Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
(Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
Nắm vững , hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 - lớp 9 ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa - cấp độ kết quả nghĩa của từ - trường từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt)
B. CHUẨN BỊ
Bảng phụ để ghi các ví dụ.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1.Khởi động ; Bài cũ : GV đưa 5 thành ngữ yêu cầu HS phân biệt thành ngữ thuần Việt và thành ngữ H-V ?
Phòng GD&DDT Quan Sơn Trường THCS Na Mèo GIÁO ÁN THAO GIẢNG CẤP TRƯỜNG ĐỢT 1 Môn : Ngữ Văn 9 GV: Đỗ Thanh Hà Tổ : Xã Hội Ngày soạn: 22/10/2011 Ngày dạy: 26/10/2011 Tuần 10 Tiết .49 Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: Nắm vững , hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 - lớp 9 ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa - cấp độ kết quả nghĩa của từ - trường từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt) B. CHUẨN BỊ Bảng phụ để ghi các ví dụ. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động 1.Khởi động ; Bài cũ : GV đưa 5 thành ngữ yêu cầu HS phân biệt thành ngữ thuần Việt và thành ngữ H-V ? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2.Hệ thống kiến thức Tìm hiểu sự phát triển của từ vựng GV: Thế nào là sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ? GV: Có bao nhiêu phương thức phát triển ngĩa của từ? Đó là những phương thức nào? Cho ví dụ? GV hướng dẫn HS điền vào các ô còn trống trong sơ đồ (SGK, tr. 135) GV: Tạo từ ngữ mới để làm gì? GV: Mục đích của việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài? Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt? I. Sự phát triển của từ vựng 1. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ: - Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. - Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ. - Ví dụ: + Phương thức hoán dụ: Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “ Hội khỏe Phù Đổng”. + Phương thức ẩn dụ: “ Buồn trông nội cỏ rầu rầu - Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. 2.Phát triển về số lượng từ ngữ: a. Tạo từ ngữ mới: - Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách phát triển từ vựng tiếng Việt. b. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: - Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng. - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán. Tìm hiểu về từ mượn GV hướng dẫn HS ôn lại khái niệm từ mượn. GV: Thế nào là từ mượn? GV: Bộ phận từ mượn chủ yếu của tiếng Việt là bộ phận nào? GV: Cách viết từ mượn? HS làm các bài tập 2,3 trong SGK (tr.135,136) GV hướng dẫn HS ôn lại khái niệm về từ Hán Việt. HS làm bài tập (tr.136) GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các vấn đề theo yêu cầu cần đạt. GV: Thế nào là thuật ngữ và biệt ngữ xã hội? GV: Thảo luận vai trò của thuật ngữ trong xã hội hiện nay? GV: Tìm một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội? GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các vấn đề theo yêu cầu cần đạt. GV: Có mấy cách trau dồi vốn từ? Đó là những cách nào? HS Thảo luận làm bài tập 2 Với bài tập 2, GV có thể nêu các vấn đề mở rộng. GV: Chính phủ các nước thường bảo hộ mậu dịch bằng cách nào? GV: Em hãy nêu nhận xét của mình về môi trường sống xung quanh chúng ta hiện nay? Thử đưa ra một vài giải pháp để bảo vệ môi trường II. Từ mượn 1. Ôn lại khái niệm từ mượn - Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra,chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là từ mượn. - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán(gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt). Bên cạnh đó, Tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như: Pháp, Nga, Anh - Từ mượn được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Những từ chưa được Việt hóa hoàn toàn thì dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau(các từ gồm trên 2 tiếng). 2. Bài tập Bài tập 2 - Đáp án c. Bài tập 3 - Những từ mượn như săm, lốp, ga, phanh tuy cùng được mượn từ ngôn ngữ châu Âu nhưng đã được Việt hoá hoàn toàn, mỗi từ chỉ gồm 1 âm tiết, khác với các từ như a-xít, ra-đi-ô tuy cũng được vay mượn nhưng chưa được Việt hoá hoàn toàn. Mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết. III. Từ Hán Việt 1. Ôn lại khái niệm về từ Hán Việt - Là từ vay mượn tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách của người Việt. 2. Bài tập (tr 136) - Đáp án b. IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội 1. Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. a. Thuật ngữ: là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. *Ví dụ: bazơ, ẩn dụ, ngôn ngữ học b. Biệt ngữ xã hội: là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. * Ví dụ: gậy, ngỗng, phao - Nếu dùng biệt ngữ xã hội sẽ gây khó hiểu. Có thể dùng trong tác phẩm văn học. 2. Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong xã hội hiện nay: - Chúng ta đang sống trông thời đại khoa học, công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam cũng không ngừng được nâng cao. Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ tăng lên chưa từng thấy. Dĩ nhiên trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày camgf trở nên quan trọng hơn. 3. Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội - Giới sinh viên: Ngỗng, phao, trúng tủ - Tầng lớp quý tộc thời phong kiến: hoàng tử, bệ hạ - Tầng lớp tư sản trước cách mạng tháng 8: cậu-mợ - Giới kinh doanh: vào cầu, móm, sập tiệm, chát (đắt) bèo (giá rẻ) - Giới thương nhân: sịn, sành điệu, tinh vi, đào mỏ V. Trau dồi vốn từ 1. Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ: a. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. b. Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm. 2. Bài tập Bài tập 2: Giải nghĩa từ - Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành. -Bảo hộ mậu dịch (chính sách) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài. - Dự thảo: Thảo ra để đưa thông qua. -Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài. -Hậu duệ: con cháu của người đã chết. -Khẩu khí: khí phách của con người toát ra từ lời nói. - Môi sinh: Môi trường sống của sinh vật. Bài tập 3: Sửa lỗi dùng từ a. Sai từ béo bổ : Từ này chỉ tính chất cũng nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể=> “ béo bở” để mang lại nhiều lợi nhuận. b. Đạm bạc : có nghĩa có ít thức ăn toàn thứ rẻ tiền chỉ đủ ở mức tối thiểu=>tệ bạc. c. Tấp nập: gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt=>tới tấp Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: -Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo. D. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: .
Tài liệu đính kèm: