Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 41

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 41

Tuần 1 Bài 1

Tiết: 1- 2

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà)

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 1. kiến thức: - Một số biểu hiện về phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.

 - ý nghĩ của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kĩ năng: - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một ván đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.

 3. Thái độ: Thêm yêu quý trân trọng về phong cách, lối sống của HCM.

B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: một số hình ảnh về cách sống và cách làm việc của Bác. Một vài bài hát về Bác.

 - Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 HĐ 1: 1- ổn định tổ chức

 2. Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của hs.

 3. Bài mới: ( GV giới thiệu bài mới )

 

doc 215 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 20/08/2011
Tuần 1 Bài 1 
Tiết: 1- 2 
Phong cách hồ chí minh
 ( Lê Anh Trà)
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 1. kiến thức: - Một số biểu hiện về phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - ý nghĩ của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kĩ năng: - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một ván đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.
 3. Thái độ: Thêm yêu quý trân trọng về phong cách, lối sống của HCM.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: một số hình ảnh về cách sống và cách làm việc của Bác. Một vài bài hát về Bác. 
	- Học sinh: Soạn bài, tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác.
C. hoạt động dạy học:
 HĐ 1: 1- ổn định tổ chức
 2. Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của hs.
 3. Bài mới: ( GV giới thiệu bài mới ) 
 Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho hs.
 Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
Hoạt động của thầy
Định hướng Hoạt động của trò
- Giáo viên giới thiệu chương trình Ngữ văn 9 một cách sơ lược cho HS nắm được chương trình một cách có hệ thống. 
- Gợi dẫn cho học sinh ôn lại cụm văn bản nhật dụng đã học trong chương trình 6,7, 8
? Thế nào là văn bản nhật dụng ?
? Những văn bản nhật dụng đã học bàn về các chủ đề nào ?
? Vậy sau khi đã chuẩn bị bài, em hãy cho biết văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” thuộc chủ đề nào ?
- Giáo viên giới thiệu bài học: Cho hs xem một số hình ảnh về Bác (Lăng Bác, nhà sàn)
- Giáo viên: Như vậy ta biết Bác Hồ không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, mà Bác còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Vẽ đẹp văn hoá là nét nổi bật trong phong cách của Người.
HĐ2: Đọc –Tìm Hiểu chung
Mục tiêu:Đọc- hiểu những nétchung về văn bản.
Phương pháp : Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu một đoạn rồi gọi học sinh đọc tiếp.
? Nêu xuất xứ của văn bản.
- Giáo viên nêu những từ ngữ khó rồi hướng dẫn học sinh giải nghĩa từng chú thích.
? Em hãy nêu bố cục của văn bản?
? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
HĐ3. đọc – tìm hiểu văn bản
Mục tiêu :Nắm được sự hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lối sống của HCM, các biện pháp nghệ thuật. 
Phương pháp : vấn đáp, gợi mở, thuyết trình
- Gọi học sinh đọc bài
? Con đường nào đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với tri thức văn hoá của nhân loại?
? Theo tác giả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua những nơi nào?
? Để có vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Bác đã làm gì?
? Bác nói và viết thành thạo tiếng những nước nào?
? Em có nhận xét gì về sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh? 
? Những ảnh hưởng quốc tế cùng với văn hoá dân tộc đã tạo nên ở Hồ Chí Minh một nhân cách như thế nào?
? Tìm những chi tiết cho thấy vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng.
( Chuyển sang tiết 2 )
 Gọi HS đọc bài
? Là một vị chủ tịch nước, em thấy cuộc sống của Người như thế nào?
(Gợi ý: Nơi ở, trang phục, ăn uống, tài sản...)
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Giáo viên: Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến các bậc hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
? Có người nói rằng ở Bác Hồ có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại. Em hiểu ý kiến đó như thế nào?
? Cảm nhận của em về vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
? Nêu ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.
? Nêu những biện pháp nghệ thuật đã làm nổi bật vẽ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
Giáo viên chia lớp thành hai nhóm kể thi với nhau. Nhóm nào kể được nhiều chuyện về Bác thì thắng cuộc 
- Học sinh nghe:
- HS trả lời
- HS trả lời. Yêu cầu nêu được: Sự hội nhập với thế giới – giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. 
- HS nghe:
- HS quan sát.
- HS nghe:
I.Đọc –Tìm Hiểu chung 
1. Đọc: Hai học sinh đọc bài. Cả lớp theo dõi
2. Tìm hiểu chú thích.
- Học sinh dựa vào SGK để nêu được xuất xứ của văn bản.
- HS giải nghĩa được những từ ngữ khó.
3. Bố cục: Hai phần
- Từ đầu...rất hiện đại. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
+ Còn lại. Nét đẹp trong lối sống của Người.
- Nghị luận, tự sự, biểu cảm
II.đọc – tìm hiểu văn bản
1. Phân tích
a. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
 ( Học sinh đọc phần 1- SGK)
- Trong quá trình hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh đi qua nhiều nơi, ghé lại nhiều nước, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới.
=> Người có vốn hiểu biết rất sâu rộng về tri thức văn hoá nhân loại.
- Học sinh phải nêu được các châu lục mà Bác đã đến: - Châu Âu
 - Châu á
 - Châu Phi
 - Châu Mỹ
- Nắm được phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói, viết thành thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài)
+Học hỏi qua công việc (làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống...)
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức uyên thâm.
- Pháp
+ Anh
+ Hoa
+ Nga
Học sinh thảo luận trả lời. Yêu cầu nêu được:
- Tiếp thu có chọn lọc (tiếp thu cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế tiêu cực của CNTB) 
+Tiếp thu một cách chủ động, tích cực.
=> Trên nền tảng văn hoá dân tộc, kết hợp với những tinh hoa văn hoá nhân loại đã tạo nên một nhân cách vĩ đại, một lối sống bình dị, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
- Học sinh làm việc theo nhóm. Yêu cầu nêu được: "Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh"
b. Nét đẹp trong lối sống của người.
 ( Học sinh đọc phần còn lại)
- Nơi ở: Nhà sàn nhỏ bằng gỗ cạnh ao như cảnh làng quê quen thuộc: "vẻn vẹn có vài phòng dùng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ"
+ Trang phục: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
+Ăn uống: Cá kho, dưa ghém, rau luộc, cà muối, cháo hoa...
+ Tài sản: Chiếc vali con, vài vật kỷ niệm...
=> Sống giản dị đạm bạc như bậc hiền triết ngày xưa.
 Học sinh thảo luận - trả lời:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
=> Đây là một cách sống có văn hoá, đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ "cái đẹp là sự giản dị tự nhiên". 
- Học sinh nghe:
2. Tổng kết.
a.Nội dung:
- Học sinh thảo luận theo nhóm- cử đại diện trình bày.
=> Hoà nhập với thế giới và khu vực nhưng luôn bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
b.Nghệ thuật.
- Kết hợp giữa kể ,biểu cảm,lập luận một cách tự nhiên: 
"Có thể nói....Hồ Chí Minh", "Quả như một câu chuyện... trong cổ tích".
- Sử dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập: Vĩ đại mà giản dị, gần gũi; am hiểu nhiều nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
3.Luyện tập
- Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác.
- Học sinh trình bày:
 HĐ4: hướng dẫn học bài 
 - Tìm đọc bài: Hồ Chí Minh: niềm hy vọng lớn nhất.
 - Sưu tầm một số mẫu chuyện về Bác Hồ
 - Soạn bài mới : Các phương châm hội thoại 
 ***************************************
Tiết: 3 Ngày soạn 21 / 08 / 2011
các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức: - Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
 - Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
 3. Thái độ: có thái độ đúng đắn trong giao tiếp
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ, phiếu trắc nghiệm.
	- Học sinh : Đọc, trả lời các câu hỏi SGK.
C. Hoạt động dạy học: 
 HĐ 1: 1- ổn định tổ chức
 2- Bài cũ. Thế nào là hội thoại?
 Giáo viên nhận xét chuyển vào bài mới
 3- Bài mới. ( GV giới thiệu bài )
 Mục tiêu: Toạ tâm thế và định hướng cho hs
 Phương pháp: Thuyết trình
Hoạt động của thầy
ĐịNH HƯớNG Hoạt động của trò
HĐ2: Phương châm về LƯợNG
Mục tiêu:Nắm được phương châm về lượng.
Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm
- Giáo viên treo bảng phụ ghi đoạn đối thoại SGK- gọi 2 học sinh đọc phân vai.
? Khi An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời "ở dưới nước" thì câu trả lời có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không? Vì sao?
- Gợi ý: Bơi nghĩa là gì? Là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
? Vậy theo em điều mà An muốn biết là gì?
? Câu trả lời như thế có thể coi là một câu nói bình thường không? Vì sao?
? Qua đó, chúng ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
Gọi học sinh đọc truyện cười: 
? Truyện cười này phê phán điều gì?
? Vì sao truyện lại gây cười?
? Lẽ ra cần hỏi và trả lời như thế nào?
? Qua câu chuyện, ta rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
? Để đảm bảo phương châm về lượng, trong giao tiếp cần tuân thủ những yêu cầu gì?
HĐ3: hương châm về chất.
Mục tiêu: :Nắm được phương châm về chất.
Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm
Gọi học sinh đọc 
? Truyện cười này phê phán điều gì?
? Như vậy, trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
- Giáo viên nêu ra một số tình huống:
* Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cắm trại thì có nên thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không? Vì sao?
* Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì có nên nói với thầy (cô giáo) là bạn ấy bị ốm không?
? Nếu gặp trường hợp như vậy, chúng ta phải nói như thế nào?
? Qua 2 tình huống trên, em rút ra được bài học gì?
? Để đảm bảo phương châm về chất, cần tuân thủ những yêu cầu gì?
HĐ4:Luyện tập.
Mục tiêu:Nhận biết và phân tích cách sử dụng về 2 phương châm hội thoại.
Phương pháp: Phát hiện,tìm
Bài tập1. Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi câu.
? Nhận xét của em về các câu trên?
*Lưu ý: Có một vài trường hợp đồng nghĩa lại được chấp nhận:
- Cây cổ thụ: (thụ = cây)
- Anh trai, chị gái: 
- anh = trai 
- chị = gái => Quan hệ ruột thịt.
- Thấy bạn đang đọc sách, ăn cơm nhưng ta vẫn hỏi: Đọc sách đấy à?
 Ăn cơm đấy à?
=>Dạng câu hỏi này không dùng để hỏi mà dùng để chào.
Bài tập 2. Điền vào chỗ trống:
Bài tập 3. Gọi HS đọc truyện cười "Có nuôi được không"
? Truyện gây cười ở chỗ nào?
Bài tập 4. Cho HS nghiên cứu SGK
? Vì sao đôi khi người nói phải dùng cách nói như vậy?
Bài tập 5. Giải nghĩa các thành ngữ sau:
- Ăn đơm nói đặt.
- Ăn ốc nói mò
- Ăn không nói có
- Cãi chày cãi cối
Giáo viên nêu một số thành ngữ cho HS giải nghĩa:
- Khua môi múa mép
- Nói dơi nói chuột
- Hứa hươu hứa vượn
- Giáo viên: Đây là điều tối kị trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vì một yêu cầu khác cao hơn thì phương châm về chất có thể không được tuân thủ (Bí mật quốc gia, mục đích nhân đạo...)
Ví dụ: - Đối với kẻ địch, không thể vì tuâ ... văn
	Ngày soạn 08 / 01 / 2009 
Tiết:87, 88 	
Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Tiếp tục cho HS tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
 - Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho cho trước.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Một số đoạn thơ hay
 - Học sinh: Chuẩn bị một bài thơ tám chữ
C. hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy 
định hướng hoạt động của trò
Bài cũ:
? Nêu đặc điểm của thể thơ tám chữ?
? Cách gieo vần, ngắt nhịp như thế nào?
? Hãy đọc thuộc lòng một bài hoặc đoạn thơ tám chữ và nhận xét về cách gieo vần ngắt nhịp của đoạn thơ đó?
 Bài mới:
? Hãy đọc những đoạn thơ tám chữ mà em thuộc ?
? Nhận xét về vần và cách ngắt nhịp của đoạn thơ tám chữ trên?
* Yêu cầu: 
- Câu mới viết phải đủ tám chữ.
- phải đảm bảo lôgic về ý với câu đã cho.
- Phải có vần chân trực tiếp hoặc gián cách với những câu trước.
Câu cần điền:
 Để ngày mai thao thức viết thành thơ.
? Hãy điền thêm cho đủ khổ thơ:
- Một cành hoa đâu đã gọi xuân về
- Mùa đông ơi, sao đã vội ...
? Em hãy tập làm thơ tám chữ theo đề tài?
- HS trình bày, giáo viên nhận xét, chuỷen vào bài mới.
I. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ.
HS nêu những bài thơ tám chữ
- Nhớ rừng (Thế Lữ)
- Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh)
- Vội vàng (Xuân Diệu)
Đoạn thơ:
- Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua.
 Xuân còn non nghĩa là xuân đã già
 .........................................................
 Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.
 ("Vội vàng" - Xuân Diệu).
* Nhận xét:
- Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách linh hoạt, vần trực tiếp hoặc tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau, có vần cách.
- Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi, do đó cách ngắt nhịp củng rất linh hoạt.
II. Viết thêm câu thơ để hoàn thiện khổ thơ.
 1, Cánh mùa thu đã mùa xuân nảy lộc 
 Hoa gạo nở rồi nở đỏ bến sông
 Tôi củng khác tôi sau lần gặp trước.
 .......................................................
Điền: 
 Mà sông bình yên nước chảy theo dòng.
Có thể chọn một trong các câu:
+ Bởi đời tôi củng đang chảy ....
+ Sao thời gian củng chảy.....
2, 
- Con sông quê hương ru tuổi thơ trong mơ
 Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt
 Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật 
 ..........................................................
3,
 Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ 
 Như người yêu khác hẳn với tình nhân
 Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
 .........................................................
III. Tập làm thơ tám chữ theo đề tài.
- Các đề tài:
 Nhớ bạn, nhớ trường, nhớ thầy cô giáo
 Nhớ quê hương...
HS làm- đọc- nhận xét và sửa chữa lẫn nhau.
D. Hướng dẫn học bài : 
 Về nhà tếp tục làm thơ tám chữ.
Hoạt động của thầy 
định hướng hoạt động của trò
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
? Hãy nhắc lại đề ra hôm trước đã làm.
? Em hãy nêu yêu cầu của đề?
? Xác định tình huống mà đề bài đặt ra?
? Phần thân bài cần có những ý nào?
? Phần thân bài cần phát triển ý ra sao?
? Suy nghĩ, đối chiếu yêu cầu của đề và dàn ý ở trên để tự đánh giá những gì làm được và chưa làm được?
- Giáo viên cho HS đọc những bài làm khá của các em và 
- Cho HS nghe bài văn tham khảo của giáo viên
 Đề ra: 
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Hãy viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. 
I. Tìm hiểu đề:
* Yêu cầu: 
- Viết đúng thể loại tự sự có sự dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
 - Có bố cục 3 phần.
 - Tình huống của đề bài là một tình huống giả định, vì vậy cần vận dụng trí tưởng tượng và bám sát nội dung bài thơ: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật để xây dựng được một câu chuyện hợp lí. 
II. Lập dàn ý:
*Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp gở: Chuyện xảy ra lúc nào? ở đâu? (đi thăm gia đình thương binh; thăm bảo tàng quân đội; thăm nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn..., có thể là trong giấc mơ. 
*Thân bài:
- Kể về diễn biến cuộc gặp gở.
+ Miêu tả hình ảnh người chiến sĩ lái xe
+ Làm nổi bật hai ý chính:
 - Tính chất gian khổ, khốc liệt mà những người lính lái xe Trường Sơn phải chịu đựng trong những ngày chống Mĩ cứu nước. 
 - Những phẩm chất cao đẹp của người lính (dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng, trẻ trung, sống có lí tưởng, mục đích, có trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân).
+ Suy nghĩ và tình cảm của bản thân sau khi gặp người chiến sĩ lái xe.
*Kết bài:
Lòng tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. 
III. Trả bài: 
1.Nhận xét bài làm: 
 Nhìn chung bài làm đã bám sát đề ra. Có những bài làm đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, có sự sáng tạo trong cách kể. Biết sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khi làm bài văn tự sự. Bố cục tương đối rõ ràng.
 Bên cạnh đó có những bài làm chưa có sự đầu tư, bài viết còn sơ sài, chữ viết xấu, cẩu thả, chưa nắm vững nội dung bài thơ nên câu chuyện được kể chưa thể hiện được tinh thần của tác phẩm.
2. Chữa lỗi: 
Giáo viên nêu những lỗi mà HS mắc phải rồi gọi chính các em đứng dậy chữa lỗi
- HS tự đánh giá kết quả bài làm của mình
 HS đọc bài khá.
- HS theo dõi
D. Hướng dẫn học bài : - Ôn tập để kiểm tra học kì I 
	 - Chuẩn bị bài đọc thêm: Những đứa trẻ.
 Soạn bài : Bàn về đọc sách.
Ngày soạn 08/ 01/ 2010
Tiết 90 : 
 Trả bài kiểm tra học kỳ I
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Ôn lại kiến thức Tiếng Việt đã được học trong học kì I đã được hệ thống hoá trong bài kiểm tra.
 - Rèn luyện kĩ năng nhận xét, sửa chữa bài làm và khắc phục khuyết điểm.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bài kiểm tra đã chấm.	
 - Học sinh: Xem xét bài và sửa chữa lỗi
C. hoạt Ngày soạn 19 / 10 / 2010
Tiết: 41 
lục vân tiên gặp nạn
 (Trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu )
 A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
 1.Kiến thức: sự đối lập giữa cái thiện - cái ác trong đoạn thơ, nhân biết đuợc thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gữi gắm nơi những nguời lao động bình thuờng mà nhân hậu.
 - Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
2. kĩ năng: - Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học trung đại.
 - Nắm được sự việc trong đoạn trích.
 - phân tích để hiểu được sự đối lập thiện- ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
 3. Thái độ: Biết trân trọng vẽ đẹp của người dân lao động.
B. Chuẩn bị: - Giáo viên:	Tranh minh hoạ, bảng phụ	
 - Học sinh: Soạn bài 
C. hoạt động dạy học: 1- ổn định tổ chức
 2- Bài cũ:
? Đọc một đoạn trong bài " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", cảm nhận của em về hình ảnh Lục Vân Tiên.
 3- Bài mới:
 Hoạt động của thầy
định hướng Hoạt động của trò
HĐ1: Gv giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
HĐ2: Đọc – tìm Hiểu chung
Mục tiêu: Đọc- hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học trung đại.
-Nắm được sự việc trong đoạn trích.
Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp
? Nêu vị trí đoạn trích ?
+
- Giọng phù hợp với giọng nv
? Đoạn trích này có kết cấu ntn? nói rõ nội dung ?
HĐ3: đọc – tìm hiểu nội dung
Mục tiêu: Sự đối lập giữa cái thiện- ác. Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và ngôn từ trong đoạn trích.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
Gọi học sinh đọc tám câu đầu.
