A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức: Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
-Những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh.
Thấy được sự sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.
2.Kĩ năng: Nhận diện phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự,bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang xa quê hương có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước.
3. Giáo dục: Trân trọng tình cảm gia đình, quê hương.
B. CHUẨN BỊ: GV : Nghiên cứu soạn bài.
HS: Đọc kĩ soạn bài theo hệ thống câu hỏi.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Bài cũ Kiểm tra vở soạn bài
II. Bài mới: Giới thiệu bài. Con người sinh ra từ gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị em.Những tình cảm ruột thịt ấy rất đỗi sâu sắc thiêng liêng ở ngoài đời. Khi đi vào thơ ca qua cảm xúc thăng hoa của người nghệ sĩ càng thêm đẹp, thêm ấn tượng.
Tuần 12. Tiết: 56-57. BẾP LỬA Bằng Việt A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. -Những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh. Thấy được sự sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn. 2.Kĩ năng: Nhận diện phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự,bình luận và biểu cảm trong bài thơ. Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang xa quê hương có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước. 3. Giáo dục: Trân trọng tình cảm gia đình, quê hương. B. CHUẨN BỊ: GV : Nghiên cứu soạn bài. HS: Đọc kĩ soạn bài theo hệ thống câu hỏi. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Bài cũ Kiểm tra vở soạn bài II. Bài mới: Giới thiệu bài. Con người sinh ra từ gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị em...Những tình cảm ruột thịt ấy rất đỗi sâu sắc thiêng liêng ở ngoài đời. Khi đi vào thơ ca qua cảm xúc thăng hoa của người nghệ sĩ càng thêm đẹp, thêm ấn tượng. Hđ của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1. Tìm hiểu chung về văn bản GV nêu các yêu cầu, câu hỏi gợi ý để HS tự pb. Hãy nêu những nhận xét cơ bản về tác giả. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích trong SGK. GV: Hãy nhận xét mạch cảm xúc của bài thơ. GV yêu cầu HS nêu đại ý bài thơ Hoạt động 2. Tìm hiểu bài thơ GV yêu cầu HS đọc từ đầu đến “ niểm tin dai dẳng” và hỏi: Hình ảnh thơ nào viết về bếp lửa? Từ nào lặp lại, có tác dụng gì? GV: Hai hình ảnh “ bếp lửa chờn vờn sương sớm, bếp lửa ấp iu nồng đượm” có gì giống và khác nhau? GV: Ai là người nhóm lửa? Nắng mưa gợi cho em suy nghĩ gì? GV: Qua khổ thơ 1, em cảm nhận được điều gì? Tác giả đã tái hiện những thời điểm nào? (đọc tiếp 3 khổ thơ) Tái hiện cuộc sống lúc 4 tuổi ra sao? Hình ảnh khói cay thể hiện điều gì? GV: Tìm những câu thơ gắn liền với thời gian nhóm lửa của người bà? Âm thanh của tiếng chim tu hú gợi tả điều gì trong bài thơ? Bà đã làm gì cho cháu? Bà làm thay những công việc của ai? (bố, mẹ, thầy) -Những lời dặn dò của bà ngời lên phẩm chất nào? GV: Tác giả tái hiện hình ảnh người bà như thế nào trong 4 khổ thơ đầu? GV: Vì sao kí ức của người cháu, những kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa? HS đọc khổ thơ cuối. GV: Nhà thơ nhớ về thói quen nào của bà? Câu kết với câu hỏi tu từ mở ra điều gì? GV -Bà trở thành hình tượng đẹp đẽ nhất trong tâm hồn cháu vừa bình dị thân thiết, gần gủi, cao đẹp thiêng liêng.→Cháu thương yêu, kính trọng. = g/điệu tha thiết... Hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy.? GV: Bài thơ nói về một tình cảm nhân bản truyền thống của người VN nhưng không nhàm chán bởi cảm xúc chân thành, sâu sắc. T/d: Đánh thức tình cảm cao đẹp, nhắc nhở giá trị sống vĩnh hằng giữa những người thân yêu Hoạt động 3: Tổng kết GV hướng dẫn HS tổng kết. I. Tìm hiểu chung . 1. Tác giả, tác phẩm - Bằng Việt: tên thật là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất – Hà Tây. - Thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. - Là một luật sư - Đề tài: thường viết về những kỷ niệm, ước mơ của tuổi trẻ, gần gũi với người đọc trẻ tuổi, bạn đọc trong nhà trường. Tập thơ Bếp lửa viêt năm 1968. - Bài thơ Bếp lửa được viết năm 1963, khi tác giả là sinh viên đang học ở Liên Xô. 2.Tìm hiểu chú thích. 3. Bố cục. - Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ được sống bên bà được bà chăm sóc. Nay cháu đã trưởng thành, suy nghĩ và thấu hiểu về cuộc đời bà với lẽ sống giản dị mà cao quý của bà. Cuối cùng người cháu muốn gửi niềm thương, nhớ mong với bà. Mạch thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm. Bài thơ chia làm 2 phần: Phần 1 ( Từ đầu đến “ niềm tin dai dẳng”): những hồi tưởng về bà và tình bà cháu. Phần 2 ( còn lại): Những suy ngẫm về bà, về bếp lửa, nỗi nhớ đối với bà. II. Tìm hiểu bài thơ 1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. (Khổ thơ 1.) - Tên bài thơ là Bếp lửa, câu mở đầu cũng viết về bếp lửa: khắc sâu hình ảnh bếp lửa, khẳng định nỗi nhớ dai dẳng khắc sâu bắt đầu sự khởi nguồn của khổ thơ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm nắng mưa” - Sự cảm nhận bằng thị giác một bếp lửa thục: bập bùng ẩn hiện trong sương sớm -Bếp lửa (câu 2) được đốt lên bằng sự kiên nhẫn, khéo léo, chắt chiu của người nhóm lửa gắn liền với nỗi nhớ gia đình. - Thời gian luân chuyển, sự lận đận, vất vả mưa nắng dãi dầu, niềm thương yêu sâu sắc, nỗi nhớ gia đình. - Thời gian luân chuyển, sự lận đận, vất vả mưa nắng dãi dầu, niềm thương yêu sâu sắc, nỗi nhớ về cội nguồn. 2. Hình ảnh người bà và những kỷ niệm về tình bà cháu trong hồi tưởng của nhà thơ. (Ba khổ thơ tiếp.) - Lên 4 tuổi, - Tám năm ròng, - Giặt đốt làng Đó là thời điểm từ bé đến lớn, ký ức về nỗi cay cực đói nghèo. - 4 tuổi mà đã quen mùi khói: tràn ngập tuổi thơ, thấm sâu vào xương thịt, ký ức Hình ảnh khói cay thể hiện nỗi gian nan, vất vả, đắm chìm trong khổ nghèo. - Tám năm ròng: Tu hú kêu: - nhóm lửa Bà kể chuyện Bà dạy cháu làm Bà chăm cháu học Tác giả diễn tả thời gian dài không phải là đốt lửa mà là nhóm lửa: sự khó khăn, bền bỉ, kiên trì, nhóm lửa có âm thanh tha thiết của quê hương, dường như mỗi việc làm của bà đều có âm thanh của tiếng chim tu hú. Không vui náo nức báo hiệu mùa hè về mà kêu trên cánh đồng xa, loài chim không làm tổ, bơ vơ kêu khắc khoải như tiếng vang của cuộc sống đầy tam trạng: vừa kể, tả, bộc lộ cảm xúc. Kể chuyện, dạy cháu làm, chăm cháu học Người bà đại diện cho một thế hệ những người bà trong chiến tranh, những thời điểm khó khăn của đất nước. “Viết thư chớ kể này kể nọbình yên”. Người bà với đức tính cao cả, hy sinh thầm lặng, nhận gian khổ về mình. Hình ảnh người bà và bếp lửa trong nỗi nhớ của người cháu, đó là người bà chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh “Rồi sớm rồi chiềumột ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn.chứa niềm tin dai dẳng” Ngọn lửa của trái tim con người, của tình yêu thương mà người bà truyền cho người cháu, ngọn lửa của niềm tin, của hy vọng. Bếp lửa là hình ảnh của cuộc sống thực đầy vất vả nhọc nhằn của 2 bà cháu, và là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, hình ảnh bếp lửa hiện diện cho tình bà ấm áp như chỗ dựa tinh thần, như sự đùm bọc cưu mang chắt chiu của người bà giành cho cháu. 3. Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với bà. (Khổ thơ cuối.) - Mấy chục năm. - Thói quen dậy sớm, nhóm lửa. Nhóm bếp lửa: Nhóm niềm yêu thương ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạoxẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. => Hình ảnh bếp lửa là sự nuôi dưỡng, nhen nhóm tình cảm yêu thương con người, thể hiện nỗi nhớ, lòng biết ơn, khơi gợi lên cho cháu một tâm hồn cao đẹp. →Nỗi nhớ về cội nguồn, tình yêu thương sâu nặng của người cháu với bà. III. Tổng kết 1. Về nghệ thuật - Sáng tạo: hình ảnh thơ vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng, gợi nhiều liên tưởng. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm, miêu tả tự sự, bình luận - Giọng điệu thiết tha sâu lắng phù hợp với cảm xúc hồi tưởng suy ngẫm. 2. Về nội dung. -Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. - Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả. - Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả đối với bà. 3. Ý nghĩa văn bản: Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình. Tạo được sự đồng cảm trong lòng người đọc. III. Luyện tập: Em có cảm nghĩ gì về nhan đề “Bếp lửa”? Có người nói rằng hình ảnh người bà trong bài thơ là hình ảnh người nhóm lửa, người giữ lửa. Em nghĩ gì về nhận xét ấy? III. Hướng dẫn tự học. Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ. Phân tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả tự sự, nghị luận và biểu cảm ở một đoạn tự chon trong bài thơ. Chuẩn bị phần Tiếng Việt
Tài liệu đính kèm: