Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 28 (từ tiết 131 đến 135)

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 28 (từ tiết 131 đến 135)

Tiết 131

KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 kì II.

2. Kĩ năng

 - Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn thơ, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.

3. Thái độ

- Thái độ tích cực, nghiêm túc trong khi làm bài

II. Chuẩn bị:

- GV: Đề, đáp án.

- HS: Ôn tập kỹ những nội dung đã học.

III. Hoạt động lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra giấy bút của học sinh

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 28 (từ tiết 131 đến 135)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
( Từ tiết 131 đến 135)
- Kiểm tra văn phần thơ
- Trả bài tập làm văn số 6
- Tổng kết phần văn bản nhật dụng
Chương trình địa phương( Tiếng Việt): Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp
NS: 
ND:
Tiết 131 
KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 kì II.
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện và đánh giá kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn thơ, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.
3. Thái độ
- Thái độ tích cực, nghiêm túc trong khi làm bài
II. Chuẩn bị:
- GV: Đề, đáp án.
- HS: Ôn tập kỹ những nội dung đã học.
III. Hoạt động lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra giấy bút của học sinh
3. Bài mới:
MA TRẬN BÀI KIỂM TRA VĂN
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức độ Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Nội dung 1
- Viếng lăng Bác
- Con Cò
- Mùa xuân nho nhỏ
- Mây và sóng
- Nói với con
- Hình ảnh mặt trời trong lăng Bác
- Một số câu thơ trong bài con cò 
- Con cò được sử dụng nghệ thuật nào
- Giọt sương mùa xuân
- Nét đậm đà phong vị Huế
Số câu: 5
Số điểm: 1,25điểm
Tỉ lệ: 12.5%
- Hình ảnh trong bài thơ Con Cò
- Em bé trong thơ Mây và Sóng
- Người đồng mình có nghĩa là gì
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5%
Số câu: 8
Số điểm: 2 điểm
Tỉ lệ:20%
2. Nội dung 2
- Nói với con
- Mây và sóng
- Chó Sói và chiên con
- Mùa xuân nho nhỏ
- Tác giả
- Tác giả
- Tác giả
- Tác giả
Số câu: I 1,2,3,4
Số điểm: 1điểm
Tỉ lệ: 10%
Số câu:I 1,2,3,4 
Số điểm: 1 điểm
Tỉ lệ: 10%
3. Nội dung 3
- Sang Thu
- Viếng Lăng Bác
- Nói với con
- Chép thuộc lòng khổ thơ cuối
- Sự chuyển đổi của đất trời sang thu
- Nêu suy nghĩ về ước nguyện của nhà thơ
- Người cha đã nói với con những gì?
Số câu: 3
Số điểm: 
6,5 điểm
Số câu: 3
Số điểm:7 điểm
Tỉ lệ:70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
6
2,25
3
0,75
0,5
3
6,5
12
10
Tổng số điểm các mức độ nhận thức
2,25 điểm
0,75 điểm
 0,5điểm
6,5 điểm
10 điểm
* Đề bài:
A.Phần trắc nghiệm. 
I. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng( 2 điểm)
 Câu 1. Hình ảnh cây tre và hình ảnh mặt trời trong bài Viếng lăng Bác là hình ảnh gì?
A. Tả thực. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Tượng trưng.
Câu 2. Hình ảnh con cò trong bài thơ của Chế Lan Viên tượng trưng cho ai?
A. Hình ảnh người mẹ. B. Hình ảnh người nông dân.
C. Hình ảnh người con. D. Không thể hiện điều gì.
Câu 3. Giọt long lanh trong bài Mùa xuân nho nhỏ là giọt gì?
A. Mưa xuân. B. Sương sớm.
C. Âm thanh tiếng chim chiền chiện. D. Tưởng tượng của nhà thơ.
Câu 4. Em bé trong bài Mây và sóng không đi theo những người xa lạ trên mây, trong sóng là vì sao?
A. Bé chưa biết bơi. B. Bé sợ xa nhà vì bé còn nhỏ quá.
C. Bé thương yêu mẹ, không muốn làm mẹ buồn. D. Bé không biết bay.
Câu 5. Một số câu thơ trong bài Con cò của Chế Lan Viên lấy ý từ đâu?
A. Ca dao, dân ca B. Tục ngữ. C. Thành ngữ. D. Tự sáng tạo.
Câu 6. Con cò trong bài Con cò là hình ảnh được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. So sánh. D. Nhân hóa.
Câu 7. Nét đậm đà phong vị Huế trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được thể hiện ở đâu?
A. Hình ảnh, màu sắc: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc.
B. Âm thanh, ca nhạc dân gian: Nam ai, Nam bình, nhịp phách tiền
C. Nhịp điệu, giọng điệu trong thể thơ 5 chữ, khi khoan thai dịu dàng, khi hối hả khẩn trương.
D. Hình ảnh, màu sắc, âm thanh, ca nhạc dân gian, cùng nhịp điệu khi khoan thai dịu dàng, khi hối hả khẩn trương.
Câu 8. “Người đồng mình” có nghĩa là gì?
A. Người vùng mình. 
B. Người đồng mình. 
C. Người cùng quê hương, cùng dân tộc.
D. Người vùng mình, đồng mình, thôn mình, bản mình cùng quê hương, cùng dân tộc.
II. Nối tên tác phẩm với tác giả sao cho phù hợp.
TT
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Đáp án.
1
Nói với con.
A
Y Phương
1......................
2
Mây và sóng.
B
H. Ten.
2........................
3
Chó Sói và Chiên con.
C
Thanh Hải
3........................
4
Mùa Xuân nho nhỏ.
D
R. Ta-go.
4.......................
B. Phần tự luận( 7 điểm)
- Câu 1(1,5đ): Sự chuyển đổi của thiên nhiên, đất trời vào thu được miêu tả như thế nào trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh?
- Câu 2(2,5đ): Chép thuộc lòng khổ cuối bài thơ: “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương và nêu suy nghĩ của mình về ước nguyện của nhà thơ?
- Câu 3(3 đ): Trong bài thơ: “ Nói với con của Y Phương, người cha đã nói với con những đức tình gì của “ Người đồng mình”?
 *Đáp án.
I. Trắc nghiệm.(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu I
1
2
3
4
5
6
7
8
II
Đáp án
D
A
D
C
A
A
D
D
1A, 2D,3B,4C
II. Tự luận.(7 đ)
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Hương ổi lan vào trong gió se
0,25
- Gió se nhè nhẹ, mỏng manh và khô
0,25
- Dòng sông trôi chậm rãi.......
0,25
- Những cánh chim vội vã bay đi tìm nơi tránh rét
0,25
- Những đám mây lơ lửng...
0,25
- Nắng vẫn còn nồng nhưng mưa rào đã hết
 Cảnh vật sống động, đẹp và có hồn 
0,25
2
- Chép đúng khổ thơ cuối của bài Viếng Lăng Bác
0,5
* Nêu suy nghĩ về ước nguyện của tác giả:
+ Điệp ngữ” muốn làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần như một niềm chung thủy, sắt son, một ước nguyện chân thành trước khi rời xa, từ giã giấc ngủ nghìn thu của người
0,5
+ Muốn làm: con chim hót, đóa hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu. Một ước nguyện gần gũi trong tình cảm, trong ý chí.
0,5
- Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính của nhà thơ Viễn Phương từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
0,5
- Tình cảm thương nhớ, lưu luyến và ước nguyện của nhà thơ cũng chính là tình cảm của biết bao người miền Nam khi ra Hà Nội vào lăng viếng Bác.
0,5
3
- Người đồng mình giàu ý chí và nghị lực
0,5
- Người đồng mình không sợ khó khăn gian khổ nghèo đói
0,5
- Người đồng mình không sợ khó khăn gian khổ, nghèo đói
0,5
- Người đồng mình mạnh mẽ như sông, như suối
0,5
- Truyền thống xây dựng quê hương, giữ gìn bản sắc dân tộc
0,5
- Người đồng mình sống giản dị như đầy phẩm chất cao đẹp
 Qua đó người cha khuyên người con phải sống cao đẹp, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, quê hương mình.
0,5
****************************************************************
NS: 
ND:
Tiết 132 
 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6
I. Mức độ cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Hệ thống hóa kiến thức về kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Hệ thống những kiến thức về kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2. Kĩ năng: 
- Rút ra được những ưu, khuyết điểm chính trong bài làm. 
3. Thái độ:
- Tự giác tìm ra ưu, khuyết điểm của bản thân và của bạn để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
II. Chuẩn bị
- GV: Bài làm của HS, đáp án, biểu điểm.
- HS: Xem lại kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
III. Hoạt động lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Phát bài 
- Yêu cầu lớp trưởng phát bài cho các bạn.
- HS trao đổi, nhận xét bài làm lẫn nhau.
HĐ2: Nhận xét những ưu, khuyết điểm trong bài làm 
a. Ưu điểm:
- Một số em viết đúng yêu cầu của bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Có bố cục rõ ràng, hợp lý, bài viết có cảm xúc, thể hiện năng lực cảm thụ riêng.
b. Khuyết điểm:
- Một số em chưa có sự đầu tư nên bài viết còn sơ sài 
- Bài viết thiên về kể 
- Mắc nhiều lỗi chính tả :
+ Thảo 9/1 (lẫn lộn s-x, c-t, dấu hỏi - dấu ngã)
+ Se 9/1 : danh từ riêng không viết hoa
+ Huyền 9/1: lẫn lộn ch – tr, s-x
+ Vũ 9/1 : danh từ riêng không viết hoa, lẫn lộn s-x
- Dùng từ đặt câu chưa chính xác : 
+ Hòa (9/1) : làng và nước bấy giờ đã trở thành đối địch
+ Dốt 9/2 : Ông Hai đã nổi lên với tình yêu làng, yêu nước
+ Thức 9/2 : Bằng ngòi bút văn chương đã lâu nên Kim Lân đã viết về nhân vật ông Hai yêu làng..
HĐ3: Chữa lỗi 
- Gọi HS đọc lại đề bài trên, xác định yêu cầu chính.
- Yêu cầu HS xây dựng dàn bài của đề bài trên.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh và đưa ra đáp án để HS đối chiếu.
- Yêu cầu những em viết sai lỗi chính tả lên viết lại một số từ theo yêu cầu của GV.
- Yêu cầu một số em dùng từ, đặt câu chưa chính xác lên bảng chữa lại.
-> Nhận xét, chốt lại những vấn đề cần lưu ý trong bài viết Tập làm văn.
HĐ4: Ghi điểm vào sổ: 
* Củng cố: GV đọc bài văn mẫu một đoạn văn của em Hân (lớp 9/1) để HS tham khảo.
4. Hướng dẫn tự học:
- Xem lại bài làm, tiếp tục sửa những lỗi mắc phải.
- Soạn bài Tổng kết văn bản nhật dụng:
+ Xem lại kiến thức VB nhật dụng đã học từ lớp 6 -> 9
+ Nắm nội dung chính và chủ đề của từng bài.
+ Kẻ bảng thống kê theo mẫu: số thứ tự, tên VB, nội dung, nghệ thuật chính.
*****************************************************************
NS: 	 
ND: 
Tiết 131
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. Mức độ cần đạt: 	
1. Kiến thức: 
- Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng.
- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.
- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2. Kĩ năng: 
- Tiếp cận một văn bản nhật dụng.
- Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ:
- Tự giác thống kê văn bản nhật dụng đã học, nêu nội dung các văn bản và liên hệ thực tế ban rthân.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Hoạt động lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Giúp HS nắm lại khái niệm văn bản nhật dụng.
- Gọi HS đọc yêu cầu phần I.
? Thế nào là văn bản nhật dụng.
? Em hiểu thế nào là chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản.
-> Cập nhật: Nghĩa là kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại. Chức nămg: đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,... Đề tài: nói về những vấn đề, hiện tượng,... gần gũi bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cuộc sống cộng đồng.
-> VB nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
- Dẫn chứng: VB Động Phong Nha có chức năng thuyết minh và miêu tả, đề tài nói về danh lam thắng cảnh...
- Giới thiệu chung về chương trình các em được học là những văn bản hay, có giá trị và tác động mạnh đối với người đọc.
? Theo em, VB nhật dụng có chú ý đến giá trị văn chương không? Vì sao.
- Gợi ý: giá trị văn chương là giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật. Liên hệ trong VB nhật dụng rồi giải thích.
HĐ2: Hướng dẫn HS nắm được nội dung các văn bản nhật dụng đã học.
? Từ lớp 6 đến lớp 9, em đã học những văn bản nhật dụng nào. Nêu nội dung từng bài và phương th ... phải sống hòa hợp với thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Thuyết minh và miêu tả.
Nghị luận và biểu cảm
 7
4. Cổng trường mở ra
5. Mẹ tôi
6. Cuộc chia tay của những con búp bê
7. Ca Huế trên sông Hương
Tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái và vai trò của nhà trường đối với mỗi con người.
Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng của con cái
Tình cảm thân thiết của hai anh em và nỗi đau chua xót khi ở trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh.
Vẻ đẹp của sinh hoạt văn hóa và những con người tài hoa xứ Huế.
Tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, biểu cảm.
Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm.
Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Thuyết minh, nghị luận, tự sự, biểu cảm.
 8
8. Thông tin về ngày trái đất năm 2000
9. Ôn dịch thuốc lá
10. Bài toán dân số
Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường.
Tác hại của thuốc lá (đến kinh tế và sức khỏe).
Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội.
Nghị luận và hành chính.
Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm.
Thuyết minh và nghị luận.
 9
11. Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
12. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
13. Phong cách Hồ Chí Minh
Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em trong cộng đồng quốc tế.
Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân và trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh vì hòa bình thế giới.
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí 
Minh và lòng tự hào, kính yêu Bác.
Nghị luận, thuyết minh và biểu cảm.
Nghị luận và biểu cảm.
Nghị luận và biểu cảm.
? Qua các VB trên, em hãy cho biết nội dung trong những VB nhật dụng đề cập đến những đề tài gì.
? Ngoài những VB chính đã học, em còn được đọc thêm những VB nào.
- HS nhớ lại nội dung các VB: Trường học (lớp 7), Bảng tin về cái chết do nghiện ma túy của con nhà tỉ phú Mỹ (lớp 8).
? Ngoài những nội dung được đề cập trên, em còn biết những vấn đề nào đang được quan tâm hiện nay.
- Gợi ý các em liên hệ báo, đài,... và nêu cá nhân.
- GV giới thiệu một số vấn đề như: xâm hại trẻ em, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, bạo lực trong gia đình, xâm hại trẻ em, bạo hành trẻ em,...
? Trong các văn bản đã học, em thích nhất văn bản nào? Vì sao.
- Nhận xét và giáo dục HS qua nội dung của văn bản.
TIẾT 2
HĐ1: Hướng dẫn HS nắm được hình thức của văn bản nhật dụng 
- Gọi HS đọc nội dung phần II.
- Yêu cầu HS quan sát bảng thống kê (đã học ở tiết 1).
? Hãy nêu các phương thức biểu đạt trong văn bản nhật dụng.
- Nêu cá nhân sự kết hợp của 5 phương thức biểu đạt chính: nghị luận, biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh.
? Qua trên, em có nhận xét gì về hình thức của văn bản nhật dụng.
? Theo em sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong văn bản nhật dụng nhằm mục đích gì.
? Hãy tìm các yếu tố biểu cảm trong văn bản Ôn dịch thuốc lá và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm đó.
- Đọc lại VB và xác định các câu cảm và cách dùng dấu câu như: Ôn dịch, thuốc lá, Nghĩ đến mà kinh... hoặc ở cách dùng dấu câu tu từ ở đề mục VB. Tất cả những yếu tố đó làm cho người đọc cảm thấy ghê tởm hơn những tác hại khôn lường do thuốc lá gây ra.
 - Bên cạnh việc sử dụng yếu tố biểu cảm, VB Ôn dịch thuốc lá còn dùng những phép lập luận như: lập luận phản bác “Có người bảo..... mặc tôi! Xin đáp lại...”
- Dẫn chứng thêm một số VB sử dụng phương thức thuyết minh khá nhuần nhuyễn như Động Phong Nha, Ca Huế trên sông Hương.
- Tuy VB nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không phải chỉ kiểu văn bản nhưng vẫn có thể xem một số VB nội dung có giá trị như một tác phẩm văn học. Vì sao?
- Gợi ý HS lấy Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê phân tích về mặt nội dung, về phương thức biểu đạt... và kết luận.
- Nhận xét và chốt lại: vì có thể vận dụng và củng cố những kiến thức, kỹ năng đã được học và luyện tập ở các phần khác trong phân môn Tiếng việt và Tập làm văn.
HĐ2: Hướng dẫn HS nắm được phương pháp học văn bản nhật dụng 
- Gọi HS đọc nội dung mục III.
? Muốn học tốt kiểu văn bản nhật dụng, đầu tiên phải làm gì.
? Vì sao cần phải đọc kĩ các chú thích (để hiểu nghĩa của từ và các sự kiện liên quan đến văn bản).
- Ví dụ khi học VB Ca Huế trên sông Hương phải đọc kỹ các chú thích để hiểu các điệu hò ở xứ Huế hay thế nào là ca Huế.... Hoặc chú thích về sự kiện lịch sử trong bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ...
? Bước tiếp theo cần phải làm gì (Cần phải tạo thói quen liên hệ...).
? Vì sao lại phải cần tạo thói quen liên hệ như vậy.
- Gợi ý HS cần liên hệ việc học tác phẩm về vấn đề thuốc lá, dân số... để giải thích.
? Có phải chỉ liên hệ bản thân gia đình cộng đồng ta có liên quan và chỉ để ta hiểu hay so sánh không.
? Đối với vấn đề thuốc lá hiện nay thì em có thể đưa ra những kiến nghị hoặc giải pháp nào.
? Kiến thức trong VB nhật dụng đặt ra rất đa dạng nên để hiểu sáng tỏ vấn đề đặt ra cần chú ý điều gì.
? Để hiểu vấn đề Quyền trẻ em được đề cập trong chương trình lớp 7 và lớp 9, em sẽ vận dụng kiến thức bộ môn nào.
- Gợi ý HS có thể liên hệ bộ môn Giáo dục công dân.
? Để phân tích nội dung của một VB nhật dụng nào đó cần phải căn cứ vào đâu? Vì sao.
? Hãy nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính.
? Để học tốt văn bản nhật dụng cần lưu ý những điểm nào.
- Nhận xét, khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi đối đáp nhanh.
- GV nêu nội dung hoặc phương thức biểu đạt của một vài VB đã học. Yêu cầu HS nêu tên VB ứng với nội dung và phương thức biểu đạt ấy.
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- GV khuyến khích HS trả lời nhanh, đúng.
-> Đề cập những vấn đề như:
- Di tíchh lịch sử
- Danh lam thắng cảnh
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
- Giáo dục 
- Vai trò của người phụ nữ
- Văn hóa
- Môi trường
- Tệ nạn ma túy, thuốc lá
- Dân số và tương lai loài người
- Quyền sống của con người
- Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
- Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
III. Hình thức của văn bản nhật dụng.
- Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, biểu cảm.
-> Tăng sức thuyết phục cho người nghe, người đọc.
- Một số văn bản nhật dụng được xem có giá trị như một tác phẩm văn học vì có thể vận dụng và củng cố những kiến thức, kỹ năng đã được học và luyện tập ở các phần khác trong phân môn Tiếng việt và Tập làm văn.
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng
1. Đọc kĩ các chú thích.
2. Liên hệ những vấn đề trong văn bản với đời sống xã hội.
3. Có ý kiến, quan điểm và đề xuất những kiến nghị, giải pháp.
4. Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn khác để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.
5. Căn cứ vào đặc điểm và phương thức biểu đạt để phân tích nội dung văn bản.
* Ghi nhớ: SGK/96
4. Hướng dẫn tự học:
- Học bài, xem lại nội dung ôn tập.
- Soạn bài Ngữ văn địa phương: Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp:
- Xem lại kiến thức về câu đơn, câu ghép.
NS: 
ND:
 Tiết 133 NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
 CÂU PHÂN LOẠI THEO CẤU TẠO NGỮ PHÁP
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức: 
- Khái quát lại kiến thức về câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp. 
- Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, có thể chia câu thành hai loại : câu đơn và câu ghép.
- Đặc điểm cấu tạo của mỗi loại câu.
2. Kĩ năng: 
- Có năng lực lĩnh hội và phân tích được cấu tạo ngữ pháp của câu tiếng Việt.
- Rèn kĩ năng nói và viết tiếng Việt phù hợp với chuẩn mực ngữ pháp của câu.
3. Thái độ:
- Học nghiêm túc và biết sử dụng các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp trong khi viết đoạn văn, văn bản.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, tài liệu.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
III. Hoạt động lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới:Giới thiệu bài.
HĐ của thầy và trò
ND ghi bảng
HĐ1: Giúp HS khái quát lại kiến thức về phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp.
- Gọi HS đọc văn bản “Người thầy giáo Gia-rai đầu tiên” và “Người con của Gia-rai”, SGK/63.
? Hãy tìm các cụm chủ - vị (C-V) trong các câu ở đoạn trích (a).
? Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V ở đoạn trích (a).
? Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V ở đoạn trích (a).
- HS thảo luận cặp và cử đại diện trả lời.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Câu 1 có 3 cụm C-V không bao chứa nhau
+ Câu 3 có 2 cụm C-V không bao chứa nhau
+ Câu 4 có 2 cụm C-V bao chứa nhau (cụm C-V lớn “người ta// thấy ...mình” nằm ngoài bao cụm C-V nhỏ “thầy //đi về...”).
? Phân tích cấu tạo của các câu trong đoạn trích (b).
- HS thảo luận cặp và cử đại diện trả lời.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Câu 1,2 có 1 cụm C-V
+ Câu 4 cấu tạo bằng 1 cụm C-V (V1, V2).
? Trình bày kết quả phân tích ở hai đoạn trích vào bảng theo mẫu sau :
? Hãy cho biết trong những câu trên, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép.
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm câu đơn và câu ghép.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS xác định và nêu ý kiến.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS làm cá nhân và trình bày kết quả.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và đại diện trình bày kết quả.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp và đại diện trình bày kết quả
- Hướng dẫn HS làm bài ở nhà.
 Đặt 1 câu đơn và 1 câu ghép, phân tích cấu tạo của câu đơn và câu ghép ấy?
I. Các kiểu câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
1. Ví dụ: SGK/63
Các cụm C-V trong các câu ở đoạn trích (a).
 - Câu 1: (có 3 cụm C-V) : hoa // lại nở, chim // lại hót, mặt trời // lại rực rỡTây Nguyên.
- Câu 2: (có 1 cụm C-V) : thầy giáo // về nghỉ hưu tại quê hương mình.
- Câu 3 : (có 2 cụm C-V) : thầy // tuổi cao sức yếu, tấm lòng của thầy // vẫn bừng cháy sông Pa.
- Câu 4 (có 2 cụm C-V)
- Câu 5 (có 2 cụm C-V)
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Câu có một cụm C-V
- thầy giáo về nghỉ . mình.
- Mặt trời .. sau lưng
- Kơ-lơng cất tiếng gọi
- Tiếng gọi cha của bà
Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn
- người ta thấy thầy... của mình
Các cụm C-V không bao chứa nhau
- Ngày ngày, hoa lại nở... Tây Nguyên
- tuy thầy tuổi cao... sông Pa
2. Kết luận:
* Ghi nhớ (SGK/64)
II. Luyện tập
1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp
a/ Câu có một cụm C-V
b/ Câu có 3 vế câu, không dùng từ nối
c/ Câu có 2 vế nối với nhau bằng từ nối “còn”
2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định
(1) Người // đem tre vừa tậu => Câu đơn
 C V
(2) Bụt// lại hiện lên, lấy áo... ngọn tre => Câu đơn
 C V
(3)Cây tre//mọc càng cao, bóng chiếc áo//càng rộng
 C V C V
 => Câu ghép
3. Tìm câu ghép...
-> Câu (1), (3), (8), (10), (11)
4. Câu sau là câu đơn hay câu ghép...
-> Là câu đơn có 1 CN và 3 VN.
4. Hướng dẫn tự học:
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị tiết kiểm tra Viết bài Tập làm văn số 7:
+ Xem lại kiến thức phần Văn, tiếng Việt,
+ Phương pháp làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc