Giáo án Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thắng Thuỷ

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thắng Thuỷ

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 Chu Quang Tiềm

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.

I.Mức độ cần đạt.

 Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng.

1.Kiến thức :

- ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

2. Kĩ năng.

- Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ,hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

3. Thái độ .

Giáo dục HS yêu sách, ham đọc sách.

B/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.

- Thầy: Giáo án, bảng phụ.

- Trò: Đọc bài truớc khi đến lớp

 

doc 209 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Thắng Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/12/2011
Ngày dạy: 02/01/2012 
	Tuần: 19
	Tiết:91-92
	Văn bản: 
Bàn về đọc sách
 Chu Quang Tiềm
A/ Mục tiêu bài học.
I.Mức độ cần đạt.
 Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng.
1.Kiến thức :
- ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Kĩ năng.
- Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ,hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ .
Giáo dục HS yêu sách, ham đọc sách.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò.
- Thầy: Giáo án, bảng phụ.
- Trò: Đọc bài truớc khi đến lớp
C/ Các bước lên lớp.
Buớc 1: ổn định tổ chức.
Giáo viên kiểm tra sĩ số và nền nếp của HS trong lớp.
Buớc 2: Kiểm tra bài cũ.
-Mục tiêu : Giúp hs củng cố lại kiến thức văn bản nhật dụng ở đầu học kì I.
- Kĩ thuật động não
-Phuơng pháp, kỹ thuật : Đàm thoại, thuyết trình
-Dự kiến thời gian : 5 phút
H: Kể tên các văn bản nhật dụng mà em đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 9 học kì I. Em thích nhấ văn bản nào? Vì sao?
Buớc 3: Nội dung bài mới
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế
Mục tiêu : Hé mở nội dung bài mới, gây hứng thú cho hs
Phuơng pháp, kỹ thuật : Thuyết trình
Dự kiến thời gian : 1 phút
Gv dẫn : Sách là tư liệu quý của con người. Vấn đề đặt ra là cần phải đọc sách như thế nào để có hiệu quả cao ? Câu hỏi ấy đã được nhà văn Chu Quang Tiểm giải đáp trong văn bản’’ Bàn vvề đọc sách’’...
Hoạt động 2 : Tri giác
Mục tiêu : 
+ Hiểu được những nét chính về tác giả Chu Quang Tiềm và xuất xứ của văn bản
+ Đọc văn bản, tìm hiểu một số chú thích khó.
Phuơng pháp, kỹ thuật : Đàm thoại,Thuyết trình
Kĩ thuật: Dự án, động não.
Dự kiến thời gian : 15 phút
HĐ của thầy
HĐ của trò
Chuẩn: kt-kn 
ghichú
Gv yêu cầu HS đọc thầm bằng mắt phần chú thích sao trong SGK.
H: Nêu những điều cần ghi nhớ nhất về tác giả Chu Quang Tiềm?
H: Nêu xuất xứ của văn bản Bàn về đọc sách?
GV sử dụng kĩ thuật dự án
Định hướng: 
- Chu Quang Tiềm: (1897 - 1986) là nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Văn bản chỉ là một đoạn trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách do giáo sư Trần Đình Sử dịch.
HS nêu cách đọc.
H: Em hãy nêu cách đọc văn bản?
GV yêu cầu 2 đến 3 HS đọc văn bản.
GV nhận xét cách đọc của HS.
Trong hệ thống chú thích SGK em tâm đắc nhất chú thích nào? Hãy giải thích lại chú thích đó?
HS đọc.
1 đến 2 HS trình bày trước lớp.
I. đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt Động 3: Phân tích cắt nghĩa
- Mục tiêu:
+ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
+ Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
+ Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).
+ Nhận ra bố cục chặt chẽ,hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
+ Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
- Phuơng pháp : Đàm thoại, thuyết trình
- Kĩ thuật : Khăn trải bàn
- Dự kiến thời gian : 60 phút
H: Văn bản được viết theo thể loại gì? Căn cứ đẻ em khẳng định?
H: Theo em có thể chia văn bản này thành mấy phần? Nội dung của từng phần?
GV yêu cầu HS theo dõi vào phần đầu của văn bản.
H: Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách , tác giả đưa ra luận điểm căn bản nào?
H: Nếu học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì?
H: Khi cho rằng: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn , Tác giả muốn ta nhận thức điều gì về học vấn và quan hệ đọc sách với học vấn?
H: Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách được tác giả phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào?
H: Theo tác giả, sách là di sản quý báu cất giữ di sản tinh thần nhânloại . Em hiểu ý kiến này như thế nào?
H: Những cuốn sách em đang học tập có phải là di sản tinh thần đó không?
H: Vì sao tác giả lại quả quyết rằng: Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá học thuật thì nhất định phải lấy thành quả mà nhânloại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát?
H: Theo tác giả, đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn.Em hiểu ý kiến này như thế nào?
H: Em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
H: Những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?
H: Trong phần văn bản tiếp theo tác giả đã bộc lộ những suy nghí của mình về việc đọc sách như thế nào?Quan niệm nào được xem là luận điểm chính xuyên suốt phần văn bản này?
H: Quan niệm đọc chuyên sâu được phân tích qua những lí lẽ nào?
H: Hãy tóm tắt ý kiến của tác giả về cách đọc chuyên sâu và cách đọc không chuyên sâu?
H: Nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tác giả?
H: Em nhận thức được gì từ lời khuyên này của tác giả?
H: Nhận xét của tác giả về cách đọc lạc hướng?
H: Vì sao có hiện tượng đọc lạc hướng?
H: Cái hại của đọc lạc hướng được phân tích như thế nào?
H: Tác giả đã có cách nhìn và trình bày như thế nào về vấn đề này?
H: Em cảm nhận được lời khuyên nào từ việc này?
H: Từ đó em có liên hệ gì đến việc đọc sách của mình?
H: Hãy tóm tắt quan niệm của tác giả về việc chọn tinh, đọc kĩ và đọc để trang trí?
H: Tác giả đã tỏ thái độ như thế nào về các cách đọc sách này?
H: Là người đọc sách em nhận được từ ý kiến trên lời khuyên bổ ích nào?
H: Từ đó em có liên hệ gì đến việc đọc sách của bản thân?
H: Theo tác giả, thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông?
H: Vì sao tác giả đặt vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?
H: Quan hệ giữa phổ thông và chuyên sâu trong đọc sách liên quan đến học vấn rộng và chuyên được tác giả lí giải như thế nào?
H: Nhận xét về cách trình bày lí lẽ của tác giả?
H: Từ đó, em thu nhận được gì từ lời khuyên này?
H: Liên hệ lời khuyên này với việc đọc sách của em?
H:Trong phần văn bản bàn về đọc sách như thế nào, tác giả đã làm sáng tỏ các lí lẽ bằng khả năng phân tích như thế nào?
H: Từ đó những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền tới người đọc.
H: Với em, lời khuyên nào bổ ích nhất, vì sao?
- Thuộc kiểu văn bản nghị luận.
- Căn cứ: Trình bày ý kiến, nhận xét rõ ràng với những luận điểm, luận cứ.
Chia 2 phần:
- Sự cần thiết của việc đọc sách: Từ đầu đến Phát hiện thế giới mới.
- Phương pháp đọc sách: Phần còn lại của văn bản.
Đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
Là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
- Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động của con người.
- Trong đó đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng.
- Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
- Sách là thành tựu đáng quý: Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại.
- Muốn nâng cao học vấn cần dựa vào thành tựu này: Nhất định phải lấy thành quả mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.
- Đọc sách là hưởng thụ để tiến lên trên con đường học vấn.
- Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị.
- Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận lưu giữ.
Cũng nằm trong di sản tinh thần đó. Vì đó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà chúng ta có may mắn được tiếp nhận
Vì: 
- Sách lưu giữ hết thảy các thành tựu học vấn của nhân loại.
- Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này.
Sách kết tinh học vấn trên mọi lĩnh vực đời sống trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn nhân loại trao gửi lại. Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu này. Nhưng học vấn luôn rộng mở ở phía trước . Để tiến lên. con người phải dựa vào di sản học vấn này.
Tri thức về tiếng Việt và văn bản giúp ta có thêm kĩ năng sử dụng đúng và hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe , nói, đọc, viết, kĩ năng đọc hiểu các loại văn bản trong văn hoá đọc sau này của bản thân.
- Sách là vốn quý của nhân loại.
- Đọc sách là cách để tạo học vấn.
- Muốn tiến lên trên con đường học vấn , không thể không đọc sách.
Đọc sách để nâng cao hoc vấn cần đọc chuyên sâu.
-
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
- Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
- Đọc chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thường thức.
- Đọc chuyên sâu là đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. Ví dụ, cách đọc của các học giả Trung Hoa thời cổ đại.
- Đọc không chuyên sâu là cách đọc liếc qua tuy rất nhiều, nhưng đọng lại thì rất ít. Ví dụ, cách đọc của một số học giả trẻ hiện nay.
- Xem trọng cách đọc chuyên sâu, coi thường cách đọc không chuyên sâu.
- Phân tích qua so sánh đối chiếuvà dẫn chứng cụ thể.
Đọc sách để tích luỹ và nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu, tránh tham lam, hời hợt.
Đọc lạc hướng là tham nhiều mà không vụ thực chất.
Do sách vở ngày một nhiều (chất đầy thư viện) nhưng những tác phẩm cơ bản, đích thực nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển, trong khi người đọc lại tham nhiều mà không vụ thực chất.
Lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng vô phạt; bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản.
- Báo động về cách đọc sách tràn lan, thiếu mục đích.
- Kết hợp phân tích bằng lí lẽ với liên hệ thực tế: Làm học vấn giống như đánh trận...
Đọc sách không đọc lung tung mà cần có mục đích cụ thể.
HS tự bộc lộ.
- Đọc sách không cốt lấy nhiều; nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần.
- Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa., trầm ngâm tích luỹ, tương tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất.
- Thế gian có biết bao người đọc sáchchỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của...Cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.
- Đề cao cách chon tinh, đọc kĩ.
- Phủ nhận cách đọc chỉ để trang trí bộ mặt.
Đọc sách cần tinh , kĩ hơn là nhiều, dối.
HS tự bộc lộ.
Là đọc rộng ra theo yêu cầu của các môn học ở trung học và năm đầu đại học, mỗi môn phải chọ từ ba đến năm quyển xem cho kĩ, tổng cộng cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển... Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế gới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được 
- đây là yêu cầu bắt buộc đối với HS các bậc trung học và năm đầu đại học.
- Các học giả cũng không thể bỏ qua đọc để có kiến thức phổ thông.
- Vì các môn học liên quan đến nhau, không có học vấn nào cô lập.
Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào.
Kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ, so sánh.
Đọc sách cần chuyên sâu nhưng cần cả đọc rộng. Có hiểu rộng nhiều lĩnh vực mới hiểu sâu một lĩnh vực.
HS tự liên hệ.
Toàn diện, tỉ mỉ, có đối chi ... không chăm sóc.
- Không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ ...
- Có thói quen dùng hai bàn tay túm chặt lấy đầu Bấc dựa đầu anh vào đầu nó hoặc lắc, lắc đẩy tới đẩy lui, vừa lắc vừa khe khẽ thốt lên.
Tình cảm yêu quý loài vật có sẵn, tự nhiên, đấy trách nhiệm.
- Biết yêu thương, quý trọng các con vật của mình. - Có cách biểu hiện tình cảm giản dị, chân thật hồn nhiên
Thân thiện gần gũi, đầy tình yêu thương.
yêu quý nhau do hiểu nhau như những người bạn
tình yêu thương chân thật, nồng cháy,
Kết hợp kể và tả nhân vật bằng các chi tiết tỉ mỉ, câu văn biến hoá bàng quan hệ từ và các dấu ngắt câu liên tục.
Yêu quý loài vật bằng tình cảm thân thiện gần gũi, hiểu biết và quý trọng
- Một ông chủ lí tưởng 
Hành động và cảm xúc.
- Nó thường hay há miệng ra cắn bàn tay Tho oc-tơn ....
- Thường nằm phục ở chân Tho óc-tơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm...
- Không muốn rời Tho óc-tơn một bbước...
- Vùng dậy không ngủ nữa... lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ.
- Tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó toả rạng ra ngoài
- Nó lo sợ Tho óc-tơn cũng biến khỏi cuộc đời nó như Pê-rôn, Phơ - răng-xoa...
Gần gũi, vuốt ve, đáp lại những cử chỉ thân ái của chủ dành cho mình.
Phục tùng, tôn thờ, ngưỡng mộ
Vô cùng gắn bó, sẵn sàng hi sinh vì chủ
Sâu nặng, biết ơn và trung thành
Đi sâu miêu tả tâm lí nhân vật bằng năng lực tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn.
Một tình yêu thương giống như tình yêu thương của con người: Là nhu cầu sống từ bên trong tâm hồn, sâu sắc, quên mình và thuỷ chung.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Giới thiệu bấc
2. Tình cảm của Tho óc-tơn đối với bấc
3. Tình cảm của Bấc đối với chủ.
Hoạt Động 4: Đánh giá khái quátvà luyện tập
-Củng cố lại những nét chính về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình
- Kĩ thuật : Động não
- Dự kiến thời gian: 10 phút.
H: Khái quát nghệ thuật và nội dung của đoạn trích?
Chuyện kể rằng khi Tho oc-tơn chết, con chó bấc đã hoàn toàn dứt bỏ con người và trở thành con chó hoang. Em nghĩ gì về tình yêu thương từ kết thúc này?
h: Em bồi đắp thêm cho mình tình cảm gì sau khi đọc truyện ''con chó bấc''?
GV: Đó cũng chính là biểu hiện của tình yêu quý những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
H: Ngoài con chó Bấc của Giắc Lân - đơn, em còn biét con chó nào khác trong những tác phẩm mà em đã học, đọc thêm?
HS đọc ghi nhớ
- Những gì tốt đẹp đều được xâu cất từ tình yêu thương, 
- Mất tình yêu thương chân thật là mất đi lòng tin, cơ sở hyur hoạn những gì tốt đẹp.
Tình cản yêu quý bào vệ loài vật.
Cậu vàng (Lão Hạc, Con chó vàng trong bài thơ của Trần Đăng Khoa (Sao không về vàng ơi).
III. Tổng kết:
Ghi nhớ : SGK
IV. Luyện tập
 Bước 4: Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ .
- Soạn : Tổng kết văn học nước ngoài.
Ngày soạn: 01/04/2011
Ngày dạy:07/04/2011
	Tuần:30
	 Tiết:150
 Tiếng Việt: 
HỢP ĐỒNG
A/ Mục tiêu bài học.
I.Mức độ cần đạt
 Nắm được những kiến thức cơ bản vể hợp đồng. 
II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng.
1.Kiến thức :
 Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
2. Kĩ năng.
 Viết một hợp đồng đơn giản. 
3. Thái độ .
 Giáo dục HS có ý‏‎ thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thoả thuận và kí kết .
B/ Chuẩn bị của thầy và trò.
- Thầy: Giáo án, bảng phụ.
- Trò: Đọc bài truớc khi đến lớp
C/ Các bước lên lớp.
Buớc 1: ổn định tổ chức.
Giáo viên kiểm tra sĩ số và nền nếp của HS trong lớp.
Buớc 2: Kiểm tra bài cũ.
Mục tiêu : Củng cố lại kiến thức bài ‘’Biên bản’’.
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình
Kỹ thuật: Động não
Dự kiến thời gian : 5 phút
Câu hỏi: Đặc điểm, mục đích yêu cầu và đặc điểm của biên bản. Trong những tình huống nào thí phải viết biên bản?
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế
Mục tiêu : Hé mở nội dung bài mới, gây hứng thú cho hs
Phuơng pháp: Thuyết trình
Kỹ thuật :
 Dự kiến thời gian : 1 phút
 GV dẫn: Để giúp các em nắm được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng, Viết được một hợp đồng đơn giản..... 
 Hoạt động 2, 3, 4 : Tri giác, phân tích, đánh giá khái quát
- Mục tiêu : Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
- Phuơng pháp: Đàm thoại,Thuyết trình.
- Kỹ thuật: Khăn trải bàn
- Thời gian: 25 phút
HĐ của GV
HĐ của HS 
Kiến thức trọng tâm
Ghi chú
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng
GV gọi HS đọc văn bản SGK
H: Tại sao cần phải có hợp đồng? (Mục đích)
- Học sinh đọc
- Ghi lại nọi dung thoả thuận giữa 2 bên về 1 công việc nào đó, 2 bên đều có trách nhiệm nghĩa vụ, quyền lợi thực hiện hợp đồng để đạt kết quả.
I - Đặc điểm của hợp đồng
1/. Văn bản
2/. Nhận xét
H: Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
- Ghi lại các điều khoản, nội dung thoả thuận giữa 2 bên, yêu cầu nội dung công việc, cách thức thực hiện, quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên.
H: Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?
- Hợp đồng cần phải ngắn gọn rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và có sự ràng buộc của hai bên kí hợp đồng trong khuân khổ của pháp luật.
H: Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết?
- Hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng cung cấp thiết bị, hợp đồng cho thuê nhà ...
*HĐ2: Hướng dẫn cách làm hợp đồng
H: Quan sát văn bản và cho biết hợp đồng có mấy phần? Nội dugn của từng phần?
- Học sinh quan sát
- Hợp đồng gồm 3 phần
Mở đầu
Nội dung
Kết thúc
III - Cách làm hợp đồng
- Gồm 3 phần
+ Mở đầu
+ Nội dung
+ Kết thúc
H: Phẩn mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào?
- Gồm: 
+ Quốc hiệu, tên hợp đồng
+ Cơ sở pháp lí của việc ký hợp đồng
+ Thời gian địa điểm ký hợp đồng
+ Đơn vị, cá nhân, chức danh, địa chỉ ... của 2 bên tham gia ký hợp đồng
H: Phần nội dung của hợp đồng gồm những phần mục nào?
- Gồm:
+ Các điều khoản cụ thể
+ Cam kết của hai bên ký hợp đồng
H: Phần kết thúc của hợp đồng gồm những mục nào?
- Gồm:
+ Đại diện của hai bên kí hợp đồng và đóng dấu
H: Nhận xét gì về lời văn trong hợp đồng
- Lời văn phải chính xác, rõ rnàg, chặt chẽ, không chung mơ hồ
Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc ghi nhớ
- Học sinh đọc
*Ghi nhớ
Hoạt động 5: Luyện tập
Mục tiêu : Thông qua bài tập, củng cố kiến thức tiết học
Phương pháp: Đàm thoại,Thuyết trình
Kỹ thuật: Động não
Dự kiến thời gian : 20 phút
*HĐ3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
III - Luyện tập
H: Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1
Bài tập 2
- Tình huống 3,5
- Học sinh tự làm
Bước 4 : Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ
- Sưu tầm 1 bản hợp đồng
- Chuẩn bị bài: "Con chó Bấc"
Ngày soạn: 02/04/2011
Ngày dạy: 08/04/2011
	Tuần: 30
	Tiết:159
	Luyện tập viết hợp đồng
 A/ Mục tiêu bài học.
I.Mức độ cần đạt
 Củng cố lại lí thuyết về đặc điểm của hợp đồng và cách viết hợp đồng.
II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng.
1.Kiến thức :
 Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng.
2. Kĩ năng.
 Viết một hợp đồng ở dạng đơn giản đúng quy cách. 
3. Thái độ .
 Giáo dục HS có ý‏‎ thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thoả thuận và kí kết .
B/ Chuẩn bị của thầy và trò.
- Thầy: Giáo án, bảng phụ.
- Trò: Đọc bài truớc khi đến lớp
C/ Các bước lên lớp.
Buớc 1: ổn định tổ chức.
Giáo viên kiểm tra sĩ số và nền nếp của HS trong lớp.
Buớc 2: Kiểm tra bài cũ.
