Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 3

Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 3

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức

- Thự trạng cuộc sốn trẻ em hịên nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam

2. Kĩ năng

- Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu của văn bản nhật dụng.

- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.

- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.

3. Thái độ

- Hiểu được quyền trẻ em và có cái nhìn tin yêu vào thế hệ trẻ tương lai.

B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:

1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9, kì I - Tuần học 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	3	
Tiết: 	11 – 12 	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
- Thự trạng cuộc sốn trẻ em hịên nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam
2. Kĩ năng
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu của văn bản nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
3. Thái độ
- Hiểu được quyền trẻ em và có cái nhìn tin yêu vào thế hệ trẻ tương lai.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước bài tuyên bố.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: Trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
TL:
+ Nội dung: 
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự huỷ diệt của nó.
- Kêu gọi mọi người hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, sự sống.
+ Nghệ thuật: Luận điểm, luận cứ ngắn gọn, dẫn chứng xác thực.
	3/ Bài mới:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” câu hát giúp mỗi chúng ta ý thức rõ hơn về vai trò của trẻ em với đất nước, với nhân loại. Song, hiện nay vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em bên cạnh những mặt thuận lợi còn đang gặp những khó khăn, thách thức cản trở không nhỏ ảnh hưởng sấu đến tương lai phát triển của các em. Văn bản “Tuyên bố ” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hoạt động 1
(Giáo viên đọc mẫu à học sinh đọc à nhận xét việc đọc văn bản của học sinh)
- Văn bản này là văn bản trích của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu-oóc, ngày 30/9/1990.
- Sau phần “Nhiệm vụ”, văn bản còn 2 phần:
“Cam kết” và “Những bước tiếp theo” khẳng định quyết tâm và nêu ra một chương trình, các bước cụ thể cần phải làm.
GV: Xác định kiểu văn bản? Văn bản trích được chia thành mấy
phần? Nêu nội dung từng phần? Nhận xét về bố cục của văn bản?
HS: 
- Kiểu văn bản: Nhật dụng.
- 4 phần:
(1): 2 đoạn đầu: Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên thế giới và kêu gọi khẩn thiết toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này.
(2): Phần “Sự thách thức”: Thực trạng cuộc sống cực khổ của nhiều trẻ em trên thế giới.
(3): Phần “Cơ hội”: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
(4): Phần “Nhiệm vụ”: Xác định những nhiệm vụ cụ thể có tính cấp bách.
à Bố cục chặt trẽ, hợp lý (Thể hiện ngay ở tiêu đề của các mục).
Hoạt động 2
GV: Trong phần mở đầu đã nêu ra vấn đề gì? (Vì sao lại cần phải họp Hội nghị cấp cao thế giới để bàn về vấn đề này?) Nhận xét phần mở đầu?
HS: 
- Mục 1: Nêu vấn về, giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới, đó là: “Cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”.
à Sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. 
- Mục 2: Khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền được sống, được phát triển trong hoà bình, hạnh phúc.
à Phần mở đầu nêu vấn đề gọn, rõ, có tính chất khẳng định.
Một học sinh đọc phần “Sự thách thức”
GV: Để mở đầu phần này, bản “Tuyên bố” đã đề cập tới nội dung gì? (Thể hiện qua câu văn nào? Mục nào?).
GV: Thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em được thể hiện trong phần này ra sao?
HS: 
Thực tế cuộc sống của trẻ em:
+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+ Chịu những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
+ Nhiều trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật (40.000 trẻ em).
GV: Các từ “hàng ngày”, “mỗi ngày” mở đầu các mục 4, 5, 6 cùng với các từ chỉ số lượng, những con số còn cho ta biết thêm điều gì về cuộc sống của trẻ em?
HS: Các từ: “Hàng ngày” mở đầu mục 4. 
 “Mỗi ngày” mở đầu mục 5, 6.
Các từ chỉ số lượng: Vô số, hàng triệu trẻ em, 40.000 cho chúng ta thấy rõ thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em đang diễn ra hàng ngày. Đó là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết để khắc phục
GV: Em còn biết được về cuộc sống của trẻ em trên thế giới như thế nào nữa?
HS: Cuộc sống của trẻ em trên thế giới còn là nạn nhân của việc buôn bán trẻ em, trẻ em sớm phạm tội, trẻ em các nước Nam Á sau trận động đất, sóng thần).
