Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 34 đến tiết 90

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 34 đến tiết 90

Tiết 34+35- TLV: BÀI VIẾT SỐ 2 (VĂN TỰ SỰ)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh Biết vận dụng kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày, nhất là kỹ năng sử dụng từ ngữ đã được rèn luyện ở bài “Trau dồi vốn từ

3.Giáo dục: Bồi dưỡng cho h/s những tình cảm tốt đẹp.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Đề bài + đáp án + thang điểm

- Học sinh: Chuẩn bị tâm thế viết bài.

 

doc 145 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết học 34 đến tiết 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng: Lớp 9A- Tiết:..Thứ. /  /./ 2011 .Sĩ số: .Vắng.
 Lớp 9B- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
 Lớp 9C- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
Tiết 34+35- TLV: Bài viết số 2 (văn tự sự)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh Biết vận dụng kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày, nhất là kỹ năng sử dụng từ ngữ đã được rèn luyện ở bài “Trau dồi vốn từ ’’
3.Giáo dục: Bồi dưỡng cho h/s những tình cảm tốt đẹp.
B. chuẩn bị:
- Giáo viên: Đề bài + đáp án + thang điểm
- Học sinh: Chuẩn bị tâm thế viết bài.
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Giáo viên nhắc nhở học sinh
	- Yêu cầu viết một văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.
	- Lựa chọn nhân vật sự việc và các yếu tốt nghệ thuật cho phù hợp.
Hoạt động 2: Chép đề bài
	Tưởng tuợng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đâỳ xúc động đó.
* Gợi ý
1. Tìm hiểu đề
	- Kiểu loại: Tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm
	- Hình thức: Thư gửi bạn học cũ
	- Nội dung: Kể về 1 buổi thăm trường vào một ngày hè sau hai mươi năm xa cách.
2. Tìm ý:
- Lý do trở lại thăm trường (khi ấy đã trưởng thành có nghề nghiệp nhất định)
- Khi về trường cũ:
	+ Cảnh sắc thế nào.
	+ Gặp gỡ ai, không gặp ai (các hoạt động... )
	+ Nhớ lại cảnh sắc trường xưa -> nay có gì đổi khác.
	+ Cảm xúc khi ra về.
3. Viết bài: 
Đáp án và thang điểm:
- Hình thức (1 điểm)
+ Trình bày khoa học (bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ý tứ hợp lý)
+ Khuyến khích những cách viết độc lập sáng tạo.
+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ câu.
- Nội dung: Một bức thư gửi bạn:
I. Mở bài (1đ) (Phần đầu thư)
	- Lí do trở về trường cũ.
	- Lí do viết thư cho bạn cũ.
II. Thân bài (7đ)
	- Trở về trường cũ gặp ai, không gặp ai, vì sao  thầy cô giáo cũ 
	- Quang cảnh trường thế nào? Nhớ lại cảnh trường xưa mình học ra sao? (khuôn viên, trường học, phòng học, trang thiết bị ..)
	- Những ai gợi lại cho mình những kỉ niệm vui, buồn của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào 
III. Kết bài (1đ)
	- Cảm xúc khi ra về. (phần cuối thư)
Thu bài: 	9A :. 9B: . 9C: . 
*Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết làm bài
Chuẩn bị tiết sau:Soạn bài “Luyện tập”.
**********************************************************************
Tuần 8- Bài 8
Ngày soạn:	
Ngày giảng: Lớp 9ATiết:..Thứ. /  /./ 2011 .Sĩ số: .Vắng.
 Lớp 9B- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
 Lớp 9C- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
Tiết 36+37: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS vận dụng phần lý thuyết đó học để làm một số bài tập theo yờu cầu.
2. Kĩ năng: 
- Đọc, hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
3. Thỏi độ:
- Lòng nhân ái, đồng cảm với những số phận bất hạnh trong xã hội.
B. chuẩn bị:
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo 
- Học sinh: Đọc, soạn bài theo câu hỏi SGK
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc lòng đoạn thơ nói lên nỗi nhớ thương của Kiều ,trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích ’’. Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý kiều qua nỗi nhớ thương đó? 
3. Bài mới : 	 	 
HĐ của thầy
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
- Gv giới thiệu bài:
Nghe – ghi bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
*HĐ1: Bài tập
? Giải thớch yếu tố Hỏn Việt?
- Yờu cầu hs tỡm từ ghộp ?
? Phõn biệt nghĩa của từ tỡm và được đặt cõu?
* HĐ2: Viết đoạn văn
- HD hs viết đoạn văn
-Suy nghĩ làm bài
- Giải thích
- Tỡm từ ghộp
- Tỡm và đặt cõu
I. Bài tập TV:
Bài 1: Giải thớch nghĩa của cỏc yếu tố Hỏn Việt sau?
- Đồng dạng: Cos cựng một dạng như nhau.
- Đồng niờn: Cựng một tuổi.
- Đồng ấu: trẻ em cũn nhỏ.
Bài 2: Với mỗi yếu tố Hỏn Việt sau đõy, hóy tỡm hai từ ghộp cú yếu tố đú?
Bất: bất biến, bất nghĩa
Đa: đa nghĩa, đa cảm
Giỏo: giỏo dục, giỏo huấn
Khai: khai trương, khai giảng
Thủ: thủ khoa, thủ tiờu
Trường: trường độ, trường tồn
Xuất: xuất giỏ, xuất gia
Yếu: yếu điểm,yếu lược
Bài 3: Phõn biệt nghĩa của những từ sau và đặt cõu?
Kiểm điểm: xem xột, nhỡn nhận lại những thiếu sút vềcụng việc hoặc hành động đó làm.
Kiểm kờ: kiểm lỏiố lượng, chất lượng tài sản cũn bao nhiờu.
VD. Đơn vị A đang tổng kiểm kờ tài sản cuúi năm.
II. Bài tập TLV:
Viết đoạn văn cú sử dụng yếu tố miờu tả:
*HĐ3: Củng cố:
- Hệ thống, nội dung của bài. 
*HĐ4: Dặn dũ:
 - Chuẩn bị bài “Lục Vân Tiên”
**********************************************************************
Ngày soạn:	
Ngày giảng: Lớp 9ATiết:..Thứ. /  /./ 2011 .Sĩ số: .Vắng.
 Lớp 9B- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
 Lớp 9C- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
	Tiết 38+39- VB: Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
Trích Truyện Lục Vân Tiên
( Nguyễn Đình Chiểu)
A. MỤC TIấU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguễn Đình chiểu và tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
-Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật,sự kiện ,cốt truyện trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên
- Khát vọng cứu người,giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng:
- Đọc,hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.
3. Thỏi độ:
- Lòng thuỷ chung, trọng nghĩa.Lên án cái ác.
B. chuẩn bị:
- Giáo viên: Tác phẩm Lục Vân Tiên, tranh chân dung Nguyễn Đình Chiểu, TLTK.
- Học sinh: Đọc , tóm tắt tác phẩm, soạn đoạn trích.
C. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu ngắn gọn nội dung và nghệ thuật đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” 
3. Bài mới:
HĐ của thầy
HĐ của trũ
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
- Gv giới thiệu bài mới
Nghe – nghi đầu bài
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung
? Nêu những nét sơ lược về tác giảvà tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên” 
- GV chốt 1 số ý chính
Trả lời độc lập
Nghe, ghi vở
Quan sát SGK
I. Tỡm hiểu chung:
1. Tỏc giả
- Nguyễn Đỡnh Chiểu ( 1822- 1888), tục gọi là Đồ Chiểu.
- Là nhà thơ Nam Bộ,sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX.
2. Tác phẩm:	
- Ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX,thể hiện rõ lí tưởng đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu nuốn gửi gắm qua tác phẩm.
