Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 51 đến tiết 60 năm 2010

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 51 đến tiết 60 năm 2010

Tiết : 51 Ngày dạy : 02/03.11.10

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

 Huy Cận

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 - Thấy được những nết nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

 1. Kiến Thức:

 - Những hiểu biết ban đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ.

 - Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.

 - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

 - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiênvà cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.

 3. Thái độ:

 - Xây dựng lòng yêu thiên nhiên ,yêu lao động, yêu đất nước.

 

doc 27 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 51 đến tiết 60 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần lễ : 11	 	Ngày soạn : 31.10.2010
Tiết : 51	 	Ngày dạy : 02/03.11.10
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
 Huy Cận
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 	- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
 	- Thấy được những nết nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
	1. Kiến Thức:
 	- Những hiểu biết ban đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
 	- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
 	- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
 	2. Kĩ năng: 
	- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.
	- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
 	- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiênvà cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
 	3. Thái độ: 
 - Xây dựng lòng yêu thiên nhiên ,yêu lao động, yêu đất nước.
B.CHUẨN BỊ :
	1. 1/ Giáo viên :
Giáo án, SGK. học sinh
Tranh minh họa, ảnh tác giả.
2/ Học sinh :
	- Chuẩn bị bài
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài cũ :
H-Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. 7 đ ( SGK )
H-Phân tích nét trẻ trung sôi nổi của những người lính lái xe trong bài thơ ? 3 đ
3/ Bài mới
 * Giới thiệu bài : Huy Cận là nhà thơ của phong trào thơ mới. Trước cách mạng, Huy Cận là một hồn thơ buồn với cảm hứng thiên nhiên vũ trụ.” Chàng HC xưa kia hay sầu lắm” . Nhưng sau cách mạng, khi viết về cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nét nổi bật của thơ Huy Cận là sự kết hợp hài hoà hai cảm hứng: cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới và cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ tạo nên những hình ảnh thơ đẹp, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn. Bút pháp ấy thể hiện như thế nào trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá- một khúc tráng ca lao động, chúng ta cùng tìm hiểu. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 Gọi HS đọc chú thích trong SGK.
H - Huy Cận là một tác giả như thế nào ?
- Giới thiệu chân dung Huy Cận và nhấn mạnh đặc điểm thơ ca của Huy Cận trước và sau cách mạng tháng Tám 1945.
H - Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Trích trong tập thơ nào?
H - Em hiểu gì về hoàn cảnh đất nước ta vào những năm 1958 ?
- Viết giữa năm 1958, khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Không khí hào hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và khắp nơi dấy lên phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước. Chuyến thâm nhập thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh đã giúp nhà thơ thấy rõ và sống trong không khí lao động ấy của nhân dân ta, góp phần mở ra một chặng đường mới trong thơ Huy Cận.
- GV nhấn mạnh hoàn cảnh đất nước.” Mới giành thắng lợi sau năm 1954, tiến lên XD CNXH.”
* GV đọc mẫu một lần toàn bài.
* GV hướng dẫn HS đọc văn bản.
H - Bài thơ nên đọc như thế nào ? Âm hưởng chung của bài thơ là gì ?
- ( Lạc quan, vui tươi, mạnh mẽ)
- GV đọc mẫu, sau gọi HS đọc tiếp .
H - Bố cục bài thơ gồm có mấy phần? Ý của mỗi phần như thế nào ?
- 3 phần 
* Lưu ý HS chú ý kỹ các chú thích trong SGK
Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản
H - Đọc toàn bài thơ, hãy khái quát cảm hứng bao trùm của "Đoàn thuyền đánh cá"
* Gọi HS đọc khổ thơ 1 .
