Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 84 đến tiết 87

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 84 đến tiết 87

Tiết: 84,85

KIỂM TRA HỌC KÌ I

1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

a. Kiến thức:

- Kiểm tra quá trình nhận thức của học sinh trong một học kì.

- Qua đó đánh giá kết quả của học sinh trong học kì I

b. Kĩ năng:

- Củng cố kĩ năng làm bài tổng hợp gồm cả ba phân môn: Văn bản, Tiếng việt, Tập làm văn.

c. Thái độ:

- Giáo dục tính tự lập, tính trung thực ,óc suy nghĩ và sáng tạo trong làm bài. Qua đó học sinh yêu thích môn học.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

a. Giáo viên: Đề bài + Đáp án – biểu điểm.

b. Học sinh: Ôn tập + Chuẩn bị giấy kiểm tra.

 

doc 33 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 84 đến tiết 87", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/12/2011 Ngày dạy: 5/12/2011 Lớp 9A Sĩ số:38/ 38
 5/12/2011 Lớp 9A Sĩ số: 38/38
Tiết: 84,85
KIỂM TRA HỌC KÌ I
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức:
- Kiểm tra quá trình nhận thức của học sinh trong một học kì.
- Qua đó đánh giá kết quả của học sinh trong học kì I
Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng làm bài tổng hợp gồm cả ba phân môn: Văn bản, Tiếng việt, Tập làm văn.
Thái độ:
- Giáo dục tính tự lập, tính trung thực ,óc suy nghĩ và sáng tạo trong làm bài. Qua đó học sinh yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Giáo viên: Đề bài + Đáp án – biểu điểm.
b. Học sinh: Ôn tập + Chuẩn bị giấy kiểm tra.
3. NỘI DUNG ĐỀ BÀI:
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Bài 12. Tiết 58
Nhớ và chép lại được hai khổ thơ đầu bài thơ “ Ánh trăng ” và nêu được nội dung của hai khổ thơ đó.
Số câu
Số điểm, tỉ lệ
1 câu ( câu 1)
1,5 = 15%
1 Câu
1,5 = 15%
Bài 2. Tiết 8
Giải nghĩa được hai thành ngữ có liên quan đến phương châm cách thức và phương châm lịch sự
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ:
1 câu ( câu 2)
1 = 10%
1 câu
1 =10%
Bài 4. Tiết 21
Tìm được nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ gạch chân
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ:
1 câu ( câu 3)
1,5 = 15%
1 câu
1,5 = 15%
Bài 7. Tiết 34
Viết được một bài văn viết thư kể lại cho người bạn cũ về buổi thăm trường đầy xúc động em tưởng tượng ra sau hai mươi năm
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ:
1 câu ( câu 4)
6 = 60%
1 câu
6 = 60%
T. số câu:
T. số điểm, tỉ lệ:
1
1,5 = 15%
 2
2,5 = 25%
1
6 = 60%
4 câu
10 = 100%
Câu 1: ( 1,5 điểm )
Nhớ và chép lại hai khổ thơ đầu bài thơ “ Ánh trăng ” – Nguyễn Duy. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ vừa chép.
Câu 2: ( 1 điểm )
Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a. Dây cà ra dây muống.
Nói băm nói bổ.
Câu 3: ( 1 điểm )
Tìm nghĩa gốc , nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ gạch chân trong các câu thơ sau:
Đề huề lưng núi gió trăng 
 Sau chân theo một vài thằng con con 
 ( Nguyễn Du – Truyện Kiều) 
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh .
 ( Nguyễn Du – Truyện Kiều ) .
Câu 4: ( 6 điểm )
Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào 20-11 em về thăm trường cũ. Hãy viết thư cho một người bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. 
4. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM:
Câu 1 :( 1,5 điểm )
Nhớ và chép lại chính xác khổ thơ 1 ( 0,5 điểm )
Nhớ và chép lại chính xác khổ thơ 2 ( 0,5 điểm )
Nội dung: Cảm nghĩ của tác giả về vầng trăng quá khứ đó là vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa là vầng trăng đẹp đẽ và ân tình ( 0,5 điểm )
Câu 2 : ( 1 điểm )
Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Dây cà ra dây muống: Chỉ cách nói dài dòng rườm rà ( 0,25 điểm )
 Phương châm cách thức ( 0,25 điểm )
Nói băm nói bổ. : Nói bốp chất, thô bạo ( 0,25 điểm )
 Phương châm lịch sự ( 0,25 điểm )
Câu 3: ( 1 điểm )
 a. Từ chân được dùng với nghĩa gốc. ( 0,5 điểm )
b. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển. ( 0,5 điểm )
Từ chân b. được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. ( 0,5 điểm) 
Câu 4: ( 6 điểm )
Dàn ý:
 * Mởi bài: Nêu lí do trở lại trường cũ sau bao năm xa cách:( 0,5 điểm )
 * Thân bài: :( 4 điểm )
Trình bày theo trình tự buổi thăm trường cũ:
 - Thời gian thăm lại trường cũ, đến vào dịp nào? Gặp những ai ( 1 điểm)
 - Quang cảnh trường như thế nào? (Con đường đến trường, lớp học, sân trường....) ( 1 điểm )
 - Hồi tưởng lại những ký ức về mái trường xưa. Kí ức về bạn bè, thầy cô...( 1điểm)
 - Sự thay đổi của ngôi trường hôm nay( 1điểm)
 * Kết bài: - Thể hiện thái độ của cá nhân về ngôi trường, lòng biết ơn..., lời chúc với các thế hệ sau.( 0,5 điểm )
5. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT TIẾT KIỂM TRA;
Ý thức:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Thái độ:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 16 - 17
Kết quả cần đạt
 - Qua giờ trả bài kiểm tra Văn, củng cố kiến thức về tác phẩm thơ, truyện hiện đại, tự rút ra được ưu, khuyết điểm của bài viết để tìm cách phát huy, khắc phục.
- Qua trả bài viết số 3 củng cố kiến thức kỹ năng viết bài văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận
- Qua trả bài kiểm tra Tiếng Việt củng cố kiến thức Tiếng Việt tự rút ra ưu khuyết điểm của bài viết để tìm cách phát huy khắc phục
- Tiến hành ôn tập làm văn chuẩn bị thi học kì I.
Ngày soạn:5/12/2011 Ngày trả:8/12/2011 Lớp 9A,B 
Tiết 79: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn lại các kiểu kiến thức đã học về văn tự sự.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng trình bày bài kiểm tra. 
- Thấy được ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình có phương hướng khắc phục và sửa chữa.
c. Thái độ:
- Có ý thức tự giác sửa chữa, nhìn nhận những lỗi mắc phải, tự sửa chữa kịp thời.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 	a. Giáo viên: 
- Chấm bài, soạn giáo án trên cơ sở chấm điểm tổng hợp lỗi sai cơ bản
 b. Học sinh: Lập dàn ý ở nhà.
3. NỘI DUNG BÀI DẠY:
* Ổn định tổ chức: (1’)
a. Nhắc lại đề bài: (1’)
Lớp 9A
 	Hãy tưởng tượng mình gặp lại người lính lái xe, trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Em hãy viết về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Lớp 9B
Nhân ngày 20/11 kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
b. Dàn ý - Đáp án - Biểu điểm: (9’)
	Lớp 9A
Lập dàn ý (đại cương hoặc chi tiết).
* Mở bài:
- Giới thiệu tình huống gặp gỡ (thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật).
(Có thể là: Nhân ngày 22- 12, trường em tổ chức kỷ niệm ngày Thành lập Quân đội nhân dân (ngày Quốc phòng toàn dân) có mời đoàn cựu chiến binh đến thăm trường. Em được nghe người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong đoàn đại biểu đó kể chuyện) 
Hoặc: (Đêm thơ Phạm Tiến Duật được tổ chức tại nhà văn hoá mà em đến tham gia, tình cờ em gặp một vị khách mời, người đó chính là anh lính lái xe Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính).
* Thân bài:
- Ý1: Khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
Giọng nói: khoẻ vang.
Tiếng cười: sảng khoái.
Khuôn mặt: thể hiện vẻ già dặn-từng trải nhưng vẫ có nét hóm hỉnh, yêu đời.
Trang phục: bộ quân phục mới, trang trọng, oai nghiêm, đĩnh đạc.
- Ý 2: cuộc trò chuyện với người chiến sĩ.
Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu những năm đánh Mỹ gian khổ ác liệt
“Trên tuyến đường Trường Sơn, giặc Mỹ đánh phá vô cùng khốc liệt, bom Mỹ cùng với những cung đường - đốt cháy những cánh rừng
Vậy mà trên những tuyến đường ấy, các đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến(cùng sự giúp đỡ của các cô gái thanh niên xung phong).
Điều đáng nhớ là những chiếc xe ở Trường Sơn trong những năm tháng ấy rất đặc biệt vì bom đạn của Mỹ ném như mưa khiến kính xe đều vỡ hết, ngay cả đèn cũng vỡ hết, mui xe cái thì bị bẹp, méo, cái thì bung hẳn ra khỏi xe, thùng xe không cái nào không trầy xước.
Có thể nói những phương tiện của ta lúc đó rất thiếu thốn, thô sơNhưng với lòng yêu nước, chúng ta vẫn chiến đấu với tinh thần nhiệt tình hăng hái.
Chú còn nhớ với những chiếc xe như thế bọn chú lái xe cho xe chạy mà không có vật che chắn nào. Trời! Gió táp vào mặt vào mắt cay xè, bụi thì khỏi phải nói. Bụi Trường Sơn phun tóc trắng xoá như người già, mặt lấm lem. Thế mà vẫn phì phèo hút thuốc không cần rửa mặt, vẫn rất vui, nhìn nhau trông thật ngộ, mỗi khi có dịp dừng chân, ai nấy đều cười.
Những ngày mưa thì khổ hơn nhiều, mưa xối xả ướt áo, những giọt mưa lớn rát mặt, có trải qua chứng kiến chú mới hiểu được thế nào là :
Trường Sơn, đông nắng tây mưa
 Ai chưa đến đó như chưa rõ mình.
Mưa thì mặc mưa, anh em lái xe vẫn tiếp tục cầm vô lăng lái hàng trăm cây số nữa, gió lùa quần áo lại khô. Cứ như vậy mà vượt qua ngày tháng khó khăn.
Không có kính cũng thật là thú vị, bởi cả không gian rộng lớn như ùa vào buồng lái nào cánh chim hiếm hoi ở Trường Sơn, sao trời và con đường xa dài thẳng tít tắp như chạy thẳng vào trái tim người chiến sĩ lái xe - tâm hồn người chiến sĩ lúc đó thật sự vui - 1 niềm vui phơi phới của người thanh niên đánh giặc.
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Bọn chú, những người chiến sĩ lái xe rất hiểu nhau mỗi khi gặp mặt là tay bắt mặt mừng, bắt tay qua những ô kính vỡ, tiếp cho nhau sức mạnh hơi ấm tình đồng đội- những chiếc xe không kính của người lính đã về đây tụ họp thành “tiểu đội xe không kính”.
Các chú nấu cơm bằng bếp Hoàng Cầm giữa trời, dù chỉ có bữa cơm đạm bạc giữa rừng nhưng chứa đựng trong đó là tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn như tình cảm gia đình. Hành trang nghỉ ngơi quý giá và dã chiến của người lính khi đó là chiếc võng dù mắc tạm bợ, nghỉ ngơi qua loa rồi lại tiếp tục lên đường với những chiếc “xe không kính”.
Tôi ngây thơ hỏi chú:
- Vậy thì làm sao ta có thể thắng Mỹ khi mà ta chỉ có những chiếc xe không kính còn chúng lại có vũ khí hiện đại tối tân?
- Cháu biết không, bởi trên những chiếc xe đó có một trái tim: trái tim người chiến sĩ, trái tim của tuổi trẻ yêu đời đầy sức trẻ, nhiệt tình, sôi nổi lạc quan, yêu nước tha thiết căm thù giặc Mỹ, trái tim của sự chính nghĩa, sức mạnh kỳ diệu tăng lên gấp bội. Cuối cùng ta đã đánh cho Mỹ cút, nguỵ nhào.
Kể đến đây tôi thấy ánh mắt của người lính sáng ngời. Khuôn mặt rạng rỡ, dường như đang sống lại những năm tháng ở chiến trường xưa Tôi ao ước và khâm phục khi hình dung ra con đường mòn Hồ Chí Minh những năm đánh Mỹ đầy bom rơi đạn nổ, đầy gian khổ thiếu thốn hy sinh mà những người lính lái xe vẫn coi thường nguy hiểm, vẫn dốc lòng dốc sức vì miền Nam ruột thịt, vì sự nghiệp cách mạng.
Nhờ có những người chiến sĩ lái xe, những cô thanh niên xung phong mà chúng ta mới có cuộc sống tươi đẹp hôm nay.
- Từ đó bày tỏ những suy nghĩ về chiến tranh (tàn phá cuộc sống, bất chấp quyền được sống hoà bình của con người), về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vàng chói lọi đã đi vào thơ ca:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
 Trường Sơn đông nhơ Trường Sơn tây.
- Trách nhiệm giữ gìn hoà bình.
* Kết luận: 
Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng nhân vật tôi về người lính và ước mơ của nhân vật tôi.
Lớp 9B : Dàn bài:
* Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm đó 
- Dẫn dắt vào câu chuyện.
* Thân bài: 
- Sự việc diễn ra vào thời gian, không gian nào?
- Sự việc đó là việc gì? Diễn ra như thế nào?
- Sự việc đó để lại cho em ấn tượng gì? Vì sao?
(Sự việc nào dẫn ra trước t ... ...................................................................
.....................................................................................................................................
Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
.....................................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:12/12/2011 Ngày dạy:15/12/2011 Lớp 9A,B
 Tiết 86: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN 
 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ.
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	a. Kiến thức: 
HS ôn lại đặc điểm của thơ tám chữ đã được học ở tiết trước.
b. Kĩ năng:
- Bước đầu rèn kĩ năng tập làm thơ tám chữ: Biết cách gieo vần, tạo câu, ngứt nhịp thơ tám chữ.
c. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức trân trọng những sáng tác nghệ thuật. Yêu thơ hơn...
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Giáo viên:
Nghiên cứu bài, soạn giáo án, sưu tầm một số bài thơ tám chữ hay, sáng tác một bài thơ
 b. Học sinh: Sưu tầm một bài thơ, chuẩn bị sáng tác một bài thơ 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
a. KiÓm tra bµi cò: (5’)
* Câu hỏi: Thơ 8 chữ có những đặc điểm gì?
* Yêu cầu:- Thơ 8 chữ có những đặc điểm:
 	+ Mỗi dòng thơ có 8 chữ.(2đ)
 	+ Cách ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt.(2đ)
 	+ Thường gieo vần chân (liên tiếp hoặc giãn cách).(2đ)
 	+ Bài thơ có thể dài ngắn khác nhau, số câu ko hạn định, thường chia ra thành các khổ - mỗi khổ thường có 4 dòng.(2đ)
	- Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs (2đ)
 	(G) N.xét - Ghi điểm.
* Giới thiệu bài:(1’)
Ở tiết 54 các em đã làm quen với thể thơ 8 chữ, cta thấy được đặc điểm của thể thơ 8 chữ có khác so với các thể thơ khác. Đến tiết 84,85 này chúng ta sẽ chủ yếu đi tìm hiểu 1 số bài thơ 8 chữ của 1 số nhà thơ và các em sẽ thực hành tập làm thơ 8 chữ
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV Phát phiếu học tập: (4 phiếu cho 4 nhóm). Trên phiếu có chép 1 đoạn thơ 8 chữ.
GV YC (H) cho biết: 
? Cách ngắt nhịp, cách gieo vần của đoạn thơ? Dựa vào ND thử đoán tác giả đoạn thơ đó là ai? theo nhóm sẽ đặt tiêu đề cho đoạn thơ đó là gì?
- Cho (H) thảo luận ((t) 4’).
? Hãy cho biết cách ngắt nhịp của đoạn thơ trên? Nxét gì về nhịp điệu đoạn thơ?
? Cho biết cách gieo vần của đoạn thơ?
? Thử phỏng đoán tgiả đoạn thơ là ai? Em sẽ đặt tiêu đề ntn dựa vào ND?
? Đoạn thơ trên có cách gieo vần giống đoạn thơ cta vừa ptích ko?
? Cách ngắt nhịp của đoạn thơ trên ntn?
GV Phân tích: Đoạn thơ trên của tgiả Vũ Hoàng Chương có nhan đề: “Phương xa”. Đối với thơ 8 chữ khắc hẳn với các thể thơ khác ở cách ngắt nhịp. Rất linh hoạt có thể thấy cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào cảm nhận của người đọc, người nghe.
YC (H) thảo luận – với các gợi ý sau:
- Đoạn thơ trên có cách gieo vần ntn?
- Cách ngắt nhịp. Dựa vào ND ý thơ hãy phỏng đoán tgiả của những ý thơ trên. Theo em dựa vào ND của đoạn thơ em sẽ đặt tiêu đề là gì?
- (t) thảo luận 5’.
? Cách ngắt nhịp của đoạn thơ trên ra sao? Cách gieo vần ntn?
? Dựa vào ND em phỏng đoán những lời thơ trên của tgiả nào?
? Hãy nêu cảm nhận của em về những vần thơ trên?
GV Cho đoạn thơ trên (3 dòng) hãy viết thêm 1 câu thơ cho đủ 1 khổ. Với những gợi ý sau:
* GV Gợi ý: Có thể chọn các câu gần đủ 8 chữ sau:
- Mà sông sông xưa vẫn chảy
- Bở đời tôi cũng đang chảy
- sao (t) cũng chảy
* YC:
- Câu thơ viết phải đủ 8 chữ.
- Đảm bảo sự logíc về ý nghĩa với những câu đã cho.
- Phải có vần chân phù hợp.
I- Tìm hiểu một số đoạn thơ 8 chữ: (35’)
1- Đoạn thơ 1:(8’)
- Hs thảo luận:
 Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy
Thú sán lạn mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái ganh đua đời náo động
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê
(Cây đàn muôn điệu – Thế Lữ)
* Cách ngắt nhịp:
3/2/3
3/3/2
3/2/3 ð Cách ngắt nhịp linh hoạt.
3/2/3
3/2/3
* Gieo vần chân theo từng cặp liên tiếp: Bay – lầy; mộng - động.
- Tgiả: Thế Lữ.
- Tiêu đề: “Cây đàn muôn điệu”
2- Đoạn thơ 2:(10’)
Nhổ neo rồi, thuyền ơi! Xin mặc sóng
Xô về đông hay dạt tới phương đoài.
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn, cay đắng hoạ dần vơi.
(Vũ Hoàng Chương – Phương xa)
- Đoạn thơ trên có cách gieo vần chân, xong đó là cách gieo vần chân theo từng cặp theo lối gián cách.
- Cách ngắt nhịp:
3/2/3
3/5
3/5
3/5
3- Đoạn thơ 3:(9’)
 Cứ để ta ngắt ngư/trên vũng huyết
Trải niềm đau/trên mảnh giấy mong manh
Đừng nắm lại/nguồn thơ ta đang siết
Cả lòng ta/trong mớ chữ rung rinh.
 Ta muốn hồn trào ra/đầu ngọn bút
Bao lời thơ/đều dính não câu ta
Bao dòng chữ/quay cuồng như máu vọt
Cho mê mam/tê điếng cả lòng da.
* Nhận xét:
- Cách ngắt nhịp rất linh hoạt.
- Cách gieo vần: Vần chân theo từng cặp gián cách.
Huyết – siết; ta – da.
- Tgiả: Hàn Mặc Tử.
- Nhan đề: “Trăng”
* (H) tự bộc lộ
4. Viết thêm câu thơ để hoàn thiện khổ thơ;(12’)
+ Đoạn thơ:
Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
?
(Đỗ Bạch Mai – Trước dòng sông)
ð (H) tự chọn 1 trong 3 câu trên thêm từ ngữ để cho câu thơ hoàn chỉnh.
- Phải phù hợp.
- Câu thơ nguyên tác:
“Mà sông bình yên nước chảy theo dòng”.
c. Củng cố - Luyện tập: (3’)
	- Gv khái quát lại nội dung kiên sthức về thể loại thơ 8 chữ
	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
 - Học bài: đặc điểm của thể thơ 8 chữ.
 - So sánh thể thơ 8 chữ với thể thơ 7 chữ như sau:
 + Cách gieo vần
 + Cách ngắt nhịp
 + Số lượng câu
 - Tập làm những đoạn thơ 8 chữ với đề tài: Mái trường, người mẹ, bạn bè, thầy cô có thể là 1 đoạn hoặc 1 bài hoàn chỉnh.
 ................................................................
 RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
Thời gian:....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
.....................................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:............................................................................................
Ngày soạn:16/12/2011 Ngày dạy:19/12/2011 Lớp 9A,B
Tiết 87: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN 
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ.
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	a. Kiến thức: 
HS ôn lại đặc điểm của thơ tám chữ đã được học ở tiết trước.
b. Kĩ năng:
- Bước đầu rèn kĩ năng tập làm thơ tám chữ: Biết cách gieo vần, tạo câu, ngứt nhịp thơ tám chữ.
c. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức trân trọng những sáng tác nghệ thuật. Yêu thơ hơn...
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Giáo viên:
Nghiên cứu bài, soạn giáo án, sưu tầm một số bài thơ tám chữ hay, sáng tác một bài thơ
 b. Học sinh: Sưu tầm một bài thơ, chuẩn bị sáng tác một bài thơ 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
a. KiÓm tra bµi cò: (5’) 
Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
* Giới thiệu bài:(1’)
Ở tiết 54 các em đã làm quen với thể thơ 8 chữ, cta thấy được đặc điểm của thể thơ 8 chữ có khác so với các thể thơ khác. Đến tiết 84,85 này chúng ta sẽ chủ yếu đi tìm hiểu 1 số bài thơ 8 chữ của 1 số nhà thơ và các em sẽ thực hành tập làm thơ 8 chữ
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Cho đoạn thơ sau:
*GV Gợi ý: Chọn 1 trong các câu sau:
- Chợt quen nhau chưa thể gọi
- 1 cành hoa đâu đã gọi
- Mùa đông ơi sao đã vội
GV nhấn mạnh: Trong c/sống có rất nhiều đề tài có thể gợi lên cho con người những cảm xúc để có những dòng thơ hay. Tuy nhiên c/sống thì bao la rộng lớn. Bây giờ cta cùng làm thơ 8 chữ theo các đề tài sau:
- Nhớ trường.
- Nhớ bạn
- Nhớ thầy cô
- Quê hương
* GV YC (H) thảo luận nhóm: Suy nghĩ làm thơ theo các đề tài trên.
- Câu thơ phải đủ 8 chữ, số câu ko hạn định.
- Phải logíc về mặt ý nghĩa.
- Phải có vần điệu phù hợp.
Sau khi (H) làm thơ & đọc trước lớp (G) đọc cho (H) 1 số câu thơ theo đề tài trên.
? (Bài thơ (đthơ) của bạn đã đúng với đề tài chưa?
? Đoạn thơ đã đủ 8 chữ trên 1 câu & logíc về mặt ý nghĩa chưa?
? Hãy nêu cảm nghĩ của em về 1 đoạn thơ cta vừa làm?)
* YC thể lệ, trò chơi như sau:
- Chọn 1 trong 4 nhóm đưa ra 1 câu thơ 8 chữ (đề tài: “Người mẹ”).
- Sau đó các nhóm khác (mỗi nhóm đưa ra 1 câu thơ 8 chữ) sao cho phù hợp với ND. Lần lượt sao cho có 1 đoạn thơ, bài thơ.
II- Viết thêm câu thơ để hoàn thiện khổ thơ: (8’)
* Đoạn thơ:
Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
Như người yêu khác hẳn với tình nhân.
Biển dù nhỏ ko phải là ao rộng
..?
(Phạm Công Trứ – Vô đề)
* Nguyên tác: “1 cành hoa đào chưa thể gọi mùa xuân”.
III- Tập làm thơ 8 chữ theo đề tài: (16’)
1- Nhớ trường:
Nơi ta đến hằng ngày quen thuộc thế!
Sân cũng mênh mông, nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng
Xa bạn bè sao bỗng thấy bâng khuâng.
2- Nhớ bạn:
Ta chia tay nhau phượng đỏ đầy trời.
Nhớ những ngày rộn rã tiếng cười vui
Và nhớ những đêm lửa trại tuyệt vời
 Quây quần nhau cùng vui và rơi lệ
3- Nhớ con sông quê hương:
Con sông quê ru tuổi thơ trong mộng.
Giữa những hoàng hôn ngời lên ánh mắt.
Gặp nhau hồn nhiên, nụ cười rất thật.
Để mai ngày thao thức viết thành thơ
* Nhận xét:
- (H) tự bộc lộ.
* Chơi trò chơi: (17’)
+ Gợi ý:
N1:
Mẹ tần tảo nhọc nhằn bao mưa nắng.
N2
c. Củng cố: (3’)
	- Gv khái quát lại nội dung kiên sthức về thể loại thơ 8 chữ
	d. Hướng dẫn về nhà:(1’)
 - Học bài: đặc điểm của thể thơ 8 chữ.
 - So sánh thể thơ 8 chữ với thể thơ 7 chữ như sau:
 + Cách gieo vần
 + Cách ngắt nhịp
 + Số lượng câu
Tập làm những đoạn thơ 8 chữ với đề tài: Mái trường, người mẹ, bạn bè, thầy cô có thể là 1 đoạn hoặc 1 bài hoàn chỉnh.
 ...........................................................................
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
Thời gian:....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
.....................................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án văn từ tiết 84 đến tiết 87.doc