Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần học 29 - Trường THCS NT C

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần học 29 - Trường THCS NT C

I.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức.

- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu biểu tượng trong truyện.

- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quí giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.

2.Kỹ năng:

-Đọc- hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.

-Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo hình, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng. trong truyện.

3.Thái độ.

-Biết quí trọng vẻ đẹp bình dị, quí giá từ những diều gần gũi xung quanh ta.

-Đồng cảm với nỗi đau của nhân vật

II.Chuẩn bị.

1. Giáo viên: - Tư liệu về tác giả, tác phẩm

 - Tranh minh hoạ cho nội dung bài dạy

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần học 29 - Trường THCS NT C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29: Ngày soạn: 13-03-2012
Tiết 136: Đọc thêm 
 (Nguyễn Minh Châu)
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức.
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu biểu tượng trong truyện. 
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quí giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
2.Kỹ năng:
-Đọc- hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
-Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo hình, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng... trong truyện.
3.Thái độ.
-Biết quí trọng vẻ đẹp bình dị, quí giá từ những diều gần gũi xung quanh ta.
-Đồng cảm với nỗi đau của nhân vật
II.Chuẩn bị.
1. Giáo viên: 	- Tư liệu về tác giả, tác phẩm
	- Tranh minh hoạ cho nội dung bài dạy
2. Học sinh: 	- Soạn bài
III.Phương pháp
-Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận....
IV.Tổ chức dạy và học
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra:
 Đọc thuộc lòng văn bản Mây và sóng và cho biết em bé đã từ chối những lời gọi mời hấp dẫn của người sống trên mây và sóng như thế nào?
 3. Bài mới:	
*Giới thiệu: Nguyễn Minh Châu là một cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm tiêu biểu trong đó có truyện ngắn Bến quê
Hoạt động 1: HD Học sinh đọc và tìm hiểu văn bản
-Mục tiêu: Nắm được nội dung văn bản
-Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
* gọi học sinh đọc chú thích *
? Tóm tắt vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm?
? Xuất xứ của tác phẩm
-Giáo viên đọc mẫu đoạn đầu và gọi học sinh đọc tiếp.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của một số từ theo các chú thích trong SGK
- Tiêu sơ
- Bôn tẩu
- Lập thu
HĐ2. Tìm hiểu văn bản 
? Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào?
Căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ hầu như bị bại liệt toàn thân không thể tự mình di chuyển dù chỉ là nhích nửa người trên gường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào người khác.
? Tình huống truyện đã xuất hiện khi nào?
? Tìm những chi tiết trong truyện nói về sự nghịch lí đó.
- Nhĩ từng đi hầu như khắp mọi nơi trên thế giới "Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không xót một xó xỉnh nào trên trái đất"
- Căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh và hành hạ anh hàng năm trời.
- Khi Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi ở bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy dù nó ở rất gần anh.
- Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát đó. Nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày
? Thông qua việc xây dựng những tình huống như vậy tác giả nhằm thể hiện điều gì?
? Tìm câu văn trong truyện thể hiện ý nghĩa đó.
"Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình"
I.Tìm hiểu chung
1- Tác giả
Nguyễn Minh Châu (1930 - 19890) quê ở Quỳnh Lưu - Nghệ An là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học VN hiện đại
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật.
Năm 2000 được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2-Tác phẩm
Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên xuất bản năm 1985
3-Đọc:
+Văn bản.
+Chú thích
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Tình huống truyện
Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh đặc biệt
Tình huống của truyện chính là ở cái điều rất chớ trêu như một nghịch lí.
