Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 53: Ttiếng gà trưa

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 53: Ttiếng gà trưa

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu và cảm nhận được tình cảm chân thật đằm thắm của tác giả dành cho gia đình, làng quê nơi từng ghi khắc những kỷ niệm tuổi thơ trong lành ấm áp.

- Thấy được tính biểu cảm của phép điệp ngữ trong thơ. Tính chân thực, cô đọng cao đẹp của những cảm xúc trong thơ trữ tình hiện đại.

-

II. II. Tiến trình tổ chức hoạt động

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 53: Ttiếng gà trưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dự thi giáo viên giỏi cấp huyện vòng 2
Năm học 2009 – 2010
Họ và tên giáo viên: Bùi Hồng Huấn
Đơn vị:Trường THCS Song Vân
Môn: Ngữ văn
Ngày soạn: 21/11/2009
Ngày dạy: 24/11/2009
Tiết 53: Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh
Mục tiêu bài học
Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu và cảm nhận được tình cảm chân thật đằm thắm của tác giả dành cho gia đình, làng quê nơi từng ghi khắc những kỷ niệm tuổi thơ trong lành ấm áp.
Thấy được tính biểu cảm của phép điệp ngữ trong thơ. Tính chân thực, cô đọng cao đẹp của những cảm xúc trong thơ trữ tình hiện đại.
II. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của thày và trò
TG
Nội dung
Hoạt động I. Khởi động
Kiểm tra
Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh và cho biết ý nghĩa của bài thơ
Giới thiệu bài
Hoạt động II. Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản
GV. Hướng dẫn học sinh đọc
Yêu cầu: Đọc giọng tình cảm như một lời trò chuyện, tâm sự.
Chú ý cách ngắt nhịp 3/2; 2/3; 1/2/2
Nhấn mạnh các điệp ngữ “Tiếng gà trưa”.
GV. Đọc mẫu
HS. Đọc tiếp - nhận xét
GV. Nhận xét, uốn nắn
H. Lang mặt có nghĩa là gì?
- Da mặt có những đốm trắng loang do bệnh lang ben (bệnh ngoài da do 1 thứ nấm gây ra). Trong dân gian xưa lưu truyền quan niệm cho rằng nhìn gà đẻ bị lang mặt.
H. Nghĩa của từ sương muối như thế nào?
- Sương đông thành những hạt trắng xoá phủ trên mặt đất và cây cỏ trông như muối. Chỉ xuất hiện khi thời tiết rất lạnh, có hại cho động vật, cây cối và loài vật.
H. “Chéo go” và “trúc bâu” là những loại vải như thế nào?
- Chéo go: vải dày, trên mặt vải có những đường dệt chéo, song song với nhau theo bề ngang khổ vải.
- Trúc bâu: vải trắng dày dệt bằng sợi bông thông thường.
H. Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Xuân Quỳnh
HS. Nêu ý kiến giới thiệu.
GV. Chiếu chân dung nhà thơ Xuân Quỳnh, giới thiệu những nét chính về cuộc đời nhà thơ?
H. Hãy kể tên các tác phẩm chính của nhà thơ Xuân Quỳnh mà em biết.
Hs. Tự do nêu ý kiến
GV. Chiếu 1 số tập thơ và giới thiệu
+ Các tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc; Hoa dọc chiến hào; Gió lào cát trắng; Lời du trên mặt đất; Sân ga chiều em đi.
+ Tác phẩm viết cho thiếu nhi: Bầu trời trong quả trứng; Chú gấu trong vòng đu quay; Vẫn có ông trăng khác; Mùa xuân trên cánh đồng...
H. Bài thơ Tiếng gà trưa được sáng tác trong thời điểm nào?
H. Em có nhận xét gì về hình thức của các câu thơ trong bài thơ?
HS. Nêu nhận xét
Câu thơ 3 tiếng xen kẽ những câu thơ 5 tiếng.
Nhịp 3/2; 2/3
Vần được gieo ở cuối câu thơ nhưng không cố định và ít vần
H. Qua hình thức đó – cho biết bài thơ được viết theo thể thơ gì?
HS. Nêu nhận xét
GV. Đây là thể thơ tương đối tự do dựa trên lòng cốt là thể 5 chữ (ngũ ngôn).
GV. Giới thiệu thêm về thơ ngũ ngôn.
Có 2 kiểu
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Ngũ ngôn
- Bắt nguồn từ thơ Đường - Trung Quốc, hạn định về số câu, số chữ trong bài
5 tiếng/1 câu
4 câu/1 bài
- Bắt nguồn từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và về dân gian
- Không hạn định về số câu trong bài.
H. Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?
Hoạt động III. Hướng dẫn đọc – Tìm hiểu nội dung văn bản
H. Nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai?
- Người lính trên đường hành quân (người chiến sĩ – tác giả)
H. Mạch cảm xúc đó được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
- Nghe tiếng gà trưa -> khơi dậy tình cảm với làng quê, khơi dậy những khái niệm tuổi ấu thơ, gợi suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước.
H. Qua mạch cảm xúc đó – Xác định bố cục của bài thơ?
HS. Xác định bố cục – nhận xét
GV. Nhận xét – Kết luận
GV. Để hiểu cảm xúc nhân vật trữ tình thày và các em cùng khai thác nội dung bài thơ.
HS. Đọc lại khổ thơ đầu
H. Tiếng gà vọng vào tâm trí trong hoàn cảnh nào?
+ Thời gian: buổi trưa
+ Không gian: Trên đường hành quân xa, bên xóm nhỏ
H. Em có nhận xét gì về hoàn cảnh đó?
- Vắng, thanh bình, yên ả
H. Tại sao trong vô vàn âm thanh của làng quê, tâm trí người chiến sĩ chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa?
- Là âm thanh của làng quê, âm thanh dự báo 1 điều tốt lành, tiếng gà trưa nhảy ổ để có những quả trứng hồng tạo niềm tin vui cho con người nông dân cần cù, chắt chiu, tiếng gà trưa dễ tạo những kỷ niệm khó quên của con người.
H. Trên đường hành quân xa, tiếng gà trưa gợi cảm nhận gì trong lòng người ra trận:
- Nghe: + Xao động nắng trưa
 + Bàn chân đã mỏi
 + Gọi về tuổi thơ
H. Tác gải đã sử dụng nghệ thuật gì để diễn tả những cảm giác đó của người chiến sĩ.
- Điệp từ “nghe” tạo sự mềm mại cho câu thơ như 1 âm hưởng ngân vang lay động lòng người
- Thứ tự chuyển đổi cảm giác
Nghe: Tiếng gà (thính giác)
 Sao động (thị giác)
 Bàn chân (cảm giác)
 Gọi về tuổi thơ (tâm hồn)
H. Điều đó diễn tả được cảm xúc gì đang diễn ra trong lòng người chiến sĩ?
H. Vì sao âm thanh tiếng gà trưa lại có thể gợi cảm giác đó cho người chiến sĩ?
GV. Chiếu đoạn thơ 1 bình
Ta thấy khổ thơ kể chuyện anh bộ đội trên đường hành quân khi dừng chân bên 1 xóm nhỏ nghe tiếng gà nhảy ổ -> tiếng gà gợi cho anh cảm xúc về làng quê từng gắn bó thân thiết với mình.
Dòng thơ thứ 4 “Cục...cục tác cục ta” – với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đáng tiếng gà vang vọng trong không gian. Tiếng gà trưa này của Xuân Quỳnh khác với tiếng ò...ó...o... của Trần Đăng Khoa, nó có 1 cái gì lắng đọng làm người ta xao xuyến bồi hồi.
Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác thấy, và việc lặp lại 3 lần ở đầu dòng đt “nghe” có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà trưa ngưng lại, làm xao động không gian và xao động cả lòng người -> tiếng gà làm cho ký ức người chiến sĩ quay lại với những kỷ niệm của tuổi thơ.
GV. Như thế ta thấy người chiến sĩ nghe tiếng gà không chỉ bằng thính giác mà bằng cả cảm xúc tâm hồn.
H. Khi con người nghe được bằng cả tâm hồn thì người đó phải có tình cảm như thế nào với làng xóm quê hương?
HS. Nhận xét
GV. Kết luận
GV.Cho HS quan sát bức tranh trong SGK
H. Nhận xét về ý nghĩa của bức tranh minh hoạ văn bản “Tiếng gà trưa”?
HS. Nhận xét
GV. Nhận xét -> bức tranh vẽ hình ảnh người bà, con gà và quả trứng. Các hình ảnh này đã làm sống lại những kỷ niệm tuổi thơ thân thương của con người – người chiến sĩ
Vậy những kỷ niệm đó là gì và được diễn tả như thế nào – tiết 2 của văn bản thày và các em sẽ tìm hiểu. 
Hoạt động IV. Luyện tập
Bài tập 1
Xuân Quỳnh cảm nhận tiếng gà trưa trong hoàn cảnh nào?
Khi nhà thơ còn nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ đẻ buổi trưa.
Khi nhà thơ đi thực tế sáng tác ở 1 làng miền núi
Khi nhà thơ ở Hà Nội về thăm trường cũ 
Khi nhà thơ trên đường trên đường hành quân
Bài tập 2: Tình cảm nào trong tâm hồn người chiến sĩ được tiếng gà trưa khơi dậy qua khổ thơ đầu?
Tình bà cháu
Tình yêu làng xóm, quê hương
Tình yêu những con gà mái mơ.
Cả 3 ý trên
I.Đọc – tìm hiểu chú thích
Đọc
Chú thích
Từ khó
Lang mặt
Sương muối
Chéo go, Trúc bâu
Tác giả, tác phẩm
Tác giả:
Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942-1988) quê ở La Khê – Hà Tây
Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Đề tài: viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày
Tác phẩm:
Viết năm 1968, thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”
Thể thơ: ngũ ngôn
Biểu đạt bằng phương thức: biểu cảm, tự sự và miêu tả
II. Đọc – hiểu văn bản
Bố cục: 3 đoạn 
Đoạn 1: Khổ thơ đầu: Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê
Đoạn 2: 5 khổ tiếp: Tiếng gà trưa khơi dậy kỷ niệm tuổi ấu thơ.
Đoạn 3: 2 khổ cuối: Những suy tư được gợi lên từ tiếng gà trưa.
Tiếng gà trưa thức dạy tình cảm làng quê người chiến sĩ
Hoàn cảnh: Trưa vắng trên đường hành quân xa, bên xóm nhỏ
Nghệ thuật: Sử dụng điệp từ “nghe”, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Khơi gợi những cảm xúc chân thành tươi vui về làng quê đã từng gắn bó thân thiết trong tâm tư người chiến sĩ.
- Thể hiện tình yêu làng quê thắm thiết sâu nặng của người chiến sĩ
* Củng cố: 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9(47).doc