H - Thời điểm ra khơi của những người đi đánh bắt cá ở đây là thời điểm nào? Thời điểm đó được biểu hiện bằng biện pháp tu từ gì ?
 - Màn đêm buông xuống - So sánh, nhân hóa.
H - Vũ trụ thì như vậy, còn con người thì như thế nào ?
 - Đối lập với con người thì ra khơi.
H - Từ “lại” có ý nghĩa gì?
H - Hình ảnh "câu hát căng buồm" có ý nghĩa như thế nào ?
(BPNT nào được sử dụng ở đây? Tác dụng của BPNT này?)
-1 H/S đọc khổ thơ tiếp theo
H - Cảnh đoàn thuyền đi trên biển được tác giả miêu tả trong khung cảnh nào? Sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp này?
H - Qua đó em thấy tâm tư của những người ra khơi ở đây như thế nào ?
- Phấn khởi, say mê, tin yêu vào cuộc sống mới.
- GV nói rõ thêm về hoàn cảnh nước ta vào những năm 1958
I/ Tìm hiểu chung
1.Tác giả: Huy Cận (31/5/1919-19/02/2005 )
- Quê: Vụ Quảng - Hà Tĩnh, là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập "Lửa thiêng"
- Ông tham gia cách mạng trở thành nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Huy Cận được Nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996.
2. Tác phẩm.
- Bài thơ này ông sáng tác giữa năm 1958, trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”(1958)
3. Mạch cảm xúc của bài thơ.
- Theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về.
4. Phương thức biểu đạt: Miêu tả trữ tình
5. Bố cục :
- Hai khổ thơ đầu : Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
- Bốn khổ tiếp theo : Cảnh lao động trên biển.
- Khổ thơ cuối : Cảnh đoàn thuyền trở về
II/ Đọc-hiểu văn bản
* Cảm hứng bao trùm của bài thơ:
- Cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ
- Cảm hứng về lao động của tác giả
-> Hai cảm hứng này hoà quyện và thống nhất trong toàn bộ bài thơ
1. Hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
 - Nghệ thuật: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ (hình ảnh then song; cửa đêm), hai vần trắc "lửa - cửa" liền nhau => cảnh rộng lớn gần gũi
- Vũ trụ như là một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống như một tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửa
*Cảnh đoàn thuyền đánh cá khởi hành:
- Đây là công việc hàng ngày trong trăm nghìn chuyến đi trên biển.
- Hình ảnh phóng đại, ẩn dụ: gắn kết 3 sự vật, hiện tượng cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá
=> Hình ảnh khoẻ khoắn, mới lạ và đẹp lãng mạn (câu hát của người đánh cá, tiếng hát vang khoẻ bay cao cùng gió, hoà với gió thổi căng cánh buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi), câu hát chan chứa niềm vui
	4.Củng cố :
	-Cho HS đọc lại bài thơ.
	5.Dặn dò :
	-Học bài, học thuộc lòng bài thơ.
	-Chuẩn bị : học tiếp bài “Đòan thuyền đánh cá” 
D.RÚT KINH NGHIỆM :
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
============================================================================
Tuần lễ : 11	 	Ngày soạn : 21.10.2010
Tiết : 52	 	Ngày dạy : 02/03.11.10
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ ( Tiếp theo )
 Huy Cận
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 	- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
 	- Thấy được những nết nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
	1. Kiến Thức:
 	- Những hiểu biết ban đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
 	- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
 	- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
 	2. Kĩ năng: 
	- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.
	- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
 	- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiênvà cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm.
 	3. Thái độ: 
 	- Xây dựng lòng yêu thiên nhiên ,yêu lao động ,yêu đất nước.
* Tích hợp giáo dục môi trường: Phần tổng kết à môi trường biển cần được bảo vệ như thế nào? Liên hệ môi trường biển cần được bảo vệ.
B.CHUẨN BỊ :
	1. 1/ Giáo viên :
Giáo án, SGK.
Tranh minh họa, ảnh tác giả.
2/ Học sinh :
	- Chuẩn bị bài
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1/Ổn định lớp
2/Kiểm tra bài cũ :
H- Đọc thuộc lòng bài thơ “Đòan thuyền đánh cá”. 7 đ 
( SGK )
H- Hai khổ thơ đầu nói lên điều gì ? 3 đ
(Phần bài đã học)
3/ Bài mới
* Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục học và tìm hiểu văn bản : Đòan thuyền đánh cá”, đó là cảnh đánh bắt cá trên biển và cảnh đòan thuyền trở về.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Đoàn thuyền đánh cá trong đêm trăng.
* Phân tích cảnh lao động trên biển vào ban đêm.
GV gọi HS đọc 4 khổ thơ tiếp.( Khổ 3.4.5.6 )
- Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
...gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Sao mờ kéo lưới kịp trời sang
H - Với bút pháp lãng mạn, hình ảnh con thuyền được miêu tả như thế nào ?
=> hình ảnh người lao động và công việc của họ được đặt vào không gian rộng lớn của biển trời trăng sao để làm tăng thêm kích thước và tầm vóc vị thế của con người. Ở đây còn là sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên vũ trụ: con thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng làm buồm, gõ thuyền đuổi cá vào lưới cũng theo nhịp trăng, lúc sao mờ thì kéo lưới.... Đó là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ hoà nhập với con người
- GV: Thực ra gió trời là người lái, trăng trời là cánh buồm. Thuyền và người đã hòa nhập vào thiên nhiên bao la
H - Với công việc đánh bắt cá trên biển thật là đẹp, tác giả đã cho ta biết thêm về tiềm năng của biển như thế nào ?
- Sự giàu có, phong phú về các loài cá 
H - Em hiểu “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long ”nghĩa là như thế nào ?
- Tiếng rì rào của sóng về đêm, biển về đêm đẹp rực rỡ đến huyền ảo của: cá, trăng ,sao.
H - Đặc biệt đó là tâm trạng và công việc đánh bắt cá của con người ở đây được tác giả miêu tả như thế nào ?
H - Qua bức tranh lao động trên biển cả đã gợi lên cho em về những điều gì về đất nước và con người ở đây?
- Sự giàu đẹp của biển cả, con người ung dung, đĩnh đạc tự hào được làm chủ biển cả, làm chủ cuộc đời.
Hoạt động 2 : Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.
Gọi HS đọc khổ cuối.( Khổ 7 ).
H - Vẫn là câu hát “ căng buồm với gió khơi ” như ở khổ thơ đầu, nhưng ở đây có gì khác?
H - Qua đó em thấy kết quả lao động qua một đêm đánh bắt cá trên biển như thế nào ?
- GV: Bầu trời rực rỡ một mặt trời lớn, mặt đất rực rỡ muôn triệu mặt trời nhỏ-> Tất cả là của cá, là do cá, do thành quả lao động của con người sau một chuyến đi.
Hoạt động 3 : Tổng kết.
* Tích hợp giáo dục môi trường: -Phần tổng kết. 
H - Môi trường biển cần được bảo vệ như thế nào ? H S liên hệ môi trường biển cần được bảo vệ
- GV khái quát nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
Hoạt động 4 : Luyện tập
H - Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trên biển cả?
I/ Tìm hiểu chung
II/ Đọc-hiểu văn bản
1. Hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
2. Đoàn thuyền đánh cá trong đêm trăng.
- Thủ pháp phóng đại, liên tưởng táo bạo, bất ngờ, tưởng tượng bay bổng, tả thực, liệt kê, ẩn dụ, hoán dụ - hình ảnh lãng mạn, trữ tình.
- Hình ảnh con thuyền kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ. Công việc lao động nặng n ...  hoảng hốt bảo con :
	- Mau đi gọi bác sĩ ngay !
	Trong cơn đau quằn quại, ông ta vẫn gượng dậy nói với theo:
	- Đừng... đừng gọi bác sĩ, gọi cho bố đốc tờ !
	 (Theo Truyện cười dân gian)
H - Có những từ nào đồng nghĩa ? Vì sao ông bố không dùng từ bác sĩ ? Qua đó em hiểu ý nghĩa phê phán như thế nào ? 
* BÀI LUYỆN TẬP :
Bài 1: Lựa chọn từ ngữ thích hợp với ý nghĩa cần biểu đạt.
- Bài ca dao biểu thị thái độ vui vẻ khi cùng nhau thưởng thức món ăn đạm bạc của đôi vợ chồng nghèo . 
- Gật gù : Gật nhẹ và nhiều lần -> biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng . 
- Gật đầu : một động tác cúi -> ngẩng lên ngay, thường dùng khi chào hỏi, thể hiện sự đồng ý. 
 => Gật gù thích hợp hơn: Tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo ăn rất ngon miệng họ biết chia sẻ niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.
Bài 2: Nhận xét cách hiểu hàm nghĩa chuyển của từ .
- Người chồng : dùng từ chân sút ( bóng đá)
- Người vợ : hiểu nhầm “ một chân ” – cụ thể –> gây cười . 
Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói “chỉ có một chân sút” cách nói này có nghĩa là cả đội bóng chị có một người giỏi ghi bàn thôi.
-> là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Bài 3: Xác định từ được dùng theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển và chỉ rõ phương thức chuyển nghĩa của từ.
- Từ dùng theo nghĩa gốc : miệng, chân, tay.
- Từ dùng theo nghĩa chuyển :
 + Bằng phương thức ẩn dụ : đầu.
 +Bằng phương thức hoán dụ : vai.
Bài 4: Vận dụng kiến thức về từ vựng, phân tích cái hay trong cách dùng từ ở một đoạn thơ, giá trị của việc dùng trường từ vựng.
a. Có 2 trường từ vựng :
-Trường “màu sắc” : đỏ, xanh, hồng.
-Trường “lửa” : hồng, lửa, cháy, tro.
b. Hai trường từ vựng này lại có quan hệ mật thiết với nhau, khiến cho nội dung khổ thơ thật thú vị : Chiếc áo em mặc nhuộm hồng cả cây xanh. Hình ảnh em đi như thắp lên ngọn lửa trong mắt bao chàng trai, còn anh đứng nhìn theo mà như bị đốt cháy thành tro.
Bài 5: Vận dụng kiến thức về từ mới để giải thích cách đặt tên sự vật, hiện tượng.
a. Các sự vật hiện tượng trong đoạn văn được đặt tên theo cách dùng từ ngữ đã sẵn có theo một nội dung mới.
b. Ví dụ khác :
- cà tím, chuột đồng, cá kiếm, trà móc câu, xe cút kít, cá kim, cá ngựa, cây xương rồng, cây lưỡi hổ, cá vàng
- sông Vàm Cỏ, núi Bà Đen, núi Ba Vì, chùa Một Cột, xã Hố Nai
Bài 6: Nhận xét việc lạm dụng từ ngữ nước ngoài.
- Phê phán thói khoe chữ, thích dùng từ nước ngoài của một số ngườidù cho tiếng mình vẫn có từ đó.
- Thay vì dùng từ bác sĩ, người bố đang cơn đau đớn cái nết không chừa, cứ một mực dùng từ “đốc tờ”
	4. Củng cố :
	- Cho học sinh nhắc lại một số ví dụ.
	5. Dặn dò :
	- Học bài.
	- Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 
- Chuẩn bị : Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận, SGK trang 160
D.RÚT KINH NGHIỆM :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
=============================================================================
Tuần lễ : 12	 	Ngày soạn : 06.11.2010
Tiết : 60	 	Ngày dạy : 12/13.11.10
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 	- Thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
	TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
	1. Kiến Thức:
 	- Đoạn văn tự sự.
 	- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 
 	2. Kĩ năng: 
	- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
	- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự..
 	3. Thái độ: Sử dụng yếu tố nghị luận khi làm văn tự sự.
B.CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên :
Giáo án, SGK.
Bảng phụ.
2. Học sinh :
	- Soạn bài.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
	H - Em hiểu thế nào là yếu tố nghị luận trong văn tự sự ? ( 7 đ )
	(Phần bài đã học)
H - Nêu tác dụng của nó trong văn tự sự ? ( 3 đ )
(Phần bài đã học)
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành viết các đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. Từ đó sẽ giúp các em biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự một cách hợp lý.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức
* GV cho HS đọc phần I trên bảng phụ , hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ở SGK . 
1. Chỉ ra những câu văn thể hiện yếu tố nghị luận và nêu vai trò của nó trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn : LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
	Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế nổi mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát : “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
	Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
	Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?”
	Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”
	Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
 (Hạt giống tâm hồn, tập 4,
 NXB Tổng hợp TP HCM, 2004)
a. Yếu tố nghị luận.
 -Câu “ những điều viết trên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng..trong lòng người”
-Câu kết.
b. Tác dụng: làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và ý nghĩa giáo dục.
-Bài học về sự bao dung, nhân ái biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
Hoạt động 2 : Luyện tập 
* GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét.GV đúc kết , cho điểm.
1. Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
H - Ngôi kể là ngôi thứ mấy ? Khi nói lời thuyết phục em đặt thành lời thoại hay suy nghĩ của mình ?
H - Bài tập này nêu lên những yêu cầu gì?
H - Trước hết chúng ta phải đảm bảo những ý nào? Đưa yếu tố nghị luận vào ở phần nào.
*GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu và ghi lên bảng những gợi ý. (Học sinh thảo luận nhóm nhỏ 5’)
