Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 92 đến tiết 174 - Trường THCS Phan Đình Phùng

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 92 đến tiết 174 - Trường THCS Phan Đình Phùng

BÀN VỀ VIỆC ĐỌC SÁCH

I/Mục cần tiêu đạt

Giúp học sinh :

- Hiểu được cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sinh

- Rèn luyện thêm cách viết nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc ,sinh động ,giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm

- Tự rút ra bài học cho việc đọc sách của

II/Chuẩn bị

Đọc ,soạn bài.

III/Tiến trình tổ chức

A/Ổn định tổ chức

B/Kiểm tra bài cũ

C/Bài mới

Hoạt động 1:Giới thiệu bài

 Sách là kho tàng tri thức của nhân loại ,song không phải ai cũng biết cách đọc sách .Đểû làm sáng tỏ về phương pháp đọc sách Chu Quang Tiềm nhà mĩ học ,lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc đã có bài viết “Bàn về việc đọc sách ” hôm nay chúng ta tìm hiểu .

 

doc 122 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tiết 92 đến tiết 174 - Trường THCS Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngaøy soaïn : . /  / 201..	 Ngaøy daïy :  /. / 201..
TUẦN : 20 
 TIẾT : 91-92 	 
	BÀN VỀ VIỆC ĐỌC SÁCH 
I/Mục cần tiêu đạt
Giúp học sinh :
Hiểu được cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sinh 
Rèn luyện thêm cách viết nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc ,sinh động ,giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm 
Tự rút ra bài học cho việc đọc sách của 
II/Chuẩn bị 
Đọc ,soạn bài. 
III/Tiến trình tổ chức 
A/Ổn định tổ chức 
B/Kiểm tra bài cũ 
C/Bài mới 
Hoạt động 1:Giới thiệu bài 
 Sách là kho tàng tri thức của nhân loại ,song không phải ai cũng biết cách đọc sách .Đểû làm sáng tỏ về phương pháp đọc sách Chu Quang Tiềm nhà mĩ học ,lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc đã có bài viết “Bàn về việc đọc sách ” hôm nay chúng ta tìm hiểu .
Hoạt động 2:
?Nêu nét chính về tác giả ,kiểu văn bản ?
HS đọc chú ý nhấn giọng 
?Tên văn bản : “Bàn về việc đọc sách” cho thấy kiểu văn bản của bài văn này là gì ?
Văn nghị luận
?Vấn đề nghị luận của bài văn này là gì ?
Bàn về sự cần thiết của việc sách và phương pháp đọc sách 
 ?Tìm bố cục và hệ thống luận điểm ?
Đầu ->Thời gian mới :Tquan trọng ,ý nghĩa của việc đọc sách 
Tiếp ->Lực lượng : Các khái niệm ,hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện 
Còn lại :Bàn về phương pháp đọc sách (lựa chọn sách và cách đọc sách )
?Nếu chuyển các nội dung trên thành câu hỏi thì bày nghị luận này nhằm mục trả lời những câu hỏi nào ?
Vì sao phải đọc sách ?
Hiện này mọi người đọc sách như thế nào 
? Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách , tác giả đư a ra luận điểm căn bản nào ? 
? Khi cho rằng học vấn không chỉ là đọc sách , nhưnưg đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn , tác giả muốn ta nhận thức điều gì về học vấn và quan hệ đọc sách với học vấn ? 
Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người 
Trong đó đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng 
Muốn có học vấn không thể không đọc sách 
? Tại sao đọc sách là con đường quan trọng của học vấn tác giả phân tích lý lẽ như thế nào ? 
? Tại sao tác giả lại noí sách là kho tàng cất giữ tinh thần nhân loại ? 
-Tủ sách của nhân loại đồ sộ và có gí trị 
-Sách là những gia trị quý giá , là tinh hoa trí tuệ , tư tưởng , tâm hồn của nhân loại được mọ thế hệ cất giũ 
? Từ thành tựu của sách tác giả muốn nói điều gì ? 
? Phân tích ? 
-Vì sách lưu trữ hết thẩy các thành tựu học vấn của nhân loại 
-Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này 
? Tác giả tiếp tục lý giải tầm quan trọng của việc đọc sách như thế nào ? 
?Tại sao đọc sách lại là hưởng thụ , chuẩn bị cho con đường học vấn ? 
-Sách kết tinh học vấn trên mọi lĩnh vực đời sống trí tuệ tư tưởng tâm hồn của nhân loại trao lại .Đọc sách là thừa hưởng những giá trị này , nhưng học vấn luôn mở rộng .Để tiến lên con người phải dựa vào di sản học vấn này 
? Vậy em đã hưởng thụ được gì từ sách ngữ văn 9 ? 
 Hs trả lời 
? Từ những lý lẽ trên em hiểu gì về sách và lợ ích của việc đọc sách ? 
-Sách là vốn quý của nhân loại 
-Đọc sách là cách tạo học vấn của nhân loại 
-Muốn tiến lên trên con đường học vấn không thể không đọc sách 
?Trong phần tiếp theo tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ của mình về việc đọc sách như thế nào ? 
-Đọc sách để nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu 
-Tcá giả nêu lên những gì trong tình hình hiện nay ? 
-Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu , dễ xa vào lối “ăn tươi nuốt sống ” không kip tiêu hoá , không kịp nghiền ngẫm 
-Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn , lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích 
? Theo tác giả thếo nào là đọc chuyên sâu và không chuyên sâu ? 
-Đọc chuyên sâu : đọc quyển nào ra quyển ấy đọc tâm ghi nghiềm ngẫm đến thuộc lòng thấu vào sương tuỷ 
-Đọc không chuyên sâu là cách đọc qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít 
?Theo tác giả cần lựa chọn sách như thế nào ? 
? Từ ý kiến tác giả em rút ra bài học gì cho bản thân ? 
-Đọc sách cần tinh , kỹ hơn là đọc dối trá 
? Cách chọn sách để đọc tác giả bàn về phương pháp đọc sachs như thế nào ? 
? Phân tích cách trình bầy lý lẽ của tác giả 
-Lý lẽ đưa ra chính đáng chứng tỏ ông là một độc giả từng trả và có uy tín 
-Phân tích lý lẽ bằng cách tâm tình , giọng diệu chuyện trò 
? Sức thuyết phục của văn bản còn thể hiện ở mặt nào nữa ? 
-Bố cục bài viết chặt chẽ , hơp lý các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên 
-Bài viết giầu hình ảnh , tác giả dùng cách ví von cụ thể thú vị 
? Từ văn bản này những kinh nghiệm đọc sách nào đự¬c truyền tới người đọc ?
-Đọc sách cốt chuyên sâu , nghĩa là cần chọn tinh đọc kỹ theo mục đích hơn là tham nhiều đọc dối 
 Hs đọc nghi nhớ 
-Phát biểu điều mà em thấm thía nhất là khi đọc học bài bàn về đọc sách 
 Hs tự làm 
I/Đọc – hiểu văn bản 
1/Vài nét về tác ,tác phẩm (sgk)
2/Đọc tìm bố cục (luận điểm ) 	
3 /Phân tích 
3.1/ Tầm quan trọng và ý ngiã của việc đọc sách:
? Vì sao phải đọc sách ? 
-Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn 
Sách là thành tựu đáng quý : 
+ Sách đã nghi chép cô đúc lưu truyền mọi tri thức , tìm tòi tích lưỹ được qua từng thời đại 
+ Sách là kho tàng cất giữ di sản tinh thần văn hóa nhân loại 
Muốn nâng cao học vấn : Nhất định phải lấy thành quả mà nhân loại đã đạt được trng qúa khứ làm điểm suất phát .
* Đọc sách là hưởng thụ để tiến lên trên con đường học vấn là sự chuẩn bị trên con đường học vấn 
3.2 / Phương châm đọc sách 
+ Chọn sách đọc :
-Không tham đọc nhiều đọc lung tung mà phải chọn tinh , đọc cho kỹ những quyển nào thực sự có giá trị có lợi cho mình 
-Cần đọc kỹ các cuốn sách , taì liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình 
-Đọc tài liệu chuyên sâu nhưng không xem thường cách thường thức 
Phương pháp đọc :
-Không nên đọc lướt qua , đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ “Trầm ngâm suy nghĩ tích luỹ tưởng tượng tự do ” nhất là những cuốn sách có giá trị 
-Không nên đọc một cách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có khoa học và hệ thống 
 II/ Tổng kết 
III /Luyện tập 
 D / Củng cố 
 -Nhắc lại nội dung bài 
Đ / Dặn dò 
 -Làm bài tập 
-Soạn tiếng nói của văn nghệ 
 Ngaøy soaïn : . /  / 201..	 Ngaøy daïy :  /. / 201..
TUẦN : 20 
 TIẾT : 93 	 
	KHỞI NGỮ
i / mục tiêu cần đạt 
 -Giúp học sinh : 
-Nhận biết khởi ngữ , phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu 
-Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó 
-Biết đặt những câu có khởi ngữ 
II / Chuẩn bị 
 _Soạn bài 
III / Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học 
A/ Ổn định tổ chức 
B / Kiểm tra bài cũ 
C / Bài mới 
Hoạt động 1 :Hình thành kiến thức về khởi ngữ 
 Hs đọc 
? Yêu cầu của bài tập 1 
- Phân biệt những từ in đậm với cn về vị trí và quan hệ với vn 
? Hs phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu a , b ,c 
? Phân biệt các từ in đậm với cn 
? Về vị trí ? 
-Các từ in đậm đứng trước cn nhưng phải là cn 
? Về quan hệ với cn ? 
-Các từ in đậm không có quan hệ c-v với cn 
-Như vậy xét về hình thức cũng như nội dung thì các từ in đậm có quan hệ gì với câu ? 
?Vậy đề tài các câu a , b , c là gì ? 
-Câu a đề tài anh – cn 
 Câu b giầu –vn 
Câu c các thể văn trong lĩnh vực văn 
 nghệ vn 
? Nhận xét ? 
Câu a , b nêu trực tiếp ( lặp lại ) 
Câu c không lặp lại
?Trước các từ ngữ in đậm ta có thể thêm từ gì : về đối với 
-> Những từ ngữ in đậm là khởi ngữ hay đề ngữ vậy khởi ngữ là gì ? 
 Hs đọc , cho vd 
? Để tìm khởi ngữ ta phải đặt câu hỏi gì ? 
-Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này ? 
-Trả lời câu hỏi trên là khởi ngữ < nằm dưới câu 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài luyện tập 
 Hs tìm 
 Hs cho thêm vd 
I / Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
1/ vd
a/ Nghe gọi con bé giật mình tròn mắt nhìn .Nó ngơ ngác lạ lùng còn anh anh không kìm nổi sức 
 cn
động 
b/ Giầu tôi cũng giầu rồi 
 kn cn vn
c/ : Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ 
 kn
chúng ta /có thể tin ở tiếng ta không sợ nó thiếu 
 cn vn
giầu và đẹp 
2 / ghi nhớ sgk 
Vd: Thuốc ông ấy không hút 
 Rượi ông ấy không uống 
II / Luyện tập 
1/ Tìm từ khởi nghĩa 
a/ Điều này 
b/ Đối với chúng mình 
c/ Một mình 
d/ Làm khí tượng 
e / Đối vơí cháu 
2/ Chuyển thành câu có kn 
a/ Anh ấy làm bài cẩn thận lắm 
->Làm bài anh ấy cẩn thận lắm 
b/ Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giả được -> hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được 
D / Củng cố 
-Nhắc lại kiến thức 
Đ/ Dặn dò 
-Làm bài tập về nhà 
 .
 Ngaøy soaïn : . /  / 201..	 Ngaøy daïy :  /. / 201..
TUẦN : 20 
 TIẾT : 94 	 
	PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 
I / Mục tiêu cần đạt 
-Giúp học sinh : 
+Hiểu và biết vận dụng các phép luận phân tích . tổng hợp và tập làm văn nghị luận 
+Hs biết vận dụng kiến thức đã học vào bài kiểm tra 
II / Chuẩn bị : 
 -Đọc soạn bài 
III /Tiến trình tổ chức dạy – học 
A / Ổn định tổ chức 
B / Kiểm tra bài cũ 
C/ Bài mới 
Hoạt động 1 : Đọc văn bản 2 hs đọc 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu phép phân tích 
? Ở đoạn mở đầu bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng gì về trang phục ? 
? Vì sao không ai làm cái điều phi lý mà tác giả nêu ra ? 
-Vì những điều đó chướng mắt trái với quy tắc đồng bộ và chỉnh tề 
? Việc không làm đó cho thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người ? 
?Hai luận điểm chính trong văn bản làgì ? 
-Aên mặc phải phù hợp với hoàn cảnh riêng và chung 
-Aên mặc phải phù hợp với đạo đức 
? Để phân tích luận điểm tác giả dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận điểm đó 
-Nêu giả thiết 
? Tác giả nêu những giả thiết nào ? 
-Các giả thiết đó nêu ra những yêu cầu gì về trang phục ? tác giả phân tích như thế nào ? 
-Giả thiết 1 : Aên mặc phải phù hợp mt 
- Giả thiết 2: Aên mặc phải phù hợp với công việc 
-Giả thiết 3: Aên mạc phải phù hợp với sinh hoạt 
? Vậy phép phân tích là gì ? 
-Trình bầy từng bộ phận , phương diện của một vấn đề -> chỉ ra nội dung của svht
? Biện pháp thường dùng trong phép phân tích ?
-Gỉa thiết , so sánh , chứng minh , đối chiếu , giả thích ? 
Hoạt động 3:Tìm hiểu phép tổng hợp 
? Aên mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh  xh có phải là câu tổng hợp với các ý đẫ phân tích ở trên không ? 
-Là câu tổng hợp , thâu tóm những điều đã phân tích 
?Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc trên bài viết đã đặt ra vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào ? 
-Mặc đẹp có phù hợp thì mới đẹp , phù hợp với môi trường , với hiểu biết , với đạo đức ..
?Vậy tác giả đã không dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề ? 
-Tổng hợp toàn thể : đem tích chất chung của nhiều sự vật khác nhau mà tổng hợp lại nên hình thành 1 vấn đề chung của toàn thể 
? Phép tổng hợp thường nằm ở vị trí nào của văn bản ? 
-Nằm cuối đoạn hay cuối bài 
? Vậy thế nào là phép tổng hợp ?
 Hs đọc ghi nhớ 
Hoạt động 3:Hướng dẫn hs luyện tập 
 Hs hoạt động nhóm 
? Tác giả phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm trên ?
-Học vấn là của nhân loại -> học vấn trên do sách lưu truyền lại -> nên sách là  ... o với phần Văn và phần tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh.
3. Các phương thức biểu đạt : miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa ntn đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn ?
VI. Các kiểu văn bản trọng tâm :
* Học sinh tự ôn lại các kiểu văn vản : thuyết minh, tự sự, nghị luận .
*** Củng cố, dặn dò :
 Ngaøy soaïn : . /  / 201..	 Ngaøy daïy :  /. / 201..
TUẦN : 35-36 
 TIẾT : 165-166 	 
TÔI VÀ CHÚNG TA
 Lưu Quang Vũ.
I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
Hiểu được phần nào tính cách của các nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội ta.
Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch : cách tạo tình huống, phát triển mâu thuẫn, diễn tả hành động và sử dụng ngôn ngữ.
II/Chuẩn bị :
Nội dung bài .
III/Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học : 
A/Ổn định tổ chức : 
B/Kiểm tra bài cũ : Kể tên một số vở kịch đã học ở lớp 8? Nêu những hiểu biết của em về thể loại kịch.
C/Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, đọc và tìm hiểu tình huống kịch.
- Hs đọc và nêu một vài nét về tác giả, tác phẩm .
- Giáo viên tóm tắt ghi bảng .
- Phân vai cho học sinh đọc. Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích.
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu tình huống kịch :
- Tình trạng xí nghiệp Thắng Lợi : máy móc cũ kĩ, lạc hậu ; quy mô sản xuất bị thu nhỏ; tổ chức phân công lao động không hợp lí, kém hiệu quả, đời sống của anh chị em công nhân ngày càng khó khăn. Phải thay đổi phương thức quản lí-tổ chức – điều đó trở thành yêu cầu tất yếu. Những con người tiên tiến đã nhận ra điều ấy và khát khao thực hiện. Nhưng họ đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của những kẻ bảo thủ, xu nịnh, mượn danh bảo vệ truyền thống. Cuộc đấu tranh gay gắt nhưng chiến thắng tất yếu sẽ thuộc về những con người mới.
-Những vấn đề cơ bản vở kịch đặt ra và ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì bay giờ :
+ không thể cứ khư khư giữ lấy các nguyên tắc, cơ chế đã trở thành cứng đờ, laic hậu mà phải mạnh dạn thay đổi các phương thức tổ chức, quản lí để thúc nay sản xuất phát triển ; đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc.
+ Không có thou chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái chúng ta được tạo thành từ những cái tôi cụ thể, vì thế cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống, quyền lợi của mỗi cá nhân con người.
+ Trong thực tế nước ta bấy giờ, tôi và chúng ta có ý nghĩa thật lớn lao, nó là vấn đề cấp thiết từ thực tế đời sống, thực tế xã hội và ý nghĩa trực tiếp dối với sự phát triển của đất nước.
* Hoạt động2 : Hướng dẫn phân tích nội dung kịch.
? Muốn thể hiện sự phát triển xung đột kịch, tác giả cần tạo được tình huống. Trong cảnh 3 này, tình huống đó là gì ? Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến nay được bộc lộ như thế nào ?
? Tại sao lại có những mâu thuẫn nảy sinh như vậy?
? Theo em, mâu thuẫn đó có ý nghĩa như thế nào ?
? Phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động, trưởng phòng tài vụ liên quan đến vấn đề nào ?
? Tại sao quản đốc phân xưởng lại phản đối trước quyết định của giám đốc ?
? Nguyễn Chính có thái độ ntn trước quyết định của Hoàng Việt ?
? Qua đoạn trích, em hiểu thế nào về tính cách của các nhân vật tiêu biểu ?
? Có thể chia thành mấy tuyến nhân vật ?
? GĐ Hoàng Việt là người ntn ? Những việc làm của anh có đúng đắn không? Vì sao anh lại làm như vậy ?
? Kĩ sư Lê Sơn là người ntn ? Tại sao anh lại quyết định cùng GĐ cải cách xí nghiệp ?
? Với những phản ứng của Nguyễn Chính, anh ta bộc lộ bản chất thực của mình là gì ?
? Quản đốc phân xưởng tại sao lại có những phản ứng như vậy ? Anh ta là người ntn?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết văn bản 
? Em có cảm nhậ thế nào về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch ?
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
I. Đọc, hiểu văn bản :
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm :
a. Tác giả : Lưu Quang Vũ (1948- 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Quảng Nam. Là nhà thơ, nhà viết kịch. Ngòi bút của ông nhạy bén, sắc xảo, đề cập đến hàng loạt vấn đề có tính nóng hổi trong cuộc sống đương thời.
b. Tác phẩm : Tôi và chúng ta Phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối của hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi.
- Đoạn trích là cảnh ba của vở kịch gồm chín cảnh.
2. Đọc, chú thích, tình huống kịch : 
3. Phân tích :
a. Tình huống kịch và mâu thuẫn cơ bản của đoạn trích :
- Tình huống kịch : Tình trạng ngưng trệ sản xuất của xí nghiệp đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo. Sau quá trình tìm hiểu sau một năm nhận nhiệm vụ, giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới. Như vậy anh và kĩ sư Lê Sơn đã tuyên chiến với cơ chế quản lí, phương thức tổ chức đã trở nên lỗi thời.
- Những mâu thuẫn cơ bản :
+ Phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động, Trưởng phòng tài vụ – biên chế, quỹ tiền lương.
+ Phản ứng của quản đốc phân xưởng Trương – hiệu quả của tổ chức, quản lí khi Hoàng Việt nói không cần chức vụ này.
+ Phản ứng gay gắt của PGĐ Nguyễn Chính- dựa vào cấp trên, nguyên tắc, nghị quyết Đảng uỷ của xí nghiệp.
b. Tính cách của các nhân vật tiêu biểu:
* Phe cải cách :
- Hoàng Việt : Giám đốc, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm vì sự phát triển của xí nghiệp và quyền lợi của anh chị em công nhân. Là người trung thực, thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí .
- Kĩ sư Lê Sơn : Có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, từng gắn bó nhiều năm với xí nghiệp. Chấp nhận khó khăn, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị .
* Phe bảo thủ :
- Nguyễn Chính : PGĐ – tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan, nhiều mách khoé. Vin vào cơ chế, các nguyên tắc dù đã trở thành lạc hậu để chống lại sự đổi mới. Khéo luồn lách, xu nịnh cấp trên .
- Trương : Quản đốc phân xưởng – làm việc như cái máy, khô cằn tình người, thích tỏ ra quyền thế , hách dịch với anh chị em công nhân.
4. Tổng kết : Ghi nhớ (Sgk)
II. Luyện tập : 
IV . Củng cố, dặn dò : 
Học bài, chuẩn bị bài ôn tập văn học .
 Ngaøy soaïn : . /  / 201..	 Ngaøy daïy :  /. / 201..
TUẦN : 36 
 TIẾT : 167-168 	 
TỔNG KẾT VĂN HỌC
I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
Hình dung lại hệ thống các văn bản tác phẩm văn học dã học và đọc thêm trong chương trình ngữ văn toàn cấp .
Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam : các bộ phận văn học, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật .
Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình .
II/Chuẩn bị :
Nội dung bài .
III/Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học : 
A/Ổn định tổ chức : 
B/Kiểm tra bài cũ : 
C/Bài mới:
* Phần A :
I. Bảng thống kê các tác phẩm theo thể loại, theo mẫu :
Văn học dân gian
Văn học trung đại
Văn học hiện đại
Truyện 
Truyền thuyết
Cổ tích.
Ngụ ngôn
Ca dao – dân ca .
Tục ngữ .
Sân khấu (Chèo)
Truyện, kí.
Thơ.
Truyện thơ.
Văn nghị luận (hịch, cáo, chiếu,)
Truyện, kí.
Tuỳ bút.
Thơ.
Kịch.
Văn nghị luận.
* Lưu ý :
- Không thống kê các văn bản nước ngoài và văn bản nhật dụng .
- Các câu ca dao – dân ca nên ghi theo tên đặt cho cả chùm theo chủ điểm nội dung.
- Với những văn bản trích từ tác phẩm dài, can ghi cả tên đoạn trích và tên tác phẩm.
- Nếu tác phẩm không có năm sáng tác thì ghi năm xuất bản .
- Đọc lại các phần chú thích * để nắm lại khái niệm về : truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn, Ca dao – dân ca, tục ngữ, chèo. 
* Phần B :
I. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam :
- Hs đọc, tự rút ra nhận xét.
II. Các bộ phân hợp thành nền văn học Việt Nam :
Văn học dân gian .
Văn học viết.
Học sinh đọc, thảo luận, nhận xét.
III. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam :
Văn học luôn gắn liền với đời sống và sự phát triển của xã hội, những phản ánh của văn học – dù dân gian hay văn học viết đều thể hiện sinh động cuộc sống con người trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. 
IV. Sơ lược về một số thể loại văn học :
Một số thể loại văn học dân gian :
Một số thể loại văn học trung đại :
Thơ .
Truyện kí.
Thơ Nôm.
Một số thể văn nghị luận .
Một số thể loại văn học hiện đại .
V. Ghi nhớ tổng quát : (SGK).
*** Củng cố, dặn dò : Ôn tập tổng thể chuẩn bị kiểm tra học kì .
 Ngaøy soaïn : . /  / 201..	 Ngaøy daïy :  /. / 201..
TUẦN : 36 
 TIẾT : 169-170 	 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT, BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
* YÊU CẦU CHUNG : Giáo viên cho học sinh xem lại các bài làm của mình, tự nhận xét, đánh giá, sửa lỗi; đổi bài cho bạn để cùng nhận ra những mặt mạnh, yếu của bài làm, từ đó có hướng khắc phục trong quá trình làm văn ở bậc THPT.
TUẦN : 37 
 TIẾT : 171-172 	 
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
(THEO ĐỀ CHUNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC).
 Ngaøy soaïn : . /  / 201..	 Ngaøy daïy :  /. / 201..
TUẦN : 37 
 TIẾT : 173-174 	 
THƯ, (ĐIỆN) CHÚC MỪNG, THĂM HỎI 
I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
Trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
Viết được thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
II/Chuẩn bị :
Nội dung bài .
III/Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học : 
A/Ổn định tổ chức : 
B/Kiểm tra bài cũ :
C/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu các tình huống phải viết thư, điện.
? Những trường hợp nào can gửi thư, điện chúc mừng và thăm hỏi ?
? Kể thêm một số trường hợp mà em biết ?
? Mục đích của việc viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi là gì ?
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi .
? Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi .
? Nội dung điện chúc mừng, thăm hỏi giống và khác nhau ntn ?
? Em nhận xét gì về độ dài của chúng ?
? Nhận định chung về mặt hình thức và nội dung của thư, điện chúc mừng, thăm hỏi ?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập .
I. Nhứng trường hợi cần phải viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi :
*. Ví dụ :
- Những trường hộ cần viết thư, điện chúc mừng : a,b
- Những trường hợp phải gửi thư, điện thăm hỏi : c.d.
- Mục đích : Bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận .
II. Cách viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi:
1. Ví dụ :
- a. Thư chúc mừng năm mới.
-b. Thư chúc mừng thành tích.
- c. Thư thăm hỏi.
2. Nhận xét :
- Về hình thức : Lời văn ngắn gọn, xúc tích, nói thẳng vào vấn đề; họ tên người gửi, người nhận.
- Về nội dung : Không giống nhau, suy nghĩ và cảm xúc của người gửi đối với tin vui, điều không may, bất hạnh của người nhận.
*** Ghi nhớ (SGK).
III. Bài tập :
2.a. Điện chúc mừng.
b. Điện chúc mừng .
c. Điện thăm hỏi .
d. Thư, điện chúc mừng.
e. Thư, điện chúc mừng.
IV.Củng cố, dặn dò :

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9Tuan 2137.doc