- Đoạn trích nằm ở phần đầu của Truyện Lục Vân tiên
HĐ3: Hướng dẫn học sinh tóm tắt tác phẩm
Gv: yêu cầu hs đọc tác phẩm trong SGK
- Gọi hs tóm tắt
? Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu truyện truyền thống xưa như thế nào?Kết cấu đó có ý nghĩa gì?
Đọc,tóm tắt từng phần truyện.
-Suy nghĩ,nêu ý kiến
II. Tóm tắt tác phẩm:
- Truyện gồm 2082 câu thơ lục bát. 4 phần:
+ Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
+ Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu.
+Kiều nguyệt Nga gặp nạn và được cứu.
+ Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga đoàn tụ.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Nêu yêu cầu học tập ở nhà
Lắng nghe
Nhận nhiệm vụ học tập
- Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyêt Nga.
Hết tiết 38, chuyển tiết 39
HĐ1: Giới thiệu vị trí đoạn trích: nằm ở phần đầu truyện
HĐ1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu bố cục của truyện
Gv: Hướng dẫn đọc và đọc mẫu
- Giải thớch từ khú
? Đoạn trích chia làm mấy phần? ND từng phần?
- 2 em đọc
Nhận xét giọng đọc
- Cá nhân trả lời
I. Đọc, tìm hiểu văn bản:
1. Đọc, tỡm hiểu chỳ thớch:
2.Thể loại: Thơ lục bát
3. Bố cục (2 phần)
- 14 câu đầu, Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp.
- Còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sau trận đánh.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung, nghê thuật của truyện
? Hình ảnh Lục Vân Tiên đánh cướp được miêu tả tập trung trong những câu thơ nào.
? Cách miêu tả như thế gợi cho em nhớ tới hình ảnh những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa, trong truyện dân gian. Qua đó ta thấy Lục Vân Tiên có những phẩm chất gì?
? Sau trận đánh qua lời nói của chàng với Kiều Nguyệt Nga em thấy Lục Vân Tiên có những phẩm chất tốt đẹp nào.
? Quan niệm về người anh hùng của chàng được thể hiện như thế nào, giải thích ý nghĩa quan niệm ấy.
Gv: Liên hệ nhân vật Lục Vân Tiên, hình ảnh lí tưởng về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu.
Gv: Gọi h/s đọc đoạn thơ còn lại.
? Qua lời giãi bày của Kiều Nguyêt Nga em thấy nàng là người con gái có những phẩm chất gì?
Đọc 14 câu đầu
Suy nghĩ trả lời
Nhận xét bổ sung
Suy nghĩ trả lời
Phân tích, phát biểu
Nhận xét bổ sung
ý kiến
Lắng nghe
- Đọc nghe
Suy nghĩ độc lập
Trả lời 
II. Phân tích:
1. Nhân vật Lục Vân Tiên:
- Là người nghĩa hiệp, gặp chuyện bất bình chẳng tha.
- Là con người tài năng (so sánh với những tấm gương giỏi ở Trung Quốc, hiệp sĩ an dân trừ bạo).
- Là người anh hùng hào kiệt trọng nghĩa, khinh tài, có tấm lòng nhân hậu.
- Hỏi han ân cần, từ chối sự trả đền ơn, tích cực làm việc nghĩa.
- “Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
- Từ hình ảnh Lục Vân Tiên nhà thơ đã gửi gắm, niềm tin và hi vọng của mình về trang anh hùng vì dân dẹp loạn.
2. Nhận vật Kiều Nguyệt Nga:
- Là người con gái có học thức, khuê các, xưng hô khiêm nhường: “quân tử” “tiện thiếp”
- Cảm kích xúc động trước ơn nghĩa của Lục Vân Tiên - Băn khoăn áy náy, tìm cách trả ơn.
- Đó là 1 cô gái đáng quý, biết trọng ân nghĩa, thuỷ chung.
HĐ4: Hướng dẫn tổng kết
? Nêu nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích
- GV chốt lại
Gv: Gọi hs đọc ghi nhớ
- Độc lập trả lời
- Ghi tóm tắt
- Đọc ghi nhớ
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Đạo lí nhân nghĩa thể hiện qua hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Nghệ thuật:-Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị,mang màu sắc Nam Bộ rõ nét phù hợp với tình tiết truyện. 
- Miêu tả nhân vật thông qua cử chỉ, hành động, lời nói.
* Ghi nhớ: SGK/115
HĐ5: Củng cố:
1. Vân Tiên đã thể hiện là chàng trai như thế nào qua hành động đánh cướp và trò chuyện với Nguyệt Nga.
2. Nguyệt Nga thể hiện những phẩm chất gì qua đoạn trích?
HĐ 6: Dặn dò.
	- Học thuộc lòng đoạn trích
	- Nắm chắc nội dung – nghệ thuật của bài.
	- Chuẩn bị tiết sau: “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”
**********************************************************************
Ngày soạn:	
Ngày giảng: Lớp 9ATiết:..Thứ. /  /./ 2011 .Sĩ số: .Vắng.
 Lớp 9B- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
 Lớp 9C- Tiết:..Thứ./ / ./ 2011 .Sĩ số:..Vắng.
Tiết 40- TLV: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự. 	
B. ch ... của trẻ em; d. Nghĩa vụ của người lớn đối với trẻ em.
3. Dấu phẩy trong câu "Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng |" dược dùng để?
 a. Đánh dấu giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ;
 b. Đánh dấu giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu;
 c. Đánh dấu giữa mọt từ ngữ với bộ phận chú thích của nó;
 d. Đánh dấu giữa các vế của một câu ghép.
4. Việc nhấn mạnh nhiều lần cụm từ "phải được" trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
 a. Nhấn mạnh những việc người lớn cần làm cho trẻ em;
 b. Nhấn mạnh những quyền lợi mà trẻ em được hưởng;
 c. Nhấn mạnh những việc mà trẻ em cần làm;
 d. Nhấn mạnh những điều mà trẻ em cần tránh.
 Câu 2: (1,0 điểm) Hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống(...) để hiểu rõ vai trò của người kể chuyện của người tự sự.
 Người kể chuyện có vai trò.....................................đi vào câu chuyện: giới thiệu...................................và...............................tả người và cảnh vật, đưa ra các............................................, đánh giá về những điều được kể.
 Câu3: (1,0 điểm) Hãy ghép các thành ngữ ở cột A với các phương châm hội thoại ở cột B để thể hiện rõ mối liên qua giữa chúng:
 Cột A
 Cột B
1. Nói băm nói bổ
a. Phương châm về chất.
2. Ăn ốc nói mò
b. Phương châm về lượng
3. Nửa úp nửa mở
c. Phương châm quan hệ
4. Ông nói gà bà nói vịt
d. Phương châm cách thức
e. Phương châm lịch sự
Ghép: 1với.................; 2với............; 3 với..........; 4 với...........;
 II/ Tự luận: (6,0 điểm)
 Hãy tưởng tưởng tượng mình gặp gở và trò chuyện với người lính lái xe trong bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. 
*HĐ4: Củng cố,dặn dò:
 -Hệ thống lại nội dung 2 tiết ôn tập.
 - Chuẩn bị tiết sau: Tập làm thơ 8 chữ (Tiếp).
Lớp
Tiết TKB
 Ngày dạy
 Sĩ số 
 Vắng
9A
9B
Tiết 87:	
Tập làm thơ tám chữ (Tiếp)
A. Mục tiêu: 
	- Tiếp tục củng cố KT về thơ tám chữ và nâng cao kĩ năng thực hành thơ tám chữ.
	- Thực hành làm thơ 8 chữ theo cảm xúc của cá nhân để thấy được khả năng miêu tả, thể hiện của thể thơ 8 chữ.
B. chuẩn bị:
- Giáo viên: giới thiệu 1 số bài thơ 8 chữ độc đáo(Thi nhân Việt Nam)
- Học sinh: Ôn tập lại khái niệm, cách gieo vần, ngắt nhịp thơ tám chữ;1 bài thơ 8 chữ tự sáng tác.
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs.
2. Bài mới:
hoạt động của giáo viên
h đ của HS
nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
- Gv giới thiệu bài mới
Nghe – ghi đầu bài
Hoạt động 2: Ôn thơ tám chữ
? Thế nào là thơ tám chữ, cho ví dụ.
? Cách ngắt vần của thể thơ tám chữ.
? Thế nào là vần chân
? Thế nào là vần lưng
-Treo bảng phụ đoạn thơ trong bài “bếp lửa” của (Bằng Việt)
? Chỉ ra cách gieo vần của đoạn thơ
? Đoạn thơ ngắt nhịp như thế nào.
-Đọc 1 số bài thơ :
Nhớ lại kiến thức cũ
Trả lời độc lập
Quan sát bảng phụ
Trả lời
-Lắng nghe
I. Nhắc lại khái niệm
- Thơ tám chữ
*Cách gieo vần:
+ Vần lưng
+ Vần chân (giãn cách liên tiếp)
*Cách ngắt nhịp
*Đoạn thơ trong bài: “Bếp lửa”của Bằng Việt.
*1 số bài thơ:
-Bài: “Nghỉ hè”của xuân Tâm.
-“Nhớ rừng”của Thế Lữ
Hoạt động 3: Thực hành làm thơ
Gv nêu yêu của bài thực hành
Làm thơ tám chữ (lưu ý số chữ, cách gieo vần)
-Gv hướng dẫn hs thực hiện bài tập theo nhóm
-Yêu cầu đại diện đọc bài thơ đã chuẩn bị của nhóm
Lắng nghe và thực hiện y/c bài tập
Chia nhóm thực hiện bài tập
-Trình bày trước lớp
-Lắng nghe,nhận xét 
II. Thực hành làm thơ
1. Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề.
Hoạt động 4: HD hs làm thơ tám chữ theo nội dung tuỳ chọn
Cá nhân thực hiện bài tập
Trình bày trước lớp.
2. Tập làm thơ tám chữ theo chủ đề tự do (phong cảnh, tình bạn)
Hoạt động 5: Củng cố , dặn dò:
	-Ôn tập KT học kì I.
 -Soạn: Những đứa trẻ
	===========================================================
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9A
9B
Tiết 88+89:	
HdĐt:những đứa trẻ (Trích thời thơ ấu)
Mác -Xim Go - Rơ - Ki
A. Mục tiêubài học: 
 I.Mức độ cần đạt:
 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M.Go-Rơ-Ki và tác phẩm của ông.
 - Hiểu,cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: “Những đứa trẻ”.
 II. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng:
 1.Kiến thức:
 - Những đóng góp của M.Go-Rơ-Ki đối với văn học nga và văn học nhân loại.
 - Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
 - Lời văn tự sự giàu hình ảnh,đan xen giữa chuyên đời thường với chuyện cổ tích. 
 2.Kĩ năng:
 - Đọc,hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
 - Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
3.Thái độ: Trân trọng tình bạn.
B. chuẩn bị:
- Giáo viên: TLTK, SGK
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào về hình ảnh con đường trong truyện ngắn Cố Hương?
2. Bài mới: 	 
hoạt động của giáo viên
h đ của HS
nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
Giới thiệu bài mới
Nghe, ghi đầu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìn hiểu tác giả, tác phẩm
Gọi hs đọc chú thích */SGK
- Nêu những nét chính về tác giả
Gv: Giới thiệu tác phẩm và vị trí đoạn trích.
Đọc
Trả lời độc lập
Nghe,ghi
I.Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả (1868 - 1936)
M.Go -Rơ- Ki là nhà văn Nga nổi tiếng.
- Là tác giả của nhiều bộ tiểu thuyết nổi tiếng.
2. Tác phẩm.
- Thời thơ ấu gồm 13 chương.
- Đoạn trích nằm ở chương IX của tác phẩm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu cấu trúc của văn bản
Gv: Tóm tắt phần đầu ĐT (AliơSa cứu thằng bé rơi xuống giếng)
-Gọi 1 vài em đọc văn bản
-Yêu cầu hs giảI thích 1 vài từ khó
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy.
Gv: Giới thiệu về thể loại tiểu thuyết tự chuyện.
ĐT được chia làm mấy phần, nội dung từng phần.
? ĐT sử dụng những phương thức biẻu đạt nào.
-Về chuẩn bị tiếp 3 câu hỏi còn lại
Lắng nghe
2 -> 3 em đọc
Giải thích
Trả lời
Lắng nghe
Suy nghĩ độc lậo
Trả lời
Nhận xét bổ sung ý kiến
Độc lập trả lời.
Hết tiết 88
II. Đọc, tìm hiểu cấu trúc văn bản.
1. Đọc,hiểu chú thích.
a. Đọc
b. Chú thích
- Xe trượt tuyết
- Chim bạch yến
- Nước Phép.
2. Ngôi kể, 
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
- Thể loại: Tiểu thuyết tự truyện
* Bố cục: 3 phần
- Từ đầu đến “Cúi xuống” tình bạn tuổi thơ.
- Tiếp đến “nhà tao” tình bạn bị cấm đoán.
- Còn lại: Tình bạn vẫn pt.
3. Phương thức biểu đạt
Tự sự – Miêu tả - Biểu cảm.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Tìm trong đoạn văn à phân tích, bình luận
?Thành phần gđ A-li-ô-Sa và 3 đứa trẻ có gì khác nhau? Sự khác nhau ấy dẫn đến điều gì.
? Vì sao A-Li-ô-Sa và 3 đứa trẻ lại có 1 tình bạn thắm thiết với nhau bất chấp sự cấm đoãn của ông đại tá.
?Trước khi quen 3 đứa trẻ,A-Li-ô-Sa thấy điều gì
?Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết
?Khi ông đại tá bất chợt xuất hiện
? Trong khi kể tg hay lồng những câu chuyện đời thường với chuyện cổ tích. Em hãy chỉ ra các chi tiết đó.
? ý nghĩa câu chuyện tình bạn của bọn trẻ,
Độc lập suy nghĩ
Trả lời cá nhân.
-Chia nhóm thảo luận
-Cử đại diện nhóm trả lời
- Nhận xét bổ sung ý kiến
Trao đổi,nêu ý kiến
Suy nghĩ phát hiện
Trả lời
Trả lời
III. Phân tích:
1.Tình bạn của A-li-ô-Sa với 3 đứa trẻ:
- Những đứa trẻ thuộc những thành phần xã hội khác nhau nên bị ngăn cản kết bạn.
-Phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ khiến A-Li-ô-Sa và 3 đứa trẻ thân thiết với nhau dù bị cấm đoán.
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế.
- Bằng sự quan sát và cảm nhận tinh tế tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh thể hiện sự cảm thông của A-Li-ô-Sa với nỗi bất hạnh của các bạn nhỏ -> an ủi yêu quý bạn nhỏ.
3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích:
- Với lối kể chuyện giàu hình ảnh đan xen chuyện đời thường và cổ tích qua những chi tiết liên quan đến những người mẹ và người bà nhân hậu -> câu chuyện tình bạn của bọn trẻ sống thiếu tình thương mang ý khái quát hơn, đậm màu sắc cổ tích hơn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết
Khái quát nội dung, nghệ thuật ĐT
Lắng nghe,ghi ngắn gọn.
Đọc ghi nhớ
III.Tổng kêt:
-ND:Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng,đẹp đẽ và những khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
-NT:+Kể chuyện đời thường kết hợp kể truyện cổ tích.
 +Kết hợp giữa kể với tả chân thực,sinh động.
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 3: Củng cố:
-Qua truyện em rút ra bài học gì.
- Nêu khái quát nội dung, nghệ thuật truyện.
Hoạt động 4: Dặn dò
	Đọc và nhớ 1 số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật “tôi”về tình bạn tuổi thơ.
===============================================================
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
9A
9D
Tiết 90:	
trả bài kiểm tra tổng hợp cuối 
học kỳ i
A. Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh ôn tập, củng cố lại các kiến thức cơ bản học kỳ I, củng cố lại kĩ năng làm bài kiểm tra.
	- Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài viết của mình.
	- Tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
B. chuẩn bị:
- Giáo viên: Đề thi – chữa bài thi
- Học sinh: Vở ghi.
C. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bài mới	 	 
HĐ của GV
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
HĐ1: Đọc đề, xác định yêu cầu đề
? Đề yêu cầu như thế nào
GV Giúp hs nhớ lại cả 2 phần Đưa ra đáp án 
HS nhớ lại hình dung đề xác định cho đúng
ĐLTL 
Đối chiếu bài làm nhận xét đoán điểm 
I-Đề xác định yêu cầu đề
Đề gồm hai phần: Trắc nghiệm và tự luận
* Trắc nghiệm(2 điểm):
Câu1:B- 1963
Câu2: C- Suy ngẫm về hình ảnh bà và bếp lửa
Câu3: D- Biểu tượng cho sự chăm chút...
Câu4: C- Tự sự kết hợp bình luận
* Tự luận(8 điểm):
Câu1( 2 điểm):
- Tục ngữ: Gần mực thì đen...; Chó treo mèo đậy
- Thành ngữ: Được voi đòi tiên; Nước mắt cá sấu
Câu2( 6 điểm):
Mở: Giới thiệu được tác giả và tác phẩm
Thân: Cảm nhận nhân vật
+ Bác lái xe: tốt bụng
+ Ông hoạ sĩ: khao khát nghệ thuật, chân tình với cô kĩ sư và anh thanh niên
+ Cô kĩ sư: duyên dáng, trẻ trung
+ Đồng chí cán bộ nghiên cứu khoa học
+ Anh thanh niên: 27 tuổi, tinh thần trách nhiệm cao, ý chí nghị lực to lớn, sống vì quê hương đất nước thân yêu
Kết: Những nhân vật trên là những hình ảnh con người mới sống giàu tình nhân ái hết lòng phục vụ đất nước phục vụ nhân dân
HĐ2 chữa lỗi chính tả - câu từ – cách diễn đạt 
ĐLTL
II- Chữa lỗi 
Lỗi dùng từ 
Lỗi diễn đạt 
Cách trình bày , nội dung bài – kết quả 
Rút kinh nghiệm 
HĐ3- nhận xét chung 
III- Nhận xét 
Ưu điểm trình bày rõ ràng ,sạch sẽ 
Nhược : Chưa xác định đúng yêu cầu đề – sai lỗi chính tả , nắm kiến thức về văn phát biểu cảm nghĩ chưa chắc , chưa hiểu như thế nào là cảm nghĩ về nhân vật văn học 
HĐ4- Nhận xét – Rút kinh nghiệm -Đọc điểm 
III- Nhận xét – Rút kinh nghệm - Đọc điểm 
- Nhận xét cụ thể, chi tiết – rút kinh nghiệm 
Hoạt động 5: Củng cố
	Khắc sâu kiến thức trọng tâm học kỳ I
	Nhấn mạnh kiến thức phần thi học kì.
Hoạt động 6: Dặn dò
	Học bài – làm lại bài thi vào vở
	- Chuẩn bị sách học kỳ II
	- Soạn bài “bàn về đọc sách”

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 Quyen 2.doc