*GV gọi học sinh các nhóm trình bày kết quả, GV cùng học sinh cả lớp nhận xét đánh giá và chọn đoạn hay nhất ghi lên bảng.
*GV gọi học sinh đọc bài tập 2.
 GV cho học sinh tự viết vào vở nháp sau đó gọi học sinh đọc và có thể cho điểm đối với những đoạn văn hay.
- GV cho HS đọc bài tham khảo, gọi ý để HS luyện tập viết đoạn văn về bà kính yêu.
- HS đọc bài văn “Bà nội” chuẩn bị thảo luận nhóm trong 5 phút, gọi HS trình bày sau đó các em khác nhận xét.
3. Viết một đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động ( trong đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận ).
- GV gợi ý để HS viết đoạn văn, cho HS hình thành các ý kể những việïc gì ?
H - Em sẽ sử dụng nghị luận ở chỗ nào? 
- GV gọi 1 số HS đọc bài làm, sau đó gọi các em khác nhận xét, bổ sung. 
I. Củng cố kiến thức.
1. Sự việc trong văn tự sự. 
 + Xảy ra do nhân vật thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
 + Được sắp xếp theo trật tự, diễn biến nhằm thể hiện tư tưởng của người kể.
2. Nhân vật trong văn tự sự.
 + Là kẻ thực hiện các sự việc, được thể hiện trong văn bản.
 + Nhân vật chính, nhân vật phụ.
3. Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
4. Ngôi kể: thứ nhất hoặc thứ ba.
5. Trình tự kể. 
 + Kể theo thứ tự tự nhiên, việc sảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau.
 + Kể kết quả trước, hoặc sự việc hiện tại kể trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại sự việc xảy ra trước đó.
6. Các yếu tố nghị luân được sử dụng để làm cho tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ quan điểm, lập trường, cách nhìn nhận, đánh giá.
7. Trong đoạn văn tự sự, các yếu tố nghị luận không được lấn át tự sự.
II. Luyện tập
1. Thực hành xác định các yếu tố tự sự và nghị luận trong một đoạn văn tự sự và nhận xét về vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận trong đoạn văn đó.
a. Yếu tố nghị luận.
 -Câu “ những điều viết trên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng..trong lòng người”
-Câu kết.
b. Tác dụng: làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và ý nghĩa giáo dục.
-Bài học về sự bao dung, nhân ái biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
1. Thực hành viết một đoạn văn tự sự và xác định sự việc, thứ tự kể, ngôi kể, người kể 
1.Bài tập 1 :
Gợi ý :
- Một bạn không thuộc bài bị giáo viên bộ môn phê vào sổ đầu bài.
- Tiết sinh hoạt, bạn ấy bị nhiều bạn lên án.
- Mình là người hiểu rõ nguyên nhân của việc không thuộc bài ấy (Thăm nuôi người bệnh, nhà có chuyện buồn,)
- Hãy sắp xếp các ý và viết đoạn tự sự có lời bào chữa của mình cho bạn ấy.
- Phát biểu ý kiến của em để chứng minh Nam là một học sinh rất tốt trong buổi sinh hoạt lớp .
- Mở đoạn : Giới thiệu sự việc và nhân vật như thế nào ? ( Buổi sinh hoạt lớp diễn ra vào lúc nào , ở đâu bao gồm có những ai , ai chủ trì , bàn việc gì , không khí buổi sinh hoạt lớp ) .
Phát triển đoạn : Trong buổi sinh hoạt lớp , ai phát biểu Nam là người không tốt 
? Em đã phát biểu chứng minh Nam là người tốt ra sao ? 
- Kết đoạn : Cuối buổi sinh hoạt lớp , thái độ của các bạn ra sao ? Đồng tình với em hay phản đối ? 
 2.Bài tập 2 : 
Gợi ý :
- Uống một ít nước nhưng rót một ly đầy rồi đổ bỏ phần dư.
- Ăn món ngon nhưng lại bỏ phí.
- Mặc áo quần không phù hợp.
- Nhuộm tóc màu
3.Bài tập 3 :
Đoạn văn tham khảo bà nội .
- Mở đoạn : Giới thiệu về bà nội và đặc điểm chung về tuổi tác , sức khoẻ .
- Phát triển đoạn : Nhận xét về bà nội 
+ Ý 1 : Những hoạt động và tính tình của bà 
+ Ý 2 : Nhận xét thái độ của tác giả về bà .
- Cách lập luận trong đoạn :
+ Nêu câu tục ngữ và nhận xét liên hệ về bà , về “ Bà như thế ...nỡ hỏng”.
	4. Củng cố :
	- Gọi 1, 2 học sinh đọc bài làm, GV nhận xét, cho điểm.
	5. Dặn dò :
 Rút ra được bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp được các yếu tố nghị luận: đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự, các yếu tố nghị luận được đưa vào bài chỉ khi cần thiết và không làm ảnh hưởng tới việc kể chuyện.
- Viết thành bài văn kể về bà,
- Chuẩn bị bài : Làng , SGK trang 162
D.RÚT KINH NGHIỆM :
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
============================================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docCO BON TUAN 1112.doc