GV: Trước tình hình cuộc sống của trẻ em như trên, trong phần này tác giả còn đề cập đến nội dung gì nữa?
HS: Trách nhiệm phải đáp ứng những thách thức đã nêu trên thuộc về những nhà lãnh đạo chính trị các nước.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác
a. Tác giả
b. Hoàn cảnh sáng tác:
2. Bố cục
II. Phân tích.
1. Phần mở đầu:
- Mục 1: Nêu vấn về, giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới, đó là:
“Cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”.
à Sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. 
- Mục 2: Khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền được sống, được
phát triển trong hoà bình, hạnh phúc.
à Phần mở đầu nêu vấn đề gọn, rõ, có tính chất khẳng định.
2. Phần “Sự thách thức”:
- Mục 3: Thực tế cuộc sống của trẻ em:
+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
+ Chịu những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
+ Nhiều trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật (40.000 trẻ em).
- Mục 4, 5, 6.
à thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em đang diễn ra hàng ngày. Đó là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết để khắc phục
- Mục 7: Trách nhiệm phải đáp ứng những thách thức đã nêu trên thuộc về những nhà lãnh đạo chính trị các nước.
4/ Củng cố :
- Hệ thống bài: 
+ Bố cục văn bản trích 4 phần.
+ Nội dung cụ thể của phần mở đầu, phần “Sự thách thức”
 	5/ Dặn dò:
- Hướng dẫn học sinh về nhà:
+ Làm bài tập 1 (Sách bài tập).
+ Học bài và đọc lại văn bản.
+ Soạn tiếp tiết 2.
Tuần: 	3	
Tiết: 	11 – 12 	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức 
2. Kĩ năng
3. Thái độ
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước tuyên bố.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 
TL:
	3/ Bài mới:
Giờ trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu văn bản “Tuyên bố ”, giờ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp văn bản này để thấy được trước những khó khăn, thách thức với cuộc sống của trẻ em như vậy thì Hội nghị cấp cao thể giới về trẻ em sẽ có những giải pháp nào để đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho trẻ nhỏ.
Hoạt động 2
Một học sinh đọc phần “Cơ hội”.
GV: Hãy tóm tắt các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
HS: 
- Sự liên kết lại của các quốc gia để cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ tạo ra sức mạnh toàn diện và tổng hợp của cộng đồng.
- Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mặt pháp lý, tạo thêm cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.
- Những cải thiện của bầu chính trị thế giới, sự hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, giải trừ quân bị, một số tài nguyên lớn sẽ được chuyển sang phục vụ các mục đích phi quân sự, tăng cường phúc lợi trẻ em.
GV: Trình bày những suy nghĩ của em về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội với vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
HS: Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân đã luôn quan tâm tới vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em với nhiều hình thức, nhiều lĩnh vực, như y tế, giáo dục: Trường cho trẻ em khuyết 
tật , các bệnh viện nhi, các đợt khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, các việc làm từ thiện với những em nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn,
Một học sinh đọc phần “nhiệm vụ”.
GV: Từ thực tế cuộc sống của trẻ em và các cơ hội được trình bày ở phần trước, bản “Tuyên bố” đã xác định nhiệm vụ cấp bách của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia như thế nào?
HS: Tính chất toàn diện, cụ thể của các nhiệm vụ được nêu ra: 
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em.
- Quan tâm chăm sóc nhiều hơn và hỗ trợ mạnh mẽ hơn đến trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn.
- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ, các em gái được đối sử bình đẳng như các em trai.
- Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để một em nào mù chữ.
- Bảo đảm cho các bà mẹ được an toàn khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình để tạo điều kiện cho trẻ em khôn lớn và phát triển.
- Giáo dục tính tự lập, tự do, tinh thần trách nhiệm và tự tin của trẻ em trong nhà trường, trong sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
- Bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn kinh tế ở tất cả các nước, giải quyết vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đang có nợ.
(Dân số Việt Nam: 14/200 nước trên thế giới, thứ 7 ở Châu Á, thứ
2 ở Đông Nam Á).
(Kinh tế Việt Nam: 131/200 quốc gia, còn nợ nước ngoài nhiều).
GV: Để hoàn thành được những nhiệm vụ nêu trên thì cần phải có điều kiện gì? Nhận xét về ý và lời ở đoạn văn này?
HS: Mục 17 đưa ra điều kiện để thực hiện được các nhiệm vụ trên là: Phải có sự nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như hợp tác quốc tế à Ý và lời rứt khoát, rõ ràng.
GV: Em có suy nghĩ gì về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với vấn đề này?
HS: Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế à Liên quan trực tiếp đến tương
lai của một đất nước và của toàn nhân loại.
- Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.
Hoạt động 3
Nhận xét về nghệ thuật của bản “Tuyên bố”?
Nêu nội dung chính của văn bản
Hoạt động 4
I.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác
a. Tác giả
b. Hoàn cảnh sáng tác:
2. Kết cấu.
II. Phân tích.
1. Phần mở đầu:
2. Phần “Sự thách thức”:
3. Phần “Cơ hội”:
- Sự liên kết lại của các quốc gia để cùng nhau giải quyết vấn đề 
- Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mặt
pháp lý
- Những cải thiện của bầu chính trị thế giới, sự hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, giải trừ 
quân bị.
4. Phần “Nhiệm vụ”:
 Tính chất toàn diện, cụ thể của các nhiệm vụ được nêu ra: 
- Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng
- Quan tâm chăm sóc nhiều hơn và hỗ trợ mạnhmẽ hơn đến trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn
cảnh sống đặc biệt khó khăn.
- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ, các em gái được đối
sử bình đẳng như các em trai.
- Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để một em nào mù chữ.
- Bảo đảm cho các bà mẹ được an toàn khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình để tạo điều kiện cho trẻ em khôn lớn và phát triển.
- Giáo dục tính tự lập, tự do, tinh thần trách nhiệm và tự tin của trẻ em trong nhà trường,
trong sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
- Bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn kinh tế ở tất cả các nước,
giải quyết vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đang có nợ.
III.Tổng kết
Nghệ thuật:
- Tính chặt chẽ, hợp lý trong bố cục.
- Lời văn rứt khoát, mạch lạc, rõ ràng.
Nội dung:
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.
IV. Luyện tập
4/ Củng cố :
- Khắc sâu nội dung của văn bản.
- Bài tập: Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em. à Trường dành cho trẻ em khuyết tật, các đợt khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em, 
 	5/ Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết 13: các phương châm hội thoại .
- Sưu tầm những bài hát, bài thơ viết về trẻ em.
Tuần:
Tiết:	 13 
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức
- Mối qun hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. 
2. Kĩ năng
-Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
- Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
3. Thái độ
- Giao tiếp cần phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: Cho học sinh thảo luận
2. Học sinh: Vở bài soạn, đọc trước các khái niệm.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
H: 	Giải thích các câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào ? vì sao ?
Ăn ốc nói mò 
Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân 
TL:
Ăn ốc nói mò -> chất
Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân -> lượng
	3/ Bài mới:
Hoạt động 1
GV: Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không ? vì sao ?
HS : Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác
GV: Câu hỏi đó có đúng chỗ đúng lúc không ? tại sao?
HS : Câu hỏi đó có đúng chỗ đúng lúc vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời. 
GV: Thử tìm những tình huống khác mà lời hỏi thăm như trên được dùng một cách thích hợp, bảo đảm tuân thủ phương châm lịch sự.
HS : à Ví dụ: Bạn A lâu không về quê chơi. Hôm nay A được mẹ cho về thăn quê, A gặp bác B, lễ phép chào: 
- Cháu chào bác ạ! Dạo này bác và gia đình có khoẻ không ạ? Cháu thấy bác hình như gầy hơn dạo trước, bác làm việc vất vả lắm phải không ạ?
 (Bạn A và bác B có quan hệ họ hàng).
GV: Vì sao ở truyện cười lời hỏi thăm đó không phù hợp, nhưng ở tình huống trên lại phù hợp?
HS :à Tình huống trên, người chào hỏi có quan hệ thân thích, ở trong hoàn cảnh lâu không gặp. Lời nói của ban A thể hiện sự quan tâm tới người bác của mình.
GV: Qua đó em rút ra điều gì trong giao tiếp ?
HS : Trong giao tiếp không những tuân thủ phương châm hội thoại mà còn phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp như: nói với ai, nói khi nào; nói ở đâu ; nhằm mục đích gì.
GV: Cho biết các phương châm đã được học ?
HS : Phương châm về lượng; về chất; về quan hệ; cách thức; lịch sự.
GV: Trong các bài học ấy, tình huống nào phương châm không được tuân thủ ?
HS : Có hai tình huống trong phần phương châm về lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại, các tình huống còn lại không tuân thủ.
GV: Câu trả lời của Ba có đáp ứng yêu cầu của An không ?
HS : Không đáp ứng được yêu cầu của An.
GV: Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ ?
HS : Đó là phương châm về lượng không được tuân thủ ( không cung cấp đủ thông tin như An muốn biết)
GV: Vì sao không tuân thủ phương châm hội thoại ?
HS : Vì không biết chính xác máy bay đầu tiên được làm vào năm nào để tuân thủ phương châm về chất.
GV: Giả sử một người bệnh ung thư gần chết thì khi khám bệnh, bác sĩ có nên cho họ biết sự thật không ? vì sao ? 
HS : Không nên nói thật có thể khiến cho nạn nhân thất vọng và tuyệt vọng.
GV: Khi bác sĩ nói tránh thì bác sĩ không tuân thủ phương châm nào ?
HS : Không tuân thủ phương châm về chất.
GV: Việc nói dối của bác sĩ có thể chấp nhận được không ? vì sao ?
HS : Có thể chấp nhận được vì đó là bệnh nhân, giúp bệnh nhân lạc quan trong cuộc sống.
GV: Khi nói “ Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không ?
HS : Thảo luận.
- Không tuân thủ về nghĩa hiển ngôn.
- Tuân thủ về nghĩa hàm ẩn
GV: Ta nên hiểu câu này như thế nào ?
HS : Tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích cuối cùng của con người.
GV: Nêu một số ví dụ viện dẫn.
HS : Chiến tranh là chiến tranh; nó vẫn là nó; rồng là rồng; liu điu là liu điu; cóc nhái vẫn là cóc nhái; em vẫn là em, anh vẫn cứ là anh.
Hoạt động 2
Bài tập 1: 
1. Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương 
châm về cách thức vì câu trả lời viển vông, mơ hồ . . .
2. Với người đi học thì đây là câu trả lời đúng.
Bài tập 2:
1. Không tuân thủ phương châm lịch sự
2. Sự không tuân thủ trên là vô lí vì lời chào cao 
hơn mâm cổ
I. Tìm hiểu bài 
1. Quan hệ giữa phương châm 
hội thoại với tình huống giao tiếp.
a. Ví dụ / sgk
b. Ghi nhớ / sgk
2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
a. Ví dụ / sgk
b. Ghi nhớ / sgk
II. Luyện tập.
4/ Củng cố 
- Hệ thống nội dung bài học.
- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp,
- Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
- Tự đặt tình huống giao tiếp và đưa ra những trường hợp cần hoặc không cần tuân thủ một phương châm hội thoại nào đó.
- Học thuộc 2 ghi nhớ trong SGK trang 36, 37.
5/ Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết 14, 15: Viết bài tập làm văn số 1- văn bản thuyết minh.
- Học bài và xem lại các bài tập.
TUẦN : 
TIẾT :14+15	
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức
 - Viết được một văn bản thuyết minh, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả( thiên nhiên, con người, đồ vật...)
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Các phương châm hội thoại , Xưng hô trong hội thoại; với phần Văn ở các văn bản thuyết minh đã học.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng thu thập tài liệu, hệ thống, chọn lọc tài liệu, viết văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
3. Thái độ
- Hứng thú trong tạo lập văn bản.
B/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên: SGK- SGV- Ra đề bài.
2. Học sinh: SGK- Ôn tập - Giấy kiểm tra.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1/ Ổn định :
	2/ Bài cũ :
	3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: 	Giới thiệu đề văn.
Chép đề văn lên bảng.
Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch, em sẽ giới thiệu với du khách nước ngoài như thế nào về cây lúa Việt nam ? 
HOẠT ĐỘNG 2: 	Tổ chức học sinh làm bài.
A.- Yêu cầu văn bản thuyết minh sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả
 - Bài viết phải có đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết luận
B. Đáp án – biểu điểm :
*Bài viết cần đảm bảo các yếu tố cơ bản sau :
a. Nguồn gốc : có nguồn gốc từ cây lúa hoang, xuất hiện từ thời kỳ nguyên thuỷ được con người thuần hoá thành lúa trồng.
- Đặc điểm : Thuộc họ thân mềm, quả dài có vỏ bọc.
- Cây nhiệt đới ưa sống dưới nước.
b. Phân loại : có nhiều loại lúa
- Dựa vào đặc điểm : lúa nếp, lúa tẻ. Trong họ nếp lại có : Nếp hoa vàng, nếp cái. Trong họ tẻ lại có : khoang mần, mục tuyền.
c. Lợi ích,vai trò của cay lúa trong dời sống con người :
- Hạt lúa chế biến thành gạo là nguồn lương thực chính trong đời sống con người.
- Xuất khẩu
- Từ gạo có thể chế biến các loại bánh ngon:bánh chưng ,bánh giầy
- Thân lúa làm thức ăn cho gia súc.
d. Cây lúa trong đời sống tình cảm của con người
- Cây lúa đi vào thơ ca
- Cây lúa gắn bó lâu đời với người nông dân Việt Nam.
 Biểu điểm:
Mở bài: 1,5
Thân bài: 	Ý a: 1.5
Ý b: 1,5
Ý c: 1,5
Ý d: 1,5
Kết bài: 1,5
Lưu ý: Bài viết có sáng tạo phát hiện mới cho 1 điểm
C. Thu bài
HOẠT ĐỘNG 3: 	Thu bài + nhận xét
HOẠT ĐỘNG 4: 	Củng cố - Dặn dò: Học bài + soạn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc