TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
CHỊ EM THÚY KIỀU
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Kiều và đóng góp của Nguyễn Du cho kho tàng văn học dân tộc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du .
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.
- Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.
- Những giá trị nội dung nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
Tuần: 3 Ngày dạy: 21/8/2010 Tiết: 11 - 12 Ngày soạn: 23/8/2010 TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU CHỊ EM THÚY KIỀU A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Bước đầu làm quen với thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại. - Hiểu và lí giải được vị trí của tác phẩm Truyện Kiều và đóng góp của Nguyễn Du cho kho tàng văn học dân tộc. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du . - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều. - Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc. - Những giá trị nội dung nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại. - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại. 3. Thái độ: Tự giác, tích cực, nghiêm túc trong học tập. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, quy nạp, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế, mở rộng, nâng cao. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: Vắng: P; KP. 2. Kiểm tra bài cũ: - Cảm nhận của em về nội dung nghệ thuật của Văn bản: “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”. - Sự gần gũi và khác biệt giữa chiến tranh hạt nhân và “sóng thần”, động đất ở điểm nào? - Mỗi người chúng ta phải làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới hòa bình? - Kể ra những nguy cơ mang tính chất hoàn cầu hiện nay? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Bác Hồ của chúng tã từng viết: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em trên thế giới hiện nay đang đứng trước những thuận lợi về mặt chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhưng đông thời cũng đang gặp những thách thức ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai phát triển của các em. Một phần tuyên bốhọp tại Liên hợp quốc (Mĩ) cách đây 15 năm đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này. b. Bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI DẠY ? Nêu xuất xứ của bản tuyên bố? - Trả lời theo chú thích (*). -> Nêu một số điểm chính của bối cảnh thế giới vào những năm cuối thế kỉ 20: Khoa học kĩ thuật phát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia được mở rộng. Bên cạnh đó sự phân hóa rõ rệt về mức sống, chiến tranh và bạo lực ở nhiều nơi ? Văn bản thuộc kiểu văn bản nào? - Văn bản nhật dụng: nghị luận chính trị, xã hội. - Khái quát những nét chính về tác giả rồi ghi bảng. - Đọc mẫu một đoạn gọi hs đọc tiếp. - Đọc tiếp cho cô và tìm hiểu chú thích bằng cách đọc thầm. ? Cho biết văn bản có thể chia làm mấy phần? - Văn bản chia làm bốn phần: + Mở đầu: Lí do của bản tuyên bố. + Sự thách thức của tình hình: thực trạng trẻ em trên thế giới trước các nhà lãnh đạo chính trị các nước. + Cơ hội: Những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ quan trọng. + Nhiệm vụ: Những nhiệm vụ cụ thể. ? Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào? ( Học sinh đọc thầm hai đoạn đầu). ? Nêu nội dung và ý nghĩa của hai đoạn vừa đọc? - Đoạn 1: Làm nhiệm vụ mở đầu, nêu vấn đề, giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của hội nghị cấp cao thế giới. - Đoạn 2: Khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng đinh quyền được sống, được phát triển trong hòa bình, hạnh phúc. Đó cũng chính là nguyên nhân, là mục đích của vấn đề. Làm thế nào để đạt được điều ấy. ? Mở đầu bản tuyên ngôn đã thể hiện cách nhìn như thế nào về đặc điểm tâm sinh lí trẻ em, về quyền sống của trẻ em? - Đặc điểm tâm sinh lý trẻ em: Trong trắng, hiểu biết, ham hoạt động và nay ước vọng nhưng dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. - Quyền sống của trẻ em: + Phải được sống trong vui tươi thanh bình, được chơi, được học và phát triển. + Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. ? Em hiểu như thế nào về: - Tâm lý dễ bị tổn thương và sống phụ thuộc của trẻ em? - Tương lai trẻ em phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ? - Dễ xúc động và yếu đuối trước sự bất hạnh. - Muốn có tương lai, trẻ em thế giới phải được bình đẳng, không phân biệt và chúng phải được giúp đỡ về mọi mặt. ? Em nghĩ gì về cách nhìn như thế nào của cộng đồng thế giới đối với trẻ em? ? Từ cách nhìn ấy, em có suy nghĩ gì về lời tuyên bố này? - Thảo luận nhóm - Quyên sống của trẻ em là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong thế giới hiện đại. - Cộng đồng quốc tế đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. - Trẻ em thế giới có quyền kì vọng về những lời tuyên bố này. ? Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của hai đoạn văn? Hết tiết chuyển tiết (Học sinh đọc thầm đoạn tiếp theo). ? Tuyên bố cho rằng trong thực tế, trẻ em phài chịu bao nhiêu nổi bất hạnh. Dựa theo số mục 4, 5, 6 em hãy khái quát những nỗi bất hạnh mà trẻ em thế giới phải chịu đựng? ? Theo hiểu biết của em, nổi bất hạnh nào là lớn nhất đối với trẻ em? - Tự bộc lộ. ? Theo em những nỗi bất hạnh đó của trẻ em có thể được giải thoát bằng cách nào? (Thảo luận nhóm) -> Tuyên bố cho rằng những nổi bất hạnh của trẻ em là những sự thách thức mà những nhà chính trị phải đáp ứng. ? Em hiểu như thế nào là sự thách thức đối với các nhà chính trị? ? Từ đó em hiểu tổ chức Liên hợp quốc đã có thái độ như thế nào trước những nổi bất hạnh của trẻ em trên thế giới? (Học sinh đọc) ? Hãy tóm tắt các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. ? ? Những cơ hội ấy xuất hiện ở Việt Nam như thế nào để nước ta có thể tham gia tích cực vào việc thực hiện tuyên bố về quyền trẻ em? (Thảo luận nhóm) - Trẻ em nước ta được chăm sóc và tôn trọng (Các lớp học mầm non, phổ cập tiểu học trên phạm vi cả nước; bệnh viện nhi, nhà văn hóa thiếu nhi, các chiến dịch tiêm phòng bệnh). ? Em hãy đọc thầm và cho biết nội dung của phần này? ? Hãy tóm tắt các nội dung chính của phần nêu nhiệm vụ cụ thể? - Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em. - Quan tâm nhiều hơn đến trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt. - Các em gái phải được đối xử bình đẳng như các em trai. - Bảo đảm cho trẻ được học hết bậc giáo dục cơ sở. ? Theo em, nội dung nào quan trọng nhất? Vì sao? ? Phần nêu biện pháp cụ thể có những điểm gì cần chú ý? ? Trẻ em Việt Nam đã được hưởng những quyền lợi gì từ những nổ lực của Đảng và Nhà nước. (Thảo luận nhóm) - Trẻ em nước ta được chăm sóc và tôn trọng (Các lớp học mầm non, phổ cập tiểu học trên phạm vi cả nước; bệnh viện nhi, nhà văn hóa thiếu nhi, các chiến dịch tiêm phòng bệnh). ? Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này? I.GIỚI THIỆU CHUNG: * Xuất xứ: Văn bản trích từ bản " Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em" họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Oóc ngày 30 / 09 / 1990. * Thể loại: - Văn bản nhật dụng: nghị luận chính trị, xã hội. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc và tìm hiểu từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản: 2.1. Bố cục: bốn phần + Mở đầu: Lí do của bản tuyên bố. + Sự thách thức của tình hình: thực trạng trẻ em trên thế giới trước các nhà lãnh đạo chính trị các nước. + Cơ hội: Những điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ quan trọng. + Nhiệm vụ: Những nhiệm vụ cụ thể. 2.2. Phương thức biểu đạt: Thuyết minh + Nghị luận. 2.3. Phân tích: a. Lí do của bản tuyên bố: - Đặc điểm tâm sinh lý trẻ em: Trong trắng, hiểu biết, ham hoạt động và nay ước vọng nhưng dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. - Quyền sống của trẻ em: + Phải được sống trong vui tươi thanh bình, được chơi, được học và phát triển. + Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. - Dễ xúc động và yếu đuối trước sự bất hạnh. - Muốn có tương lai, trẻ em thế giới phải được bình đẳng, không phân biệt và chúng phải được giúp đỡ về mọi mặt. => Đó là cách nhìn tin yêu và trách nhiệm đối với tương lai của thế giới, đối với trẻ em. - Nêu vấn đề: gọn và rõ, có tính chất khẳng định. b. Sự thách thức của tình hình: * Trẻ em: - Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh vào bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. - Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. - Nhiều trẻ em cheat mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật. - Lọai bỏ chiến tranh, bạo lực. - Xóa đói nghèo. - Thách thức: Là những khó khăn trước mắt cần phải ý thức để vượt qua. - Các nhà lãnh đạo chính trị là những người ở cương vị lãnh đạo các quốc gia. - Các nhà lãnh đạo của các nước tại Liên hợp quốc đặt quyết tâm vượt qua những khó khăn trong sự nghiệp vì trẻ em. => Nhận thức rõ thực trạng đau khổ trong cuộc sống của trẻ em trên thế giới. - Quyết tâm giúp các em vượt qua những nỗi bất hạnh này. c. Cơ hội: - Sự liên kết lại của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền trẻ em làm cơ sở tạo ra một cơ hội mới. - Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh tạo điều kiện cho một số tai nguyên to lớn có thể được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội. - Nước ta có đủ phương tiện và kiến thức(thông tin, y tế, trường học) để đảm bảo vệ sinh mệnh của trẻ em. - Trẻ em nước ta được chăm sóc và tôn trọng (Các lớp học mầm non, phổ c ... hần nào được. b. Bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI DẠY - Gọi Hs đọc truyện « Chào hỏi » và trả lời câu hỏi trong Sgk/tr. ? ? Câu hỏi của nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không ? tại sao ? - Câu hỏi : « Bác làm việc có vất vả lắm không ? »Trong tình huống giao tiếp khác có thể coi là tuân thủ phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác. Nhưng tình huống này, người được hỏi bị chàng ngốc gọi từ trên cây cao lúc mà người đó đang tập trung làm việc, phải vất vả trèo xuống để trả lời. - Sử dụng không đúng chỗ, đúng lúc. ? Hãy tìm tình huống giao tiếp mà lời hỏi thăm như trên là hợp lí ? - Ngữ cảnh khác (hai người gặp nhau trên đường...) ? Qua đó em rút ra được bài học gì trong giao tiếp ? - Khi giao tiếp không những phải tuân thủ các phương châm hội thoại mà còn phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp như : nói với ai ? nói khi nào ? nói ở đâu ? nói nhằm mục đích gì ? - (Vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này nhưng không thích hợp với tình huống khác). ? Yêu cầu HS đọc lại những ví dụ đã phân tích ở các tiết trước và cho biết những ví dụ nào thì phương châm hội thoại không đựơc tuân thủ ? - Ngoại trừ câu chuyện Người ăn xin, tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại. ? Câu Trả lời của có đáp ứng được nhu cầu thông tin mà An mong muốn hay không ? - Câu trả lời của Ba không đáp ứng yêu cầu của An, vi phạm phương châm về lượng. Vì Ba không tuân thủ phương châm về chất. ? Trong tình huống này, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ ? - Phương châm về lượng không được tuân thủ. ? Vì sao Ba không tuân thủ phương châm hội thoại đã nêu ? - Vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất(không nói điều mà mình không có bằng chứng xác thực) nên Ba phải trả lời chung chung như vậy. ? Giả sử, có một người mắc bệnh ung thư đã đến giai đoạn cuối(có thể sắp chết) thì sau khi khám bệnh, bác sỹ có nên nói thật cho người ấy biết không ? tại sao ? - Không nên nói thật vì có thể sẽ khiến cho bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng. ? Việc « nói dôi » của bác sỹ có thể chấp nhận được hay không ? tại sao ? - Có thể chấp nhận được vì nó có lợi cho bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân lạc quan trong cuộc sống. ? Việc nói tránh đi ấy, là bác sỹ không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? - Không tuân thủ phương châm về chất. ?Em hãy nêu một số tình huống mà người nói không nên tuân thủ phương châm ấy một cách máy móc ? - Khi nhận xét về hình thức và tuổi tác của người đối thoại. - Khi đánh giá về học lực hoặc năng khiếu của bạn bè. ? Khi nói « Tiền bạc chỉ là tiền bạc » thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không ? - Nếu xét về nghĩa hiển ngôn(bề mặt của câu chữ) thì cách nói này không tuân thủ phương châm về lượng). ? Theo em, nên hiểu ý nghĩa câu nói này như thế nào ? - Xét về nghĩa hàm ẩn : (nghĩa được hiểu bằng vốn sống, quan hệ, tri thức) cách nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng. - Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này muốn nhắc nhở con người rằng ngoài tiền bạc để duy trì cuộc sống con người còn có những mối quan hệ thiêng liêng khác trong đời sống tinh thần như : quan hệ cha – con, anh – em, bạn bè, đồng nghiệp... ? Vậy, việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? - Đọc bài tập 1-> Nêu yêu cầu bài tập. ? Chi tiết nào để câu trả lời không phù hợp ? vi phạm phương châm nào ? - Đối với cậu bé 5 tuổi thì “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” là chuyện viển vông mơ hồ; vì vậy câu trả lời của ông bố đã không tuân thủ phương châm cách thức. - Tuy nhiên đối với những người đã đi học thì đây có thể là câu trả lời đúng. ? Nhân vật vì sao đến nhà Lão Miệng? ? Thái độ của họ như thế nào? Có căn cứ không? ? Vi phạm phương châm nào? - Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt không tuân thủ phương châm lịch sự. - Việc không tuân thủ ấy là vô lý vì khách đến nhà ai phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện; nhất là ở đây, thái độ và lời nói của các vị khách thật hồ đồ, chẳng có căn cứ gì cả. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Quan hệ giữa Phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: a.Ví dụ: Sgk/tr.36 - Truyện cười “ Chào hỏi”. => Chàng rể làm một việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác. b. Ghi nhớ: Sgk/tr.36 2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: a.Ví dụ: Sgk/tr.37 - Phương châm về chất không được tuân thủ “cháy”. - Bác sĩ nói với bệnh nhân về chứng bệnh nan y - phương châm lịch sự. - Đoạn đối thoại ưu tiên phương châm về chất. -> Phương châm hội thoại không phải là những qui định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống. - Trường hợp không tuân thủ PC vì 3 lí do. b. Ghi nhớ: Sgk/tr.37 II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: (Sgk/tr.38) - Đối với cậu bé 5 tuổi thì “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” là chuyện viển vông mơ hồ; vì vậy câu trả lời của ông bố đã không tuân thủ phương châm cách thức. - Tuy nhiên đối với những người đã đi học thì đây có thể là câu trả lời đúng. Bài tập 2: (Sgk/tr.38) - Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt không tuân thủ phương châm lịch sự. - Việc không tuân thủ ấy là vô lý vì khách đến nhà ai phải chào hỏi chủ nhà rồi mới nói chuyện; nhất là ở đây, thái độ và lời nói của các vị khách thật hồ đồ, chẳng có căn cứ gì cả. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Tìm trong truyện dân gian một số ví dụ về việc vận dụng hoặc vi phạm phương châm hội thoại trong các tình huống cụ thể và rút ra nhận xét của bản thân. - Chuẩn bị bài: “Xưng hô trong hội thoại” E. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 3 Ngày dạy: 24/8/2010 Tiết: 9 - 10 Ngày soạn: 26/8/2010 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 (Thuyết minh) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Học sinh viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu kết hợp lập luận với miêu tả, tuy nhiên vẫn yêu cầu Thuyết minh khoa học, chính xác, mạch lạc là chủ yếu. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: Giúp HS viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí và có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Thu thập tài liệu có chọn lọc, viết văn bài văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, bố cục đủ 3 phần. 3. Thái độ: Tình yêu khoa học, yêu thiện nhiên, yêu những sự vật thân quen gần gũi với các em trong cuộc sống. C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, quy nạp. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số của lớp: Vắng: P; KP. 2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết khái niệm và đặc điểm của văn bản thuyết minh? Nêu những phương pháp thuyết minh? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong những giời học trước, các em đã được tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh cũng như sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào vào văn bản thuyết minh cho có hiệu quả. Giờ hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đó vào tạo lập một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh. b. Bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI DẠY - Chép đề lên bảng. -> Gợi ý phân tích đề : Thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả. ? Yêu cầu nội dung của đề? ? Phương pháp thuyết minh nào sẽ chọn? ? Xác định các đặc điểm thuyết minh? ? Định lượng thời gian cho từng phần? ? Chọn lựa biện pháp nghệ thuật hoặc yếu tố miêu tả nào để kết hợp? - Bố cục ba phần, cấu đúng ngữ pháp, từ ngữ chính xác, chữ viết sạch đẹp. - Tổ chức làm bài. -> Thu bài của Học sinh, nhận xét tiết kiểm tra. I. ĐỀ: Giới thiệu về con trâu ở làng quê Việt Nam. II. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM: * Yêu cầu đề: - Phải trình bày con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam (trình bày vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, nông thôn). Đó là cuộc sống của người nông dân, con trâu trong việc đồng áng, trong cuộc sống làng quê. - Bài làm phải trình bày đầy đủ bố cục ba phần có sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học, đặc biệt là yếu tố miêu tả trong thuyết minh. 1. Đáp án: a. Mở bài: - Giới thiệu chung về con trâu đồng quê Việt Nam (Ngắn gọn, xúc tích có kết hợp yếu tố miêu tả). b. Thân bài: - Con trâu ở làng quê Việt Nam (Con trâu trong nghề nông đó là sức kéo như cày bừa, kéo xe, trục lúa) - Con trâu trong lễ hội ( Chọi trâu ở miền bắc, đâm trâu ở Tây Nguyên) - Con trâu cung cấp thịt, da, sừng dùng làm đồ mỹ nghệ. - Con trâu là tài sản lớn của người nông dân. - Con trâu gắn với tuổi thơ. c. Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân.( Khẳng định tầm quan trọng của con trâu ở làng quê Việt Nam). 2. Biểu điểm: - Điểm 9 + 10: Bài làm đáp ứng yêu cầu về nội dung hình thức đầy đủ các ý, lời văn mạch lạc, cách diễn đạt lưu loát có kết hợp yếu tố miêu tả không sai lỗi chính tả. - Điểm 7 + 8: So với yêu cầu trên còn thiếu vài ý, lời văn còn vài chổ mắc lỗi diễn đạt, sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả. - Điểm 5 + 6: Làm đầy đủ bố cục văn bản nhứng ý chỉ làm một nửa so với dàn ý, lời văn, cách viết chưa mạch lạc sai từ 5 đến 8 lỗi chính tả. - Điểm 4 + 3: Chưa làm bài hoàn chỉnh, ý còn sơ sài, chung chung, không sử dụng yếu tố miêu tả. - Điểm 2 + 1: Làm sơ sài chưa nắm được cách viết bài văn thuyết minh, mắc nhiều lỗi diễn đạt, cách dùng từ, sai nhiều lỗi chính tả, làm lạc đề. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Về nhà làm lại đề văn. - Chuẩn bị bài: “Chuyện người con gái Nam Xương” E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: