Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 8

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 8

TIẾT: 36,Tiếng việt

TRAU DỒI VỐN TỪ

I .KIỂM TRA BI CŨ

 Vai trò yếu tố miêu tả trong văn tự sự?

II-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh nắm được:

Tầm quan trọng của việc trua dồi vốn từ.

Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ, chính xác nghĩa và cách dùng từ.

- Sử dụng chính xác từ trong từng văn cảnh và tự rèn luyện để làm giàu vốn từ cho bản thân

- Tự hào và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

III-CHUẨN BỊ:

-Giáo viên: Bảng phụ, ví dụ về cách dùng từ tinh tế

-Học Sinh: Đọc kĩ bài học trong SGK

IV- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

Từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng, và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng. Hôn nay chúng ta tìm hiểu cáchình thức trau dồi vốn từ.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần thứ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
TIẾT: 36,Tiếng việt 
TRAU DỒI VỐN TỪ 
I .KIỂM TRA BÀI CŨ 
 Vai trò yếu tố miêu tả trong văn tự sự?
II-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp học sinh nắm được:
Tầm quan trọng của việc trua dồi vốn từ.
Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ, chính xác nghĩa và cách dùng từ. 
- Sử dụng chính xác từ trong từng văn cảnh và tự rèn luyện để làm giàu vốn từ cho bản thân
- Tự hào và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
III-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ, ví dụ về cách dùng từ tinh tế
-Học Sinh: Đọc kĩ bài học trong SGK
IV- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
Từ là chất liệu để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng, và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng. Hôn nay chúng ta tìm hiểu cáchình thức trau dồi vốn từ.
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
*HOẠT ĐỘNG 1:
-Hướng dẫn rèn luyện nghĩa của từ và cách dùng từ.
GV gọi HS đọc ví dụ.
H1- Em hiểu ý kiến đó như thế nào?(nội dung lời nói gồm mấy ý? Khuyên điều gì?)
-GV đưa thêm ví dụ.
-HS đọc phần 2 bài học
H2-Các câu mắc lỗi dùng từ như thế nào?
H3- Sửa như thế nào? Nguyên nhân mắc lỗi?
H4- Làm thế nào để sử dụng đúng và tốt từ Tiếng Việt?
*HOẠT ĐỘNG 2:
Gọi HS đọc đoạn văn. 
H5- Đoạn văn nêu lên ý gì?
H6- Việc trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập được thực hiện theo hình thức nào?
*HOẠT ĐỘNG 3
Hướng dẫn luyện tập.
*Bài tập 1:
-Chọn cách giải thích đúng.
-GV hướng dẫn HS từng nhóm làm bài.
*Bài tập 2:
-Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt
Hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
*Bài tập 3:
-Sửa lỗi dùng từ.
-Hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm.
*Bài tập 4:
GV hướng dẫn HS làm độc lập, trình bày trước lớp. 
*Bài tập : 5-6-7-8-9 về nhà làm.
*HOẠT ĐỘNG 4 
-Củng cố: Nhắc lại nội dung hai phần ghi nhớ.
-1 HS đọc ví dụ
2 HS trả lời – 2 HS khác nhận xét 
+Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu đẹp đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt
-Phải không ngừng trau dồi vốn từ
+a dùng thừa từ
+b, c dùng sai từ
+Không hiểu nghĩa
-1 HS trả lời phần ghi nhớ SGK – HS khác nhận xét 
-1 HS đọc đoạn văn của Tô Hoài.
-Thảo luận nhóm – rút ra nhận xét.
+Tô Hoài phân tích: Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
-HS làm theo nhóm
-Các nhóm ghi vào phiếu học tập – cử đại diện trình bày.
(Giải thích nghĩa của từng từ)
-4 nhóm, mối nhóm thực hiện mối câu – nhóm khác nhận xét 
-HS làm độc lập, trình bày trước lớp. 
- 2 HS đọc , mỗi em một phần.
I- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
1- Ví dụ:
 Ví dụ a:
Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu đẹp đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt
-Phải không ngừng trau dồi vốn từ
- Ví dụ b:
- Anh ấy làm việc rất năng lực
- Những đôi mắt ngây thơ trong sáng nhìn vào nét phấn của cô giáo.
2- Kết luận:
Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt, trước hết cần phải trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
II-Rèn luyện để làm tăng vốn từ:
1- Ý kiến của Tô Hoài:
Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân
2- Kết luận:
Rèn luyện để biết thêm những điều chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
III- Luyện tập:
*Bài tập 1:
-Chọn cách giải thích đúng:
+Hậu quả: (b)
+Đoạt: (a)
+Tinh tú: (b)
*Bài tập 2:
a- Tuyệt: 
+Dứt, không còn gì: Tuyệt chủng; tuyệt giao; tuyệt tự
+Cực kì, nhất: Tuyệt đỉnh; tuyệt tác;tuyệt trần.
*Bài tập 3:
a-Im lặng -> vắng lặng, yên tỉnh.
b-Cảm xúc -> cảm động, cảm phục
c-Thành lập -> thiết lập
d-Dự đoán -> phỏng đoán, dự tính.
*Bài tập 4:
-Người nông dân sáng tạo ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc để đúc kết kinh nghiệm mùa màng.
=>Giữ gìn sự trong sáng của một ngôn ngữ dân tộc-> học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân.
4-Hướng dẫn học tập: (2’)
Đọc kĩ lại phần bài học đã hướng dẫn.
Làm các bài tập: 5-6-7-8-9
Ôn lại yếu tố miêu tả trong văn tự sự để làm bài viết số 2.
Tiết 39,40,Văn bản
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
Nguy ễn Du
I .KIỂM TRA BÀI CŨ :
II-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung, nhân hậu của nàng.
-Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ đọc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
III-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nghiên cứu kĩ đoạn trích 
-Học Sinh: Đọc kĩ i đoạn trích và trả lời câu hỏi SGK 
IV- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
 Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình .Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình. Điều ấy được biểu hiện cụ thể qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
*HOẠT ĐỘNG 1 Hướng dẫn tìm hiểu chung
-GV giới thiệu đoạn trích.
-Hướng dẫn đọc, tìm đại ý, bố cục.
H1- Đọan trích có kết cấu như thế nào?
H2- Đoạn trích nêu lên vấn đề gì?
*HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn phân tích 6 câu thơ đầu.
H3- Hai chữ “khóa xuân” gợi cảnh gì ở Kiều?
Trước cảnh ngộ ấy,Kiều cảm nhận phong cảnh chung quanh ấy như thế nào?( không gian, thời gian,cảnh vật)
H5- Hình ảnh “mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì của thời gian? 
Cảnh vật được bố trí nhhư thế nào?
Tâm tạng nàng lúc này ra sao?Câu thơ nào chứng minh điều đó?
Nghệ thuật miêu tả tác giả có gì đặc biệt?
*HOẠT ĐỘNG 3:
Phân tích nỗi lòng của Kiều
H6- Kiều nhớ tới ai? Ai trước? Ai sau? Có hợp lí không ? vì sao?
Câu thơ nào nói Kiều nhớ Kim Trọng?
Khi nhớ về người yêu, Kiều nhớ nhất điều gì? Hình dung ra sao?
Giảng:”Đã thề hai chữ đồng tâm
 Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
Thế mà “Thuyênø hoa chưa ráo chén vàng.Lời thề thôi đã phụ phàng với hoa”
H7:Trở lại với chính mình, nàng đang tâmtrạng như thế nào?:“Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”nghĩa gì?
H8- Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu?
H8- Giải thích các thành ngữ?
