Tiết 1 : VĂN BẢN: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA.
- Lí Lan-
A. Mục tiêu :
1. KT: Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với con người, nhất là tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng của người mẹ đối với con trong văn bản.
2. KN: - Đọc- hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết biểu diễn tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một văn bản biểu cảm.
3. TĐ: Trân trọng việc học và cố gắng học tập để làm vui lòng bố mẹ.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên : Giáo án, SGK,SGV7
2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, SGK.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn bài của HS.
Ngày soạn: 14/ 08/11 Tiết 1 : VĂN BẢN: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA. - Lí Lan- A. Mục tiêu : 1. KT: Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với con người, nhất là tuổi thiếu niên, nhi đồng. - Lời văn biểu hiện tâm trạng của người mẹ đối với con trong văn bản. 2. KN: - Đọc- hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ. - Phân tích một số chi tiết biểu diễn tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con. - Liên hệ vận dụng khi viết một văn bản biểu cảm. 3. TĐ: Trân trọng việc học và cố gắng học tập để làm vui lòng bố mẹ. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Giáo án, SGK,SGV7 2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, SGK. C. Hoạt động dạy học: Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Vở soạn bài của HS. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. HS: đọc chú thích SGK GV: cho HS gạch chân những ý chính trong SGK . GV: đọc mẫu văn bản- hướng dẫn HS cách đọc HS: đọc lại văn bản. - Em hãy xác định thể loại của văn bản ? - Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì? - Bố cục văn bản được chia làm mấy phần? nội dung chính của từng phần? HS: trả lời – nhận xét. GV: nhận xét chốt ý- treo bảng phụ. - Bài văn viết về vấn đề gì? - Đêm trước ngày khai trường tâm trạng người mẹ và người con có gì khác nhau? Hãy tìm chi tiết đó trong bài? - Ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? -Theo em tại sao trước ngày khai trường của người con người mẹ lại không ngủ được? ( HS thảo luận 2’) HS: trình bày ý kiến- nhận xét- bổ sung. GV: nhận xét- bổ sung- bình giảng. - Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ ? - Tại sao ngày khai trường vào lớp một lại để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ ? - Từ dấu ấn sâu đậm ấy điều mà người mẹ mong muốn cho con ở đây là gì ? - Từ những suy nghĩ, trăn trở cho đến mong muốn của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con em thấy mẹ là người như thế nào? - Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không ? theo em người mẹ đang nói với ai? Cách nói ấy có tác dụng gì? HS: trả lời GV: nhận xét – thuyết trình rõ về tác dụng của nghệ thuật độc thoại. - Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? - Kết thúc bài văn người mẹ có nói “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? ( HS thảo luận 2’) HS: Trình bày GV: thuyết trình về thế giới kì diệu ấy. - Qua tâm trạng của người mẹ em hiểu tác giả muốn nói gì ở đây? HS: trả lời. GV: nhận xét – chốt ý ghi nhớ. Hoạt động 3 : Tổng kết- ghi nhớ. - Nội dung ý nghĩa của văn bản là gì? - Nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản? Hoạt động 4 : Luyện tập. Hình thức luyện tập: vấn đáp- cá nhân. BT1: BT2: Làm ở nhà. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả và hoàn cảnh sáng tác. Theo Lí Lan, số 166, 1/9/2000 2.Thể loại: bút kí ( văn bản nhật dụng) 3. Phương thức: biểu cảm. 4. Bố cục: 2 phần. - Phần 1: đầu đến bước vào: tâm trạng của hai mẹ con trong buổi khai giảng. - Phần 2: còn lại: suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi cổng trường mở ra. II. Hiểu văn bản: 1.Tâm trạng của hai mẹ con trong buổi tối trước ngày khai trường : Người con : Háo hức, thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư. → Trong sáng, hồn nhiên b. Người mẹ - Không tập trung được vào việc gì cả. - Trằn trọc- không ngủ được. - Nghĩ về buổi khai trường đầu tiên sâu đậm. ( nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng.) → Thao thức, suy nghĩ triền miên. ► Tấm lòng yêu thương con, tình cảm đẹp đẽ sâu nặng đối với con. GDMT: tình mẹ đối với con và nghĩa vụ của những người con đối với mẹ. 2. Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi “ Cổng trường mở ra” : “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” → vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. GDMT: vai trò của nhà trường vói con người, đặc biệt là trẻ em. III. Tổng kết- ghi nhớ. 1. Nội dung- ý nghĩa: Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. Tình mẹ là tình cảm thiêng liêng và cao cả nhất. Nhà trường là nơi giúp con người trưởng thành. 2. Nghệ thuật: độc thoại IV. Luyện tập BT1: - Là năm đầu tiên chúng ta bước vào cổng trường với bao điều kì diệu. - Không khí vui tươi, tấp nập. BT2: về nhà. 4. Củng cố: Qua bài văn em cảm nhận gì về tình mẹ và em ý thức gì về vai trò của nhà trường? 5. Dặn dò: - Đọc lại văn bản, học thuộc ghi nhớ, vở ghi. - Đọc và trả lời các câu hỏi trong văn bản “ Mẹ tôi” Ngày soạn: 14/ 08/11 Tiết 2 : Văn Bản: MẸ TÔI. - Et-môn-đô-đơA-mi-xi- A. Mục tiêu : 1. KT: - Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi. - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. KN: - Đọc- hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha và người mẹ nhắc đến trong bức thư. 3. TĐ: Tôn trọng, yêu quý, vâng lời bố mẹ. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Giáo án, SGK,SGV7 2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, SGK. C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trương của người con. Theo em mẹ là người như thế nào? Bài học sâu sắc nhất em rút ra được từ văn bản “ Cổng trường mở ra” là gì? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. KNS: Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cự, trình bày suy nghĩ PPKT: Động não, thảo luận, cặp đôi, chia sẻ suy nghĩ về lòng nhân ái. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. HS: đọc nhẫm chú thích SGK – nêu vài nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm. GV: cho HS gạch chân những ý chính trong SGK . GV: đọc mẫu văn bản- hướng dẫn HS cách đọc HS: đọc lại văn bản. - Em hãy xác định thể loại của văn bản ? - Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì? - Bố cục văn bản được chia làm mấy phần? nội dung chính của từng phần? HS: trả lời – nhận xét. GV: nhận xét chốt ý- treo bảng phụ. - Bài văn kể lại câu chuyện gì? - Hãy tóm tắt văn bản “ Mẹ tôi” - Nguyên nhân nào dẫn đến việc bố viết thư? - Em thấy thái độ người bố đối với En-ri-cô như thế nào? Tìm những chi tiết, lời lẽ, hành động trong thư thể hiện điều đó? - Lí do gì khiến ông thể hiện thái độ ấy? - Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh trong bài nói về hình ảnh mẹ En-ri-cô? - Theo em mẹ En-ri-cô là người như thế nào? Từ đấy em có cảm nhận gì về tấm lòng người mẹ nói chung? - Em có suy nghĩ gì về những lời cảnh tỉnh của người cha ? - Từ tấm lòng thương con vô bờ bến của người mẹ thì bố En-ri-cô khuyên con điều gì? KNS: Nhận thức và xác định giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm cá nhân với hạnh phúc gia đình. - Em hiểu được gì qua lời khuyên nhủ ấy? ( thảo luận 2’) - Theo em tại sao bố En-ri-cô không nói trực tiếp với con mà lại viết thư ? HS: trả lời. GV: nhận xét- nói rõ- thuyết trình về tác dụng của việc viết thư. - Qua bức thư của người bố gửi En-ri-cô em rút ra được bài học gì ? - Văn bản là một bức thư của một người bố gửi người con nhưng tại sao lại lấy nhan đề là “ Mẹ tôi” ? (HS thảo luận 2’) HS: trình bày ý kiến theo nhóm. GV: nhận xét – chốt ý ghi nhớ. Hoạt động 3 : Tổng kết- ghi nhớ. - Nội dung ý nghĩa cảu văn bản là gì? - Nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản? Hoạt động 4 : Luyện tập. Hình thức luyện tập: vấn đáp- cá nhân. BT1: Làm cá nhân. BT2: Làm cá nhân. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả và hoàn cảnh sáng tác. - Ét-môn-đô-đơ-A-mi-xi(1846-1908) là nhà văn Ý. Những tấm lòng cao cả là tác phẩm nổi tiếng của ông. - Văn bản gồm 2 phần: Phần 1 là loiừ kể của En-ri-cô, phần 2 là toàn bộ bức thư người bố gửi En-ri-cô. Thể loại: thư từ ( văn bản nhật dụng) 3. Phương thức: biểu cảm. 4. Bố cục: 3 phần. - Phần 1: đầu → vô cùng: nguyên nhân bố viết thư. - Phần 2: tiếp → thương yêu đó : thái độ của người bố. - phần 3: còn lại: lời khuyên của bố. II. Hiểu văn bản. Nguyên nhân bố viết thư : En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ. → Thái độ không đúng mực. 2. Thái độ của người bố - Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy - Không thể nói được cơn tức giận . - Con hãy nhớ rằng tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. → Buồn bã, tức giận. ► mong con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ. 3. Lời khuyên nhủ của người bố. - Không bao giờ con được thốt ra lời nói nặng đối với mẹ. - con phải xin lỗi mẹ. → Lời khuyên chân thành sâu sắc. GDMT: tình mẹ đối với con và nghĩa vụ của những người con đối với mẹ. ( mở rộng tiết truớc.) III. Tổng kết- ghi nhớ. 1. Nội dung- ý nghĩa: Ghi nhớ: SGK/ 12 2. Nghệ thuật: viết thư, biểu cảm trực tiếp. IV. Luyện tập BT1: Học thuộc đoạn văn. BT2: - Cãi lại mẹ. - Lừa dối mẹ. 4. Củng cố: Qua bài văn em rút ra được bài học gì cho bản thân? Em phải làm để đền đáp công ơn của cha mẹ ? 5. Dặn dò: - Đọc lại văn bản, học thuộc ghi nhớ, vở ghi, học thuộc lòng đoạn văn từ: trước mặt cô giáo đến cứu sống con. - hoàn thành bài tập vào vở. - Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài từ ghép: xem trước bài tập phần luyện tập. Ngày soạn: 15/08/11 Tiết 3: Tiếng Việt: TỪ GHÉP. A. Mục tiêu : 1. KT: - Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: chính phụ và đẳng lập. - Hiểu được nghĩa ( đặc điểm về nghĩa) của hai loại từ ghép. KN: - Nhận diện các loại từ ghép. Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ. Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụkhi cần diễn đạt một cái cụ thể, dùng từ ghép đảng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. TĐ: Có ý thức dùng đúng nghĩa của từ ghép cần dùng. B. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, Bảng phụ Học sinh: bài soạn theo yêu cầu của giáo viên, vở ghi, vở soạn. C. Hoạt động dạy học: Ổn định lớp. Bài cũ: kiểm tra vở soạn của học sinh. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản cần đạt Hoạt động 1: Các loại từ ghép: KNS: Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ ghép phù hợp với tình huống giao tiếp; Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm sử dụng từ ghép. PPKT: Phân tích các tình huống mẫu; thực hành có hướng dẫn; động não suy nghĩ, phân tíc các ví dụ. GV: treo bảng phụ- HS quan sát. Trong các từ ghép “ bà ngoại”, “Thơm phức” ở những ví dụ sau tiếng nào là tiếng chính tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy? + Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần đến ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. + Cốm không phải là thức quà của người ăn vội cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ. HS: trình bày ... I VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC. A. Mục tiêu : 1. KT: - Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Cách làm dạng biểu cảm về tác phẩm văn học. 2. KN: - Cảm thụ tác phẩm văn học đã học. - Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 3. TĐ: Có ý thức bộc lộ tình cảm, cảm xúc đối với tác phẩm văn học. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV7 2. Học sinh : Soạn bài, vở soạn, vở ghi. C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. HS: đọc bài văn SGK/146,147 của Nguyên Hồng. (Chú ý đọc đúng, diễn cảm. ) - Em hãy cho biết bài văn trên viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó? - Bài văn trên, tác giả đã phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách nào? Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn? * Lưu ý: đây là bài văn biểu cảm bằng cách hồi tưởng. Nhà văn hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao gợi lên. - Bài văn có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói về mấy câu ca dao trong bài? - Tác giả đã cảm nhận thế nào về câu đầu? HS: Tác giả tưởng tượng: một người đàn ông đội khăn, mặc áo dài, thậm chí là người quen nhớ quê. Đây là cách giả định, cụ thể hoá, đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc. Nếu tác giả tưởng là cô gái thì lại khác. - Đoạn thứ 2 cảm nghĩ về điều gì? HS: Tác giả tiếp tục tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng. - Đoạn thứ 3 cảm nghĩ về điều gì? HS: Tác giả liên tưởng → cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang và Chức Nữ - Đoạn cuối cảm nghĩ về điều gì? HS: Cảm nghĩ của tác giả về câu ca dao cuối - cảm nghĩ về sông Tào Khê. - Như vậy, khi cần làm bài văn biểu cảm cần có yêu cầu gì? - Bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học gồm mấy phần? HS: trả lời. GV: nhận xét- chốt ý ghi nhớ. Hoạt động 2 : Luyện tập. HS: xác định yêu cầu bài tập 1. Chia bốn tổ theo từng nhóm. Ví dụ bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) → cảm xúc của người viết bắt nguồn từ so sánh đặc sắc; - Hình ảnh quấn quýt, sinh động (câu 2); - Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh và người (câu 3); - Tâm hồn cao cả của Bác Hồ lo lắng (câu 4) HS: Thảo luận, đại diện nhóm phát biểu theo đề bài của tổ mình. BT2: hướng dẫn để HS làm bài tập 2 ở nhà. I. Tìm hiểu bài 1. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: Ví dụ: Tìm hiểu bài văn “Cảm nghĩ về một bài cao dao”/146,147. - Đoạn 1: Tưởng tượng hoàn cảnh để bày tỏ cảm xúc. - Đoạn 2: Tưởng tượng cảnh ngóng trông, tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng. - Đoạn 3: Cảm nghĩ về con sông Ngân Hà, con sông chia cắt. - Đoạn 4: Cảm nghĩ về câu ca dao cuối và con sông Tào Khê. * Ghi nhớ SGK/147 II. Luyện tập BT1: Phát biểu cảm nghĩ về một trong bốn bài thơ: 4. Củng cố: Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? 5. Dặn dò - Học bài, hoàn thành bài tập. - 2 tiết sau làm bài viết số 3 : xem trước đề văn trong SGK ; xem lại cách làm bài văn biểu cảm. Ngày soạn: 05/ 11/2011 Tiết 51+52: VIẾT BÀI BIẾT SỐ 3 TẠI LỚP. VĂN BIỂU CẢM. Đề Cảm nghĩ về người thân ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I .Yêu cầu chung: Bài viết đúng thể loại yêu cầu văn biểu cảm. Hình thức: - Bài viết đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, văn phong sáng sủa Nội dung : - Thể hiện đầy đủ nội dung mà đề yêu cầu. - Sử dụng các thao tác trong văn biểu cảm, các biện pháp nghệ thuật đã được học, trình bày bố cục rõ ràng, câu văn liên kết, lời văn mạch lạc. ( kết hợp yếu tố miêu tả + tự sự.) II. Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: - Nêu được một người thân mà mình yêu quý; - Có những tình cảm gì đối với bản thân em. 2. Thân bài: - Tình cảm chân thành của em đối với người đó (yêu thương, quý mến,) kết hợp - Nêu được những phẩm chất đáng quý người đó. các yếu - Miêu tả vài nét về hình dáng, tính tình,→ cảm xúc của em. tố tự sự - Kể về việc làm gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em. và miêu - Gợi những kỉ niệm, gắn bó với em qua niềm hồi tưởng. tả 3. Kết bài: - Tình cảm của em đối với người ấy. - Sự nhớ thương, mong ước, hứa hẹn, III. Biểu Điểm Điểm 9-10: Biết cách làm bài văn biểu cảm về con người (biết vận dụng biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm của mình). Bài viết súc tích, cô đọng, miêu tả được các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để khêu gợi tình cảm, cảm xúc. Bố cục hợp lí. Diễn đạt trôi chảy, gây cảm xúc. Chữ viết sạch đẹp, lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ sai không đáng kể Điểm 7-8: Biết cách làm bài văn biểu cảm (biết vận dụng biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm của mình). Trình bày khá trôi chảy, các chi tiết miêu tả, biểu cảm tương đối rõ. Ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng. Miêu tả, biểu cảm được các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu nhưng chưa phong phú. Lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ sai từ 3-5 lỗi ở mỗi loại. Điểm 5-6: Biết cách làm bài văn biểu cảm về con người. Trình bày, miêu tả, biểu cảm được các chi tiết tiêu biểu nhưng chưa phong phú. Lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ sai từ 5-6 lỗi mỗi loại. Điểm 3-4: Bài văn thực hiện các yêu cầu của đề còn sơ sài. Diễn đạt dài dòng, lủng củng. Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc, sắp xếp các ý không hợp lí. Lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ sai nhiều ở mỗi loại. Điểm 1-2: Bài văn thực hiện các yêu cầu của đề còn sơ sài. Diễn đạt dài dòng, lủng củng. Trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc, sắp xếp các ý không hợp lí, bài làm lan man. Lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ sai nhiều ở mỗi loại. Điểm 0-0,5: Bài làm bỏ giấy trắng hoặc lạc đề. * Dặn dò: Soạn bài: “ Tiếng gà trưa”: Đọc kĩ văn bản; xem phần chú thích; trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. Về nhà học bài cũ: “ Cảnh khuya”; “ Rằm tháng giêng” Ngày soạn: 06/ 11/11 Tiết 53+ 54: Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA - Xuân Quỳnh - A. Mục tiêu : 1. KT: - Sơ giản về Xuân Quỳnh. - Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình. - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ. 