Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 75: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 75: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại

A - Mục tiêu :

1. Kiến thức : Trên cơ sở tự ôn tập, h/s nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học ( từ bài 10 đến bài 15 ), làm tốt bài kiểm tra tại lớp.

 - Qua bài kiểm tra, Gv đánh giá được kết quả học tập của h/s về tri thức, kĩ năng, thái độ để định hướng giúp h/s khắc phục những điểm còn yếu.

2. Kĩ năng : Rèn các kĩ năng tự làm bài kiểm tra trên lớp.

3. Thái độ : Học sinh có ý thức tự lập trong thi cử.

B - Chuẩn bị :

1. Thầy : Nghiên cứu ra đề phù hợp.

2. Trò : Ôn tập kĩ từ bài 10 đến bài 15.

C - Các bước lên lớp :

1. Ổn định tổ chức : Sĩ số :

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Tiến trình hoạt động dạy – học :

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 75: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 75 Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
Soạn : 16.12.10
Giảng : 18.12.10
A - Mục tiêu :
1. Kiến thức : Trên cơ sở tự ôn tập, h/s nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học ( từ bài 10 đến bài 15 ), làm tốt bài kiểm tra tại lớp.
 - Qua bài kiểm tra, Gv đánh giá được kết quả học tập của h/s về tri thức, kĩ năng, thái độ để định hướng giúp h/s khắc phục những điểm còn yếu.
2. Kĩ năng : Rèn các kĩ năng tự làm bài kiểm tra trên lớp.
3. Thái độ : Học sinh có ý thức tự lập trong thi cử.
B - Chuẩn bị :
1. Thầy : Nghiên cứu ra đề phù hợp.
2. Trò : Ôn tập kĩ từ bài 10 đến bài 15.
C - Các bước lên lớp :
1. ổn định tổ chức : Sĩ số :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Tiến trình hoạt động dạy – học :
Đề bài :
I/ Trắc nghiệm : ( 3 điểm ) 
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. 
 Câu 1 : Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào năm nào và được viết theo thể thơ gì ?
 A . Năm 1974 – thể thơ tám chữ
 B . Năm 1947 – thể thơ tự do
 C . Năm 1948 – thể thơ tự do
 D . Năm 1984 – thể thơ lục bát
 Câu 2 : Chủ đề bài thơ Đồng chí là gì ?
 A . Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong
 cuộc k/c chống Pháp.
 B . Tình đoàn kết gắn bó giữa 2 anh bộ đội Cách mạng.
 C . Sự nghèo túng, vất vả của những người nông dân mặc áo lính.
 D . Vẻ đẹp của đầu súng trăng treo.
 Câu 3 : Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong 2 câu thơ :
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa.
 A . So sánh.
 B . So sánh và ẩn dụ.
 C . Hoán dụ.
 D . Phóng đại và tượng trưng.
 Câu 4 : Vì sao có thể xem bài thơ Đoàn thuyền đánh cá như 1 bài ca lao động đầy
 phấn khởi hào hùng.
 A . Nhịp điệu rộn ràng, náo nức
 B . Điệp từ hát, bài ca, câu hát được nhắc lại nhiều lần.
 C . Những người đánh cá vừa đi vừa hát, vừa giăng lưới vừa hát gọi cá, khi trở 
 về cũng hát vang.
 Câu 5 : Vì sao tác giả Nguyễn Khoa Điềm đặt tên cho bài thơ của mình là “Khúc
 hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” ?
 A . Đó là những lời mẹ ru con.
 B . Đó là những lời ru của tác giả
 C . Đó là 2 lời ru nối tiếp nhau : Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ ru con.
 D . Những đoạn thơ, điệp khúc cấu trúc giống nhau, nhịp điệu giống nhau, chỉ
 khác ít niều về nội dung.
 Câu 6 : Bà mẹ ru con trong bài thơ là người thuộc dân tộc nào ? 
 A . Vân Kiều C . Tà Ôi
 B . Tây Nguyên D . Ê- đê
II/ Tự luận : ( 7 điểm )
 Trong 2 truyện ngắn đã học : Làng của nhà văn Kim Lân và Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long đều có những tình huống bất ngờ, đặc sắc. Đó là những tình huống nào ? Phân tích 1 trong 2 tình huống đó.
Đáp án:
 I/ Trắc nghiệm : ( 3 điểm )
 Câu 1 : C Câu 3 : B Câu 5 : C
 Câu 2 : A Câu 4 : A Câu 6 : C
 II/ Tự luận :
- Chỉ đúng 2 tình huống trong từng truyện. ( 2 điểm )
 + Làng : Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo Pháp.
 + Lặng lẽ Sa Pa : Cuộc gặp gỡ bất ngờ ngắn ngủi giữa ông hoạ sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư và anh thanh niên.
- H/s phân tích 1 tình huống mà h/s tâm đắc nhất. ( 5 điểm )
- H/s có thể hoàn toàn tự do lựa chọn, nhưng trong quá trình phân tích phải làm nổi bật được các ý sau: 
 + TT được ND tình huống.
 + Phân tích tác dụng của tình huống trong việc thể hiện tính cách nhân vật, thể hiện chủ
 đề tác phẩm, tạo nên sự háp dẫn của câu chuyện ( NT : kể, tả, cốt truyện ... )
 4. Củng cố : 
 Gv thu bài, nhận xét giờ.
 5. HD h/s học bài :
 - Tiếp tục ôn tập để nắm vững kiến thức về văn học hiện đại.
 - Soạn : Cố hương theo những câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản

Tài liệu đính kèm:

  • docKiểm tra văn 9 tiết 74.doc