Giáo án Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Lộc Bổn

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Lộc Bổn

Tiết 1-2

Bài 1

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan

 Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1.Kiểm tra bài cũ.

2.Giới thiệu chương trình, SGK và phương pháp học Ngữ văn 9.

 

doc 134 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Lộc Bổn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20.8.2010
Ngày dạy: 23.8.2010
Tuần 1
Tiết 1-2
Bài 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A/ Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan
	Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Kiểm tra bài cũ.
2.Giới thiệu chương trình, SGK và phương pháp học Ngữ văn 9.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
Hoạt động 1:Giới thiệu tác giả, tác phẩm
GV giới thiệu tác giả và thể loại văn bản.
Hoạt động 2: Đọc – tìm hiểu văn bản.
GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc: chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm, ngắt ý và nhấn mạnh ở từng luận điểm. Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc lại VB. Lớp và GV nhận xét.
-Qua VB, em thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện ở những khía cạnh nào? Hãy phân đoạn VB theo các luận điểm trên.
+Tìm hiểu luận điểm 1:
Cho HS đọc lại đoạn 1.
-Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới trên nền tảng văn hoá dân tộc đã hình thành ở Bác một nhân cách, một lối sống như thế nào? (Một con người gồm: kim, cổ, tây, đông Giàu quốc tế, đậm VN từng nét-BV)
+Tìm hiểu luận điểm 2:
Cho HS đọc lại đoạn 2.
Lối sống bình dị của Bác được thể hiện như thế nào?
Lối sống của Bác cũng rất Việt Nam, rất phương Đông. Lối sống đó được thể hiện như thế nào? (nhắc lại lối sống của Nguyễn Trãi trong “Côn sơn ca” và hai câu thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong VB này để thấy được vẻ đẹp cuộc sống đạm bạc mà thanh cao).
Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Hoạt động 3:Nhận xét nghệ thuật bài văn
-Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
Cảm nhận của em về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách HCM?
(thảo luận 5 phút, GV chốt lại các ý HS thảo luận). Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK tr.8.
HĐ4: Ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.
HĐ5: Luyện tập: Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị, cao đẹp của Bác.
I/Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
-Lê Anh Trà
-Văn bản nhật dụng (Xem SGK).
II/Đọc – tìm hiểu văn bản.
1.Đọc , tìm hiểu , chú thích.
2. Bố cục
-Trong cuộc đời ... hiện đại:
Vốn tri thức uyên thâm của Bác.
-Phần còn lại: Lối sống của Bác.
1.Vốn tri thức văn hoá sâu rộng của Bác:
-Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới, có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước:
+Nắm vững phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ.
+Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề).
+Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
-Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
+Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+Tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán tiêu cực.
+Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế.
*Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, thống nhất hài hoà giữa dân tộc và nhân loại.
2.Lối sống của Bác:
-Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vài phòng; đồ đạc mộc mạc, đơn sơ...
-Trang phục giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp đơn sơ...
-Ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...
-Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời. Đây là một cách sống có văn hoá trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị.
*Lối sống của Bác vừa giản dị vừa thanh cao.
3.Nghệ thuật:
-Kết hợp giữa kể và bình luận.
-Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
-Đan xen với thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
cách dùng từ Hán Việt.
-Sử dụng nghệ thuật đối lập.
III/ Tổng kết:
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
D/ Củng cố: 
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
E/ Dặn dò: 
Học Ghi nhớ SGK tr.8.
	Chuẩn bị bài mới: Đọc, trả lời câu hỏi tìm hiểu “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”.
	 Tiết 3:TV: Các phương châm hội thoại.
Ngày soạn: 20.8.2010
Ngày dạy: 25.8.2010
Tiết 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
	 Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan
	 Học sinh: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại kiến thức bài “Hội thoại” đã học ở lớp 8.
(Vai xã hội trong hội thoại? Cách đối xử của người có vai xã hội thấp với người có vai xã hội cao và ngược lại).
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu phương châm về lượng.
+GV hướng dẫn HS đọc đối thoại1 tr.8.
-Khi An hỏi “học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An cần biết không? Vì sao?
(bơi là gì? Nếu nói mà không có nội dung như thế thì có thể coi đây là 1 câu nói bình thường không?
Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp? 
+Cho HS đọc (khuyến khích hình thức kể) truyện cười “Lợn cưới, áo mới” tr.9 SGK.
Vì sao truyện này lại gây cười? 
Lẽ ra anh có “lợn cưới” và anh có “áo mới” phải hỏi và trả lời thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và trả lời?
Như vậy cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
Hệ thống hoá kiến thức. 
Gọi HS đọc Ghi nhớ tr.9.
HĐ2: Tìm hiểu phương châm về chất.
-GV hướng dẫn HS đọc hoặc kể lại truyện cười “Quả bí khổng lồ” (SGK tr.9).
Truyện cười này phê phán điều gì?
Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
-Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không? Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không? (không)
Hãy rút ra nhận xét.
-So sánh để làm rõ sự khác nhau giữa yêu cầu được nêu ra ở bước 1 và 2 phần này.
-Hệ thống hoá kiến thức. HS đọc Ghi nhớ tr.10
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3,4,5.
1/Phân tích lỗi trong các câu a,b
2/Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. Cho biết phương châm hội thoại có liên quan.
3/Cho biết phương châm hội thoại không được tuân thủ trong truyện cười “Có nuôi được không”.
4/Giải thích lí do dùng các cách diễn đạt...
5/Giải thích nghĩa các thành ngữ và cho biết phương châm hội thoại có liên quan.
-ăn đơm nói đặt
-ăn ốc nói mò
-ăn không nói có
-cãi chày cãi cối
-khua môi múa mép
-nói dơi nói chuột
-hứa hươu hứa vượn
Cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
I/ Phương châm về lượng:
(không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi)
(các nhân vật nói nhiều hơn rất nhiều những gì cần nói)
*Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
II/ Phương châm về chất.
(tính nói khoác)
*Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng.
đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
(không nên nói những gì trái với điều ta nghĩ/ nếu chưa có cơ sở để xác định là đúng- nên thêm cụm từ: hình như, dường như, tôi nghĩ là...)
III/ Luyện tập:
1.Từ ngữ trùng lặp, thừa.
2.Nói có sách mách có chứng, nói dối, nói mò, nói nhăng nói cuội, nói trạng.
3.Phương châm về lượng.
4a.Phương châm về chất (chưa kiểm chứng).
4b.Phương châm về lượng (nhắc lại có chủ ý).
5. Giải thích nghĩa các thành ngữ:
-vu khống, đặt điều, bịa...
-nói không có căn cứ.
-vu khống, bịa đặt.
-cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.
-nói năng ba hoa, khoác lác
-nói lăng nhăng, linh tinh
-hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa.
*không tuân thủ phương châm về chất - điều tối kị trong giao tiếp - 
HS cần tránh.
D/ Củng cố:
	Khi giao tiếp, cần tuân thủ yêu cầu gì?
	Phương châm về lượng là gì? Phương châm về chất là gì?
E/ Dặn dò: 	
Học thuộc hai Ghi nhớ SGK tr.9- 10.
	Hoàn chỉnh các bài tập vừa làm.
	Chuẩn bị bài mới: Các phương châm hội thoại (t.t).
Tiết 4:TLV:Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Ngày soạn: 21.8.2010
Ngày dạy: 25.8.2010
Tiết 4
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
	Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan
	 Học sinh: Ôn kiến thức cũ; đọc, trả lời câu hỏi và bài tập SGK
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1:Ôn lại kiến thức về kiểu VBTM và các phương pháp thuyết minh.
-VBTM là gì? 
-Nêu các phương pháp thuyết minh đã học ở lớp 8.
HS trả lời, GV bổ sung, hoàn chỉnh.