2. KN: - Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự. - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản. 3. TĐ: Bồi dưỡng về tình yêu quê hương của con người ở tâm hồn; cảm nhận sâu sắc về tình yêu quê hương trong văn bản. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Giáo án, SGK,SGV7, bảng phụ, tranh ảnh. 2. Học sinh : vở soạn, vở ghi, SGK. C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. HS: đọc chú thích dấu * SGK/150. – gạch chân những ý quan trọng. GV: Hướng dẫn đọc: Chú ý giọng đọc vui, bồi hồi, phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ- trong vai anh bộ đội đang nhớ nhà, nhớ bà, nhớ quê hương. - Về thể thơ, bài này có số tiếng trong câu giống thể thơ nào đời Đường? - Bài thơ trên làm theo thể thơ 5 tiếng nhưng có chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu trong mỗi khổ? - Tác giả sử dụng những phương thức biểu đạt nào trong trong bài thơ? - Bài thơ “Tiếng gà trưa” chia làm mấy phần? Nêu nội dung của mỗi phần? Gv: Đưa bố cục lên bảng phụ để hs quan sát. P1: 6 khổ đầu -> Trên đường hành quân, người chiến sĩ nghe tiếng gà, nhớ về kỉ niệm tuổi thơ. P2: 2 khổ cuối -> Tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu, khắc sâu thêm tình cảm đối với quê hương đất nước. HS: trả lời – nhận xét. GV: nhận xét chốt ý- treo bảng phụ. - Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ việc gì? - Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào? HS: đọc lại 6 khổ thơ đầu và nêu nội dung của nó. - Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở 6 khổ thơ đầu? - Câu thơ Tiếng gà trưa được lặp lại mấy lần trong bài, ở vị trí nào và có tác dụng ra sao? - Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa? HS: Thảo luận nhóm, trả lời: - Qua những kỉ niệm trên đã gợi lại tình cảm như thế nào của người cháu đối với bà? Tiết 54 - Trong dòng kỉ niệm của tuổi thơ, in đậm hình ảnh của người bà và tình bà cháu. Em hãy phân tích những hình ảnh nổi bật đó? (GV cho HS quan sát tranh SGK) HS: giải thích các từ khó ở phần chú thích. HS : đọc 2 khổ thơ còn lại và nêu nội dung của nó. - Theo em, tình cảm của người cháu đối với bà, đối với quê hương, đất nước được thể hiện qua những câu thơ nào? Và thể hiện như thế nào? Hoạt động 3: Tổng kết- ghi nhớ. - Nêu nội dung chính của hai bài thơ? - Nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong hai bài thơ là gì? - Xác định ý nghĩa của hai bài thơ. HS: trả lời. GV: nhận xét- chốt ý. Hoạt động 4 : Luyện tập. HS: đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 HS: Đọc diễn cảm. HS: xác định yêu cầu BT. HS: trình bày. GV: nhận xét. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả và hoàn cảnh sáng tác. a. Tác giả: - Xuân Quỳnh( 1942 - 1988) là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. - Thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị - biểu lộ rung cảm chân thành, những khát vọng cao đẹp. b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ trích từ tập “ Hoa dọc chiến hào” ( 1968) 2. Thể loại: Thơ ngũ ngôn. 3. Phương thức biểu đạt: biểu cảm 4. Bố cục: 2 phần II. Hiểu văn bản: 1. 6 khổ thơ đầu: - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng. - Kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng - Hình ảnh bà yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu. - Niềm vui, mong ước của tuổi thơ: được bộ quần áo mới đã đi vào giấc ngủ tuổi thơ. → Nghệ thuật: điệp từ, ngữ, câu. => Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Đó là tình yêu thương, kính trọng bà. 2. 2 khổ cuối: Tiếng gà trưa Mang hạnh phúc Cháu chiến đấuvì: lòng yêu Tổ quốc; xóm làng thân thuộc; bà; tiếng gà => Tình cảm yêu thương bà khắc sâu thêm tình yêu quê hương, đất nước. III. Tổng kết- ghi nhớ: 1. Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. 2. Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ 5 tiếng, hình ảnh bình dị, chân thực; điệp từ, ngữ, câu. 3. Ý nghĩa: Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận. IV. Luyện tập BT1: Chọn một đoạn ( khoảng 10 dòng) đọc diễn cảm. ( Luyện tập thêm ở nhà ) BT2: Phát biểu cảm nghĩ của mình về tình bà cháu. 4. Củng cố: - Nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong bài thơ là gì?. 5. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ, học thuộc phần tổng kết- ghi nhớ. - Chuẩn bị bài « Điệp Ngữ » : trả lời các câu hỏi tương ứng trong từng phần, xem trước bài tập phần luyện tập.
Tài liệu đính kèm: