Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 3: Tiếng việt Các phương châm hội thoại

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 3: Tiếng việt Các phương châm hội thoại

 Tiết 3: Tiếng Việt

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

I. Mức độ cần đạt:

 Học sinh:

 - Nắm được các phương châm về lượng và chất. Trong giao tiếp.

 - Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 1. Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và chất.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp.

 - Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.

 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các phương châm, biết tự hào về tiếng Việt

C. Phương pháp: Học nhóm, vấn đáp.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 3: Tiếng việt Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/8/2011 	Ngày giảng:17/08/2011
 Tiết 3: Tiếng Việt 
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Mức độ cần đạt:
 Học sinh: 
 - Nắm được các phương châm về lượng và chất. Trong giao tiếp.
 - Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và chất.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp.
 - Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các phương châm, biết tự hào về tiếng Việt
C. Phương pháp: Học nhóm, vấn đáp.
D. Tiến trình bài dạy: 
 1. Ổn định lớp: 9a: / (vắng), 9b: / (vắng) 
 2. Kiểm tra: Sách vở bộ môn của học sinh
 3. Đặt vấn đề:Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai XH trong hội thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại cĩ hiệu quả, chúng ta cần nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đĩ chính là phương châm hội thoại.
 4. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Hướng dẫn tìm hiểu phương châm về lượng.
- Giải thích cụm từ” phương châm”.
+ Đọc đoạn đối thoại (bảng phụ) trong mục I/sgk.
-Theo em “bơi” có nghĩa là gì?.
- Gợi ý: Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
- Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời đã mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không?
+ Trả lời: Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết.
- Theo em điều An cần hỏi là gì?.
+ Là một địa điểm cụ thể.
- Giảng, chốt lại: Nói mà không có nội dung là một hiện tượng không bình thường.
- Cần rút ra bài học gì trong giao tiếp?.
+ Rút ra nhận xét: Cần nói đủ nội dung theo yêu cầu giao tiếp.
- Gọi học sinh đọc ví dụ 2.
- Vì sao truyện lại gây cười?
+ Tìm ra hai yếu tố tạo cười.
- Lẽ ra anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ hiểu điều cần hỏi và trả lời?
- Từ câu truyện cười hãy rút ra nhận xét cần tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
( Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói)
+ Đọc ghi nhớ sgk.
- Hệ thống hoá kiến thức.
- Hướng dẫn tìm hiểu phương châm về chất.
- Gọi HS đọc ví dụ (Sgk trang 9)
- Ở ví dụ (a) truyện cười phê phán điều gì? Bài học cho bản thân?
+ Suy nghĩ trả lời.
+ Trong giao tiếp không nên nói những điều mình không tin là đúng sự thật.
- Đưa ra tình huống. Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
- Từ đó rút ra trong giao tiếp cần tránh điều gì?
+ Trong giao tiếp không nói những điều mình không có bằng chứng xác thực.
- Khái quát hai nội dung: Việc phân tích hai ví dụ trên cho thấy hai yêu cầu trong giao tiếp khác nhau ở điểm nào? -> gọi học sinh đọc ghi nhớ Sgk.
- Treo bảng phụ với bài tập sau: 
Hãy nhận xét sự tuân thủ phương châm về lượng trong câu trả lời của bé Hồng (ở đoạn trích Trong lòng mẹ).Cho biết vì sao Hồng lại trả lời thừa?
 Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:
 -Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
{...} Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
 -Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về (Nguyên Hồng)
(Hồng cần trả lời câu”Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về” để thuyết minh thêm cho câu “Cháu không muốn vào” vì em biết bà cô đang mỉa mai mình).
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Hãy tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm về lượng?
+ Trả lời nhanh
+ Đọc thầm và xác định yêu cầu bài tập 3 (Câu chuyện “Rồi có nuôi được không”)
- Yếu tố gây cười?
- Phân tích lôgic? Phương châm nào vi phạm?.
Bài 5. 
- Phát hiện các thành ngữ không tuân thủ phương châm về chất?
+ Các nhóm thảo luận theo bàn để giải quyết thành ngữ.
- Gọi một em bất kỳ trong nhóm đại diện trả lời.
+ Nhận xét, bổ sung.
Bài 6: Gv đọc truyện cười: “Con rắn vuông” và cho học sinh nghe phát hiện lỗi có liên quan đến phương châm về chất.
- Củng cố kiên thức bài học:
1. Các thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
- Ăn ngay nói thật, Nói phải củ cải cũng nghe.
- Thế nào là phương châm về lượng? Thế nào là phương châm về chất?
* Hoạt động 3. Hướng dẫn tự học. 
- Ôn tập văn thuyết minh lớp 8:
 + Thế nào là thuyết minh, đặc điểm của thuyết minh? các phương pháp thuyết minh?
 + Đọc văn bản “Hạ Long – Đá và Nước” tìm những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đó. Nêu vai trò của chúng đối với bài thuyết minh.
Nội dung bài dạy
I. Tìm hiểu chung:
 1. Phương châm về lượng.
 1.1. Phân tích ví dụ.
 a. Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết.
- Điều An cần hỏi là địa điểm.
-> Nói thiếu nội dung.
b. Truyện cười “Lợn cưới, áo mới”.
-> Nói thừa nội dung.
=> Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, đáp ứng yêu cầu người giao tiếp, không thừa, không thiếu.
1.2. Ghi nhớ (sgk).
2. Phương châm về chất.
 2.1. Phân tích ví dụ.
 a. Truyện phê phán tính nói khoác.
 b. Không nên nói khi chưa chắc chắn.
 => Khi giao tiếp đừng nói những điếu mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
 2.2. Ghi nhớ (Sgk).
* Bài tập nhanh: (Bảng phụ)
II. Luyện tập.
Bài 1: Những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm về lượng:
 Nước chảy đá mòn, mặt hoa da phấn, ba chìm bảy nổi, Chó treo mèo đậy...
Bài 3.Vi phạm phương châm về lượng (thừa câu hỏi cuối).
Bài 5. Các thành ngữ không tuân thủ phương châm về chất.
- Ăn đơm nói đặt: Vu khống, biạ chuyện.
- Ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ.
- Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có lý lẽ.
- Khua môi múa mép: Nói ba hoa, khoác lác.
- Hứa hươu hứa vượn: Hứa nhưng không thực hiện.
Bài 6: Lỗi có liên quan đến phương châm về chất: Người vợ nói không đúng sự thật.
III. Hướng dẫn tự học:
- Nắm vững hai phương châm hội thoại đã học
- Làm bài tập 4. Sgk/ trang 9, bài 6. Sbt/ trang 5.
 - Xác định các câu nói không tuân thủ phương châm về lượng, phương châm về chất trong hội thoại và chữa lại cho đúng.
E. Rút kinh nghiệm:
......
***************d & d ****************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_khoi_9_tiet_3_tieng_viet_cac_phuong_cham_hoi.doc