Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 11

Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 11

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hòan cảnh ra đời bài thơ.

- Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại

- Phân tích được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu.

- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập trong tác phẩm.

3. Thái độ sống

- Giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên

- Tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị lao động

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 782Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	11
Tiết: 	51	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hòan cảnh ra đời bài thơ.
- Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại
- Phân tích được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập trong tác phẩm.
3. Thái độ sống
- Giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
- Tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị lao động
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: Đọc thuộc lòng bài thơ tiểu đội xe không kính và cho biết nội dung, nghệ thuật.
TL: 
 1. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do (kết hợp linh hoạt thể bảy chữ và thể tám chữ)
- Điệp từ, điệp cấu trúc câu
- Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhin khoẻ khoắn
2. Nội dung:
- Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Gọi hs đọc phần chú thích sgk.
HS: Thực hiện.
GV: Em hãy dựa vào phần chú thích nêu đôi nét về tác giả Huy cận 
HS: Thảo luận và trả lời.
GV: Với các nội dung : câu hát căng buồm cùng gió khơi; câu hát kéo cá trên biển; câu hát trở về. Dựa vào đó em có thể chia kết cấu như thế nào ?
HS: Thảo luận.
- Khổ thơ thứ nhất.
- Các khổ thơ giữa.
- Khổ thơ cuối.
GV: Văn bản tác giả sử dụng những phương thức biểu đạt nào 
HS: Miêu tả và biểu cảm, tự sự.
Hoạt động 2
GV: Tác giả giới thiệu cảnh đoàn thuyền ra khơi vào thời gian – không gian cụ thể nào ? nghệ thuật được sử dụng ?
HS: Cảnh màng đêm đang buông xuống ( mặt trời xuống biển . . . đêm sập cửa) tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hoá tạo không gian sống động.
GV: Qua những nét gợi tả đó em hình dung được cảnh tượng như thế nào ?
HS: Biển cả kì vĩ tráng lệ như con người vẫn có những hành động.
GV: Trong khổ thơ đầu là sự đối lập giữa con người và thiên nhiên, em hãy phân tích sự đối lập đó để thấy cái hay ? 
HS: Sự sống của biển cả đang dần khép lại (hai câu đầu) nhưng sự hoạt động của con người đang sôi động trên biển khơi (hai câu sau) -> làm nổi bật tư thế lao động của con người trên biển cả.
GV: Nội dung được phản ánh qua phần thứ nhất của bài ca lao động là gì ?
HS: Ca ngợi sự lao động bền bỉ, dũng cảm, lạc quan của con người trước biển cả.
I.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác
a. Tác giả
b. Hoàn cảnh sáng tác:
2. Bố cục
II. Phân tích.
1. Câu hát căng buồm ra khơi.
mặt trời xuống biển
sóng cài then 
 đêm sập cửa 
ẩn dụ, nhân hóa 
 Sự sống của biển cả đang dần khép lại, hoạt động của con người đang sôi động trên biển khơi 
=> Ca ngợi sự lao động bền bỉ, dũng cảm, lạc quan của con người trước biển cả.
4/ Củng cố :
5/ Dặn dò:
Tuần:	11
Tiết: 	52	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
2. Kĩ năng
3. Thái độ sống
- Giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
- Tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị lao động
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL: 
	3/ Bài mới:
Hoạt động 2
GV: Bài ca lao động trên biển được tác giả tập trung miêu tả vào những đối tượng nào ?
HS: Cá và đoàn thuyền đánh cá.
GV: Vẻ đẹp của các loại cá được tác giả gợi tả như thế nào ?
HS: Cá thu biển đông  vẩy đuôi bạc loé rạng đông.
GV: Nhận xét về cách dùng từ của tác giả ?
HS: Dùng đại từ xưng hô, động từ (loé ), tính từ (vàng choé ) -> tạo những hính ảnh đặc biệt sinh động mới lạ về cá biển. Từ đó dựng nên bức tranh thơ kì ảo về biển.
GV: Vì sao khi miêu tả về biển tác giả nói đến các loài cá ? Qua đó ta thấy tình cảm của tác giả như thế nào ?
HS: Các loài cá tác giả -> tấm lòng thiết tha với vẻ đẹp và sự giàu có của đất nước . . .
GV: Nhà thơ hoàn thành bức hoạ trên biển bằng những hình ảnh nào ? chi tiết nổi bật ?
HS: Hình ảnh con thuyền đánh cá và người lao động trên biển. ( thuyền ta lái gió với buồm trăng – lướt giữa mây cao với biển bằng – ra đậu dặm xa dò bụng biển – dàn đan thế trận lưới vây giăng; ta hát bài ca gọi cá vào – gõ thuyền đã có nhịp trăng cao – biển cho ta cá như lòng mẹ – nuôi lớn đới ta tự buối nào; sao mờ kéo lưới cho kịp trới sáng – ta kéo xoăn tay chùm cá nặng)
GV: Qua các chi tiết thơ, hình ảnh nào có sức miêu tả lớn nhất ? vì sao ?
HS: Thuyền ta lái gió với buồm trăng – lướt giữa mây cao với biển bằng -> Chứa nhiều chi tiết tạo hình bằng ngôn từ .
GV:Cảnh tượng như thế nào được gợi tả từ chi tiết trên 
HS: Một cảnh tượng cao cả tráng lệ , con thuyền dũng mãnh lao đi giữa mênh mông trời biển.
GV: Hình dung của em về hoạt động đánh bắt như thế nào qua lời thơ : ra đậu dặm xa dò bụng biển – dàn đan thế trận lưới vây giăng 
HS: Sự đánh bắt của ngư dân rất kì công, gian khó quyết liệt cần đến sự dũng cảm và hiệp đồng . . .
GV: Em hình dung được gì qua hình ảnh: sao mờ kéo lưới cho kịp trới sáng– ta kéo xoăn tay chùm cá nặng?
HS: Sự khẩn trương miệt mài hiệu quả của lao động.
GV: Ta hát bài ca gọi cá vào – gõ thuyền đã có nhịp trăng cao – biển cho ta cá như lòng mẹ – nuôi lớn đới ta tự buối nào gợi cho em cách hiểu nào về tâm tình của người lao động trên biển ?
HS: Lạc quan,ân cần với biển, yêu biển và tin yêu cuộc sống . . .
GV: Qua bức tranh thơ về bài ca lao động, tác giả thể hiện cách nhìn như thế nào về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong cuộc sống chúng ta ?
HS: Thiên nhiên thống nhất hài hoà với con người; con người lao động làm chủ thên nhiên, làm chủ cuộc sống
GV: So sánh nhạc điệu của câu thơ: câu hát căng buồm cùng gió khơi và câu hát căng buồm với gió khơi 
HS: Thanh điệu bằng trắc tạo giọng điệu khoẻ khoắn, âm vang hơn 
GV: Em hiểu gì về cảnh đối lập giữa cảnh ra khơi và cảnh đoàn thuyền trở về chạy đua cùng mặt trời ?
HS: Đoàn thuyền chở nặng đầy cá giương buồm lao nhanh trên biển cả vào lúc rạng đông.
GV: Qua đó cảm nhận cuộc sống lao động ntn trên vùng biển ?
HS: Thấy được nhịp sống hối hả, mãnh liệt; thành quả lao động . . .
GV: Bài ca lao động thật hào hùng được tác giả viết bằng cảm xúc như thế nào?
HS: Cảm xúc mãnh liệt phóng khoáng; niềm phấn chấn, tự hào cao độ trước vẻ đẹp của cuộc sống nơi biển cả.
Hoạt động 3
Em cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên nào? Tình cảm nào được bồi đắp trong em ?