Mục tiêu : Củng cố lại kiến thức bài ‘’Hợp đồng’’.
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình
Kỹ thuật: Động não
Dự kiến thời gian : 5 phút
Câu hỏi: Đặc điểm, mục đích yêu cầu và đặc điểm của biên bản. Trong những tình huống nào thí phải viết Hợp đồng?
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế
Mục tiêu : Hé mở nội dung bài mới, gây hứng thú cho hs
Phuơng pháp: Thuyết trình
Kỹ thuật :
 Dự kiến thời gian : 1 phút
 GV dẫn: Để giúp các em nắm được đặc điểm, mục đích và tác dụng của hợp đồng, Viết được một hợp đồng đơn giản..... 
 Hoạt động 2, 3, 4 : Tri giác, phân tích, đánh giá khái quát
- Mục tiêu : Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng. Viết một hợp đồng ở dạng đơn giản đúng quy cách. 
- Phuơng pháp: Đàm thoại,Thuyết trình.
- Kỹ thuật: Khăn trải bàn
- Thời gian: 25 phút
HĐ của thầy
HĐ của trò
kiến thức trọng tâm
Ghi chú
thuyeetsh: Hợp đồng là gì?
H: Nêu mục đích và tác dụng của hợp đồng?
H: Trong các văn bản sau: Tường trình, bản đề nghị, bản đề nghị, báo cáo, hợp đồng, văn bản nào có tính chất pháp lí?
GV: 
- Hợp đồng có hiệu lực để thi hành
- Biên bản: Không có hiệu lực pháp lí nhưng được coi như một chứng cứ minh chứng cho sự kiện nào đó, là cơ sở để đưa ra các quyết định xử lí, các kết luận.
H: Một bản hợp đồng có những mục nào?
h: Hợp đồng cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Là cơ sở pháp lí để hai bên tham gia ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện những điều khoản đẫ ghi.
Biên bản, Hợp đồng
 ở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ của các bên tham gia kí hợp đồng.
- Phần nội dung: Ghi lại nội dung theo từng điều khoản đã được thống nhất
- Kết thúc: Chức vụ, chữ kí , họ tên của đại diện các bên và xác nhận bằng dấu của cơ quan, tổ chức nếu có. 
Lời văn phải chính xác, chặt chẽ.
I. Ôn tập lí thuyết
Hoạt động 5: Luyện tập
Mục tiêu : Thông qua bài tập, củng cố kiến thức tiết học
Phương pháp: Đàm thoại,Thuyết trình
Kỹ thuật: Động não
Dự kiến thời gian : 20 phút
Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 1
GV yêu cầu Hs đọc bài tập
H: Xác định lại yêu cầu của bài tập?
GV hướng dẫn HS làm bài tập bằng phương pháp vấn đáp. Với mỗi câu trả lời của HS Gv cần đặt ra câu hỏi: Vì sao em chọn cách ấy?
Định hướng:
a.cách 1 b. cách 2
c. Cách 2 d. cách 2
Từ kết quả của bài tập 1 GV lưu ý cho HS:
- Khi viết hợp đồng, lời văn phải chính xác, chặt chẽ, nhưng đơn giản, tránh dùng những từ chung chung như : Có thể, có khả năng, nói chung, về cơ bản... câu văn phải ngắn gọn, đơn nghĩa.
GV yêu cầu Hs đọc bài tập 2.
H: Nêu yêu cầu của bài tập?
H: Theo em ,các thông tin SGK cung cấp đã đầy đủ để lập một hợp đồng chưa?
H: Có cần phải diều chỉnh nội dung nào cho phù hợp không?
GV cho HS thảo luận để thống nhất bố cục của hợp đồng.
GV yêu cầu 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm ra nháp
GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
Tương tự GV hướng dẫn HS làm các bài tập còn lại.
HS đọc
Chọn cách diễn đạt phù hợp
HS làm bài tập bắng phương pháp vấn đáp.
Lập hợp đồng thuê xe đạp dựa trên các thông tin...
Đầy đủ
- Ghi rõ thời gian thuê xe trong 3 ngày là từ ngày nào, giờ nào đến ngày nào, giờ nào
- Nếu xe bị hại thì người thuê xe phải sửa chữa để trả lại hiện trạng ban đầu của xe.
- Nếu xe bi mất thì phải bồi thường bằng trị giá của xe là ...
- Hợp đồng có giá trị từ giờ nào, ngày nào đến giờ nào, ngày nào.
1 HS lên bảng viết, HS dưới lớp làm ra nháp.
II. Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
Bước 4: Hướng dẫn về nhà
- Làm và bổ sung các bài tập vào vở bài tập .
- Soạn : Tổng kết phần văn học nước ngoài.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 chuan KTKN nam hoc 20112012 FUII.doc