Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Ôn tập học kì I

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Ôn tập học kì I

 III. Phần tập làm văn

 A. Kiểu bài thuyết minh:

 1. Đồ vật:

 * Cho đề bài: TM 1 trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.

 ( dựa vào yêu cầu về ND và HTTM, cách chuẩn bị sgk/15)

 * Hướng dẫn cách làm bài:

 ** Tìm hiểu đề:

 - Kiểu bài: TM

 - Đối tượng TM: đồ vật

 - NDTM: nguồn gốc, chủng loại, hình dáng, cấu tạo, đặc điểm, công dụng, cách trồng hoặc chăm sóc,

 - Tình cảm của con người đối với các đối tượng.

 ** Dàn ý chi tiết:

 + MB: - GT sự vật, đồ vật cần TM; GT khái quát công dụng của nó

 + TB: Trình bày:

 - Nguồn gốc, chủng loại

 - Hình dáng, cấu tạo, đặc điểm, công dụng, cách sử dụng, cách bảo quản

 + Kết bài: Ý nghĩa và tình cảm của con người đ/v đồ vật, sự vật

 2. Con vật:

 * Cho đề bài: Con trâu ở làng quê VN.

 ( dựa vào yêu cầu về ND và HTTM, cách chuẩn bị sgk/28)

 * Hướng dẫn cách làm bài:

 ** Tìm hiểu đề:

 - Kiểu bài: TM

 - Đối tượng TM: con trâu

 - NDTM: con trâu trong đời sống làng quê VN

 - Vai trò, vị trí con trâu trong đời sống của người nông dân VN

 ** Dàn ý chi tiết:

 + MB: - GT chung về con trâu trên đồng ruộng VN (MT)

 + TB: Trình bày:

 - Con trâu gắn bó với cuộc sống của người làm ruộng:

 + Con trâu trong công việc đồng áng: là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa (MT)

 + Con trâu trong lễ hội đình đám

 + Con trâu trong đời sống của người VN:

 * Thực phẩm và mỹ nghệ: nguồn cung cấp thịt,da, sữa, sừng,

 * Kinh tế: là tài sản lớn của người nông dân.

 + Con trâu và trẻ chăn trâu (MT): ngồi lưng trâu thổi sáo, thả diều, làm trâu bằng lá mít, cọng rơm,

 + Việc chăn nuôi trâu: trong chuồng, thả nằm nước,

 + Kết bài: * Tình cảm của con người nông dân đ/v con trâu.

 * Ý nghĩa và tầm quan trọng của con trâu đối với đ.sống con người.

 Lưu ý : - HS viết cần Sd các BPNT và yếu tố MT vào trong đoạn văn, bài văn TM để cho sinh động, hấp dẫn thu hút người đọc.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 III. Phần tập làm văn
	 A. Kiểu bài thuyết minh:
 1. Đồ vật:
 * Cho đề bài: TM 1 trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.
 ( dựa vào yêu cầu về ND và HTTM, cách chuẩn bị sgk/15)
 * Hướng dẫn cách làm bài: 
 ** Tìm hiểu đề:
 - Kiểu bài: TM
 - Đối tượng TM: đồ vật
 - NDTM: nguồn gốc, chủng loại, hình dáng, cấu tạo, đặc điểm, công dụng, cách trồng hoặc chăm sóc,
 - Tình cảm của con người đối với các đối tượng.
 ** Dàn ý chi tiết:
 + MB: - GT sự vật, đồ vật cần TM; GT khái quát công dụng của nó
 + TB: Trình bày: 
	- Nguồn gốc, chủng loại
 - Hình dáng, cấu tạo, đặc điểm, công dụng, cách sử dụng, cách bảo quản
 + Kết bài: Ý nghĩa và tình cảm của con người đ/v đồ vật, sự vật
 2. Con vật:
 * Cho đề bài: Con trâu ở làng quê VN.
 ( dựa vào yêu cầu về ND và HTTM, cách chuẩn bị sgk/28)
 * Hướng dẫn cách làm bài: 
 ** Tìm hiểu đề:
 - Kiểu bài: TM
 - Đối tượng TM: con trâu
 - NDTM: con trâu trong đời sống làng quê VN
 - Vai trò, vị trí con trâu trong đời sống của người nông dân VN
 ** Dàn ý chi tiết:
 + MB: - GT chung về con trâu trên đồng ruộng VN (MT)
 + TB: Trình bày: 
	- Con trâu gắn bó với cuộc sống của người làm ruộng:
 + Con trâu trong công việc đồng áng: là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa (MT)
	 + Con trâu trong lễ hội đình đám
	 + Con trâu trong đời sống của người VN:
 * Thực phẩm và mỹ nghệ: nguồn cung cấp thịt,da, sữa, sừng,
	 * Kinh tế: là tài sản lớn của người nông dân.
	 + Con trâu và trẻ chăn trâu (MT): ngồi lưng trâu thổi sáo, thả diều, làm trâu bằng lá mít, cọng rơm,
 + Việc chăn nuôi trâu: trong chuồng, thả nằm nước,
 + Kết bài: * Tình cảm của con người nông dân đ/v con trâu.
 * Ý nghĩa và tầm quan trọng của con trâu đối với đ.sống con người.
 Lưu ý : - HS viết cần Sd các BPNT và yếu tố MT vào trong đoạn văn, bài văn TM để cho sinh động, hấp dẫn thu hút người đọc.
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ KIỂU BÀI LÀM VĂN THUYẾT MINH
A. Kiểu bài thuyết minh:
Về loài cây: tre, dừa, dứa( thơm),
Về loài vật: trâu, bò, chó, mèo, 
Về loài hoa: sen, cúc, hồng,..
I. Hướng dẫn cách làm bài:
- Dàn ý chung: HS tự hoc theo Sgk.
Tìm hiểu cụ thể đề:
a. Tìm hiểu đề:
 - Kiểu bài: TM
 - Đối tượng TM:
 - NDTM: nguồn gốc, chủng loại, hình dáng, cấu tạo, đặc điểm, công dụng, cách trồng hoặc chăm sóc,
 - Tình cảm của con người đối với các đối tượng.
 b. Dàn ý chi tiết cho từng loại.
Về loài cây: Cây tre
 a. MB: - GT chung về cây tre: gắn liền với đời sống con người, đi vào lịch sử dân tộc, đi vào thơ ca,trở thành một loài cây không thể thiếu được đối với con người.
( có thể MB bằng cách dẫn vào thơ, ca dao,)
 - Chuyển ý
 b. TB: - Nguồn gốc cây tre: có từ xa xưa, xuất hiện trong truyền thuyết lịch sử Thánh Gióng chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
 - Chủng loại (họ hàng) nhà tre rất đông đúc: tre rừng, tre gai, tre tầm vông, tre tàu, trúc, Ngoài ra, còn có các họ hàng lân cận như: mai, nứa, vầu mấy chục loại khác nhau nhung cùng mầm non măng mọc thẳng.
 - Hình dáng: thẳng đứng, gốc to, thân có nhiều đốt, phần ngọn có nhiều cành lá xum xuê, rễ chùm, mọc thành từng bụi, bám vào nhau, tạo thành rừng tre, luỹ tre, khóm tre.
 - Đặc điểm và công dụng của từng phần, từng bộ phận của cây tre VN.
 + Thân tre: thẳng, phần gốc to, phần ngọn nhỏ, có nhiều đốt, thân chắc nên người ta có thể dùng thân tre để làm nhà ở, cầu tre bắt qua con sông, có từng đốt nên thường dùng làm đũa tre để ăn cơm, làm các vật dụng trong nhà như sào phơi, giàn cho cây dây leo,có thể chẻ mỏng làm lạt cột nhà, rau, bó mạ,Vì vậy dân gian có câu: “Lạt nầy.chưng xanh.
 Cho mailấy nàng.”
 + Ngọn tre có nhiều cành người nông dân có thể dùng ngọn để bắt giàn cho các loại cây dây leo: như mướp, bầu, bí, khổ qua,
 + Lá tre: mỏng, nhỏ bản người ta thường dùng là tre tàu để gói bánh ú lá tre có mùi vị rất thơm ngon đặc trưng của vùng Nam bộ. Bởi vì lá tre tàu có bản rộng hơn các loại tre khác. Người nông dân thường dùng lá tre làm chất đốt, tro của lá tre làm phân bón rất tốt cho cây trồng.
 + Nan tre (áo tre) dầy và cứng có thể làm nón lá cho người nông dân ra đồng cày cấy rất tiện dụng để che mưa, che nắng,
 + Gốc tre rất cứng, có nhiều mắc khít chặt vào nhau, có thể dùng làm điếu cày hút thuốc hay làm gậy tre cho những người già.
 + Măng tre:- có hình chóp nhọn vươn thẳng từ dưới đất lên như một mũi tên sắc nhọn xuyên từ dưới đất lên mặt đất. măng tre có thể làm các món ăn rất tuyệt ngon như: gỏi măng tre bóp chua ngọt, canh măng, măng kho mỡ,
 + Măng tre còn là biểu tượng cho những búp măng – những mầm non tương lai của đất nước; đó là huy hiệu Đội trên ngực áo của thiếu niên VN, mang tên “Đội thiếu niên tiền phong HCM.”
 - Cách trồng và chăm sóc:
 + Cách trồng: cây tre thích nghi mọi loại đất kể cả đất khô cằn sỏi đá, bạc màu:
	 “Ở đâu tre cũng xanh tươi cho 
 Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu.”
	(Nguyễn Duy, Tre VN)
Khi trồng chỉ cần đào một cái hố sâu và rộng khoảng 0,5cm (tất). cây tre giống chọn loại cây tốt, thân cây to, đốt dài không bị sâu đục thân, cắt ngang từ gốc lên thân khoảng 2,5m, rể nhiều. Khi trồng người ta thường đặt nghiêng khoảng 45độ, để mặt cắt của thân cây không bị nước đọng hư thân cây. Phần ngọn của thân tre được bịt bằng ni lông để thân không bị đọng nước.
	 + Cách chăm sóc: bón phân hoá học kích thích cho cây phát triển. Cây lên hẳn phần gốc nên lấp lại dần dần cho cây chắc gốc để đâm chồi, mọc măng non. Xung quanh gốc cây có thể ủ thêm chất mùn cho cây phát triển tốt.
 c. KB: Vai trò của cây tre đối với đời sống con người và tình cảm của con người đối với cây tre.
2. Về loài vật: Con Mèo
 a. MB: - GT chung về con chó: gắn liền với đời sống con người, đi vào thú vui của con người, đi vào thơ ca,trở thành một loài vật tao nhả không thể thiếu được đối với con người.
( có thể MB bằng cách dẫn vào thơ, ca dao,)
Chuyển ý
b. TB: - Nguồn gốc con mèo tre: có từ xa xưa, xuất hiện trong vhdg: ca dao: con mèo mà
 - Chủng loại (họ hàng) nhà mèo rất đông đúc cùng họ với hổ (cọp, beo): mèo Rừng, mèo Mướp, mèo Mun, mèo vằn, 
 - Đặc điểm của mèo:
 + Hình dáng: thân thẳng, dài, mềm mạ có thể luồn qua những khe hẹp, có 4 chân, mỗi chân có vuốt nhọn, sắc và đệm thịt rất dầy, nên bước chân của mèo đi rất êm. Mắt mèo rất tinh, có khả năng nhìn rất xa tai mèo rất thính nghe được tiếng động từ xa,
 + Khả năng sinh sản: mèo đẻ con, mỗi lứa có thể đẻ từ 3-> 5 con, cho con bú bằng sữa mẹ. thường đẻ những nơi kín đáo, không người qua lại. Khi bị người phát hiện có thể tha con từ nơi nấy đến nơi khác để tránh.
 - Công dụng của mèo: dựa vào đặc điểm và khả năng vốn có của mèo, người ta nuôi mèo để bắt chuột, để làm kiểng, làm vật cưng trong nhà, lấy thịt,...
 + Máu mèo thuộc loại máu nóng, người ta thường nuôi mèo để trị bệnh chống huyết đông trong y học.
 + Là vật thí nghiệm các loại vắc xin chủng ngừa trong y học.
 - Cách chăm sóc: mèo là loài vật ăn thịt sống nên cho mèo ăn mỗi ngày một lượng thịt sống vừa phải theo độ tuổi của chúng để kich thích sự tăng trưởng. ngoài ra còn cho ăn thêm cơm và các thức ăn khác. Mèo là loài vật ít khi tắm nhưng lại hay phơi nắng hoặc nằm ngủ trong bếp tro.
- Khi nuôi mèo trong nhà người ta thường nhớ đến câu nói của người xưa: “ chó treo, mèo đậy.” cần đậy kĩ thức ăn để khỏi bị mèo cướp mất.
c. KB: Vai trò của con mèo đối với đời sống con người và tình cảm của con người đối với nó.
3.Về loài hoa: sen
 a. MB: - GT chung về hoa Sen: gắn liền với đời sống con người, đặc biệt là đời sống tâm linh, đi vào thơ ca,trở thành một loài cây không thể thiếu được đối với con người. Hiện nay hoa Sen được tôn vinh là quốc hoa của nước ta
( có thể MB bằng cách dẫn vào thơ, ca dao,)
 - Chuyển ý
 b. TB: - Nguồn gốc hoa sen: có từ xa xưa, xuất hiện trong ca dao, thơ ca của dân tộc VN.
 - Chủng loại (họ hàng) nhà sen: có 2 loại sen hồng và sen trắng
Ngoài ra, còn có các họ hàng lân cận như: Súng, lục bình.- Đặc điểm và công dụng của từng phần, từng bộ phận của cây tre VN.
 - Đặc điểm và công dụng của từng phần, từng bộ phận của cây tre VN.
 + Hình dáng:Thân thẳng đứng cứng cáp, gốc nhỏ, thân có nhiều gai, phần trên cùng lá to, xoè ra như 1 chiếc đĩa khổng lồ, gốc có nhiều mầm khác vươn lên, rễ chùm, mọc thành từng bụi, bám vào nhau trên thân củ Sen tạo thành ruộng sen. Sen thích nghi với đất bùn, quanh năm nước đọng.
 + Lá sen: to, mỏng, bản rộng màu xanh, người ta thường dùng lá sen để gói thức ăn: Ở MB thường lấy lá sen để ủ cốm nhất là cốm làng Vòng sẽ có mùi thơm đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.
 Ở MN thường dùng lá sen để làm món chả đùm, có mùi vị rất thơm ngon đặc trưng của vùng Nam bộ. 
 + Hoa sen rất đẹp, hợp thành từ nhiều cánh. Mỗi hoa có từ 8-> 10 cánh, mỗi cánh có 2 màu, phần phía trên là màu hồng như hình trái tim, phía đưới là màu trắng tròn, có những đường gân nhô lên trông cánh hoa thật đẹp, mềm mại và uyển chuyển. Nhuỵ hoa màu vàng. Khi những cánh hoa tàn rụng hết chỉ còn lại đài sen chứa những hạt sen non nhỏ nắp sâu trong đài và lớn dần lên. Hạt sen ăn rất ngon. Người ta có thể ăn tươi, làm mức, nấu món chè hạt sen với nước dừa thì ngon không món giải khát nào có thể sánh được.
 + Củ sen (gốc sen) rất cứng, có nhiều đốt khít chặt vào nhau, dùng làm để đâm chồi nảy lộc, kết hoa, hạt. Ngoài ra củ sen là một món ăn rất ngon trong các nhà hàng lớn như sen hầm giò heo, còn dùng bồi bổ sức khoẻ cho người sau ốm nặng,
 + Hoa sen còn là biểu tượng cho thanh thản, bình dị, trang nghiêm. Vì thế người ta thường hay cúng hoa sen trong chùa trên các tượng phật. Phật ngồi trên đài sen theo quan niệm dân gian trong “Quan âm Thị Kính”. Hoa sen toả mùi hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng như làm ngất ngây lòng người, hướng con người về cái thiện.
 + Ngó sen là 1 bộ phận của cây sen. Trước khi ra hoa, sen mọc thành ngó màu trắng dài. Ngó sen dùng làm món gỏi trộn với tôm, thịt lợn luộc thái nhỏ, trộn chua ngọt ăn rất ngon, dùng làm món khai vị trong các bữa tiệc.
 - Cách trồng và chăm sóc:
 + Cách trồng: cây sen thích nghi loại đất phèn, bùn. Vì vậy người ta thường trồng sen để khử phèn trong đất bùn trước khi trồng các loại cây khác. Dù ở trong đất bùn nhưng loài hoa sen vẫn toả hương thơm đặc trưng của nó. Nhà thơ Bảo Định Giang đã viết:
 “ Trong đầm vì đẹp bằng sen,
	Lá xanh, bông trắng lại chen nhụỵ vàng”
Khi trồng chỉ cần giống chọn loại củ tốt, thân cây to, đốt dài không bị sâu đục thân, có nhiều mầm, rể nhiều. Khi trồng người ta thường bón lót phân cho đất để cây mau bén rễ.
	 + Cách chăm sóc: bón phân hoá học kích thích cho cây phát triển. Cây lên hẳn cần phun thuốc trừ sâu để giữ cho thân không bị hư hại, làm ảnh hưởng đến thân, lá, hoa,
 c. KB: Vai trò của hoa sen đối với đời sống con người và tình cảm của con người đối với loài hoa sen nầy.
4. Thuyết minh về tác phẩm văn học:
 * Cho đề bài 1: Em hãy viết bài giới thiệu bài thơ” Đồng Chí” của Chính Hữu
 1. Mở bài: Giới thiệu khái quát cuộc đời, sự ngh ... ăn, bài văn TS để cho sinh động, hấp dẫn thu hút người đọc. 
* Cho đề bài 10: Chuyển ND bài thơ “Ánh trăng” – Bằng Việt thành một câu chuyện theo lời kể của tác giả.
* Hướng dẫn cách làm bài: 
 ** Tìm hiểu đề:
 - Kiểu bài: TS
 - NDTS: kể lại tình cảm và những kỉ niệm của người chiến sĩ đối với trăng 
 - Yêu cầu: kể kết hợp với các yếu tố MT, MTNT: Đối thoại, ĐT, ĐTNT và NL, 
 - Ngôi kể 1
** Dàn ý chi tiết:
 + MB: - GT sơ lược về bản thân tác giả và vài nét về quê hương
 + TB: Trình bày diễn biến sự việc:
 a. Vầng trăng trong kí ức	 
 * Vầng trăng gắn bó với tuổi thơ:
 - Mảnh trăng non cong vút như sừng trâu ( như lưỡi liềm)
 - Vầng trăng tròn vành vạnh trong những đêm rằm Trung thu rước đèn phá cổ.
 - Vầng trăng tỏa sáng dịu dàng, mát rượi khắp làng quê,
 * Vầng trăng gắn bó với đời sống người chiến sĩ.
 - Trăng trong những năm tháng đánh giặc gian nan, vầng trăng đã trở thành tri kỉ, làm vơi đi những mất mát đau thương.
 - Trăng đem lại sự thanh thản và niềm hứng khởi, tin tưởng cho người chiến sĩ.
 b. Trăng trong đời sống hòa bình:
 - Cuộc sống bộn bề những lo toan vất vả, con người có thể quên đi trăng nhưng trăng vẫn là người bạn rất đổi thủy chung.
 - Trăng nhắc nhở, khơi dậy những tình cảm trong con người.
 + KB: * Vầng trăng ngời tỏa sáng, soi rọi trong tâm hồn của mỗi chúng ta.
	 * Trăng vẫn mãi là người bạn tri âm, tri kỉ.
Lưu ý : - HS viết cần sử dụng các yếu tố MT, MTNT, NL vào trong đoạn văn, bài văn TS để cho sinh động, hấp dẫn thu hút người đọc.
* Cho đề bài 11: Đóng vai nhân vật ông Hai kể lại tâm trạng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây. ( Khi kể cần kết hợp các yếu tố: MT, nghị luận và MTNT: đối thoại, ĐT, ĐTNT )
* Hướng dẫn cách làm bài: 
 ** Tìm hiểu đề:
 - Kiểu bài: TS
 - NDTS: kể lại tâm trạng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây.
 - Yêu cầu: kể kết hợp với các yếu tố MT, MTNT: Đối thoại, ĐT, ĐTNT và NL, 
 - Ngôi kể 1.
 ** Dàn ý chi tiết:
 + MB: - GT sơ lược vài nét về bản thân, về hoàn cảnh gia đình, làng quê của ông Hai trong thời kỳ đầu của cuộc KCCP.
 + TB: Trình bày diễn biến sự việc:
 a. Khi ở nhà, khi đến phòng thông tin nghe tin tức về làng -> tâm trạng vui vẻ, háo hức nhớ làng, vui như mở cờ trong bụng.	 
 b. Khi ngồi trong quán nước càng muốn chia sẻ tin vui ấy với mọi người.
 - Nhìn thấy những người làng Chợ Dầu tản cư hỏi thăm tin tức về làng.
 - Nghe tin xấu về làng chợ Dầu theo Tây -. Sững sờ, ngạc nhiên -> hốt hoảng cao độ 
-> nghi ngơ hỏi lại. Tin được xác minh là thực sự từ những người làng chợ Dầu và cả thằng chủ tịch cũng theo Việt gian -> xấu hổ lãng chuyện ra về.
 - Trên đường về nhà đi trong sự thất vọng ê chề, cúi gầm mặt xuống mà đi, đi như trốn tránh mọi người.
 - Về nhà nằm vật ra giường nhìn lũ con tủi thân, tự hỏi với lòng mình, day dứt, đau khổ, tức giận, ám ảnh khi nghe tin xấu về làng chợ Dầu. 
 c. Ba bốn ngày sau chẳng dám đi đâu, thấy mọi người túm lại nơm nớp lo sơ, chột dạ. Nghe ba tiếng Tây, việt gian, cam-nhông trốn vào góc nhà, nín thin thít.->nổi tỉu nhục của ông Hai và sợ mụ chủ biết chuyện đuổi đi.
 - Khi mụ chủ đuổi đi suy ngĩ mãi về nơi ở: đi đâu?, ai mà chứa? Không còn đường sống, không còn mặt mũi nào nữa. Ý định quay về làng nhưng không thể được, vì làng heo Tây, về là mất tất cả, làm nô lệ,
 - Ông Hai quyết định: Không thể được! làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù.
 d. Cuộc trò chuyện với con Út về làng Chợ Dầu- nơi chôn nhau cắt rốn, về tinh thần cách mạng của ông đ/v KC, đ/v cụ Hồ -. Vơi đi nổi buồn.
 e. Khi nghe tin dữ về làng Chợ Dầu được cải chính: tâm trạng vui vẻ, phấn chấn trở lại ( nét mặt, cử chỉ, lời nói,)
 + KB: * Tình cảm của ông Hai đối với làng, với KC
	 * Tinh thần yêu nước của người nông dân ở thời kỳ đầu của cuộc KCCP. Đây là nét mới. * Bài học về lòng yêu nước đối với người VN nói chung và thế hệ trẻ VN nói riêng rất quý báu.
Lưu ý : - HS viết cần sử dụng các yếu tố MT, MTNT, NL vào trong đoạn văn, bài văn TS để cho sinh động, hấp dẫn thu hút người đọc.
* Cho đề bài 12: Đóng vai nhân vật anh thanh niên kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ của anh với ba người khách. Khi kể cần kết hợp các yếu tố( MT, nghị luận và MTNT: đối thoại, ĐT, ĐTNT )
* Hướng dẫn cách làm bài: 
 ** Tìm hiểu đề:
 - Kiểu bài: TS
 - NDTS: kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ của anh với ba người khách.
 - Yêu cầu: kể kết hợp với các yếu tố MT, MTNT: Đối thoại, ĐT, ĐTNT và NL, 
 - Ngôi kể 1.
 ** Dàn ý chi tiết:
 + MB: - GT sơ lược vài nét về bản thân, về hoàn cảnh gia đình, về hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên.
 + TB: Trình bày diễn biến sự việc:
 - GT chuyến xe khách Hà Nội – Lào cai hôm ấy có 2 người khách: cô kĩ sư mới ra trường nhận công tác ở công ty nông nghiệp Lai Châu và người họa sĩ hoãn lại tiệc về nghỉ hưu để đi chuyến thực tế cuối cùng ở Lào Cai. Bác lái xe ba mươi hai năm trong nghề ở tuyến đường nầy.
 - Nắng bắt đầu – Sapa hiện ra với những rừng đào rất đẹp.
 - Bác lái xe cho xe	 dừng lại nghỉ và GT với ông họa sĩ cùng cô kĩ sư 1 trong những người cô độc nhất thế gian – anh thanh niên: tầm vóc nhỏ bé, gương mặt rạng rỡ, tuổi 27, ...2600m.	 
 - Ông họa sĩ và cô kĩ sư được anh mời về nhà uống nước chè, kể chuyện công việc của anh. Anh thích nghe chuyện ở dưới xuôi từ những người khách kể.
 - Họa sĩ xúc động trước cuộc sống của anh từ ngôi nhà, việc tự cải thiện bữa ăn, tự trang bị kiến thức, tự tạo ra niềm vui,...
 - Kể chuyện những đêm trời rét vẫn phải làm việc, vì công việc của anh gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia. Niềm vui khi phát hiện đám mây khô-> giúp không quân ta hạ máy bay Mĩ trên bầu trời Cầu Hàm Rồng.
 - Khi họa sĩ phát họa chân dung anh từ chối và GT cho 2 người khác đáng vẻ hơn: KS vườn rau, KS bản đồ sét nhiều năm trong nghề hơn anh.
 - Cuộc chi tay chấm dứt, thời gian đã hết 30 phút. Anh tặng cho cô gái bó hoa, họa sĩ làn trứng, bác lái xe củ tam thất. Đây chính là lòng hiếu khách trọng tình nghĩa của anh 
 - Không tiễn 2 người khách vì đến giờ “ Ốp”. Họa sĩ hứa trở lại trong 1 lần không xa.
 - Sau lần gặp gỡ với ATN, cô kĩ sư hiểu thêm con đường mình đã chọn
 + KB: * Tình cảm của ATN đ/v khách
	 * Tinh thần yêu yêu nghề, yêu đời, yêu cuộc sống, công việc của anh thanh niên làm việc thầm lặng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m trong TP: “LLSP” của Nguyễn Thành Long.
 * Bài học về lòng yêu nước đối với người VN nói chung và thế hệ trẻ VN nói riêng rất quý báu.
Lưu ý : - HS viết cần sử dụng các yếu tố MT, MTNT, NL vào trong đoạn văn, bài văn TS để cho sinh động, hấp dẫn thu hút người đọc.
* Cho đề bài 13: Đóng vai nhân vật ông Sáu kể lại sự việc về thăm nhà, thăm con sau tám năm xa cách. ( Khi kể cần kết hợp các yếu tố: MT, nghị luận và MTNT: đối thoại, ĐT, ĐTNT )
 * Hướng dẫn cách làm bài: 
 ** Tìm hiểu đề:
 - Kiểu bài: TS
 - NDTS: kể lại lại lần ông Sáu về thăm nhà, thăm con sau tám năm.
 - Yêu cầu: kể kết hợp với các yếu tố MT, MTNT: Đối thoại, ĐT, ĐTNT và NL, 
 - Ngôi kể 1.
 ** Dàn ý chi tiết:
 + MB: - GT sơ lược vài nét về bản thân, về hoàn cảnh gia đình, về hoàn cảnh chiến tranh chống Mỹ ác liệt ở MN.
 + TB: Trình bày diễn biến sự việc:
 - GT cái khát khao mong được gặp con của người cha sau tám năm xa cách trong lần về thăm nhà.
 - Khi mới xuống thuyền mong được gặp con-> con không nhận ra cha -> vụt chạy
-> kêu thét lên- > Thất vọng.
 - Ba ngày ở nhà không đi đâu xa lúc nào cũng vỗ về con-> mong được con gọi tiếng ba nhưng cũng không có được. Mẹ Thu tạo điều kiện nhưng con bé quyết không gọi ba mà chỉ gọi trống không khi mẹ định đánh. 
 - Lúc ăn cơm, ông Sáu gấp cho trứng cá nhưng cự tuyêt quyết liệt-> bỏ sang nhà ngoại -> hiểu ra ông Sáu là cha chỉ vì vết sẹo trên mặt không giống hình chụp chung với mẹ -> hối hận, không dám nói, chỉ đứng nhìn.
 - Khi ông sáu chào tạm biệt con -> Thu kêu thét lên “Ba”- Ôm hôn cùng khắp, không cho ông Sáu đi. - Mọi người nài nỉ mãi mới chịu nhựng dặn khi về nhớ mua cho chiếc lược.
 - Ở chiến khu vì thương nhớ con, vì âm hận, giày vò sao mình lại đánh con và nhớ lời con dặn trước khi ông đi -> tìm và làm cho con cây lược bằng ngà voi.
 - Chiếc lược làm xong chưa trao cho con, trong một trận càn quét của Mỹ Ô.Sáu đã hi sinh còn kịp trao chiếc lược cho người bạn gởi con gái yêu rồi mới hy sinh .
 - Trong lần gặp gỡ khi Thu được 15 tuổi trở thành một cô giao liên, Bác ba trao lại chiếc lược cho Thu và giữa 2 người nảy nở một tình mới. Đó là tình cha con.
 + KB: * Tình cảm cha con là thiêng liêng, bất diệt không gì có thể ngăn cách được * Tình yêu nước gắn chặt với tình cảm GĐ trong bất cứ hoàn cảnh nào
* Bài học về lòng yêu nước về tình cảm GĐ: Cha con đáng được đề cao và trân trọng.
Lưu ý : - HS viết cần sử dụng các yếu tố MT, MTNT, NL vào trong đoạn văn, bài văn TS để cho sinh động, hấp dẫn thu hút người đọc.
* Cho đề bài 14: Đóng vai nhân vật “Tôi” kể lại lần về thăm nhà lần cuối cùng và từ biệt cố hương. ( Khi kể cần kết hợp các yếu tố: MT, nghị luận và MTNT: đối thoại, ĐT, ĐTNT )
* Hướng dẫn cách làm bài: 
 ** Tìm hiểu đề:
 - Kiểu bài: TS
 - NDTS: kể lại lại lần về thăm nhà lần cuối cùng và từ biệt cố hương.
 - Yêu cầu: kể kết hợp với các yếu tố MT, MTNT: Đối thoại, ĐT, ĐTNT và NL, 
 - Ngôi kể 1.
 ** Dàn ý chi tiết:
 + MB: - GT sơ lược vài nét về bản thân, về hoàn cảnh gia đình, về hoàn cảnh XH Trung Quốc thời bấy giờ.
 + TB: Trình bày diễn biến sự việc:
 - Trên đường về thăm quê, hình ảnh cái làng cũ hiện ra trong kí ức vô cùng đẹp. Tâm trang về thăm quê lần cuối cùng không vui nên nhìn thấy cảnh vật tiêu điều hoang vắng, thê lương khó tả.
 - Những ngày ở lại quê:
 * Gặp lại người bạn Nhuận Thổ ở quê nhà sau 20 năm xa cách nhiều thay đổi từ nét mặt, giọng nói, tính cách. Tôi ->Thất vọng-> nghĩ đén một bức tường khá dày ngăn cách: sự lạc hậu và đần độn của chế độ PK làm mê muội người nông dân, họ sống như chết. * Gặp lại chị Hai Dương cũng chẳng khác gì. Trước kia chị đẹp, hiền dịu-> nay trở nên đanh đá, giật luôn bít tất trên tay của mẹ tôi-> cho là có công rồi lấy đồ đạc mang đi.
 - Hình ảnh Nhuận Thổ trước kia với những đứa con bây giờ của anh là hòan toàn khác xa nhau. 
 - Trên đường rời cố hương “tôi” mơ ước một tương lai tươi sáng về cố hương. Hình ảnh cánh đồng cát hiện ra hai bên bờ biển, bầu trời xanh, vầng trăng tròn,. Hoàng và Thủy Sinh hẹn đến nhà chơi.
 - Tôi nghĩ đến niềm hi vọng: Kì thực trên mặt đất làm gì có đường người ta đi mãi thành đường mà thôi.
 + KB: * Tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả
	 * Ý thức về tinh thần phê phán XH cũ, cải tạo cố hương.
 * Bài học về lòng yêu nước về tình cảm quê hương trong mỗi con người chúng ta. Đấu tranh với cái cũ lạc hậu, chậm tiến của XH.
Lưu ý : - HS viết cần sử dụng các yếu tố MT, MTNT, NL vào trong đoạn văn, bài văn TS để cho sinh động, hấp dẫn thu hút người đọc.
Tuần
Bài
Tiết
 Ngày dạy
 Lớp/HS VM
 1
 1
 1, 2
 3

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP VAN 9 HK1.doc