chính của câu chuyện.
Thân bài:
- Do không bán được diêm nên em bé không dám trở về nhà.
- Em ngồi giữa hai ngôi nhà để tránh rét.
- Đánh liều quẹt diêm để sưởi ấm; 5 lần
quẹt diêm gắn với 5 lần mộng tưởng.
- Que diêm tắt, em trở về thực tại.
- Kết bài : Sáng mồng một tết người ta chứng kiến cái chết thương tâm của em bé. Mọi người qua đường không ai biết được cái điểu kì diệu mà em bé đã trông thấy
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen vào trong quá trình kể chuyện, đặc biệt cảnh mộng tưởng cũng như cảnh 'thực sau khi diêm tắt được miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật.
Bài 2: Lập dàn ý cho đề bài : Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
Mở bài: 
- Giới thiệu người bạn của mình là ai ? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì ? (nêu một cách khái quát) 
Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở. đâu, lúc nào ? (thời gian, hoàn cảnh...) Với ai ? (nhân vật)
- Chuyện xảy ra như thế nào ? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động như thế nào ? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)
Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.
4. Củng cố.
Chấm bài tập.
Nhắc lại phần ghi nhớ.
5. Dặn dò.
Làm bài tập 2 (SGK/95).
Chuẩn bị bài viết theo đề 1, đề 2, đề 3 (SGK/103).
Soạn: “Hai cây phong”.	
Ngày------tháng-------năm------
Kí duyệt tuần 8
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 hay tuan 8.doc