TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiếp theo)
(Sự phát triển của từ vựng Trau dồi vốn từ)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
1.Kiến thức: Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng: Các khái niệm về thuật ngữ, biệt ngữ xã hội; các hình thức trau dồi vốn từ.
2. Kỹ năng:Nhận diện được thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
- Sửa lỗi dùng từ trong các câu văn cụ thể.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Nâng cao, mở rộng: Chỉ ra các thuật ngữ, biệt ngữ xã hội trong một văn bản cụ thể. Giải thích vì sao những từ ngữ đó lại được sử dụng trong văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
* THẦY: Soạn bài, bảng phụ, ví dụ, đề kiểm tra 15'
* TRÒ: Thống kê định nghĩa, khái niệm về từ vựng như trên, giấy kiểm tra.
Tiết 49: Ngày soạn: 30/10/2011 Ngày giảng: 02/11/2011 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiếp theo) (Sự phát triển của từ vựngTrau dồi vốn từ) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: I. Chuẩn: 1.Kiến thức: Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng: Các khái niệm về thuật ngữ, biệt ngữ xã hội; các hình thức trau dồi vốn từ. 2. Kỹ năng:Nhận diện được thuật ngữ, biệt ngữ xã hội. - Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc - hiểu và tạo lập văn bản. - Sửa lỗi dùng từ trong các câu văn cụ thể. 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. Nâng cao, mở rộng: Chỉ ra các thuật ngữ, biệt ngữ xã hội trong một văn bản cụ thể. Giải thích vì sao những từ ngữ đó lại được sử dụng trong văn bản. B. CHUẨN BỊ: * THẦY: Soạn bài, bảng phụ, ví dụ, đề kiểm tra 15' * TRÒ: Thống kê định nghĩa, khái niệm về từ vựng như trên, giấy kiểm tra. C. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Thảo luận, thực hành, trò chơi tiếp sức. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: * Ổn định: (1') * Kiểm tra bài cũ: Không * Triển khai bài mới: * Khởi động: (1') GV nêu yêu cầu tiết ôn tập HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: (10’) Hệ thống hoá kiến thức về thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. ? Thế nào là thuật ngữ? Biệt ngữ xã hội? Ví dụ? - Hoán dụ, đơn chất.-> thuật ngữ. - Trúng tủ, ngỗng, trứng-> biệt ngữ xã hội ? Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay? * HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày. * GV nhận xét, bổ sung. ? Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội? * HS chơi trò chơi tiếp sức. Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội sẽ phải tìm 10 biệt ngữ xã hội. Đội nào tìm nhanh, đúng sẽ chiến thắng. * GV nhận xét, bổ sung và phê phán một số thuật ngữ tiêu cực (tiếng lóng, chửi thề của giới học sinh hiện nay). IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội: 1. Khái niệm: - Thuật ngữ: là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. - Biệt ngữ xã hội: Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 2. Vai trò của thuật ngữ: * Vai trò quan trọng: - Xã hội phát triển, nhận thức của con người phát triển, ngày càng phải tích lũy vốn khái niệm lớn (tương ứng với thuật ngữ). Do đó, giải nghĩa được một thuật ngữ là đã nắm được một đơn vị tri thức khoa học nào đó. - Thời đại phát triển đều phải giao lưu, hội nhập trong đó là việc tiếp thu và chuyển giao các thành tựu tiến tiến về khoa học công nghệ. Vì vậy, nếu không am hiểu thuật ngữ khoa học, công nghệ thì sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu, lãng phí. - Rèn luyện thói quen giải thích nghĩa của các thuật ngữ là rèn luyện tư duy trừu tượng, năng lực tổng hợp, khái quát hóa. Hoạt động 2: (15’) Hệ thống hoá kiến thức về trau dồi vốn từ. ? Nêu các hình thức trau dồi vốn từ? Ví dụ? Từ xuân trong các câu thơ sau: - Mùa xuân là tết trông cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. - Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mảu thay lời nước non. ? Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau? HS thảo luận (5'), cử đại diện trình bày. GV nhận xét, bổ sung. ? Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau? * HS lên bảng làm. * GV nhận xét, bổ sung. V. Trau dồi vốn từ: 1. Các hình thức trau dồi vốn từ: - Nắm vững nghĩa và cách dùng của những từ đã biết để dùng từ chính xác. - Bổ sung thêm nhiều từ mới để làm tăng vốn từ tích cực. 2. Bài tập: * BT 2: Giải thích nghĩa: - Bách khoa toàn tư: từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành. - Bảo hộ mậu dịch: (chính sách) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình. - Dự thảo: văn bản mới ở dạng dự kiến, phác thảo cần phải đưa ra một hội nghị của những người có thẩm quyền để thông qua. - Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệng toàn quyền đứng đầu. - Hậu duệ: con cháu của người đã chết. - Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói. - Môi sinh: môi trường sống của sinh vật. * BT3: Sửa lỗi dùng từ: - Thay “ béo bổ” = “ béo bở” - Thay “đạm bạc” = “tệ bạc” - Thay “tấp nập” = “tới tấp” E. TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM: (18') * Củngcố phần KT - KN: Kiểm tra 15' * Đề chẵn: Câu 1: (2đ)Với mỗi yếu tố Hán Việt sau đây, hãy tìm bốn từ ghép có yếu tố đó? a) thuần b) trọng Câu 2: (4đ) Trong tiếng Việt, có nhiều từ ghép và từ lấy có các yếu tố cấu tạo giống nhau nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau. Ví dụ: kì lạ - lạ kì; khắt khe - khe khắt. hãy tìm bốn từ ghép và bốn từ láy tương tự như thế. Câu 3: (4đ) Đặt câu với mỗi từ ngữ sau và phân biệt nghĩa của những từ ngữ đó ? a) nhuân bút / thù lao. b) tay trắng / trắng tay * Đề lẻ: Câu 1: (2đ) Với mỗi yếu tố Hán Việt sau đây, hãy tìmbốn từ ghép có yếu tố đó? a) thủy b) giáo Câu 2: (4đ) Trong tiếng Việt, có nhiều từ ghép và từ lấy có các yếu tố cấu tạo giống nhau nhưng trật tự các yếu tố thì khác nhau. Ví dụ: kì lạ - lạ kì; khắt khe - khe khắt. hãy tìm bốn từ ghép và bốn từ láy tương tự như thế. Câu 3: (4đ) Đặt câu với mỗi từ ngữ sau và phân biệt nghĩa của những từ ngữ đó ? a) kiểm điểm / kiểm kê b) lược khẳo / lược thuật. * Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới: (3') - Hoàn thiện các phần bài tập còn lại, - Chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo): Từ tượng thanh, từ tượng hình Một số biện pháp tu từ từ vựng. + Nhắc lại khái niệm, ví dụ. + Làm các bài tập trong SGK. * Đánh giá chung về buổi học: . * Rút kinh nghiệm( về nghiệp vụ GV):
Tài liệu đính kèm: