Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 80: Hướng dẫn đọc thêm những đứa trẻ

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 80: Hướng dẫn đọc thêm những đứa trẻ

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.

- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.

- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với chuyện cổ tích.

2. Kĩ năng:

- Đọc – Hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

- Kể và tóm tắt được đoạn trích.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 80: Hướng dẫn đọc thêm những đứa trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2011
Tiết 80: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
 NHỮNG ĐỨA TRẺ
 (Trích Thời thơ ấu)
 M. Go-rơ-ki
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
- Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với chuyện cổ tích.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – Hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kể và tóm tắt được đoạn trích.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án.
2. Học sinh: Soạn bài
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
- Tìm hiểu về một nhà văn lớn của nước Nga và của thế giới trong thế kỉ XX.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học. 
- HS tìm hiểu chú thích sgk/232.
+ Cho biết vài nét tiêu biểu về tác giả và sự nghiệp sáng tác văn học của 
M.Go-rơ-ki? Xuất xứ của đoạn trích.
+ Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản? Văn bản thuộc thể loại gì?
1. Cho biết văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
* Những chi tiết lặp lại tạo ấn tượng: những đứa trẻ, những con chim, truyện cổ tích người dì ghẻ, người bà hiền hậu đã xuất hiện ở phần đầu rồi lại tiếp tục xuất hiện ở phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ.
 – Hoàn cảnh của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ như thế nào?
- Đều là những đứa trẻ mồ côi mẹ sống với dì ghẻ - thiếu thốn tình cảm cho nên cả hai bên khao khát tình cảm. Đó là sự gặp gỡ của những đứa trẻ cùng cảnh ngộ.
- Hoàn cảnh giữa hai gia đình: Ông đại tá là người có địa vị trong xã hội thuộc tầng lớp thượng lưu còn ông bà ngoại của A-li-ô-sa thuộc tầng lớp thấp trong xã hội, đó là lí do ông đại tá cấm con của mình không được chơi với A-li-ô-sa. Những gì càng bị cấm đoán lại càng tạo ra sự khao khát.
3. – Hình ảnh 3 đứa trẻ: 
“ Cả ba đứa trẻ có vẻ nghĩ gợitay kia quàng lên vai em nó”
“ Chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bốngọn đèn trong nhà thờ”
* Ý nghĩa: - Thể hiện sự trong trắng gây thơ, dịu dàng, cam chịu rất mực của những đứa trẻ. Đó là những đứa trẻ rất ngoan, có giáo dục.
- Thể hiện sự ngưỡng mộ, lòng tin yêu, và sự cảm thông một cách sâu sắc của chú bé A-li-ô-sa đối với những đứa trẻ đáng yêu, đáng thương.
4. Nghệ thuật đặc sắc của tác giả đan xen giữa truyện đời thường và truyện cổ tích, yếu tố thực ảo giao thoatạo nên sự sinh động hấp dẫn, đồng thời tạo nên mạch dẫn gắn liền các yếu tố: Dùng hình ảnh người dì ghẻ trong truyện cổ tích để nói dì ghẻ trong hện tại, rồi từ hình ảnh người bà trong cổ tích để ngợi ca về những người bà nhân từ đôn hậu của những đứa trẻ.
+ Qua văn bản Những đứa trẻ tác giả muốn thể hiện điều gì?
+ Qua văn bản em cảm nhận được điều gì?
+ Từ đó em có thể rút ra được điều gì trong quan hệ bạn bè?
Hoạt động 3
- HS kể lại đoạn trích
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. TÁC GIẢ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC:
a. Tác giả:
- Mac-xim Go-rơ-ki (1868- 1936)là nhà văn Nga nổi tiếng. Hoàn cảnh sống mồ côi từ nhỏ, vất vả tự kiếm sống, tự học là những nhân tố góp phần tạo nên tấm lòng nhân hậu và tài năng nghệ thuật của nhà văn.
b. Xuất xứ: 
- Trích từ chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu.
2. THỂ LOẠI: Tiểu thuyết
3. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT: 
- Tự sự
4. BỐ CỤC: 3 phần.
P1: từ đầu....ấn em nó cúi xuống.
Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
P2: Tiếp....không được đến nhà tao.
Tình bạn bị cấm đoán.
P3: Còn lại
Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn.
II. HIỂU VĂN BẢN
1. Nội dung: 
- Hoàn cảnh đáng thương và tình cảm trong sáng đẹp đẽ của những đứa trẻ, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
2. Nghệ thuật:
- Kể chuyện đời thường và cổ tích lồng trong nhau thể hiện tâm hồn trong sáng, khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
- Kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm.
3. Ý nghĩa:
- Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và sự khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
IV. LUYỆN TẬP
4. Củng cố:
- Qua văn bản tác giả thể hiện điều gì? Nêu nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích?
5. Dặn dò:
- Đọc và nhớ một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật tôi về tình bạn tuổi thơ.
- Tập làm thơ 8 chữ - đề tài về môi trường.
- Đã chuẩn bị ở tiết 54, trình bày bài thơ tám chữ tự sáng tác ở lớp – bình thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNhung dua tre.doc