Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 101

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 101

A.Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức: Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

2. Kĩ năng:- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch(không sa đà vào phân tích ngôn từ).

-Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

3. Thái độ: GD cách làm người qua việc chọn và đọc sách đúng phương pháp.

B.Chuẩn bị:+GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ;.

 +HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm.

C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:

 HĐ1: Kiểm tra bài cũ:Vở soạn + SGK ngữ văn tập II, SBT ngữ văn II.

 HĐ2:Giới thiệu bài: Nêu tầm quan trọng của việc đọc sách; yêu cầu ngày càng cao của hoạt động

này trong quá trình tích luỹ tri thức của mỗi con người đến giới thiệu văn bản và giá trị của nó.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 101", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	HỌC KỲ II
Tuần 20
Tiết 91, 92
Bài 18: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (Trích )
 (Chu Quang Tiềm )
S :08/01/2011
G:10/01/2011
A.Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức: Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Kĩ năng:- Biết cách đọc- hiểu một văn bản dịch(không sa đà vào phân tích ngôn từ).
-Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3. Thái độ: GD cách làm người qua việc chọn và đọc sách đúng phương pháp.
B.Chuẩn bị:+GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ;.
 +HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm. 
C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ:Vở soạn + SGK ngữ văn tập II, SBT ngữ văn II.	
 HĐ2:Giới thiệu bài: Nêu tầm quan trọng của việc đọc sách; yêu cầu ngày càng cao của hoạt động 
này trong quá trình tích luỹ tri thức của mỗi con người đến giới thiệu văn bản và giá trị của nó.
 HĐ3:Bài học:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài học 
B1: Hướng dẫn tìm hiểu chung .
* MT:Có hiểu biết bước đầu về tác giả, tác phẩm, tìm bố cục và nêu ý chính.
. Cho HS đọc chú thích dấu (*)
- HS: Nêu vài nét về tác giả.
. GV bổ sung thêm
. Hướng dẫn HS đọc văn bản.
. GV gọi học sinh đọc- Sửa những chỗ đọc chưa chuẩn.
. HS nêu xuất xứ của văn bản.
. Đọc chú thích ở SGK.
Tìm bố cục.
- H: Bố cục văn bản gồm mấy phần? Mỗi phần nêu lên 
những luận điểm gì?
B2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản .
*MT:Hiểu và cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
@B2.1: Cho học sinh tìm hiểu đoạn 1.
- H: Qua lời bàn của tác giả, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào ? Việc đọc sách có ý nghĩa như thế nào?
- H: Tác giả đã đưa ra lý lẽ nào để làm rõ ý nghĩa đó? 
- Hs TL - GV bbổ sung- chốt cho HS ghi bảng.
- H: Phương pháp lập luận nào được tác giả sử dụng?
 ( Bình luận )
- H: Em có nhận xét gì về cách lập luận ấy? ( Lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng sinh động )
- H: Vậy để nâng cao học vấn thì đọc sách có lợi như thế nào? Quan hệ giữa hai ý nghĩa đó như thế nào ? 
 (Có quan hệ nhân quả )
@B2.2: Cho HS tìm hiểu đoạn 2.
H: Đọc sách không đúng phương pháp có những tác hại nào?
H:Tác giả Chu Quang Tiềm đã chỉ ra những thiên hướng sai lạc thường gặp nào ?
HS dựa vào SGK nêu những sai lạc.
GV: cho học sinh quan sát những sai lạc đã được chuẩn bị ( đèn chiếu hoặc bảng phụ )
 * Tiết 92:
@B2.3: Cho HS tìm hiểu đoạn 3.
- H: Đọc sách có dễ không?
- H: Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
H: Theo tác giả thì cần lựa chọn sách như thế nào để đọc?
- H: Để học tốt môn ngữ văn em sẽ chọn sách nào để đọc ?
. HS phát biểu tự do-GV hướng thêm cho HS chọn sách.
- H: Học môn nào đọc sách môn học đó hay cần đọc thêm sách khác? Vì sao?
. HS trao đổi nhóm - trình bày - GV bổ sung thêm
- H: Tác giả hướng dẫn cách đọc sách như thế nào?
- H: Với em, em sẽ rút ra những cách đọc nào tốt nhất?
. Cho HS thảo luận: tác giả đưa ra cách đọc sách để làm gì? Ý kiến của em như thế nào? Vì sao có thể nói như vậy?
B3: Tổng kết- ghi nhớ SGK
*MT: Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
-Phân tích tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản (câu 5/SGK)
- H: Theo em, nguyên nhân nào tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao của văn bản?
=> Chốt cho HS ghi nghệ thuật.
- H: Sau khi học văn bản em rút ra được ý nghĩa gì?
B4: Thực hiện luyện tập.
I. Tìm hiểu chung:
 1) Tác giả : Chu Quang Tiềm ( 1897-1986) 
Nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng TQ.
 2) Tác phẩm : Trích dịch từ "Danh nhân TQ bàn về niềm vui và nỗi buồn của việc đọc sách" 
 3)Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
4) Bố cục : 3phần ( 3luận điểm ).
 a) Khẳng định tầm quan trọng , ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách .
 b) Các khó khăn, thiên hướng sai lạc của việc đọc sách .
 c) Phương pháp đọc sách .
II.Đọc- hiểu văn bản:
 1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách :
 - Sách có vai trò quan trọng trên con đường phát triển nhân loại :
 + Ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi ,
tích luỹ.
 + Những cuốn sách có giá trị là cột mốc trên
con đường phát triển học thuật của nhân loại.
 + Là kho tàng quý báu của di sản tinh thần
mà loài người tìm tòi, thu lượm, suy ngẫm 
suốt mấy nghìn năm .
 - Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao 
vốn tri thức .
2.Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp:
-Hiện nay sách càng nhiều, việc đọc sách ngày càng không dễ. 
-Người đọc thường gặp nhiều sai lạc: không chuyên sâu, không nghiền ngẫm, khó chọn lựa, tốn thời gian với những cuốn sách không thật có ích.
3. Phương pháp đọc sách đúng đắn:
 a) Cách lựa chọn sách khi đọc:
* Vì sao cần lựa chọn ?
- Sách nhiềuàđọc sách không dễ =>Không chuyên sâu, khó chọn lựa 
* Lựa chọn như thế nào ?
- Chọn cho tinh, đọc cho kĩ những, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn chuyên sâu.
- Cũng cần đọc thêm các loại sách thường thức, loại sách gần gũi , liên quan với chuyên môn của mình .
=>phân loại sách để chọn đọc .
 b. Phương pháp đọc sách:
 - Vừa đọc, vừa suy nghĩ "trầm ngâm tích luỹ,tưởng tượng tự do".
- Không đọc tràn lan àcần đọc có kế hoạch và có hệ thống.
=>Đọc sách vừa học tập tri thức vừa rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
III.Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
-Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng thính thuyết phục của văn bản. 
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị...
2. Ý nghĩa: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao có hiệu quả.
IV. Luyện tập: Theo SGK.
 HĐ4:Củng cố: Luyện tập.
 HĐ5: Hướng dẫn tự học: Về nhà lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài. Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học. Học thuộc nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.- Soạn" Tiếng nói của VN" - Chuẩn bị bài: " Khởi ngữ"- Tìm thêm ví dụ và đặt câu có khởi ngữ.
*RKN:
Tuần 20
Tiết 93
Tiếng Việt: KHỞI NGỮ
S :08/01/2011
G:12/01/2011
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm và công dụng của của khởi ngữ trong câu.
 2. Kĩ năng:- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
 -Biết đặt câu có khởi ngữ.
 B.Chuẩn bị:+GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ;.
 +HS:-Soạn bài, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm. 
C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ:Vở soạn + SGK ngữ văn tập II, SBT ngữ văn II.	
 HĐ2:Giới thiệu bài: GV cho 2 ví dụ:
 a. Tôi đọc quyển sách này rồi.
 BN
 b. Quyển sách này tôi đọc nó rồi.
 KN
H: Em có nhận xét gì về vị trí của cụm từ" Quyển sách này" trong 2 câu trên.
 . Chú ý trường hợp (b) để dẫn vào bài học.
 HĐ3:Bài học:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
B1:Tìm hiểu chung về khởi ngữ.
*MT: Nắm được đặc điểm và công dụng của của khởi ngữ trong câu.
@B1.1: Tìm hiểu đặc điểm của khởi ngữ.
. GV ghi ví dụ a,b,c ở mục I1 lên bảng phụ.
. Yêu cầu HS dọc rõ. Sau đó cho HS xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ gạch chân.
( a. anh ; b. Tôi ; c. Chúng tôi)
- H: Phân biệt các từ ngữ được gạch chân với chủ ngữ. Về: + Vị trí ( đứng trước CN)
 + Về quan hệ với VN( Các từ gạch chân, in đậm ) không có quan hệ C-V với VN)
. HS thảo luận : các từ ngữ được gạch chân trong câu có quan hệ nghĩa như thế nào trong câu đó? (Nêu đối tượng, sự việc được nói đến trong câu hay còn gọi là đề tài của câu)
- H: Vậy em hiểu thế nào về khởi ngữ ? (Đặc điểm )
 . Cho HS đọc ghi nhớ . Học sinh cho ví dụ .
@B1.2: Tìm hiểu công dụng của khởi ngữ.
 Cho ví dụ về khởi ngữ và rút ra công dụng của nó.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
*MT:Nhận diện khởi ngữ ở trong câu và biết đặt câu có khởi ngữ.
 BT1:Cá nhân làm.
 BT2: Hoạt động nhóm. 
 I. Tìm hiểu chung: 
1.Đặc điểm của khởi ngữ: 
 1.1. Ví dụ :
 a) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
 b) Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động. 
 c) Đối với tôi, chuyện ấy đã qua rồi.
 d) Cuốn sách này, tôi đã đọc nó rồi.
 1.2. Ghi nhớ: SGK/8
2.Công dụng của khởi ngữ: Nêu lên đề tài được nói dến trong câu.
II. Luyện tập .
 + BT1: Nhận diện khởi ngữ :
 a) Điều này 
 b)Đối với chúng mình
 c) Một mình
 d) Làm khí tượng.
 e)Đối với cháu.
 +BT2: Thực hiện theo yêu cầu SGK:
 a) Làm bài thì anh ấy làm cẩn thận lắm.
 b)Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa được. 
 HĐ4:Củng cố: Luyện tập.
 HĐ5: Hướng dẫn tự học: -Học thuộc ghi nhớ SGK.-Đặt 3 câu có khởi ngữ.
 -Soạn:"Phép phân tích và tổng hợp" và " Các Thành phần biệt lập".
*RKN:
Tuần 20
Tiết 94
PHÉP PHÂN TÍCH & TỔNG HỢP
S :08/01/2011
G:12/01/2011
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong TLVăn nghị luận.
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
-Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
-Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
 2. Kĩ năng:-Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp.
 -Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc -hiểu văn bản nghị luận.
 B.Chuẩn bị:+GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ;.
 +HS:-Soạn bài, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm. 
C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ:Vở soạn + SGK ngữ văn tập II, SBT ngữ văn II.	
 HĐ2:Giới thiệu bài: Tầm quan trọng của phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận.
 HĐ3:Bài học:
B1: Cho HS tìm hiểu chung.
*MT:Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong TLVăn nghị luận.
@B1.1: Tìm hiểu phép phân tích:
 -GV yêu cầu 1, 2 HS đọc văn bản.
H: Bài văn đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục ? Vì sao “không ai” làm các điều phi lý như tác giả nêu ra? Việc không làm đó cho thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người?
* HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại ý chính.
* GV gợi ý: 
H: Dẫn chứng thứ 1 nêu ra vấn đề gì ?
H: Dẫn chứng thứ 2 nêu ra vấn đề gì ? 
H: Tác giả đã dùng phép lập luận nào để nêu các dẫn chứng?(phân tíchàtổng hợp).
@B1.2: : Hướng dẫn HS tìm hiểu phép tổng hợp:
- HS thảo luận nhóm 2 em.
“Ăn mặc ra sao à Xã Hội” có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên không? 
H: Nó có thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng cụ thể nêu ở trên không?
* Đại diện nhóm trả lời. GV khẳng định lại.
Từ tổng hợp quy tắc ăn mặc nói trên, bài viết đã mở rộng sang vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào? Nêu các điều kiện quy định cái đẹp trong trang phục?
Đại diện nhóm tra lời. GV khẳng định.
@B1.3 : Tìm hiểu vai trò của phép lập luận phân tích tổng hợp:
Vai trò của phép phân tích và tổng hợp đối với bài văn nghị luận ?
H: Phép phân tích giúp hiểu vấn đề cụ thể như  ... ăn bản “Bệnh lề mề” (SGK).
- Vấn đề bình luận bệnh lề mề, một hiện tượng đời sống.
- Các biểu hiện:
+ Muộn giờ họp.
+ Đi muộn khi được mời dự các buổi lễ.
+ Đi muộn, nhỡ tàu xe 
(Biểu hiện của bệnh lề mề rất phong phú và đa dạng).
 - Bình luận:
+ Nêu các tác hại của bệnh lề mề. Làm lỡ công việc chung, việc riêng.
+ Thiếu tôn trọng mình và người khác.
+ Yêu cầu của cuộc sống hiện nay:Đúng giờ.
èLà tác phong của người có văn hóa.
- Nguyên nhân:Tác phong nông nghiệp, thói quen, không ai nhắc nhở (Có thể khắc phục được bệnh lề mề).
 2. Kết luận: Ghi nhớ SGK.
II. Luyện tập:
Bài 1. Các hiện tượng đáng biểu dương để viết bài nghị luận (chăm học, thật thà, dũng cảm, giúp bạn).
Bài 2. Về nạn hút thuốc lá cần viết bài nghị luận. Các ý:
- Nêu hiện tượng hút thuốc lá.
- Tác hại của việc hút thuốc lá.
- Nguyên nhân và đề xuất.
HĐ4:Củng cố: Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học: Viết hoàn chỉnh bài tập 2.
 - Nắm chắc, phân biệt bình luận khác chứng minh, giải thích như thế nào?
 - Chuẩn bị: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
*RKN:
Tuần 22
Tiết 100
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
S: 15/01/2011
 G:22/01/2011
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : 
- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống..
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kỹ năng : 
 -Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 - Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này.
 - Quan sát các hiện tượng của đời sống.
 - Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
B. Chuẩn bị:+GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ;.
 +HS:-Soạn bài, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm.
C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
 H:Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?Nêu một số đề văn về một hiện tượng đời sống.
 HĐ2:Giới thiệu bài:Từ bài cũ chuyển sang bài mới.
 HĐ3:Bài học:
B1:Củng cố kiến thức.
*MT:Giúp HS nắm chắc hơn những kiến thức về kiểu bài nghị luận về mộtsự việc,hiện tượng đời sống.
@B1.1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
+GV yêu cầu HS đọc các đề bài SGK.
H:Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
H:Chỉ ra các điểm giống nhau đó/
H:Em hãy nêu một đề bài tương tự?
@B1.2:: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
 - HS đọc đề SGK (T.23), thực hiện các thao tác: 
H:Đề ra thuộc loại gì?
H:Đề ra sự việc, hiện tượng gì?
H:Đề yêu cầu làm gì?
H:Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì ?
H:Vì sao thành đoàn tp.HCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
H:Nếu mọi HS đều làm được như bạn Nghiã thì có tác dụng gì ?
GV yêu cầu HS đọc dàn bài SGK (T.24).
- Hãy cụ thể hóa các nội dung ở dàn bài thành dàn ý chi tiết?
GV phân công các tổ viết mỗt tổ một đoạn, đại diện tổ đọc đoạn văn, lớp nhận xét, GV đánh giá, sửa chữa.
- Nhắc lại các bước làm bài văn nghị luận?
- Dàn bài chung của bài văn nghị luận như thế nào?
- HS trả lời. GV chốt ý. 1 HS đọc lại ghi nhớ.
B2: Luyện tập:
*MT:Thực hành lập dàn ý bài nghị luận về mộtsự việc,hiện tượng đời sống.
- Dựa vào dàn bài chung, hãy lập dàn bài đại cương cho đề 4.
I/Củng cố kiến thức:
1/Đề bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống:
- Nêu sự việc, hiện tượng cần nghị luận
- Mệnh lệnh bài làm.
2/Cách làm bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống:
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài : SGK.
b. Thân bài: 
- Ý nghĩa các việc làm của bạn Nghĩa:
- Thương mẹ - giúp mẹ công việc đồng áng.
- Biết kết hợp học và hành.
- Biết sáng tạo, làm tời kéo nước.
- Đánh giá việc làm của bạn Nghĩa: việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, tấm lòng hiếu thảo của 1 đứa con, ý chí, nghị lực của Nghĩa.
- Ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa.
- Học Nghĩa là học yêu cha mẹ, yêu lao động, học cách kết hợp học và hành, học sáng tạo.
c. Kết bài: SGK. 
 3. Viết bài.
 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa.
* Ghi nhớ: SGK (T.24)
II. Luyện tập:
 Lập dàn bài cho đề 4(I).
HĐ4:Củng cố: Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học: Coi lại bài. - Hoàn chỉnh bài tập.- Soạn bài :Chương trình Ngữ văn địa phương.
*RKN:
Tuần 22
Tiết 101
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG:
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
S:15/01/2011 
G:25/01/2011 
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức : - Hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền đất nước.
2. Kỹ năng : 
- Nhận biết được một số từ ngữ địa phương.
- Đặc biệt là có thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống, thấy được vai trò của tiếng địa phương, biết nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản, tìm hiểu cách sử dụng tiếng địa phương trong giao tiếp. 
3. Thái độ:Yêu tiếng Việt, có ý thức trong việc sử dụng tiếng địa phương.
B. Chuẩn bị : + GV: - Bảng phụ, các đoạn - Chuẩn bị 1 số đoạn thơ sử dụng từ địa phương. 
 + HS : - Nội dung bài học – Sưu tầm phương ngữ địa phương.	
C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy đọc một đoạn thơ có sử dụng từ địa phương mà em biết?
HĐ2:Giới thiệu bài:Ghi 2 từ : Lợn / heo lên bảng.
 H : Cùng một con vật nhưng lại có 2 cách gọi khác nhau, theo em tại sao lại có 2 cách gọi khác nhau đó ?==> Bài học.
 HĐ3:Bài học:
B1: Tìm những từ địa phương trong phương ngữ à đang sử dụng:
 *Bài tập1
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu và trả lời các yêu cầu của bài tập 1a trong SGK
H:Tìm những từ ngữ địa phương?
- HS trả lời.
- GV bổ sung - Treo bảng phụ một số từ địa phương.
*HS đọc bài tập 1b:
- Xác định yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- GV bổ sung - Treo bảng phụ một số từ địa phương.
* HS đọc yêu cầu BT1c. Thực hiện như BT 1b.
* HDHS làm BT2.
- Tại sao những từ ngữ địa phương như ở BT1a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân?
- Tại sao một só từ ngữ địa phương như ở BT1a có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân?
* HS làm việc theo nhóm.- Đại diện nhóm trình bày.- Lớp nhận xét bổ sung.- GV bổ sung 
B2: HDHS làm BT ở phần Luyện tập.
Chép các phần ngữ liệu lên bảng phụ- cho HS lên gạch dưới. Lần lượt hỏi để HS trả lời - GV bổ sung.
I. Bài tập :
Bài tập1 :
 a. Những từ ngữ (sự vật, hiện tượng) không có tên trong phương ngữ khác,ngôn ngữ toàn dân.
- Nhút: món ăn Nghệ An (Xơ mít)
- Bồn bồn : rau
- Loòng boong : còn gọi là lòn bon, bòn bon, một loại cây ăn quả, lá kép lẻ, quả tròn thành chùm, có 5 múi, 5 vách ngăn, cùi ngọt. Trái loòng boong chỉ có ở khu rừng phía tây Qủng Nam, thuộc miền tây Đại Lộc và Quế Sơn, chạy dọc theo những con sông Phước Mỹ, bến Hiên, bến Giằng.
-Khoai chà : khoai nấu chín chà lên rổ thưa cho vụn, phơi khô, dành làm thực phẩm, đặc sản của Quảng Nam.
- Rau bát bát : một loại cây leo, lá có hình chân vịt hoặc lục giác, thường được hái dùng làm rau ăn, mọc phổ biến ở vùng Quảng Nam, Đà Nẵng.
-Tắc ráng : một loại ghe, xuồng ở Nam Bộ.
-Cái nóp : bao lớn đan bằng cói để chui vào nằm tránh muỗi, phổ biến ở Nam Bộ.
b. Đồng nghĩa nhưng khác âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân :
*Ngoài những từ trong tài liệu, còn có những từ:
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ trung
Phương ngữ Nam
thấy
chộ
thấy
(ăn) vụng
(ăn) chùng
(ăn) vụng, lén
thoả
Bưa, đã, nư
thoả
xa
ngái
xa
xấu hổ
mắc tịt, dị, dị òm
mắc cỡ
c. Đồng âm nhưng khác nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác và (hoặc) trong ngôn ngữ toàn dân :Ngoài những từ trong tài liệu, còn có những từ:
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ trung
Phương ngữ Nam
ốm (bị bệnh)
ốm (gầy)
ốm (gầy)
hòm (đồ đựng)
hòm (quan tài)
hòm (quan tài)
túi (túi xách)
túi (bộ phận trên áo quần)
túi (bộ phận trên áo quần)
nón (nón lá)
nón (nón lá)
nón (mũ)
Bài tập 2: -Các từ địa phương như ở BT1a không có trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Bởi vì sự ra đời của những từ ngữ đó gắn liền với điều kiện tự nhiên cụ thể(và đời sống xã hội cụ thể) mang tính riêng biệt ở từng vùng miền của đất nước ta. (Tuy nhiên, hiện tượng nói trên chỉ là hiện tương mang tính ngoại lệ, chiếm tỉ lệ không đáng kể).
 - Một số từ ngữ địa phương có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân: chôm chôm, sầu riêng, loòng boong, nhút,...Vì cả nước chỉ có một cách hiểu duy nhất về các từ ngữ ấy (thường là các từ ngữ chỉ sản vật riêng của địa phương), nghĩa của các từ ngữ ấy đã phổ biến rộng trong cả nước.
II. Luyện tập: Chép các phần ngữ liệu lên bảng phụ- cho HS lên gạch dưới. Lần lượt hỏi để HS trả lời - GV bổ sung.
*Đáp án: Từ địa phương trong các câu đó là:
a/ to tổ chàng: to quá mức; -răng : sao; - rinh : bưng; 
b/chi : gì; - na : sao (từ nghi vấn), nào (từ cảm thán).
c/khoai xiêm : sắn; - đũm : khúc; -tộ : bát, tô.
d/ loòng boong (đã giải thích ở phần trên) - không thể thay thế bằng từ khác trong ngôn ngữ toàn dân được vì không có từ ngữ tương đương (có thể chuyển thành từ toàn dân).
HĐ4:Củng cố: Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học: -Tiếp tục sưu tầm từ địa phương và chú ý cách dùng. - Chuẩn bị thu thập tài liệu theo yêu cầu của tiết 133 để viết bài nộp vào tuần 24 đến tiết chương trình địa phương ở tiết 133(tuần 29) sẽ trình bày.
- Chuẩn bị tốt bài mới:"Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"
*RKN:	
Tuần 22
Tiết 101
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN(sẽ làm ở nhà)
S: 
G:
 A. Mục tiêu cần đạt:Giúp HS:
 + Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
+ Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
 B. Chuẩn bị: + GV: - Bảng phụ	 - Dàn ý.
 + HS: Quan sát những sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống.
 C. Kiểm tra:Sự chuẩn bị của HS.
 D.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài : Nói về tầm quan trọng của văn nghị luận - đặc biệt là kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của chương trình
+ GV chép yêu cầu lên bảng.
H:Em hiểu như thế nào về yêu cầu của chương trình này?
+ GV gợi ý HS tìm hiểu các sự việc, hiện tượng ở địa phương đáng để suy nghĩ và viết bài nghị luận:
H:Về vấn đề môi trường ở địa phương có sự việc, hiện tượng nào đáng để viết?
H:Về vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội ở địa phượng có sự kiện, hiện tượng nào đáng biểu dương, đáng cảnh báo. Tìm giải pháp khắc phục?
H: Nội dung bài viết phải đảm bảo yêu cầu gì ?
H:Về hình thức, bài viết phải như thế nào?
HĐ3:Dựa vào mục1 ở SGV để lưu ý cho HS về nhà làm bài viết & qui định thời gian nộp bài.
*Yêu cầu: 
Tìm hiểu, suy nghĩ và viết bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng ở địa phương.
Xác định vấn đề có thể viết ở địa phương.
Xác định cách viết.
- Về nội dung.
- Về hình thức
Thời gian nộp bài (Tuần 27)
D. Dặn dò:- Chuẩn bị bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.- Chú ý thời gian nộp bài.
*RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 9 tuan 20 chuan KTKN.doc