HĐ2:Đọc và nhận xét kiểu VBTM có sử dụng 1số biện pháp nghệ thuật -HS đọc VB “Hạ Long- Đá và Nước”
-Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng? 
VB có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? 
Đặc điểm ấy có dễ dàng thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê không?
-Vấn đề Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận được tác giả TM bằng cách nào?
Hãy chỉ ra câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long.
-Tác giả đã sử dụng các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng như thế nào để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long?
(chú ý: sau mỗi đổi thay góc độ quan sát là sự miêu tả những biến đổi của đảo đá từ những vật vô tri thành vật sống động, có hồn).
-Tiểu kết và Ghi nhớ.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
1) Đọc VB “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh”. 
VB có tính chất TM không?
Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào?
Bài TM này có nét gì đặc biệt?
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần TM không?
2) Đọc đoạn văn “Bà tôi ... hoạt động”.
Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.
I/Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản TM
1.Ôn tập văn bản thuyết minh:
VBTM cung cấp tri thức khách quan, phổ thông. Có 6 phương pháp thuyết minh đã học: định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh.
2.Viết VBTM có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
TM về vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long.
VB cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng.
Vấn đề TM trong bài văn này là vấn đề trừu tượng, không dễ dàng TM bằng cách đo đếm, liệt kê.
Liên tưởng, tưởng tượng.
“Chính Nước làm cho Đá ... có tâm hồn”.
Nước tạo nên sự di chuyển và khả năng di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh s ... Tuy xa làng nhưng ông chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về làng . Ông tự hào về làng chợ Dầu.Những lúc rảnh rỗi ông thường đến phòng thông tin theo dõi những tin tức kháng chiến .Một hôm ông nghe, ông nghe tin dữ - làng chợ dầu theo Tây .Ông bàng hoàn đau xót tủi nhục dằn vặt rồi ông tâm sự với đứa con út cho vơi đi nỗi buồn .Trong lần tâm sự ấy ông đã gắn tình yêu làng với tình yêu đất nước , yêu cách mạng, yêu cụ Hồ . Một hôm tin làng được cải chính , ông sung sướng hạnh phúc vô cùng. Ông không buồn không tiết ngôi nhà bị đốt .ông lại chạy đi khoe về làng mình .
- Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng.
	Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến . Mãi khi con gái lên 8 tuổi , ông mới có dịp về thăm nhà thăm con.Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống trong bức ảnh chụp với má . Em đối xử với ba như một người xa lạ , đến lúc Thu nhận ra ba tình cha con thức dậy mảnh liệt trong em , thì đến lúc ông sáu phải đi xa .ở khu căn cứ người cha đã dồn hết tình cảm cho con bằng việc làm chiếc lược nga để dành cho đứa con giái nhỏ bé . Trong một trận càng ông hy sinh . Trước khi nhắm mắt ông còn kịp giao chiếc lược cho người bạn.
Củng cố:
- Qua tác phẩm “ lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long , em hãy phân tích vẽ đẹp tâm hồn của anh thanh Niên trên trạm khí tượng giữa núi cao.
	 E. Dặn dò về nhà.
	 - Đọc lại tác phẩm , nắm lại nội dung , nghệ thuật.
	 - Tóm tắc được tác phẩm.
	 - Soạn bài mới:Cố Hương.
Tiết: 80
CỐ HƯƠNG
 “ Lỗ Tấn”
	Ngày soạn:
	Ngày giảng: 
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:Giúp hs thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới ,xã hội mới . 
2.Kỉ năng : Rèn kỉ năng đọc phân tích, pt nội dung và nghệ thuật 
 3.Thái độ : Tình yêu quê hương, con người,tđ sống
B.Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Giáo án , 
 2.Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk
C.Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn định: (1’)Nắm sỉ số .
 II.Bài cũ: Hãy tóm tác truyện ngắn lặng lẽ Sa pa , nêu nnọi dung , nghệ thuật.
 III.Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung và ghi bảng
Em hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm?
Gv hướng dẫn đọc -gọi nhiều hs đọc từng đoạn.
Gọi hs đọc chú thích về tác giả.
Văn bản chia làm mấy phần? nội dung của từng phần là gì?
Hãy nhận xét về phương thức biểu đạt của văn bản?
Với văn bản này ta nên đọc dọng như thế nào? Gv đọc mẫu, gọi học sinh đọc.
I. Tác giả , tác phẩm
1. Tác giả:
- Lỗ Tấn: Lúc nhỏ tên là Chu Thụ Nhân(1881-1963).
- Là chiến sĩ cộng sản kiên định, sớm có tư tưởng văn học tiến bộ.
- Công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn rất đa dạng và đồ sộ.
2. Tác phẩm:(sgk)
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Đọc, tìm hiểu chú thích.
2.Bố cục;có 3 phần
-P1:Từ đầu à “sinh sống”: “Tôi” trên đường về quê.
-P2:TT à “như quét”:Những ngày “tôi” ở quê.
-P3: Còn lại: “Tôi” trên đường xa quê.
3. Phương thức biểu đạt:
Phương thức tự sự.Tuy nhiên biểu cảm cũng là một phương thức rất quan trọng .
4. Phân tích:
DCủng cố : (2’) Gv khái quát nội dung cơ bản 
E Dặn dò : (2’) Đọc lại văn bản ,kể lại văn bản
 . Chuẩn bị: Cố hương (T2). 
 Đọc văn bản và soạn bài theo câu hỏi sgk.
TUẦN 17
Tiết 81-82 CỐ HƯƠNG (T2) 
	“Lỗ Tấn” 
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:Giúp hs thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới ,xã hội mới . 
2.Kỉ năng : Rèn kỉ năng đọc phân tích, pt nội dung và nghệ thuật 
 3.Thái độ : Tình yêu quê hương, con người,tđ sống
B.Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Giáo án , 
 2.Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk
C.Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn định: (1’)Nắm sỉ số .
 II.Bài cũ: (5’)Kiểm tra vở soạn
 III.Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung và ghi bảng
*Hoạt động 1: (35’)
Nhân vật Nhuận Thổ 20 năm trước hiện lên qua hồi ức của tội ntn?
Tình cảm ,mối quan hệ giữa hai người khi ấy ntn?
Vậy hai mươi năm sau thì như thế nào?
Quan hệ với “tôi” ra sao?
Vậy điều gì khiến anh như vậy ?
Mặc dầu có thay đổi nhưng có một điều không hề thay đổi đó là gì?
Tình cảm của nhân vật tôi khi về lại cố hương ntn?
Tình cảm mà “tôi” dành cho Nhuận Thổ có thay đổi không?
Đối với mọi người xung quanh ntn?
Cách nhìn và quan niệm của “tôi” đối với cuộc sống xung quanh ntn?
I.Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1.Nhân vật Nhuận Thổ.
-Hai mươi năm trước : Một đứa bé có khuôn mặtẳtòn trĩnh,nước da bánh mật,cổ đeo vòng bạc ,tay lăm lăm đinh ba.-->Hồn nhiên .Có quan hệ thân thiết với “tôi”,rất tự nhiên,lưu luyến khi chia tay.
-Hai mươi năm sau: Người cao gấp hai trước ,nước da sạm vàng ,tay nứt nẻ như vỏ cây thôngàkhông tự nhiên như trước ,khom người cúm rúm trước “tôi”,gọi “tôi”một cách cung kínhà Giữa hai người dường như có một khoảng cách.
àDo cuộc sống ,con đông,ảnh hưởng của xã hội,quan lại ,thân hào,thuế nặng,mất mùa,đói kém...
àDo quan niệm cũ kỉ về đẳng cấp,mê tín.(gánh nặn tinh thần)
-Sự quý trọng tình bạn,vui mừng khi “tôi” trở về (đem quà đến biếu ) àtình cảm chân thành.
2.Nhân vật “tôi”.
