Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết: 87, 88: Ôn tâp tổng hợp

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết: 87, 88: Ôn tâp tổng hợp

 A.Mức độ cần đạt:

-Ôn tập, củng cố những kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm: Văn bản nhật dụng, Truyện văn xuôi trung đại Việt Nam, Thơ và truyện hiện đại Việt Nam, Truyện nước ngoài.

-Ôn tập, củng cố những kiến thức về Tiếng Việt và Tập làm văn.

1. Kiến thức:

-Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện. Nội dung cơ bản của văn bản qua mỗi thể loại, đặc điểm nổi bật của văn bản.

2.Kỹ năng:

-Kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức Ngữ Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đã được học ở HKI.

 B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. Bảng tổng hợp.

 -Hs: soạn bài, SGK.

 C. Tổ chức hoạt động dạy & học:

HĐ 1: Ổn định:

HĐ 2: Kiểm tra bài cũ 1’:

1.Kiểm tra tập soạn bài của học sinh.

2. Kể tên các phương châm hội thoại?

3.

 

docx 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết: 87, 88: Ôn tâp tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18&19(26-31/12/2011)
Ngày soạn: 21/12 Ngày dạy: 26 /12/2011 Lớp: 91
Tiết: 87 - 88 ÔN TÂP TỔNG HỢP
 A.Mức độ cần đạt:
-Ôn tập, củng cố những kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm: Văn bản nhật dụng, Truyện văn xuôi trung đại Việt Nam, Thơ và truyện hiện đại Việt Nam, Truyện nước ngoài.
-Ôn tập, củng cố những kiến thức về Tiếng Việt và Tập làm văn.
1. Kiến thức: 
-Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện. Nội dung cơ bản của văn bản qua mỗi thể loại, đặc điểm nổi bật của văn bản.
2.Kỹ năng:
-Kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức Ngữ Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đã được học ở HKI.	
 B. Chuẩn bị: -Gv: soạn giáo án theo chuẩn KT-KN. Bảng tổng hợp. 
 -Hs: soạn bài, SGK.
 C. Tổ chức hoạt động dạy & học: 
HĐ 1: Ổn định:
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ 1’:
1.Kiểm tra tập soạn bài của học sinh.
2. Kể tên các phương châm hội thoại?
3.
HĐ 3: Giới thiệu bài mới 1’:
HĐ 4: Bài mới 42’: ÔN TÂP TỔNG HỢP 
Hoạt động của Thầy & Trò
Nội dung kiến thức
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
Tìm hiểu chung:
A.ÔN TẬP VĂN BẢN:
I.VĂN BẢN NHẬT DỤNG
*H trình bày: 
*G chốt lại:
1.Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)
- Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Sử dụng ngôn từ chuẩn mực; chọn lọc chi tiết tiêu biểu kết hợp giữa kể và giải thích, bình luận.
2.Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (G-G Mác két)
-Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ loài người và sự sống trên trái đất; đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.
- Chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
3.Tuyên bố của thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.
- Bố cục rõ ràng, hợp lí; các ý trong văn bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
 II. TRUYỆN VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
*H trình bày: 
*G chốt lại: 
1. Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ)
- Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận đầy oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến và khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình
2.Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tuỳ bút - Phạm Đình Hổ)
- Phản ánh đời sống xấu xa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh.
- Ghi chép thoải mái, tự nhiên, những chi tiết, hiện tượng chân thực, miêu tả tỉ mỉ mà không nhàm chán, xen kẽ lời bình ngắn gọn mà đầy cảm xúc, đôi lúc rất kín đáo của tác giả càng tăng thêm sức hấp dẫn.
3.Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi 14 (trích) (Ngô gia văn phái)
- Tái hiện hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, Sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của bọn vua quan phản dân, hại nước. 
- Lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
III.TRUYỆN THƠ TRUNG ĐẠI VIÊT NAM
*H trình bày: 
*G chốt lại: 
1.Truyện kiều (Nguyễn Du)
- Truyện Kiều là truyện thơ Nôm được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kĩ XIX., dựa theo Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Truyện Kiều lúc đầu có tên là Đoạn Trường Tân Thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột). Tuy có nguồn gốc từ một tác phẩm văn học Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du vô cùng to lớn, mang ý nghĩa quyết định sự thành công của tác phẩm.
- Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, gồm 3254 câu thơ lục bát, chia làm 3 phần: (1) Gặp gỡ và đính ước (câu 1 – câu 566); (2) Gia biến và lưu lạc (câu 567 – câu 2972); (3) Đoàn tụ (câu 2973 – câu 3254).
- Truyện Kiều là một kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc.
2.Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều)
- Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp ngươì tài hoa bạc mệnh
- Sử dụng bút pháp ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp con người, khắc hoạ rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều
3.Cảnh ngày xuân ( trích Truỵện Kiều)
- Là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng 
- Tài năng sử dụng từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình
4.Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)
- Miêu tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều
- Khắc hoạ tâm trạng nhân vật qua nghệ thuật độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
5.Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga (tríchTuyện Lục Vân Tiên)
- Thể hiện khác vọng cứu đời, giúp người của Nguyễn Đình Chiểu và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên (tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài), Kiều Nguyệt Nga (hiền hậu nết na)
IV.THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM SAU 1945
*H trình bày: 
*G chốt lại: 
1.Đồng chí (Chính Hữu)
- Thể hiện tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở của những người cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu; đậm chất tự nhiên, bình dị mà sâu sắc, góp phần tạo nên vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng
- Hình ảnh ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2.Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
- Khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn thời chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểmvà luôn giữ vững ý chí giải phóng miền Nam.
- Đưa vào thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuốc sống chiến trường. Ngôn ngữ, giọng điệu thơ tự nhiên khoẻ khoắn, giàu tính khẩu ngữ.
3.Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
- Bài thơ khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động ; qua đó bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.- Xây dựng hình ảnh bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Âm hưởng bài thơ khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.
4.Bếp lửa (Bằng Việt)
- Gợi lại những kỷ niệm xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng, biết ơn của người cháu đối với bà và gia đình, quê hương, đất nước.
- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa hư, mang ý nghĩa biểu tượng; kết hợp miêu tả với biểu cảm, tự sự và bình luận ; giọng thơ hợp với cảm xúc, hồi tưởng và suy ngẩm.
5.Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
- Bài thơ thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của người mẹ Tà-ôi, miền Tây Thừa Thiên.
- Giọng thơ ngọt ngào trìu mến, tha thiết.
6.Ánh trăng (Nguyễn Duy)
- Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị. Nó có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân cần, thuỷ chung cùng quá khứ.
- Bài thơ như câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình, giọng tâm tình, tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm. 
HẾT TIẾT 87 chuyển sang TIẾT 88
D. Củng cố, hướng dẫn tự học ở nhà 1’:
1. Củng cố: thông qua ôn tập
2. Hướng dẫn tự học ở nhà: Xem lại các loại Văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn.
3. Dặn dò: Học bài & soạn tiếp: Ôn tập tổng hợp tiết 88 
4. Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docxNV87.docx