TL: Thiên nhiên tráng lệ; con người lao động dũng cảm, giỏi giang làm chủ cuộc sống -> yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động.
1 Nghệ thuật:
- Âm hưởng khoẻ khoắn, sôi nổi, phôi pha, bay bổng, lạc quan
- Cách gieo vần linh hoạt (vần liền xen lẫn vần cách)
- Liên tưởng, tưởng tưởng phong phú
2 Nội dung: Sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống
Hoạt động 4
Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
II. Phân tích.
2. Câu hát lao động trên biển.
 Thu như đoàn thoi
+ Cá Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
 Cá song lấp lánh
==> liệt kê ra cho thấy vẻ đẹp trù phú của vùng biển 
+ Hình ảnh con thuyền đánh cá 
thuyền ta lái gió với buồm trăng 
lướt giữa mây cao với biển bằng
nhân hóa
==> cảnh tượng cao cả tráng lệ 
+ Người lao động trên biển.
- Ta hát bài ca gọi cá vào 
- Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao 
- Biển cho ta cá như lòng mẹ 
- Nuôi lớn đới ta tự buối nào
- Sao mờ kéo lưới cho kịp trời sáng 
- Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
-> Sự khẩn trương miệt mài hiệu quả của lao động
=> Thiên nhiên thống nhất hài hoà với con người; con người lao động làm chủ thên nhiên, làm chủ cuộc sống
3. Câu hát căng buồm trở về.
- Câu hát căng buồm với gió khơi
- Mặt trời đội biển nhô màu mới.
- Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
=> Nhịp sống hối hả, mãnh liệt; thành quả lao động.
III. Tổng kết
Ghi nhớ : sgk
IV. Luyện tập:
+ Thiên nhiên trong bài thơ có những cảnh đẹp riêng. Bầu trời giống như ngôi nhà vũ trụ, có trăng , có gió . . . thuyền đầy cá.
+ Con người làm chủ thiên nhiên ca hát suốt từ khi ra khơi cho đến khi trở về, con người chạy đua cùng mặt trời -> vẻ đẹp của thành quả lao động.
4/ Củng cố :
Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong điều kiện như thế nào?
A. Có trăng, có sao, có gió, có mây	B. Có gió, có mây, có trăng, có mưa
C. Có sao, có mây, có mưa, có gió	D. Có gió, có dông, có trăng, có sao.
Những người đánh cá làm gì khi thuyền ra khơi ?
A. Cầu cho trời yên biển lặng	B. Hát những bài ca lao động
C. Hạ cột buồm xuống	D. Ăn cơm thật no.
5/ Dặn dò:
- Đọc diễn cảm bài thơ
- Học thuộc lòng bài thơ
- Soạn tiếp "Bếp lửa"
TUẦN :
TIẾT : 53	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Nắm được các khái niệm của từ tượng hình, từ tượng thanh, một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giản, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng và cách sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh, một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giản, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng.
- Nhận diện và phân tích giá trị của từ tượng hình, tượng thanh trong văn bản nghệ thuật.
- Nhận diện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong văn bản nghệ thuật.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: Nêu các cách phát triển của từ vựng.
TL: 
	- Biến đổi nghĩa theo thời gian.
	- Chuyển nghĩa : ẩn dụ, hoán dụ.
	- Tạo từ mới; vay mượn từ
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1: 
GV: Thế nào là từ tượng hình và tượng thanh ? cho ví dụ
HS : Thảo luận
Từ tượng hình : gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Tượng thanh: mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, con người
Ví dụ : tha thướt, ầm ầm . . .
GV: Cho biết đặc điểm công dụng
HS : Gợi tả hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động có tính biểu cảm cao dùng trong văn miêu tả và tự sự.
Hoạt động 2 
GV: Thế nào là biện pháp tu từ ?
HS : Là cách sử dụng những từ ngữ gọt giũa, bóng bẩy, gợi cảm.
GV: Thế nào là so sánh ? mô hình của phép so sánh ?
HS : Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
Vế A
Phương diện s s
từ s s
Vế B
Dòng sông
trong sáng
như 
gương
So sánh có hai loại ;
- So sánh bằng.
- So sánh hơn
GV giảng: có những trường hợp phép s s có vị trí bị đảo 
Vế B
P.diện s s
từ s s
Vế A
Trường Sơn
Chí lớn cha ông
Cử Long
Lòng mẹ sóng trào
GV: Thế nào là phép tu từ ẩn dụ ? tác dụng và các kiểu ẩn dụ
HS : Thảo luận + Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Tác dụng: câu văn giàu hảnh, cảm xúc, gợi hình, gợi cảm
+ Các kiểu ẩn dụ:
- Hình thức - Cách thức
- Chuyển đổi cảm giác - Phẩm chất
Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
 Chỉ thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
GV: Phép tu từ nhân hóa là gì ? các kiểu nhân hóa 
HS : Thảo luận.
+ Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, dồ vật . . .bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho loài vật, cây cối, đồ vật . . . trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
+ Các kiểu nhân hóa.
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động tính chất của 
người để chỉ hoạt động tính chất của vật. ( Thương nhau tre không ở riêng )
- Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người.
GV: Hoán dụ là gì các kiểu hoán dụ thường gặp ?
HS : Thảo luận
+ Gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm này bằng tên của sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi nhau nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Các kiểu hoán dụ :
- Lấy bộ phận gọi cái toàn thể.
- Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.
- Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
GV: Nói giảim nói tránh là gì ?
HS : Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục thiếu lịch sự.
GV: Nói quá là gì ? cho ví dụ phân biệt nói quá và nói khoác ? 
HS : Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng, được miêu tả để nhân mạnh, gây ấn tựơng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ : Bao giờ chạch đẽ ngọn đa
 Sáo đẻ dưới nước thì ta hết yêu mình.
GV: Điệp ngữ là gì cho biết các kiểu điệp ngữ ?
HS : Thảo luận.
+ Là dùng biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
+ Điệp ngữ vòng; nối tiếp; cách quãng
GV: Chơi chữ là gì ?
HS : Thảo luận.
+ Là lợi dụng đặc sắc về âm thanh, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước . . . làm cho câu văn thơ hấp dẫn, thú vị.
+ Dùng từ đồng âm; gần âm; điệp âm; nói lái; đồng nghĩa; gần nghĩa; trái nghĩa
Hoạt động 3
a. Phép tu từ ẩn dụ :
“ Hoa”; “ Cánh” dùng để chỉ Thúy Kiều và cuộc đời nàng.
“ Cây”, “ Lá” dùng để chỉ gia đình Thúy Kiều và cuộc sống của họ. Ý nói Thúy Kiều bán mình chuộc cha.
b. Phép tu từ so sánh : so sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
c. Phép nói quá: 
Sắc đẹp :Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Tài năng : một hai nghiêng nước nghiêng thành - sắc đành đòi một tài đành hoa hai.
I. Từ tượng hình và tượng thanh
II. Một số biện pháp tu từ
1. So sánh.
2. Ẩ dụ.
3. Nhân hóa
4. Hoán dụ.
5. Nói giảm nói tránh
6. Nói quá.
7. Điệp ngữ.
8. Chơi chữ.
III/ Luyện tập
d. Phép nói quá : gần nhau trong gang tấc nhưng cách 
trở mười quan san.
e. Phép chơi chữ : tài với tai
4/ Củng cố: 
Xác định các biện pháp tu từ và phân tích giá trị nghệ thuật.
Bài tập 1. 	Đến đây mận mới hỏi đào
	Vườn hồng đã có lối ai vào hay chưa ?
	Mận hỏi thì đào xin thưa
	Vườn hồng đã có lối nhưng cưa ai vào. => Ẩn dụ
Bài tập 2.	Áo nâu liền với áo xanh
	Nông thôn cùng với thành thị đứng lên => Hoán dụ
5/ Dặn dò:
+ Học bài và vận dụng làm bài bổ sung.
+ Chuẩn bị bài cho tiết tập làm thơ tám chữ.
Tuần: 	
Tiết: 	54	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Đặc điểm thơ tám chữ
2. Kĩ năng
- Nhận diện thể thơ
- Tạo đối, vần, nhịp, trong khi làm thơ.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài thơ.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H:
TL:
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Cho hai đoạn thơ sau và phân tích luật thơ đã học.
Chú bé loắt choắt 
Cái sắc xinh xinh 
Cái chân toăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh. 
Mỗi năm hoa đào nở 
Lại thấy ông đồ già 
Bày mực Tàu giấy đỏ 
Bên phố đông người qua. 
HS : Thảo luận trả lời.
Chú bé loắt choắt ( V L,t )
Cái sắc xinh xinh ( V L,b )
Cái chân toăn thoắt ( V L,c, t )
Cái đầu nghênh nghênh. ( V c, b )
Mỗi năm hoa đào nở ( V, c, t )
Lại thấy ông đồ già ( V, c, b )
Bày mực Tàu giấy đỏ ( V, c, t )
Bên phố đông người qua. ( V, c, b)
GV: Đọc các đoạn thơ trong sách giáo khoa
HS : Thực hiện.
GV: Nhận xét về số câu và số chữ tro ng mỗi dòng và khổ thơ ?
HS : Thảo luận.
Số câu : không hạn định
Số chữ : 8 chữ / dòng thơ
GV: Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn
HS : Những chữ có chức năng giao vần ở cuối câu
GV: Nhận xét cách gieo vần trong mỗi đoạn ?
HS : Thảo luận.
a. 
tan – ngàn 2 / 3 / 3
mới - gội 3 / 2 / 3
bừng - rừng 3 / 2 / 3 Chân liên tiếp 
gắt - mật 3 / 3 / 2
b. -> Gieo vần chân liên tiếp theo từng cặp
Về - nghe 3 / 3 / 2
Học - nhọc 4 / 2 / 2 Chân liên tiếp
Bà – xa 3 / 3 / 2
c. -> hiệp vần với nhau -> vần chân giãn cách
Ngát – non 3 / 3 / 2
Hát – son 3 / 2 / 3 Chân gián cách
Đứng – tiên 3 / 3 / 2
Dựng – nhiên 3 / 2 / 3
GV: Nhận xét cách ngắt nhịp trong các đoạn thơ trên
HS : Cách ngắt nhịp đa dạng
Hoạt động 2
I. Nhận diện thể thơ.
1. Lần lượt điề các từ theo thứ tự các câu : ca hát, ngày qua ; bát ngát ; muôn hoa.
2. Các từ điền lần lượt theo câu : Cũng mất; tuần hòan; đất trời.
3. Thay từ rộn rã = vào trường.
II. Thực hành làm thơ.
1. các từ điền vào theo thứ tự : vườn; qua
2. Bài tập 2 tự làm theo cảm xúc .
III. Bài tập bổ sung mỗi nhóm lên làm một câu
I. Tìm hiểu bài 
1. Nhận diện thể thơ tám chữ
a. Ví dụ 
 Sgk
b. Nhận xét
- Số câu : không hạn định
- Số chữ : 8 chữ / dòng thơ
- Cách ngắt nhịp đa dạng
2. Ghi nhớ / sgk
- Đặc điểm của thể thơ 8 chữ:
+ Mỗi dòng có 8 chữ
+ Cách ngắt nhịp đa dạng
+ Có thể gồm nhiều đoạn dài (không hạn định số câu)
 + Có thể chia thành các khổ (4 câu 1 khổ)
 + Phổ biến là cách gieo vần chân (được gieo liên tiếp hoặc gián tiếp)
II. Luyện tập
4/ Củng cố: 
- 1 H/s nhắc lại đặc điểm thể thơ 8 chữ
- Hoàn thành bài thơ
- Sưu tầm những bài thơ 8 chữ
5/ Dặn dò:
- Soạn văn bản “ Bếp Lửa” và "Khúc hát ru..."

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc