Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Mỹ Hội - Tuần 11

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Mỹ Hội - Tuần 11

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

(HUY CẬN)

I –MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

-Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng CNXH.

-Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức:

 -Những hiểu biết đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

 -Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ , lãng mạn.

 2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.

- RLKN cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ.

3. Thái độ: Cảm thụ cái hay, cái đẹp trong văn chương.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Mỹ Hội - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 - Tiết 51, 52. Ngày soạn:7/11/2011 - Ngày dạy:9/11/2011
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(HUY CẬN)
I –MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng CNXH.	
-Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới.	 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức: 
 -Những hiểu biết đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
 -Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ , lãng mạn.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
- RLKN cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ.
3. Thái độ: Cảm thụ cái hay, cái đẹp trong văn chương.
III - CHUẨN BỊ
	- GV :soạn bài lên lớp
 Vẽ tranh cảnh đánh cá,tập ’’Huy Cận-Thơ và đời’’
 - HS: học bài cũ ,xem ,soạn bài mới 
IV – TỔ CHỨC DẠY- HỌC
1/Ôn định tổ chức:
2/- Kiểm tra bài cũ :
? đọc thuộc lòng và diễn cảm ‘ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật 
? Em hiểu như thế nào về hình ảnh " Chỉ cần trong xe có một trái tim " ? 
3/ Bài mới :
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế
 - Thời gian : 2 phút
 - Mục tiêu :Giúp học sinh tạo tâm thế tốt vào bài học.
 - Phương pháp  : thuyết trình
 - Kĩ thuật : động não
- GV giới thiệu bài :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
*Hoạt động 2: Tri giác
 - Thời gian dự kiến: 10 phút
 - Mục tiêu: Nắm được về tác giả, tác phẩm, cảm nhận bước đầu về văn bản qua việc đọc.
 - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình.
 - Kĩ thuật: Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn 
I/Tìm hiểu chung
 1. Tác giả.
H: Hãy thuyết minh về tác giả Huy Cận?Quan sát chân dung tác giả.
- GV bổ sung: Ông vốn là 1 kỹ sư nông nghiệp,sau CM ông giữ chức Bộ trưởng bộ nông nghiệp nước ta,những tp chính: “Lửa thiêng”, “Thơ Huy Cận” “Trời mỗi ngày lại sáng”...Ông mất ngày 19/2/2005 tại HN do bệnh nặng
- Thuyết minh về tác giả
. 
- Tên đầy đủ Cù Huy Cận (1919 - 2005)
- Quê: Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ lớn trong phong trào thơ mới, sau CM thơ ông tràn ngập niềm vui cuộc sống
 2. Tác phẩm.
GV hướng dẫn hs đọc: Giọng vui phấn chấn, chú ý nhịp 4/3, 2/2/3 khoẻ khoắn, sôi nổi. Khổ 2-3-7 giọng cao và nhanh hơn 
 - GV đọc lại
2 hs đọc nối tiếp-nhận xét
H: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
GV: Như X.Diệu nói “bài thơ là món quà đặc biệt của vùng mỏ Hồng Gai-Cẩm Phả cho vào túi thơ HC”
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác văn bản. (trong đợt đi thực tế ở vùng mỏ QN)
- Bài thơ được viết vào năm 1958,trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh, in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”.
H: Em hiểu gì về đất nước ta năm 1958? Hãy cho biết mạch cảm xúc trong bài thơ?
HS tự bộc lộ
-Mạch cảm xúc trong bài thơ: theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về.
- GV hướng dẫn HS tự nghiên cứu từ khó.
- Tự nghiên cứu.
?Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào
- Thể thơ:Tự do
H: Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
* Phát hiện.
- Chia làm 3 phần:
+ P1: Hai khổ thơ đầu: Cảnh ra khơi 
+ P2: Bốn khổ thơ tiếp theo: Cảnh lao động trên biển.
+ P3: Khổ thơ cuối: Cảnh trở về.
-Bố cục: 3 phần
H: Hãy nêu cảm hứng bao trùm bài thơ?
- Phát hiện.
-> Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động.
* Hoạt động 3: Phân tích 
 - Thời gian dự kiến: 60 phút
 - Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trongtruyện
 - Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình, bình giảng.
 - Kĩ thuật: Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn
H: Hãy đọc lại đoạn 1, nêu nội dung chính của đoạn?
- Đọc đoạn 1, nêu nội dung.
II.Đọc- hiểu văn bản.
1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi
Cho hs quan sát tranh
 Khung cảnh buổi chiều trên vùng biển Quảng Ninh
H: Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả qua những hình ảnh nào?
- Phát hiện.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
H: Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào để miêu tả khung cảnh đó? Tác dụng?
GV bình thêm 
- Thảo luận.
-> Nghệ thuật so sánh, nhân hoá, liên tưởng thú vị: vũ trụ như một căn nhà khổng lồ, bước vào trạng thái nghỉ ngơi.
?Qua 2 câu thơ em có cảm nhận gì về cảnh hoàng hôn trên biển?
-hs khái quát
- Nghệ thuật so sánh, nhân hoá, liên tưởng -> cảnh hoàng hôn huy hoàng, rực rỡ tráng lệ gần gũi với con người
Câu hỏi thảo luận:
?Đặt trong khung cảnh TN đó con người và đoàn thuyền đã làm gì?
?Từ ‘lại”thể hiện ý gì?
(hành động lặp-nhịp điệu thường xuyên )
- thảo luận theo nhóm bàn -2’
-Phát hiện-trình bày
-Có sự đối lập giữa vũ trụ và con người: Vũ trụ nghỉ ngơi > Làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả. (đánh cá về đêm mới có hiệu quả)
H: Phân tích hình ảnh thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”? (Tiếng hát diễn tả điều gì?)
- Phân tích.
-> Tác giả đã tạo ra một hình ảnh thật khoẻ khoắn, mạnh mẽ, là sự gắn bó ba sự vật hiện tượng: cánh buồm, gió khơi, câu hát -> niềm vui, sự phấn chấn tiếng hát của niềm tin, yêu đời của người lao động.
-hình ảnh ẩn dụ ,nhân hoá
GV: Đó là tiếng hát chứa chan niềm vui của người dân lđ làm chủ TN, công việc, đất nước. Tiếng hát của người yêu lđ tưởng như có sức mạnh căng cánh buồm
H: Qua khổ thơ đâu, em hiểu gì về tâm trạng của người lao động?
- Đánh giá.
->Đoàn thuyền,con người khoẻ khoắn hào hứng mạnh mẽ ra khơi cùng câu hát tươi vui lạc quan, yêu đời đầy niềm tin
H: Đọc đoạn 2, nêu nội dung chính?
- Đọc, nêu nội dung.
2. Cảnh lao động trên biển.
HS quan sát tranh
 Cảnh đánh cá trên biển đêm
H: Cảnh biển về đêm hiện lên như thế nào? Tả lại qua tranh?
- Phát hiện.
- Khung cảnh biển đêm: thoáng đãng, lấp lánh, ánh sáng, vẻ đẹp lãng mạn kỳ ảo của biển khơi
 -> không gian rộng lớn.
-> Cảm hứng lãng mạn -> con thuyền kì vĩ khổng lồ
?Đoàn thuyền được thể hiện qua những hình ảnh nào?
?Hình ảnh “lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng” gợi em suy nghĩ gì? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
mây caobiển bằng
-Biện pháp tả thực + lãng mạn
?Nhận xét hình anh con thuyền ở đây ntn?
-hs nhận xét
->Con thuyền vốn nhỏ bé trở nên kì vĩ khổng lồ hoà nhập vào thiên nhiên vũ trụ
H: Em hiểu như thế nào về câu thơ “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”?
- Tưởng tượng ngược lại bóng sao lùa nước Hạ Long làm lên tiếng thở của đêm -> sự sáng tạo.
H: Hình ảnh người lao động và công việc của họ trong khung cảnh đó như thế nào?
? dàn đan thế trận nghĩa là gì? Nói lên nét nổi bật ở họ là?
-Họ chủ động dò bụng biển
dàn đan thế trận
-> như trong một trận đánh, họ hăm hở tham gia lao động của những người được làm chủ
?Câu hỏi thảo luận: Cảm nhận của các em về công việc của người đánh cá trong những câu “Ta hátchùm cá nặng”
-hs thảo luận nhóm bàn-3’
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để sáng tạo hình ảnh về người lao động ? Tác dụng?
?Quan sát hình ảnh con người trong công việc đánh cá và cho biết kéo xoăn tay là ntn? Tưởng tượng nội dung câu hát lúc này của họ là gì?
* Phát hiện, phân tích.
- Thủ pháp nghệ thuật phóng đại, bút pháp lãng mạn, sức tượng tượng phong phú 
-hs mô tả
- Thủ pháp nghệ thuật phóng đại, bút pháp lãng mạn, tượng tượng -> công việc đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, biểu hiện niềm say sưa hào hứng chinh phục TN
H: Tiếng hát ở khổ thơ thứ 5 diễn tả cảm xúc gì của người đánh cá?
-Đọc khổ 5
-> Niềm say mê cuộc sống, yêu biển, yêu quê hương, yêu lao động.
H: Những câu thơ miêu tả về loài cá?
- Phát hiện.
H: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả loài cá? Tác dụng?
?Cảm nhận của em về biển VN?
?Đắm mình trong khung cảnh ấy, tác giả đã có cảm nhận gì về biển?
* Phát hiện -> phân tích.
+ Đại từ “em” để gọi cá, động từ “loé”, tính từ “vàng choé” -> Tạo được hình ảnh sinh động, mới lạ về cá.
-> hiện thực trở lên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên 
-So sánh với lòng mẹ,biển luôn ưu đãi con người,người nhớ ơn biển nuôi sống mình
-> Bức tranh sơn mài lung linh huyền ảo biển vừa giàu vừa đẹp
?Nhận xét âm hưởng,giọng điệu,cách gieo vần ở khổ 3,4,5,6?
H: Qua đoạn thơ em cảm nhận được điều gì về cảnh thiên nhiên và người lao động trên biển?
?Nhiệm vụ của mỗi người với biển là gì?
- Đánh giá -> Bình.
-Âm hưởng khoẻ,sôi nổi,bay bổng/Lời thơ dõng dạc,điệu thơ như khúc hát say mê/gieo vần biến hoá
- Bình.
->biển giàu đẹp và cần được bảo vệ (môi trường biển)
-> Thiên nhiên giàu có, con người hăng say chinh phục thiên nhiên.
H: Nêu nội dung chính của khổ thơ?
- Đọc khổ thơ cuối.
3. Cảnh đoàn thuyền trở về.
Quan sát tranh 
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
H: Cảnh đoàn thuyền trở về được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào?
* Phát hiện
H: Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ?
* Phát hiện -> Phân tích
- Nghệ thuật nhân hoá, cách nói khoa trương -> nâng con người lên ngang tầm với trời biển.
- Nghệ thuật nhân hoá, cách nói khoa trương
H: Vẫn là câu hát căng buồm cùng gió khơi như mở đầu bài thơ nhưng ý thơ có gì khác?
?Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi có ý nghĩa gì?
* Phát hiện, phân tích.
- Câu hát cất lên sau một đêm lao động miệt mài trở về trong cảnh huy hoàng của thiên nhiên 
-> niềm vui với thành quả lao động đã đạt được.
H: Qua khổ thơ, em cảm nhận được một cuộc sống lao động như thế nào trên vùng biển Tổ Quốc?(môi trường)
* Bộc lộ.
- Nhịp sống hối hả, mãnh liệt
- Yêu lao động
H: Qua bức tranh thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ, em có nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên đất nước?
* Nhận xét: 
- Yêu thiên nhiên.
- Tự hào về thiên nhiên và con người lao động.
4/ Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
* Hoạt động 4: Ghi nhớ
 - Thời gian dự kiến: 7 phút
 - Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trongtruyện
 - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, bình giảng.
 - Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn trải bàn.
H: Hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- Tự tổng kết.
- Đọc ghi nhớ.
III/ Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk.
* Hoạt động 5: Luyện tập
 - Thời gian dự kiến: 5 phút
Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì?
A. Cảm hứng về lao động.	C. Cảm hứng về chiến tranh.
B. Cảm hứng về thiên nhiên.	D. Cả A và B đều đúng.
H: Qua việc phân tích bài thơ, em học được điều gì về cách tạo lập văn miêu tả và văn biểu cảm?
H: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài “Đoàn thuyền đánh cá”?
V./ Hướng dẫn học ở nhà :
- Hiểu nội dung, ... nghệ thuật trong câu thơ sau;
 ‘Aó nâu liền với áo xanh
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên’
- Hãy cho biết trong các cụm từ sau, cụm từ nào không dùng phép nói quá?
 A. Cười vỡ bụng B. Nghĩ đến nát cả óc.
 C. Ngáy như sấm D. Ăn ngay tức khắc
VI/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà tìm trong thơ văn những câu có sử dụng biện pháp tu từ em vừa ôn 
- Chỉ ra biện pháp tu từ và giá trị nghệ thuật của nó.
- Chuẩn bị tiết “Tập làm thơ 8 chữ”: nhận diện thể thơ, tập làm thơ ở nhà (về môi trường)
 RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 11 - Tiết 54. Ngày soạn:10/11/2011 - Ngày dạy: 11/11/2011
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nhận diện thể thơ tám chữ qua các đoạn văn bản và bước đầu biết cách làm thơ tám chữ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: - Nêu đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ. Biết cách làm thơ tám chữ, phát huy khả năng nhận diện và thưởng thức các bài thơ 8 chữ theo đúng đặc trưng thể loại.
2. Kĩ năng: Nhận biết thể thơ tám chữ. Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.
III - CHUẨN BỊ
* GV: soạn bài lên lớp,tìm thêm mẫu
* HS: Tập làm thơ theo chủ đề về môi trường 
IV – TỔ CHỨC DẠY- HỌC
1/Ôn định tổ chức:
2/- Kiểm tra bài cũ :Việc chuẩn bị bài của hs 
3/ Bài mới:
 Hoạt động 1: Tạo tâm thế .
 Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu đặc đỉem của thể thơ 8 chữ
 Thời gian: 1phút.
 Phương pháp: Thuyết trình.
 Kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
Nếu như ở lớp 6,7 các em đã được tập làm thơ 4,5,7 chữ thì hôm nay chúng ta cùng tập làm thơ 8 chữ 
 Hoạt Động 2, 3, 4 : Tìm hiểu bài ( Đọc, quan sát và phân tích, giải thích các ví dụ, khái quát khái niệm, nhận diện được đặc điểm của thể thơ 8 chữ )
Phương Pháp: Vấn đáp; Nêu vấn đề, thuyết trình...
Kĩ thuật: Phiêú học tập (vở luyện tập Ngữ văn), Khăn trải bàn, Các mảnh ghép, động não
Thời gian: 20 phút-25phút. 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hướng dẫn HS nhận diện thể thơ tám chữ.
I. Nhận diện thể thơ tám chữ.
- GV treo bảng phụ ghi VD.
- HS đọc VD a, b, c.
H: Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên? 
H: Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn?
H: Vận dụng những kiến thức đã học về vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách để nhận xét cách gieo vần từng đoạn?
H: Nhận xét cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên?
- HS phát hiện: Mỗi dòng thơ đều có 8 chữ.
- HS phát hiện: 
+ Đoạn a: tan – ngàn; mới – gội; bừng - rừng; gắt – mật.
+ Đoạn b: về – nghe; học – nhọc; bà - xa.
+ Đoạn c: ngát – hát; non – son; đứng – dựng; tiên – nhiên. 
- HS nhận xét: 
+ Đoạn a: gieo vần chân liên tiếp.
+ Đoạn b: gieo vần chân liên tiếp.
+ Đoạn c: gieo vần chân gián cách.
- HS nhận xét:
+ Đoạn a: câu 1: 2 / 3/ 
 câu 2: 3 / 2 / 3
+ Đoạn b: câu 1: 3 / 3/2
 câu 2: 4 / 2 / 2
- HS tổng hợp kiến thức.
- HS đọc ghi nhớ.
2. Ghi nhớ (SGK )
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ.
H: Từ các VD vừa phân tích, em hãy nhận diện thể thơ tám chữ?
Hướng dẫn HS luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ. 
- GV chia lớp làm 2 nhóm: mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1,2 / 150, 151.
- Nhóm 1: bài tập 1
- Nhóm 2: bài tập 2
Bài tập 1: 
... ca hát
ngày qua
.bát ngát
.muôn hoa
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
Bài tập 2 : 
cũng mất
.tuần hoàn
.đất trời
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 / 151.
BÀI TẬP 3 
H: Hãy chỉ ra lỗi sai, nói lý do và tìm cách sửa cho đúng?
- HS thảo luận, trình bày.
Câu thơ thứ 3 bị chép sai từ “rộn rã”
 -> âm tiết cuối phải mang thanh bằng hiệp vần với chữ “gương” -> sửa 
“ vào trường” 
Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích
Kĩ thuật: Khăn trải bàn, các mảnh ghép, dùng các phiếu.
Thời gian: 15-20 phút. 
Hướng dẫn HS làm thơ tám chữ.
H: Điền từ thích hợp vào chỗ trống?
- HS đọc yêu cầu bài tập 1 / 151.
- HS thảo luận, trình bày, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu đọc thơ và điền từ phù hợp
III : Thực hành làm thơ tám chữ.
1 - Điền từ 
H: Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ 3 câu trước? GV khuyến khích cho HS đưa ra ý kiến riêng của mình sao cho phù hợp 
GV nhận xét 
- Đưa ra câu thơ cho HS tham khảo
H: Hãy đọc và bình bài thơ mình đã làm ở nhà về chủ đề môi trường?
- GV hướng dẫn HS nhận xét: bài thơ có đúng thể thơ 8 chữ không? cách gieo vần, cách ngắt nhịp, kết cấi bài thơ ? nội dung? chủ đề?
- GV cho điểm.
- HS thảo luận, trình bày, nhận xét.
(lưu ý: câu thơ phải đúng vần
 “ ương” hoặc “ a”; đúng luật: thanh bằng; phù hợp với nội dung 3 câu trước).
- HĐN
- Đại diện nhóm trình bày 
nhận xét chéo
- Mỗi tổ cử đại diện đọc, nhận xét.
2 - Làm thêm câu cuối cho khổ thơ 
3 - Bình thơ 
Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương
- Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta
- Nhắc lại đặc điểm của thơ tám chữ ?
-Đọc 2 bài thơ 8 chữ:’’Khôn...dại’’
 ‘Tôi nhớ mãi’
V/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà tìm chọn những đoạn thơ 8 chữ mà em thích 
- Tập làm bài thơ tám chữ với nội dung tự chọn
 RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 11 - Tiết 55. Ngày soạn:10/11/2011 - Ngày dạy: 12/11/2011
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Qua tiết trả bài,HS đạt được :
- Nhằm khắc sâu kiến thức về văn học trung đại 
- Rèn kỹ năng viết bài cho học sinh
- Có thái độ tích cực tiếp thu lỗi
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: - Thấy được ưu khuyết điểm của bản thân trong bài kiểm tra truyện Trung đại. Rút kinh nghiệm, sữa chữa những sai sót trong bài kiểm tra này. Củng cố thêm kiến thức về truyện trung đại.
2. Kĩ năng: phát hiện, nhận biết, sửa lỗi.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức, trách nhiệm đối với việc học tập của HS.
III - CHUẨN BỊ
* GV: Chấm chữa bài chi tiết
 - Tổng hợp các nhận xét 
*HS: Ôn bài cũ, xem các nội dung đã học
IV – TỔ CHỨC DẠY- HỌC
 1/Ôn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ : 
3/ Bài mới
GV nêu mục đích tiết trả bài
 1/Trả bài 
 Trả bài cho hs 
Yêu cầu HS chú ý vào bài làm của mình
GV đưa ra đáp án,yêu cầu của bài 
Phần trắc nghiệm(2đ)
Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: B Câu 4: D Câu 5: A 
Câu 6: 1B-2D-3C- 4A Câu 7: D Câu 8: C Câu 9: A
Phần tự luận;
* Yêu cầu : 
Câu 1 (3 điểm) 
a. Chép hoàn chỉnh 4 câu thơ đầu của đoạn trích cảnh ngày xuân. (1đ)
b. Gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân; đó là hình ảnh chim én chao liệng như thôi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng, thảm cỏ xanh mượt mà của bức tranh xuân điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu. Tất cả hoà quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo(xanh tận chân trời), nhẹ nhàng thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa).Từ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn, không tĩnh lại. (1,5đ)
 - Trong đoạn thơ, cùng với bút pháp ước lệ vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả màu sắc, đường nét, cái hồn của cảnh vật.(0,5đ) 
Câu 2 (4đ)
Vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, thể hiện khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
- Hành động đánh cướp bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng trọng nghĩa của Vân Tiên .(1đ)
- Thái độ cư xử của Vân Tiên đối với Kiều Nguyệt Nga thể hiện tư cách của một con người chính trực, nghĩa hiệp, coi trọng danh dự và bổn phận.(1đ)
- Hình tượng nhân vật thể hiện lí tưởng thẩm mỹ của tác giả về con người trong cuộc sống đương thời.(1đ)
à Hình ảnh Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp, lí tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng hành đạo cứu đời của mình.(1đ)
* Yêu cầu: - Viết thành bài văn đảm bảo các nội dung trên.
 - trình bày bố cục hợp lí, sạch sẽ.
* Nhận xét 
- GV nhận xét chung những ưu- khuyết điểm trong bài làm của HS
Đa số các bài làm đúng phần trắc nghiệm,bài làm sạch sẽ,
- Phần tự luận đã có nhiều em hiểu đề, viết tốt, chữ viết đẹp.
- Một số em chưa đọc kỹ yêu cầu đề, khoanh đáp án chữa bẩn
câu 2 tự luận chưa viết đúng nội dung, còn lan man, kể dài dòng, chưa đúng trọng tâm
Chữ viết còn xấu, khó đọc, sai chính tả.
* Sửa lỗi tiêu biểu:
- Sửa một số lỗi chính tả: l/n-ch/tr-s/x
- HS xem lại bài làm, tự sửa lỗi trong bài viết 
* Tổng hợp điểm: K,G: 
 TB: 
 Y: 
*Củng cố:
- Chọn bài viết khá nhất đọc tham khảo
 HS khác nhận xét
*Dặn dò:
- Về nhà viết lại câu 2 tự luận
- Tự sửa lỗi trong bài của mình 
 RÚT KINH NGHIỆM :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc