Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần học 32 năm 2012

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần học 32 năm 2012

Tiết 146 : Văn Bản: RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG

(Trích)

 (Đe-ni-ơn Đi-Phô)

A.Mục đích: Giúp h/s:

- Thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình giữa đảo.

- Thấy được hình thực tự truyện của nhà văn

* Kiến thức: Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

* Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.

- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.

B. Yêu cầu:

-GV: Soạn giáo án.

-HS: Học, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi trong Sgk.

C. Chuẩn bị:

- SGK, SGV các tài liệu có liên quan đến bài học.

- Chân dung tác giả

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần học 32 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Ngày soạn: 01/04/2012	
Ngày giảng: 05/04/2012
Tiết 146 : Văn Bản: RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
(Trích)
 (Đe-ni-ơn Đi-Phô)
A.Mục đích: Giúp h/s:
- Thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi phải sống một mình giữa đảo.
- Thấy được hình thực tự truyện của nhà văn
* Kiến thức: Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
* Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
B. Yêu cầu:
-GV: Soạn giáo án.
-HS: Học, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi trong Sgk.
C. Chuẩn bị:
- SGK, SGV các tài liệu có liên quan đến bài học.
- Chân dung tác giả
D. Kiểm tra bài cũ:
I. Tổ chức(1p)
II. Kiểm tra.(5p) - Vì sao tác giả Lê minh Khuê đặt tên truyện là Những ngôi sao xa xôi? Nhan đề ấy gợi cho em cảm nhận gì?
- Khái quát những phẩm chất chung cùng những nét riêng của Phương Định, Nho, chị Thao?
E. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề.(1p) Dẫn vào bài.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.(13p)
H. Thìm hiểu phần *. Nê sơ lược về tác giả,tác phẩm?
G. Nhận xét, chốt.
GV hướng dẫn HS đọc bài
HS đọc-nhận xét cách đọc của bạn
Đoạn trích nên chia làm mấy đoạn? ý mỗi đoạn?
H. Trao đổi, trả lời.
G. Nhận xét, chốt.
* Hoạt động 2.(20p)
?Trang phục của Rô-bin-xơn gồm những thứ gì? mỗi thứ ấy được kể và tả như thế nào?
H. Nêu những chi tiết. Nhận xét.
G. Chốt.
Nhận xét gì về cách tả, kể của tác giả?
Đó là trang phục, trang bị như thế nào?
Em có suy nghĩ gì về trang phục, trang bị của Rô-bin-xơn (Trong điều kiện sống lúc đó của anh) ?
H. Liên hệ, trả lời.
Diện mạo của Rô-bin-xơn được tả qua chi tiết nào?
Nhận xét gì về cách kể? Qua diện mạo ấy ta hiểu thêm gì ở Rô-bin-xơn?
Hoạt động nhóm:Thảo luận 
-Chúng ta thấy gì sau bức chân dung của Rô-bin-xơn?
* Hoạt động 3.(3p)
?Nêu nhận xét về nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của đoạn trích.
H. Đọc ghi nhớ (Sgk)
I. Tìm hiểu chung.
1.Tác giả, tác phẩm.
 (Sgk)
2. Đọc, giải thích từ khó.
3.Bố cục: 3 đoạn
Đ1: “như dưới đây”:Cảm giác chung khi tự ngắm minh của Rô-bin-xơn
Đ2: “khẩu súng của tôi”:Trang phục, trang bị của Rô-bin-xơn
Đ3: Diện mạo của vị chúa đảo
II.Phân tích
1.Trang phục của Rô-bin-xơn
-Mũ:to tướng, cao lêu đêu, chẳng ra hình thù gì, làm bằng da dê
-Áo:bằng tấm da dê, vạt dài tới lưng chừng bắp đùi
-Quần:loe ,lông dê thõng xuống
-Ủng:Da dê, hình dáng hết sức kì cục
-Thắt lưng:da dê
-Lủng lẳngbên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con
-Đeo hai cái túi bằng da dê...
=>Tả rất kĩ, giọng văn dí dỏm.
-Trang phục, trang bị hết sức độc đáo đặc biệt.
2.Diện mạo của Rô-bin-xơn
-Màu da không đến nỗi đen cháy...
-Râu:dài, xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng kiểu Hồi giáo...
=>Cách kể dí dỏm, khôi hài. 
Cách xén tỉa râu cho thấy: anh không đánh mất hi vọng sống để trở về. 
3.Đằng sau bức chân dung
-Thấy được cuộc sống gian nan, vất vả trên đảo hoang hơn mười năm trời của anh.
-Thấy được nghị lực, trí thông minh sự khéo léo, đầu óc thực tế, quyết tâm sống, tính cách kiên cường, tinh thần lạc quan, yêu đời của Rô-bin-xơn
III.Tổng kết.
1. Nội dung: (Ghi nhớ - SGK) 
2. Nghệ thuật: 
- Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kế chuyện.
-Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên,hài hước
2. Ý nghĩa văn bản: Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
F. Tổng kết bài học và hướng dẫn h/s học bài: (2p)
-Rút ra bài học cho bản thân là gì từ đoạn trích vừa học?
- Nắm nội dung bài học.
-Chuẩn bị bài: Tổng kết ngữ pháp.
Rút kinh nghiệm: .
..
Ngày soạn: 01/04/2012	
Ngày giảng: 05/04/2012
Tiết 147,148 : Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP 
A.Mục đích: Giúp h/s:
 Hệ thống hóa những kiến thức về từ loại và cụm từ đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
*Kiến thức: Hệ thống hóa kiến thức về từ loại và cụm từ (danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và các từ loại khác)
*Kĩ năng: - Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.
B. Yêu cầu:
-GV: G/án. 
-HS: Kiến thức theo nội dung ôn tập. 
C. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ.
D. Kiểm tra bài cũ:
I. Tổ chức(1p)
II. Kiểm tra.(p) Đan xen vào bài.
E. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề.(1p) Dẫn vào bài.
 2. Triển khai bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.(40p)
GV. Giao nhiệm vụ của các nhóm:
-Nhóm 1:Khái niệm danh từ, động từ
- Nhóm 2:Khái niệm tính từ, số từ
-Nhóm 3:Khái niệmđại từ, lượng từ
- Nhóm 4:Khái niệm chỉ từ, phó từ
-Nhóm 5:Khái niệm quan hệ từ, trợ từ
-Nhóm 6:Khái niệm tình thái từ, thán từ
*Phần bài tập: 
Nhóm 1 , 2 ,3: bài 1+ bài 2+ bài 3
Nhóm 4,5,6: bài 4,5
H. Các nhóm trình bày phần lí thuyết sau đó trình bày kết quả bài tập được giao.
H. Nhóm khác, nhận xét, bổ sung.
G. Nhận xét, chGV nhiệm vụ cho học sinh
-Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ.
Nhiệm vụ của các nhóm:
a,Các nhóm làm bài tập 1 và 2 (Phần II.Các từ loại khác
* Hoạt động 2.(30p)
b, Nhóm 1,2 làm bài 1-Nhóm 4,3 làm bài tập 2-Nhóm 5,6 làm bài tập 3 (Phần B Cụm từ)
Các nhóm trình bày kết quả bài tập được giao.
-Các nhóm nhận xét, bổ sung.
-GV: đánh giá kết quả bài tập của các nhóm.
ốt đáp án đúng.
A.Từ loại
I.Danh từ, động từ, tính từ
1.Bài tập 1: Xác định danh từ, động từ, tính từ
-Danh từ: lần, lăng ,làng
-Động từ: nghĩ ngợi, phục dịch,đập
-Tính từ: hay, đột ngột, sung sướng
2.Bài tập 2 + bài tập 3
Tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ
a, Danh từ có thể kết hợp với các từ: những, các, một
những ,các, một + lần, làng, cái lăng, ông giáo
b,Động từ có thể kết hợp với các từ: hãy, đã, vừa
hãy, đã, vừa + đọc, nghĩ ngợi,phục dịch, đập
c,Tính từ có thể kết hợp với các từ :Rất, hơi, quá
Rất, hơi, quá +hay, đột ngột, phải, sung sướng
3.Bài tập 4: Điền từ vào bảng sau:
(Bảng phụ theo mẫu trong SGK)
4.Bài tập 5 Tìm hiểu sự chuyển loại của từ:
a, Từ tròn là tính từ, trong câu văn nó được dùng như động từ.
b,Từ lí tưởng là danh từ trong câu văn này nó được dùng như tính từ
c,Từ băn khoăn là tính từ.
II.Các từ loại khác:
Điền từ in đậm trong các câu vào bảng tổng hợp
- Số từ: ba, năm.
- Đại từ: tôi, bao nhiêu, bao giờ,bấy giờ.
- Lượng từ: những.
- Chỉ từ: ấy, đâu.
- Phó từ: đã,mới,đã,đang.
- Quan hệ từ: ở,của,nhưng,như.
- Trợ từ: chỉ,cả,ngay,chỉ.
- Tình thái từ: hả.
- Thán từ: trời ơi.
B.Cụm từ:
1.Bài tập 1: Xác định và phân tích các cụm danh từ
a, Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó
-một nhân cách rất Việt Nam
-một lối sống rất bình dị......
b,những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng
c,Tiếng cười nói......
*Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cum danh từ:
-Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm danh từ
-Dấu hiệu để nhận biết cụn danh từ là từ những ở phía trước hoặc có thể thêm từ những vào trước phần trung tâm.
2.Bài tập 2:Xác định và phân tích các cụm động từ
a, Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh
b,Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...
*Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm động từ
-Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ là các từ: đã, sẽ,vừa
3.Bài tập 3 Xác định và phân tích cụm tính từ
a, rất Việt Nam, rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới, rất hiện đại
b,sẽ không êm ả
c,phức tạp hơn,cũng phong phú và sâu sắc hơn
*Những từ ngữ in đậm là phần trung tâm của cụm tính từ, ở đây có hai từ Việt Nam và Phương Đông là các danh từ được dùng làm tính từ.
-Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là từ rất, hoặc có thể thêm từ rất vào phía trước.ong câu văn này nó được dùng như danh từ.
F.Tổng kết bài học và hướng dẫn h/s học bài: (3p)
-Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
-Về nhà: Chuẩn bị các bài tập còn lại trong SGK
- Tiết sau học tiếp.
Rút kinh nghiệm: .
..
Ngày soạn: 01/04/2012	
Ngày giảng: 10/04/2012
Tiết 149 : Tập làm văn: LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
A.Mục đích: Giúp h/s:
 Nắm chắc hơn những kiến thức lý thuyết về biên bản: thực hành viết được một biên bản hoàn chỉnh.
*Kiến thức: Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
*Kĩ năng: Viết được một biên bản hoàn chỉnh.
B. Yêu cầu:
-GV: G/án. 
-HS: Ôn tập kiến thức lí thuyết đã học. 
C. Chuẩn bị:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ.
D. Kiểm tra bài cũ:
I. Tổ chức(1p)
II. Kiểm tra.(5p) Biên bản là gì? nêu cách viết biên bản?
E. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề.(1p) Dẫn vào bài.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.(10p)
G giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Các nhóm thảo luận , ghi kết quả vào giấy to.
Dựa vào câu hỏi sau :Nội dung như trong SGK đã đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa? cần thêm bớt những gì? Cần sắp xếp lại như thế nào cho phù hợp?
* Hoạt động 2.(25p)
-Các nhóm thảo luận viết biên bản theo yêu cầu của đề bài.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV: Đánh giá kết quả của các nhóm 
1.Bài tập 1SGK
-Đọc nội dung
-Sắp xếp lại cho hợp lí:
1,b( “kết thúc...”
ghi ở cuối biên bản
2,a
3,d
4,c
5,e,g
6,h
2.Bài tập 2: Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua của lớp em
-Quốc hiệu và tiêu ngữ
-Địa điểm, thời gian
-Tên biên bản
-Thành phần tham dự
-Diễn biến và kết quả hội nghị
-Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận
F. Tổng kết bài học và hướng dẫn h/s học bài (3p)
-Nêu lại nội dung phải có của biên bản.
-Về nhà viết một biên bản : Biên bản họp chi đội chuẩn bị cho hoạt động chào mừng ngày 30/4, 01/5.
- Làm bài tập còn lại.
Rút kinh nghiệm: .
..
Ngày soạn: 01/04/2012	
Ngày giảng: 10/04/2012
Tiết 150 : 	Tập làm văn: HỢP ĐỒNG
A.Mục đích: Giúp h/s:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về hợp đồng.
*Kiến thức: Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
*Kĩ năng: Viết một hợp đồng đơn giản.
B. Yêu cầu:
- GV: G/án. Văn bản mẫu.
- HS: Học và chuẩn bị bài.
C. Chuẩn bị:
- SGV, SGK, Tài liệu chuẩn kiến thức, Bảng phụ.
D. Kiểm tra bài cũ:
I. Tổ chức(1p)
II. Kiểm tra.(3p) Kiểm tra bài tập tiết 149 làm ở nhà.
E. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề.(1p) Dẫn vào bài.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.(17p)
Đọc văn bản trong SGK.
+Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
-Tại sao cần phải có hợp đồng?
-Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
-Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?
-Hãy kể tên những hợp đồng mà em biết?
+Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm
-Các nhóm nhận xét bài của nhóm vừa trình bày
*GV: kết luận
?Thế nào là hợp đồng?
Đọc mục 1 Ghi nhớ
* Hoạt động 2.(15p)
Dựa vào ngữ liệu vừa phân tích, trả lời các câu hỏi sau:
-Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào?Tên của hợp đồng được viết như thế nào?
-Phần nội dung gồm những mục nào? cách ghi những nội dung này như thế nào?
-Phần kết thúc có những mục nào?
-Lời văn của hợp đồng phải như thế nào?
H. Trả lời câu hỏi.
G. Nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3.(5p)
Đọc bài tập 1
-Cần viết hợp đồng trong những tình huóng nào?
I.Đặc điểm của hợp đồng
1. Văn bản. 
 (Sgk)
2.Nhận xét:
a,Cần phải có hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật.
b,Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng thoả thuận với nhau.
c,Hợp đồng cần phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác,chặt chẽ và phải có sự ràng buộc của hai bên kí với nhau trong khuôn khổ của pháp luật.
d, Các hợp đồng thường gặp: hợp đồng lao động, hợp đồng thuê xe, thuê nhà. Xây dựng...
*Kết luận
 (Mục 1 Ghi nhớ)
II.Cách làm hợp đồng:
1.Các mục trong hợp đồng:
-Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng.
-Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
-Phần kết thúc:Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có)
2.Lời văn của hợp đồng phải chính xác,chặt chẽ.
* Ghi nhớ (Sgk)
III.Luyện tập.
Làm bài tập1
Cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau: b,c,e.
F. Tổng kết bài học và hướng dẫn h/s học bài (3p)
- Thế nào là hợp đồng?
- Nêu cách viết một hợp đồng?
- Về nhà: Học bài, làm bài tập 2
- Chuẩn bị bài: Bố của Xi –Mông.
Rút kinh nghiệm: .
...

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32 CKTKN.doc