-Tác giả muốn lưu ý người đọc đến 1 nhận thức về cuộc đời ® mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời người
*Tiết 2:Học sinh đọc từ đầu đến "cửa sổ nhà mình"
? Cảnh sắc thiên nhiên được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào?
- Những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt.
- Tiết trời đầu thu  rộng thêm ra.
- Những tia nắng sớm của đất trời màu mỡ
? Cảnh vật được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về cảnh sắc thiên nhiên đó.
? Hoàn cảnh của Nhĩ như thế nào?
+ Bệnh tật hiểm nghèo kéo dài, mọi sinh hoạt phải trông cậy vào sự chăm sóc của vợ con.
? Trong hoàn cảnh ấy Nhĩ đã có cảm nhận và khao khát gì? 
+ Cảm nhận về Liên, về gia đình
? Thể hiện qua những chi tiết nào?
"Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm mà em vẫn nín thinh", "cũng như cánh bãi bồiNhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này" 
+ Khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.
? Câu chuyện của Nhĩ với cậu con trai thể hiện điều gì?
" Con người ta trên đường đời có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu"
? Tác giả đã gửi gắm những gì vào hình tượng nhân vật Nhĩ?
2. Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ
-Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng của anh.
-Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ. Từ gần đến xa tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng, không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc gần gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
- Những suy ngẫm của Nhĩ từ hoàn cảnh của mình mà phát hiện quy luật giống như một nghịch lí của đời người
- Cảm nhận được tình yêu thương của người vợ và hơi ấm của gia đình
- Thức tỉnh về những giá trị bền vững bình thường và sâu xa của cuộc sống.
- Câu chuyện của Nhĩ với cậu con trai đã giúp Nhĩ nhận ra được cái quy luật phổ biến của đời người.
® Nhà văn đã gửi gắm qua nhân vật Nhĩ nhiều điều quan sát, suy ngẫm, triết lí về cuộc sống, về cuộc đời và con người. Những chiêm nghiệm, triết lí đã được chuyển hoá vào trong đời sống nội tâm của nhân vật, với diễn biến của tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh được miêu tả tinh tế, hợp lí 
Hoạt động 2: HD học sinh tổng kết
-Mục tiêu: Học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
-Thời gian: 7'
-Đồ dùng: 
-Cách tiến hành:
B1 Em hãy nêu đôi nét về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
B2.Giáo viên gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ
Gọi 1 học sinh nhắc lại các nội dung của ghi nhớ
3. Tổng kết
 a.Ý nghĩa văn bản:
-Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí, vượt ra ngoài những dự định và toan tính của chúng ta. 
-Trên đường đời con người ta, khó lòng tránh khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống.
-Thức tỉnh sự trân trọng giá tị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương. 
Hoạt động 3: HD học sinh luyện tập
-Mục tiêu: HS làm được các bài tập trong SGK
-Đồ dùng: 
-Cách tiến hành:
 b. Nghệ thuật
-Lựa chọn người kể chuyện ở ngôi thứ ba.
- Sáng tạo trong việc tạo tình huống của truyện nghịch lí.
-Xây dựng những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong văn bản.....
Hoạt động 3: HD học sinh luyện tập
-Mục tiêu: HS làm được các bài tập trong SGK
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 tại lớp
III. Luyện tập
Bài tập 1: Hình ảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện thực ra cũng mang ý nghĩa biểu tượng khái quát đó là vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc như một bến sông quê, một bãi bồi rộng ra là quê hương, xứ sở
*HD học sinh học bài ở nhà: 
- Tóm tắt lại nội dung truyện, nắm được tình huống và ý nghĩa của truyện.
-Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật.
-Hoàn thiện bài tập 2
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt: 
 +đọc, thực hiện các bài tập trang 109- 111/SGK NV9/t2
 ===================================
Tiết 137: 
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức.
- Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý. 
2. Kỹ năng.
-Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần Tiếng Việt.
-Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài soạn
2. Học sinh: Ôn tập nội dung kiến thức
III.Phương pháp 
-Vấn đáp, thảo luận. 
IV.Tổ chức dạy và học
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh
 3. Bài mới:	
Hoạt động của GV và Học sinh
Nội dung cơ bản
? Khởi ngữ là gì? 
? Kể tên các thành phần biệt lập đã học?
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập
Học sinh suy nghĩ, trả lời 
Giáo viên yêu cầu học sinh tự điền các nội dung vào bảng tổng kết theo mẫu trong SGK
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập hướng dẫn học sinh làm ở nhà.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các khái niệm về liên kết câu và liên kết đoạn văn 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài tập giống với cách làm bài tập ở phần trước.
Giáo viên yêu cầu học sinh sau khi đã viết được đoạn văn theo yêu cầu của phần trước thì chỉ rõ sự liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn đó.
? Nêu khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý?
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài tập suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập học sinh suy nghĩ trả lời
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
1. Lý thuyết
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với
- Các thành phần biệt lập
+ Thành phần tình thái
+ Thành phần cảm thán
+ Thành phần gọi đáp
+ Thành phần phụ chú
2. Bài tập
Bài tập 1:
a. Khởi ngữ
b. Tình thái
c. Phụ chú
d. Thành phần gọi đáp, thành phần cảm thán
Bài tập 2:
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
1. Lý thuyết
- Liên kết nội dung
- Liên kết hình thức
2. Bài tập
Bài tập 1, 2
a. Nhưng, nhưng rồi, và: Thuộc phép nối 
b. Cô bé - cô bé: Thuộc phép lặp; cô bé, nó, thuộc phép thế
c. "Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa" - thế thuộc phép thế
Bài tập 3
III. Nghĩa tường minh và hàm ý
1. Lý thuyết
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
2. Bài tập
Bài tập 1:
Trong câu in đậm ở cuối truyện người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng "Địa ngục là chỗ cho các ông" (người nhà giàu)
Bài tập 2:
a. Từ, câu in đậm có thể hiểu là
- "Đội bóng luyện chơi không hay"
- "Tôi không muốn bình luận về việc này
Người nói cố ý vi phạm phương châm qua hệ
b. Hàm ý của câu in đậm là "Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn"
® Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
*Dặn dò:
-Nắm chắc lại nội dung đã ôn tập.
-Xem lại cách làm bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
-Tìm hiểu kĩ các đề bài tập làm văn trang 79-80, chuẩn bị làm bài Tập làm văn
 số 7: nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
	==================================
Tiết 138 +139: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
+ Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước đó.
+ Có những cảm nhận, suy nghĩ, cảm thụ riêng và biết vận dụng 1 cách linh hoạt các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh trong quá trình làm bài.
2.Kỹ năng
 Có kỹ năng làm bài tập làm văn nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả)
3.Giáo dục: Lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống cho học sinh. 
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Đề bài , đáp án ,thang điểm
 2. Học sinh: ôn tập kiến thức về văn nghị luận
III.Tổ chức dạy và học
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 3. Bài mới:	
Đề bài: 
 Cảm nhận của em về ba khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài theo dàn ý.
Dàn ý:
* Mở bài: 
 + Giới thiệu về tác giả Thanh Hải và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 
 + Cảm nhận chung về nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của ba khổ thơ.
* Thân bài:
 -Cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên (Khổ 1)
 +Màu sắc: hài hòa tươi thắm, tràn đầy sức sống
 +Âm thanh: rộn rã, vang vọng,
 Lòng yêu mến, tâm trạng say sưa ngây ngất của tác giả.
 -Cảm xúc về mùa xuân đất nước
 +Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gắn liền với lộc xuân trong không khí bảo vệ, xây dựng đất nước khẩn trương.
 +Suy nghĩ về LS đất nước với
 Niềm tự hào về LS dân tộc
*Kết bài: 
 -Ba khổ thơ đã khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, lòng yêu mến tự hào của nhà thơ. 
 -Suy nghĩ tình cảm của bản thân em.
 **Học sinh tiến hành viết bài
-GV theo dõi học sinh viết bài
*Thu bài:
- Giáo viên thu bài và nhận xét giờ làm bài
*HD học sinh học bài ở nhà:
 -Chuẩn bị bài: Những ngôi sao xa xôi.
 +Đọc văn bản, tóm tắt nội dung,
 +Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm,
 +Trả lời câu hỏi trong phần đọc- hiểu.
 -Chuyện được trần thuật từ ngôi thứ mấy, cách trần thuật đó có tác dụng gì....
 =======================================
 TIẾT 140: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI 
 Lê Minh Khuê 
I/ Mục tiêu cần đạt:	
1. Kiến thức
 -Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong c/s chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cơ gi thanh nin xung phong trong truyện.
 -Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn. 
2. Kĩ năng
 -Đọc-hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì khng chiến chống Mỹ cứu nước. 
3. Thái độ 
 - Trân trọng và cảm phục đối với sự hi sinh của những thanh niên xung phong vì độc lập tự do của dân tộc. 
II. CHUẨN BỊ
 1. Tư liệu tham khảo: Sgv– sgk – Thiết kế bài giảng
 2. Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, gợi tìm, giải thích minh họa, thảo luận nhóm.
3. Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 1.Ổn định lớp 
 2.Bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài của 5 HS?
 3. Bài mới: 
 Trong chiến tranh có không ít những tấm gương chiến sĩ đ qun mình vì đất nước, nhưng họ vẫn rất lạc quan, ung dung, yêu đời. Để phần nào hiểu được điều đó. Các em cùng tìm hiểu Văn bản Những ngôi sao xa xôi.
Hoạt động thầy và trị 
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
Gv hướng dẫn H/S đọc:
GV yu cầu H/S tóm tắt văn bản?
Học sinh đọc chú thích * SGK
Gv: Nêu những nét chính về tác giả Lê Minh Khuê?
Lê Minh Khuê sinh năm 1949, Quê huyện Tĩnh Gia – Thanh Hóa.
Gv: Nêu những nét chính về tc phẩm?
Sáng tác năm 1971, phần được học có lược bớt một số đoạn.
Gv: Cho H/S đọc một vài từ khó:
Gv: Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả?
Chọn ngôi thứ I đặt vào nhân vật Phương Định, cô gái TN xung phong người Hà Nội, tác giả diễn tả một cách tự nhiên & sinh động cảm xúc tâm trạng, ý nghĩ của các cô gái trẻ luôn đối mặt với kẻ thù, hiểm nguy & cái chết mà vẫn sống hồn nhiên, lạc quan, mơ mộng giữa chiến trường.
Gv: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? nội dung chính của mỗi phần?
P1: Từ đầu  ngôi sao trên mũ: P.Định kể về công việc & c/s của bản thân & tổ 3 cô trinh sát mặt đường.
P2: Tiếp  chị Thao bảo: Một lần phá bom, Nho bị thương, 2 chị em lo lắng, săn sóc.
P3: còn lại: Sau phút hiểm nguy, 2 chị em nối nhau hát, niềm vui của 3 người trước trận mưa đá đột ngột.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 
Gv: Trong đoạn trích có mấy nhân vật được nói đến?
Chị Thao, Nho, Phương Định.
Gv: Các nhân vật sống trong hòan cảnh nào?
Sống, chiến đấu trên một cao điểm những năm chống Mỹ ác liệt. Nhiệm vụ chạy trên cao điểm, ban ngày phá những quả bom chưa nổ, đối mặt với thần chết, công việc căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh, khôn ngoan, khéo léo, sẵn sàng hi sinh.
Gv tích hợp:
 *Giữa thời điểm bom đạn khắc nghiệt như vậy các cô thanh niên xung phong họ phải làm việc trong môi trường ra sao?
(Khốc liệt của chiến tranh: đất bị cày xới, cây cối bị thiêu rụi, bị hủy diệt bởi bom đạn của giặc Mĩ)
* Em có nhận xét gì về môi trường làm việc của các cô thanh niên xung phong vào thời điểm đó.( Nguy hiểm, chết chóc)
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Lê Minh Khuê: 1949, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, TNXP thời chống Mỹ, viết văn đầu những năm 1970. Sau 1975, bám sát những đổi mới.
2.Tác phẩm: Sáng tác năm 1971.
 3.Đọc văn bản, chú thích:
*Tĩm tắt nội dung truyện:
(Xem SGV tr.125).
*Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, nhân vật Phương Định,cũng là nhân vật chính. Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật (hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn con người thời chiến tranh).
3. Bố cục: 3 phần:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Những nét chung của ba cô thanh niên xung phong.
a-Hòan cảnh:
- Sống làm việc trên cao điểm đường Trường Sơn.
- Làm nhiệm vụ phá bom
-> Khắc nghiệt – đối mặt cái chết.
*Hiện thực chiến tranh khốc liệt trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở một trọng điểm giao thông.
III. Luyện tập:
* Tóm tắt truyện.
 4.Dặn dò:
 * Tóm tắt truyện một cách chi tiết.
 *Chuẩn bị:Phần còn lại: Tìm hiểu phẩm chất chung của 3 nhân vật nữ TNXP và Phương Định 
–—˜™–— & –—˜™–—

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29 NGU VAN 9 Chuan KTKN.doc