-Hình dung tưởng tượng làng sẽ thay đổi. àthể hiện sự mong ước yêu quê hương.
-Không thay đổi trong quá khứ vẫn luôn quý trọng tình bạn,không có sự phân biệt giai cấp.
-Hiện tại cũng thế vì vậy khi chứng kiến cuộc sống và thái độ cảu Nhuận Thổ “tôi”đã điếng người đi.
àĐau xót buồn ,ray rứt .
-Luôn quý trọng họ,cảm thông với hoàn cảnh của họ.
-Có cách nhìn mới,muốn xây dựng một cuộc đời mớià quan niệm tích cực.
D.Củng cố : (2’) Gv khái quát nội dung cơ bản 
E.Dặn dò : (2’) Đọc lại văn bản ,kể lại văn bản
 Chuẩn bị: Cố hương (T3). 
 Đọc văn bản và soạn bài theo câu hỏi sgk.
Tiết 81 CỐ HƯƠNG(T3)
	“Lỗ Tấn” 
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:Giúp hs thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới ,xã hội mới . 
2.Kỉ năng : Rèn kỉ năng đọc phân tích, pt nội dung và nghệ thuật 
 3.Thái độ : Tình yêu quê hương, con người,tđ sống
B.Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Giáo án , 
 2.Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk
C.Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn định: (1’)Nắm sỉ số .
 II.Bài cũ: (không)
 III.Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung và ghi bảng
*Hoạt động 1: (35’)
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào có vai trò trong việc làm thay đổi cảnh vật và con người ở đây?
Vậy sự thay đổi ấy ntn?
Con người thay đổi như thế nào?
Ngoài việc nói về sự thay đổi của cảnh vật và con người còn nói đến điều gì nữa?
Qua đó tác giả muốn phản ánh điều gì?
Em hiểu gì về câu nói “Kì thực thôi”
*Hoạt động 2: (5’)
Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk
1.Sự thay đổi của cảnh vật con người qua bút pháp nghệ thuật .
-Hai biện pháp hồi ức và đối chiếu được kết hợp nhuần nhuyễn.
-Cảnh vật: +Trong quá khứ: Cảnh vật luôn tươi sáng,vầng trăng tròn thắm,trời xanh đậm ,bạt ngàn một màu xanh.
 +Hiện tại: Trời u ám,gió lạnh,thôn xóm tiêu điều,hoang vắng ,nằm im lìmvòm trời vàng úa
-Con người:Thông qua hình ảnh Nhuận Thổ ngày xưa.và Thuỷ Sinh hiện tại (cổ không đeo vòng bạc,vàng vọt gầy còm),Nhuận Thổ (Khuôn mặt tròn trĩnh,cổ đeo vòng bạc)
-Đó là sự sa sút về kinh tế,tình cảnh đói nghèo của nông dân do nạn áp bức ,sự thay đổi về diện mạo tinh thần.
àPhản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX
-phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ấy.
-Chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn họ.(ngươig lao động)
2.Hình ảnh con đường ở cuối truyện.
Bất kể gặp bao nhiêu gian nan trắc trở ,chúng ta cần tiếp bước ,kiên định không nao núng ,phải luôn hy vọng và đứng vững để gạt đi hết chông gai ,tinh thần phấn chấn đoàn kết mà phấn đấu.không ngừng tìm tòi sáng tạo.
II.Tổng kết.
 Ghi nhớ (Sgk)
D.ủng cố : (2’) Gv khái quát nội dung cơ bản 
E.Dặn dò : (2’) Đọc lại văn bản ,kể lại văn bản
 Chuẩn bị: Trả bài viết số 3
 Xem lại văn tự sự
Tiết: 83
KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
	Ngày soạn:
	Ngày giảng:
A. Mục tiêu cần đạt:
- Qua kiểm tra giúp các em ôn, nắm kĩ lại kiến thức đã học , thông qua kiểm tra giúp giáo viên đánh giá được tình hình học sinh , thông qua đó giáo viên điều chỉnh lại phương pháp dạy học của mình cho thích hợp.
B. Chuẩn bị:
-GV:Đề kiểm tra.
-HS:chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra.
C.Tiến trình lên lớp.
I. Ôn định lớp.
II. Phát đề kiểm tra 
Đề như sau : I. Gv phát đề cho hs.
II.Làm bài.
 Đề bài: 
 Câu 1:(2 điểm) Hãy nêu những nét cơ bản về bản thân cũng như đề tài sáng tác chủ yếu của nhà thơ Phạm Tiến Duật . 
 Câu 2:(4 điểm) Hãy phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai trong đoạn trích “Làng” của Kim Lân.
 Câu 3 :(4 điểm) Cảm nhận của em về khổ thơ cuối trông bài thơ “Đồng chí”
 III. Thu bài và nhận xét.
 Gv yêu cầu lớp trưởng thu bài theo từng bàn.
 Gv nhận xét chung giờ làm bài.
IV.Củng cố : 
V. Dặn dò : Học kỉ những kiến đã ôn , 
 Chuẩn bị: trả bài tập làm văn số 3
Tiết: 84
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
	Ngày soạn:
	Ngày giảng:
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
1.Kiến thức: Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học về văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
2.Kỉ năng :Nhận ra những mặt ưu và nhược trong bài viếta của mình.
3.Thái độ:Có ý thức ôn tập nội dung kiến thức đã học.đọc nhiều tài liệu ,trau dồi vốn từ
B.Chuẩn bị: 
 1.Thầy:Soạn bài . 
 2.Trò: Ôn tập kiến thức về văn tự sự.
C.Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn định: (1’)Nắm sỉ số ,bao quát lớp.
 II.Bài cũ: (Không) 
 III.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài giảng
*Hoạt động 1:(5’)
Gv cho hs nhắc lại đề.
Đề yêu cầu điều gì?
*Hoạt động 2:(20’)
Gv nhận xét ưu nhược điểm trong bài viết của hs.
Chú ý khuyến khích một số bài viết tốt.
*Hoạt động 3(17’)
Gv gọi lớp trưởng trả bài cho cả lớp.
Gọi một số em có bài viết tốt đọc trước lớp để lớp tham khảo bài của bạn.
I. Đề bài và yêu cầu của đề.
1. Đề bài .
Hãy kể lại một lần em trót xem nhật kí của bạn.
2.Yêu cầu của đề.
II.Nhận xét ưu nhược điểm .
1.Ưu điểm: -Đa số các em hiểu đề .Nhiều bài có cảm xúc .-Nhiều bài viết trình bày sạch đẹp,(Hành, Diệu ,Lan Anh ,Lộc ,Thanh..)
-Nhiều bài viết diễn đạt tốt rỏ ràng .
- Nhiều bài viết biết kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận vào văn bản.
2.Nhược điểm:
a)Nội dung:- Vẫn còn nhiều bài viết có nội dung hời hợt,ý tứ nghèo nàn , sơ sài.
-Bố cục chưa rõ ràng.Chưa có cảm xúc.
-Chưa kết hợp được yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận vào bài viết.
b)Hình thức:
-Cách trình bày:
+ Nhiều bài viết trình bày quá cẩu thả,chữ viết quá xấu ,lỗi chính tả nhiều ,
+Dấu câu quá ít không phù hợp.
-Cách diễn đạt:
+Nhiều bài viết diễn đạt còn vụng ,lan man,lặp từ ngữ.
+Rất nhiều bài viết dùng từ ngữ địa phương không phù hợp.
III.Đọc bài hay và trả bài.
1.Trả bài :
2.Đọc một số bài hay.
Mỗi lớp đọc 4 đến 5 bài 
IV.Củng cố
V.Dặn dò: 
Về nhà sửa lại các lỗi ở bài viết ,Xem lại văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
 Chuẩn bị: 
 Ôn lại những kiến thức đã ôn về tiếng việt và văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9(86).doc