- Giáo viên gợi lại hình ảnh của thầy trò Lục Vân Tiên.
 - Mẹ mất, mắt bị mù, tiền hết, không nơi nương tựa => Tội nghiệp
? Vì sao ngay cả khi LVT bị mù, Trịnh Hâm vẩn tìm cách hãm hại.
? Để thực hiện âm mưu của mình, Trịnh Hâm đã sắp xếp kế hoạch như thế nào?
- Giáo viên: thời gian, không gian như đồng loã với tội ác, như tạo điều kiện cho Trịnh Hâm thực hiện âm mưu đen tối của mình.
? Sau khi đẩy Vân Tiên xuống sông, Trịnh Hâm đã làm gì?
? Có ý kiến cho rằng Trịnh Hâm là kẻ bất nhân bất nghĩa. Em hiểu ý kiến đó như thế nào?
? Qua đó em thấy Trịnh Hâm là con người như thế nào?
? Khi thấy Vân Tiên gặp nạn, ông Ngư đã làm gì?
? Khi Vân Tiên tỉnh lại, ông Ngư đã nói những gì?
? Cuộc sống thanh bần của ông Ngư được tác giả miêu tả như thế nào?
? Qua hình ảnh ông Ngư, Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm khát vọng gì?
HĐ4: Tổng kết
Mục tiêu:Khái quát được nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích.
Phương pháp: Vấn đáp 
? Nêu nghệ thuật của đoạn thơ?
? Nêu nội dung đoạn trích.
I. Đọc – tìm Hiểu chung
2). Vị trí đoạn trích: học sinh dựa vào chú thích để trình bày.
- Nằm ở phần thứ hai " Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp"
2. Đọc
-Học sinh đọc bài
3. Kết cấu đoạn trích
 - 8 câu đầu: Tội ác của Trịnh Hâm
 - Còn lại: Việc làm nhân đức của ông Ngư.
II. đọc – tìm hiểu nội dung
a). Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm
 - HS nghe:
Học sinh nêu:
 - Vì đố kị, ganh ghét tài năng của Vân Tiên, lo con đường tiến thân tương lai bị cản trở => Sự độc ác như đã ngấm vào máu thịt, trở thành bản chất...
 - Đêm khuya lặng lẻ như tờ
 Nghinh ngang sao mọc, mịt mờ sương bay
 Trịnh Hâm khi ấy ra tay
 Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời.
+Thời gian vào đêm khuya, khi mọi người ngủ say, không gian mịt mờ sương khói, địa điểm giữa trời nước mênh mông, nơi dể xoá sạch dấu vết.
=> Kế hoạch được sắp xếp kĩ lưỡng, chặt chẻ.
- HS nghe:
- Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời
 Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
=> Gian ngoan, xảo quyệt, vô nhân tính.
- Học sinh thảo luận, trình bày:
+ Bất nhân vì đang tâm hãm hại một con người tội nghiệp, đang gặp hoạn nạn, không có khả năng chống đở.
+ Bất nghĩa vì hãm hại người bạn đã từng trà, rượu, thơ, phú với nhau. Vân Tiên cũng đã có lời nhờ cậy "Có thương xin khá giúp nhau phen này". Hơn nữa hắn đã từng hứa hẹn "Người lành nỡ bỏ người đau sao đành".
=> Độc ác, tàn nhẫn, bất nhân, bất nghĩa.
b). Việc làm nhân đức và nhân cách của ông Ngư 
 ....vớt ngay lên bờ
 Hối con vấy lửa một giờ
 ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
=> Hành động khẩn trương, tìm mọi cách cứu sống Vân Tiên.
- ...Người ở cùng ta
 Hôm mai hẩm hút với già cho vui.
=> Đề nghị Vân Tiên ở lại, sẳn sàng cưu mang chăm sóc, chia sẻ cuộc sống đói nghèo nhưng đầm ấm tình người.
 - Rày doi, mai vịnh vui vầy
Ngày kia hứng gió, đêm này chơi trăng.
=> Sống tự do phóng khoáng, ngoài vòng danh lợi, hoà hợp, bầu bạn với thiên nhiên, thảnh thơi giữa trời mây sông nước.
 - Ngư rằng : lòng lão chẳng mơ
 Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn.
Không hề toan tính đến ơn cứu mạng, lòng trong sạch, khinh gét sự bạc đen, tráo trở, trọng nghĩa khinh tài, sống mai danh ấn tích.
=> Niềm tin vào cái thiện, vào những con người lao động bình thường...
III: Tổng kết
- NT: Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, lời thơ thanh thoát, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm
- Sắp xếp tình tiết hợp lí
- Kết cấu thông dụng => ở hiền gặp lành.
- ND:Học sinh chiếm lĩnh ghi nhớ
HĐ5: Hướng dẫn học bài :
 - Học thuộc lòng đoạn trích.
 - Chuẩn bị phần văn chương trình địa phương.
 **************************************** 
động dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9(32).doc