Nhận xét về tấm lòng của Thuý Kiều qua nỗi nhớ người thân?
H9- Lời đoạn thơ của ai? Nghệ thuật độc thoại có ý nghĩa gì?
*HOẠT ĐỘNG 4:
Hướng dẫn phân tích nỗi buồn của Kiều
-HS đọc đoạn cuối
H10-Cảnh vật được miêu tả theo trình tự nào?
 Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng của Kiều, Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
H11- Nhận xét cách dùng điệp ngữ “buồn trông” và các từ láy trong đoạn cuối?
H12- Cách dùng nghệ thuật đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
*HOẠT ĐỘNG 5:
Hướng dẫn tổng kết:
H13- Em cảm nhận như thế nào về nghệ thuật đoạn trích?
H14-Thái độ của Nguyễn Du đối với nhân vật như thế nào?
-HS lăng nghe.
-1HS đọc diễn cảm – HS khác nhận xét 
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Tâm trạng của Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Bố cục 3 phần
.6 câu đầu
.8 câu tiếp 
.8 câu cuối.
- +Không gian: bát ngát, cát vàng bụi bay, dãy núi mờ xa=> khoảng không gian vắng, cảnh vật cô đơn trơ trọi -> lầu Ngưng Bích lẻ loi, con người càng lẻ loi
-Thời gian: “Mây sớm đèn khuya”-> tuần hoàn khép kín, Thúy Kiều bị giam hảm trong không gian, làm bạn với may, đèn, trăng.
“Nữa tình ..tấm lòng”
=> Nàng đang rơi vào cảnh cô đơn, đơn độc hoàn toàn.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Nhớ buổi thề nguyền đính ước
+Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mìmh vô vọng
+Sự đau đớn xót xa-> khẳng đình lòng thủy chung son sắt
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
Giảng Nàng nhớ Kim Trọng trước vì luơn cảm thấy mình là người phụ tình, là người cĩ lỗi: 
 “Ơi Kim Lang hỡi Kim Lang!
Thơi thơi thiếp đã phụ chàng từ đây”
- Hơn nữa, khi bán mình để cứu gia đình Kiều đã giải quyết xong mối sung đột giữa chữ tình và chữ hiếu.
 “Duyên hội ngộ đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn”
+Hình dung cha mẹ đang mong ngóng tin nàng.
+Xót xa ân hận vì không báo đáp cha mẹ
=>Vị tha
+Đôïc thoại nội tâm của Kiều
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Nhớ mẹ, nhớ quê hương, cảm nhận qua cánh buồm thấp thoáng
+Nhứ người yêu, xót xa duyên phận như hình ảnh hoâ trôi man mác
+Buồn cho cảnh ngộ mình nghe tiếng sóng mà ghê sợ
=> cảnh được nhìn từ xa: giàu màu sắc từ nhạt-> đậm; âm thanh từ tỉnh -> động; nỗi buồn từ man mác -> mông lung, lo âu kinh sợ, dự cảm dông bão sẽ nỗi lên hải hùng xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều.
+ “Buồn trông” điệp ngữ -> điệp khúc của tâm trạng
+Nỗi buồn cô đơn đau đớn, đau đớn, xót xa, bế tắc, tuyệt vọng.
+Tả cảnh ngụ tình
+Thương cho tình cảnh của Thúy Kiều
+Ca ngợi vẻ đẹp thủy chung nhân hậu của nàng.
I- Tìm hiểu chung:
1Chú thích-đọc
 Vị trí đoạn trích:
 Sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh (1033-1054),phần 2”Gia biến và lưu lạc”
2.Bố cục: 3 phần
a- 6 câu đầu:
Hoàn cảnh cô đơn
b- 8 câu tiếp 
Nỗi thương nhớ người yêu và cha mẹ.
c- 8 câu cuối.
Tâm trạng đau buồn lo âu của Kiều thể hiện qua cảnh vật.
3- Đại ý:
Đoạn trích miêu tả tâm trạng của Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
II- Phân tích:
1-Hoàn cảnh cô đơn của Thúy Kiều:
+Không gian:mênh mông ,hoang vắng (non xa,trăng gần,cát vàng, bụi hồng)
+Thời gian: “Mây sớm đèn khuya”-> tuần hoàn khép 
+Cảnh vật :ngổn ngang
+Tâm trạng: cô đơn,buồn tủi
àcảnh gắn với tình người
=> Bức tranh đđược vẽ bằng tâm cảnh
2- Nỗi lòng thương nhớ người thân
a-Nhớ Kim Trọng
- Hình dung:
+Lời thề đêm trăng
+ Kim Trọng đang ngày đêm mong chờ
-Mình là người lỗi hẹn
→ Nỗi nhớ da diết, đau đớn, day dứt khi đã phụ tình.
b-Nhớ cha mẹ:
+Hình dung cha mẹ đang mong ngóng tin nàng.
+Xót xa vì không phụng dưỡng,chăm sóc cha mẹ
=>người tình thuỷ chung,người con hiếu thảo giàu đức hi sinh,vị tha
3- Tâm trạng cô đơn tuyệt vọng:
-cảnh vật:từ gần đến xa
-Màu sắc: nhạt đến đậm
_Aâm thanh:tĩnh đến động
-Điệp ngữ “buồn trơng”,từ láy,nhân hố, ẩn dụ điệp khúc tâm trạng
-Tả cảnh ngụ tình
-Ngơn ngữ độc thoại nội tâm
ècơ đơn, đau đớn xĩt xa,bế tắc,tuyệt vọng
IV- Tổng kết:
1- Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình.
2-Nội dung: Tác giả cảm thương cho tình cảnh của Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp thủy chung nhân hậu của nàng.
HOẠT ĐỘNG6:Hướng dẫn học bài
-học thuộc bài thơ
-Soạn bài “LVT cứu Kiều Nguyệt Nga”
: LỤC VÂN TIÊN CỨU
 KIỀU NGUYỆT NGA
(Trích truyện Lục Vân Tiên) 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh hiểu được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm
-Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu giúp người đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
-Kĩ Năng: Hiểu đặc trưng, phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện.
-Thái độ: Kính trong những người làm việc vì nghĩa và biết trọng ân nghĩa
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Chân dung Nguyễn Đình Chiểu và tranh minh họa đoạn trích
-Học Sinh: Đọc kĩ bài SGK và trả lời câu hỏi hướng dẫn học tập.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
“Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ.Lục Vân Tiên là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu lớn là diễn tả ttrung thực những tình cảm của cả một dân tộc. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tác phẩm này.
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
*HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu chung
-Gọi HS đọc phần giới thiệu tác giả(*)
H1- Khái quát những nét nỗi bật về Nguyễn Đình Chiểu?
H2-Từ cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, Em hiểu như thế nào về con người này?
-Gọi HS đọc (1) chú thích.
H3- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
H4- Đặc điểm, kết cấu và tính chất truyện có gì khác với Truyện Kiều?
-GV bình mở rộng.
Yêu cầu 1 HS đọc phần tóm tắt tác phẩm
-> 2em tóm tắt lại.
H5-Tác phẩm là một thiên tự truyện, em hãy tìm những tình tiết của truỵên trùng với cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu?
H6- Sự khác biệt ở cuối truyện nêu lên ý nghĩa gì?
*HOẠT ĐỘNG 2:
H7- Nêu xuất xứ của đoạn trích?
-GV đọc mẫu-> gọi HS đọc đoạn trích và chú thích.
(Ngôn ngữ phần nói về bọn cướp và miêu tả trận đánh linh hoạt, nhanh, dồn dập, phần kể về cuộc gặp gỡ 2 người đọc thong thả)
H8- Nêu đại ý của đoạn trích?
*HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn phân tích.
H9- Em hiểu được những gì về chàng trai này trước khi đánh cướp cứu Nguyệt Nga?
H10- Trong hành đôïng đánh cướp, em hình dung như thế nào về Lục Vân Tiên?
H11- Lực lượng hai bên đối lập mà sao Vân Tiên dám hành động như vậy?
H12-Hành động của Vân Tiên làm em liên tưởng đến nhân vật nào trong truyện cổ tích?
H13- Sự chiến thắng của chàng gợi những suy nghĩ gì?
*HOẠT ĐỘNG 4:
-Củng cố
-Khái quát một số nét nỗi bật về tác giả, tác phẩm.
-Hình ảnh LVT khi đánh bọn cướp cứu Nguyệt Nga?
- HS đọc – HS khác nhận xét 
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ Nam bộ
+Có nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời (gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua)
+Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm
-1 HS đọc – HS khác nhận xét 
-3 HS trả lời – 3 HS khác nhận xét 
+Tác phẩm: 1854 trước khi thực dân Pháp xâm lược.
+Kết cấu chương hồi: với mục đích truyền đạo lí làm người
+Đặc điểm thể loại: Truyện để kể hơn là để đọc-> chú trong hành động nhân vật
1 HS đọc – 1 HS khác nhận xét 
- 2HS tóm tắt – 2 HS khác nhận xét 
- Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Nguyệt Nga.
-Lục Vân Tiên gặp nạn được cứu giúp.
-Nguyệt Nga gặp nạn vẫn giữ lòng chung thủy
-Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga gặp lại nhau
*Thảo luận:
+ Tác phẩm là một thiên tự truyện.
+Nhân vật LVT chính là bóng dáng của NĐC.
-1 HS khátrả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Phần cuối: nói ước mơ và khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Đình Chiểu.
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Sau phần giới thiệu về gia đình Vân Tiên và Vân Tiên đi thi.
-2 HS đọc – 2 HS khác nhận xét 
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Nguyệt Nga. Nàng cảm kích muốn tạ ơn chàng, nhưng chàng từ chối.
1- HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Chàng trai 16- 17 tuổi lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Nỗi giận lôi đình.
+Tả đột hữu xông.
*Thảo luận:
+Vân Tiên hành động theo bản chất người anh hùng nghĩa hiệp-> mang vẻ đẹp của một dũng tướng tài ba.
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Dũng sĩ Thạch Sanh.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Vân Tiên hành động mang cái đức của người “vị nghĩa vong thân” tái đức làm nên chiến thắng.
-1 HS khái quát tác giả
-1 HS khái quát tác phẩm
-1 HS nêu hình ảnh Lục Vân Tiên.
I-Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
+Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ Nam bộ
+Có nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời (gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua)
+Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm
2-Sự nghiệp văn thơ:
+Tác phẩm: 1854 trước khi thực dân Pháp xâm lược.
+Kết cấu chương hồi: với mục đích truyền đạo lí làm người
+Đặc điểm thể loại: Truyện để kể hơn là để đọc-> chú trong hành động nhân vật
3- Tóm tắt tác phẩm:
Gồm 4 phần:
- Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Nguyệt Nga.
-Lục Vân Tiên gặp nạn được cứu giúp.
-Nguyệt Nga gặp nạn vẫn giữ lòng chung thủy
-Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga gặp lại nhau.
=> Tác phẩm là một thiên tự truyện
-Phần cuối: nói ước mơ và khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Đình Chiểu.
4- Xuất xứ đoạn trích:
Sau phần giới thiệu về gia đình Vân Tiên và Vân Tiên đi thi.
5-Đọc và tìm hiểu chú thích.
a-Đọc:
b- Chú thích.
6- Đại ý: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Nguyệt Nga. Nàng cảm kích muốn tạ ơn chàng, nhưng chàng từ chối.
II- Phân tích:
1-Hình ảnh Lục Vân Tiên:
-Chàng trai 16- 17 tuổi lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh.
-Gặp bọn cướp đường:
+Nỗi giận lôi đình.
+Tả đột hữu xông.
+Vân Tiên hành động theo bản chất người anh hùng nghĩa hiệp-> mang vẻ đẹp của một dũng tướng tài ba, mang cái đức của người “vị nghĩa vong thân” tái đức làm nên chiến thắng.
4-Hướng dẫn học tập: (2’)
-Học thuộc đoạn trích
-Tìm hiểu lời trò chuyện của Vân Tiên vời Nguyệt Nga?
-Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga hiện lên như thế nào?
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu?

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEU O LAU NGUNG BICH(1).doc