Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Mỹ Hội - Tuần 15

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Mỹ Hội - Tuần 15

Văn bản: CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng)

 (Trích)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Cảm nhận đư¬ợc tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện

 - Nắm đư¬ợc nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ và tự nhiên của tác giả.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.

 - Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

 - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác` phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại

 3. Thái độ: GD tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Mỹ Hội - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 - Tiết 71, 72. Ngày soạn:5 /12/2011 - Ngày dạy:7/12/2011
Văn bản: CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng)
	(Trích)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện 
	- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ và tự nhiên của tác giả. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà.
 - Tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
 - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ 
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác` phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại
 3. Thái độ: GD tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
III. CHUẨN BỊ:
	- GV: Soạn bài, lên lớp
	- HS: soạn bài cũ, soạn bài mới 
IV. TỔ CHỨC DẠY- HỌC:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: Phát biểu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" - Nguyễn Thành Long. 
3/ Bài mới: 
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
 - Thời gian: 2 phút
 - Mục tiêu: Giúp học sinh tạo tâm thế tốt vào bài học.
 - Phương pháp: thuyết trình
 - Kĩ thuật: động não
- GV giới thiệu bài: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của DT ta có biết bao nhiêu tình huống éo le xảy ra khi vợ xa chồng, cha xa con và từ một tình huống cụ thể nhà văn Nguyễn Quang Sáng đó viết lên một câu chuyện cảm động về tình cảm cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
*Hoạt động 2: Tri giác
 - Mục tiêu: Nắm được về tác giả, tác phẩm, cảm nhận bước đầu về văn bản qua việc đọc.
 - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình.
 - Kĩ thuật: Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn 
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
10’
? Nêu những điểm chính về nhà văn 
Quan sát chân dung t/g
- hs đọc chú thích*
(CTrình “Không gian đẹp”đã đến thăm nhà ông tại TP HCM –Tháng 8/2009)
I/ Tìm hiểu chung
1/ Tác giả
 NQS là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ và sau hoà bình ( 1975).
? Nêu xuất xứ của văn bản? 
? Chủ đề của truyện có gì đáng nói khi truyện ra đời trong thời kỳ ấy? 
- CLN được viết năm 1966 tại chiến trường NB 
- Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liêt nhưng lại tập trung nói về tình người (tình cha con –khẳng định ngợi ca p/c cao đẹp của người chiến sĩ CM: có tình yêu con sâu sắc gắn với tình yêu TQ 
2/ Tác phẩm
- Sáng tác năm 1966
- Thể loại: Truyện ngắn
* Đoạn trích thuộc phần giữa truyện
- Hướng dẫn đọc văn bản: giọng trầm tĩnh, hơi buồn
- Đọc mẫu một đoạn 
- Học sinh đọc tiếp 
- Lý giải một số chú thích 
? Hãy tóm tắt phần văn bản vừa đọc? 
- hs nghe - tìm hiểu theo hướng dẫn của GV.
- 1, 2 em tóm tắt
? Truyện có những tình huống nào đáng chú ý? 
? Tên truyện có liên quan gì đến nội dung?
- HS phát hiện 
+ Tình huống 1: hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra, ông Sáu phải ra đi.
+ Tình huống 2: ở khu căn cứ, ông làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà cho con gái.
-> Chiếc lược là cầu nối t/c 2 cha con, là kỷ vật của người cha
60’
* Hoạt động 3: Phân tích 
 - Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trong truyện
 - Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình, bình giảng.
 - Kĩ thuật: Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn
- Như vậy, trong văn bản này mọi chuyện xoay quanh hai nhân vật: Ông Sáu và bé Thu. Ta sẽ Tìm hiểu ý nghĩa của truyện thụng qua hai nhân vật này 
II. Đọc-hiểu văn bản 
 1 Nội dung:
a/ Niềm khát khao tình cha của người con: 
- Chú ý vào đoạn truyện kể về ba ngày ông Sáu về thăm nhà 
? Trong đoạn diễn biến nv Thu chia mấy giai đoạn?
- Trước buổi chia tay và trong buổi chia tay
? Khi thấy có người gọi mình là "con" xưng "ba", bé Thu đã có những phản ứng nào? 
- hs phát hiện chi tiết
- Giật mình, trợn Tròn mắt nhìn, ngơ ngác lạ lùng, tái mặt đi, vụt chạy đi và kêu thét lên 
* Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra cha
? Tất cả những biểu hiện đó cho thấy trạng thái tâm lý nào của bé Thu? Theo em, những phản ứng và tâm lý đó có phù hợp không? 
- hs nêu
- Bất ngờ, ngạc nhiên, lo lắng, sợ hãi 
- Bất ngờ, ngạc nhiên, lo lắng, sợ hãi 
? Từ đó, em thấy được điều gì trong cách miêu tả của nhà văn
- Tinh tế trong cách thể hiện tâm lý trẻ 
? Những ngày sau đó Thu có những hành động nào nữa đối với ông Sáu? 
Chi tiết có thể coi là đắt gía nhất trong sự phản ứng cuả Thu ở đây là gì?
- Không gọi một tiếng "ba" 
- Nói trổng với ba
- hs tiếp tục tìm chi tiết:
- Bé Thu hất tung cái trứng cá ra khỏi bát cơm khi ông Sáu gắp cho nó bị đánh – không khóc. bỏ về bên bà Ngoại. (khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to).
 Qua tất cả những hành động đó, điều nổi bật ở bé Thu là gì?
 Sự ương ngạnh, nhất định không chịu gọi là ba.
-> Thể hiện sự xa cách, từ chối sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình. 
? Trong những phản ứng đó, em thấy hành động nào đáng buồn cười ? Thu có đáng trách không? Vì sao? 
Hs phát biểu
- Không đáng trách vì:
+ Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé Thu còn quá nhỏ để hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống.
+ Bé Thu phải đón nhận sự việc quá bất ngờ mà người lớn không ai kịp chuẩn bị trước cho nó.
Với ý nghĩ, người đàn ông ấy không phải là cha mình, Thu đã bỏ qua những lời nói, cử chỉ âu yếm, làm thân, vỗ về tình cảm của anh Sáu.
? Qua đấy ta thấy được bản lĩnh nào của bé Thu?
- hs suy nghĩ-trả lời 
- Cá tính (cứng cỏi, ương ngạnh) có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ và cũng rất hồn nhiên ngây thơ của trẻ con.
- Nét tính cách này đó khiến sau này Thu trở thành cô giao liên thông minh, dũng cảm
?Em có nhận xét gì về năng lực MT của nhà văn?
-hs nhận xét
- NQS đó miêu tả chân thực, sinh động tâm lý trẻ thơ thể hiện bé Thu có bản lĩnh, có cá tính mạnh mẽ 
(Theo dừi đoạn trích kể về cuộc chia tay) 
- GV: Đã đến lúc hết hạn nghỉ phép, anh Sáu phải lên đường làm nhiệm vụ.
- HS đọc: “sáng hôm sau .từ từ trượt xuống”.
* Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra cha
Trước khi lên đường điều bất ngờ đối với anh là gì?
- Bé Thu lần đầu tiên cất tiếng gọi “ba”.
? Bé Thu đã thể hiện tình cảm với cha ntn?
Hs tìm các Biểu hiện:
 + Chạy xô tới – nhanh như 1 con sóc- chạy thót lên – ôm chặt lấy cổ ba nó.
 + hôn ba khắp vùng: hôn cổ, hôn vai, hôn cả lên vết thẹo dài bên má của anh Sáu.
 + Hai tay xiết chặt lấy cổ dang cả hai chân rồi ôm chặt lấy ba nó đôi vai nhỏ bé run run
- Khi hiểu ra, tình cảm tự nhiên của bé Thu được thể hiện qua tiếng gọi cha đầu tiên và qua hành động
Đó là một biểu hiện ntn?
-> Yêu mến cha sâu sắc, xuất phát từ chính cõi lòng bấy lâu bị dồn nén, nay có được dịp bứt phá.
? Vẻ mặt của bé Thu được t/g miêu tả lúc chia tay như thế nào? Vẻ mặt ấy biểu lộ nội tâm
 như thế nào? 
Cả lớp theo dõi sgk
- Đôi mi dài, cong, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng. Nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa
- Không còn lo lắng, sợ hãi, giận hờn nữa 
? Sau khi nghe anh Sáu nói: Thôi ba đi nghe con, bé Thu có phản ứng như thế nào? 
? Tiếng kêu "ba" của bé Thu diễn tả điều gì? Em có đồng ý với lời bình luận của người kể không?
- Thét lên: Ba! Ôm ba, hôn ba...
(Đọc lời bình)
- Tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt 
? Trong giây phút ấy, Thu nói với ba điều gì? 
-1 em đọc 
- Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con
- Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba! 
? Qua câu nói của Thu, em nhận thấy mong ước gì của bé?
- Muốn được ba chăm sóc, che chở. đây là mong ước chính đáng của đứa con yêu quý cha, tin tưởng vào tình của cha mình 
? Hãy nhận xét và lý giải những phản ứng của bé Thu trong đoạn truyện này? Tại sao bé Thu lại có thái độ và hành động thay đổi đến như vậy
-Thảo luận nhóm. 
? Chi tiết “vết thẹo trên mặt ông Sáu” có ý nghĩa gì trong truyện?
- Tạo tình huống thắt nút và mở nút-dẫn dắt câu chuyện và cuối cùng giải quyết chuyện t/c cha con ông Sáu
- Vì nó mà bé Thu kiên quyết không nhận cha, vì nó mà bé Thu trào dâng tình yêu cha mãnh liệt
- Còn có ý nghĩa tố cáo tội ác kẻ thù
? Vì sao nhà văn lại để bà ngoại lý giải nguyên nhân thái độ của bé Thu?
GV bổ sung cho hs hiểu
- hs nêu:
- Cách giải thích lý do của tác giả thật hợp lý và khéo léo. Trong trường hợp này Thu không thể giải bài những uẩt ức với má Vì nó đang giận má, không thể nói với bác Ba Vì bác là khách; chỉ có thể tâm sự với bà ngoại trong đêm hai bà cháu ngủ cùng nhau.
- Khi đó hiểu ra tất cả bé Thu thấy ân hận, hối tiếc, Vì vậy trong giây phút chia tay, nỗi nhớ của bé Thu bị đồn nén bấy lâu nay bỗng bùng ra mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, mãnh liệt 
GV: y/c hd treo tranh vẽ cảnh chia tay –bình luận-nhận xét-biểu dương tranh vẽ đẹp, đúng của hs
Từ đó em hiểu được gì trong tình cảm của bé Thu đối với ba?
- hs phát biểu
- có tình cảm chân thật, sâu nặng đối với cha, yêu cha sâu sắc 
? Cảnh này đã tác động như thế nào đối với những người chứng kiến? Người kể chuỵên có tâm trạng nào? 
A. Xúc động nghẹn ngào
B. Đau đớn tột cùng
C. Sung sướng khó tả
D. Giận giữ phẫn uất
? Với em, em có cảm nhận gì về cuộc chia tay này? 
- hs nêu cảm nhận của cá nhân
? Em nhân thấy tài năng nào của tác giả được thể hiện qua đoạn trích này? 
(Học sinh tự bộc lộ)
- Am hiểu tâm lý trẻ thơ, diễn tả tâm lý một cách sinh động 
- Tấm lòng yêu mến, trân trọng tình cảm trẻ thơ
-> nghệ thuật miêu tả dáng vẻ lời nói cử chỉ bộc lộ nội tâm nhân vật
b - Nhân vật ông Sáu 
? Tình cảm, niềm khao khát được gặp mặt con của ông biểu hiện qua những chi tiết nào? 
- hs đọc các chi tiết
- Tình người cha cứ nôn nao trong anh 
- Không chờ xuồng cập bến, nhún chân nhảy thót lên bờ 
- Bước những bước dài vội vàng. 
-Lần đầu tiên gặp con: Thuyền còn chưa cặp bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ,vừa gọi vừa chìa tay đón con.
? Bị con từ chối, ông Sáu có tâm trạng như thế nào? 
- Thất vọng, hụt hẫng, buồn bã
? Sau những cử chỉ vỗ về, thân thiện mà con bé vẫn phản ứng mãnh liệt, ông Sáu đã có hành động gì? Cử chỉ nhìn con, lắc đầu cười cho ta thấy điều gì? 
- Nêu trong vb
- Không nén được giận giữ, anh sáu đánh con. Điều đó chứng tỏ tình yêu thương đối với con trở thành bất lực. 
- Buồn đau đớn, xót xa. 
- Những ngày đoàn tụ: ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha
? Khi chia tay, tại sao anh chỉ khẽ nói? Đôi mắt nhìn con trong lúc chia tay gợi em suy nghĩ gì?
- Sợ con phản ứng mạnh như hôm trước
- Đôi mắt người cha già ... m thiết và sâu nặng ở người cán bộ cách mạng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh 
- Lên án kẻ thù đó gây bao đau thương mất mát cho bao gia đình Việt Nam. 
3/ Ý nghĩa văn bản:
Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
7’
* Hoạt động 4: Ghi nhớ
 - Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trong truyện
 - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, bình giảng.
 - Kĩ thuật: 
 Gọi hs đọc ghi nhớ
 hs đọc ghi nhớ
III - Tổng kết :
* Ghi nhớ SGK 
	* Hoạt động 5: Luyện tập
 - Thời gian dự kiến: 5 phút
 - Mục tiêu: Củng cố được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trong truyện
 - Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
 - Kĩ thuật: Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn
 ? Chi tiết nào trong truyện khiến em xúc động? Vì sao? 
 ? Vì sao tác giả không đặt tên nhau đề của truyện là:
+ Cuộc gặp gỡ cuối cùng; + Tình cha con; + Câu truyện cảm động về tình cha con; + Chuyện kể của tôi
GV: giới thiệu thêm về nv bé Thu sau này
V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài tiết sau.
- Đọc, tóm tắt lại đoạn trích 
- BT thêm: Viết đoạn văn kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của nhân vật khác 
 RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 15 - Tiết 73. Ngày soạn:6/12/2011 - Ngày dạy:8/12/2011
Tiếng Việt: Ôn Tập Tiếng Việt
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
HS đạt được: nắm vững một số nội dung phần tiếng Việt đã học ở học kỳ 1
- Vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: Nắm vững các nội dung Tiếng Việt đã học ở học kỳ I; các phương châm hội thoại, các cách xưng hô trong hội thoại, cách đẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
2. Kĩ năng: phát hiện, phân tích, hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng những kiến thức trên vào hoạt động giao tiếp.
III. CHUẨN BỊ:
- GV soạn bài lên lớp,bảng phụ,phiếu học tập
- HS soạn bài mới 
IV. TỔ CHỨC DẠY- HỌC:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
 Mục tiêu: Giúp học sinh tạo tâm thế tốt vào bài học.
 Thời gian: 1phút.
 Phương pháp: Thuyết trình.
 Kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
- Nội dung ôn tập:
	HS nhắc lại những đơn vị kiến thức đã học trong chương trình học kỳ 1, các nội dung đã ôn trong phần tổng kết từ vựng không ôn lại trong tiết này. 
Hoạt Động 2, 3, 4: Tìm hiểu bài (Đọc, quan sát và phân tích, giải thích các ví dụ, khái quát khái niệm, hệ thống hoá kiến thức tiếng Việt trong học kì I và luyện tập)
Phương Pháp: Vấn đáp; Nêu vấn đề, thuyết trình...
Kĩ thuật: Phiêú học tập (vở luyện tập Ngữ văn), Khăn trải bàn, Các mảnh ghép, động não
Thời gian: 35 phút - 40 phút. 
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
? Hãy nêu các phương châm hội thoại đã học? Lập sơ đồ?
? Nêu đặc điểm của mỗi phương châm hội thoại ?
? Hãy kể một tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại bị vi phạm?
Đọc câu 18/108 (bttn 9)
? Kể tên các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
? Em có nhận xét gì về hệ thống từ ngữ này?
? Khi dùng từ ngữ xưng hô trong hội thoại cần chú ý những gì?
? Lấy ví dụ minh hoạ?
? Em hiểu như thế nào về phương châm "Xưng khiêm, hô tôn" trong giao tiếp?
Đây là phương châm xưng hô không chỉ trong tiếng Việt mà còn của nhiều ngôn ngữ khác ở phương đông 
? Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải biết hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô?
- Nhận xét -> chốt 
Đọc câu TN 19/109 (BTTN9)
Có 2 cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật 
? Thế nào là cách dẫn trực tiếp?
? Thế nào là cách dẫn gián tiếp?
- GV đưa ra 2 ví dụ có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, yêu cầu hs xác định -nêu nd đoạn?
- HS đọc đoạn trích trang 191 
? Hãy chuyển những lời đối thoại thành những lời dẫn gián tiếp?
nhận xét -> sửa sai 
? Nhân xét sự khác biệt giữa đoạn trích nguyên văn với đoạn văn em vừa chuyển?
Gv đọc câu 20, 21/109 (BTTN 9)
- hs nêu-điền vào sơ đồ
- Phương châm về chất 
- Phương châm về lượng 
- Phương châm cách thức 
- Phương châm quan hệ 
- Phương châm lịch sự 
- hđ cá nhân
VD: a/ A. Anh đã ăn cơm chưa?
 B. Tôi đã ăn cơm rồi. (đúng PC về lượng) 
 C. Từ lúc mặc chiếc áo mới này tôi vẫn chưa ăn cơm. (thừa thông tin)
 b/ A. Con bò to gần bằng con trâu.
 B. Con bò to bằng con voi (chất)
Nhóm các từ xưng hô.
Từ ngữ cụ thể.
Cách dùng.
1. Đại từ xưng hô.
- tôi, tớ, chúng tôi..
- cậu, bạn
- nó, hắn
- ngôi thứ nhất, ngôi thứ 2, ngôi thứ 3 (số ít và số nhiều).
2. Dùng chỉ quan hệ họ hàng, chức vụ
- em, anh, bác, cô, ông...
- thủ trưởng, cô giáo
Dùng theo vai quan hệ trên dưới hoặc nghề nghiệp.
3. Danh từ chỉ người, tên riêng.
- Hồng, Hoa, Dung, Hà
- Dùng để xưng tên.
- hs nhận xét
- Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp 
- Ví dụ đối với người trên: Bác - Cháu; anh - em
Đối với bạn bè: bạn - tôi; cậu - tớ
Trong hội nghị: Quý vị - tôi 
- Khi xưng hô người nói tự xưng mình một cách khiêm tốn và gọi người đối thoại một cách tôn kính 
(HS lấy ví dụ minh hoạ)
- hs thảo luận nhóm
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. Từ để xưng hô không chỉ là các đại từ xưng hô, mà còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề 
*hs nhắc lại
- Là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong ngoặc kép.
- HS thực hiện 
- Quang Trung (ngôi thứ nhất) -> thứ ba 
- Tôi (Ngôi thứ nhất) -> vua Quang Trung (ngôi thứ ba)
I -Các phương châm hội thoại :
II - Xưng hô trong hội thoại 
- Phong phú tinh tế 
- Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp 
III - Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp 
	Hoạt động 5 : Luyện tập, củng cố.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích
Kĩ thuật: Khăn trải bàn, các mảnh ghép, dùng các phiếu .
Thời gian: 2 phút.
GV đọc câu chuyện:
Trong giờ vật lý thầy giáo hỏi:
- Em cho biết sóng là gì?
- HS: Thưa thầy sóng là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!
?Hãy cho biết câu trả lời của em hs đó vi phạm PC nào?
V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức đã ôn
- Về nhà ôn bài, tiết sau kiểm tra.
Tuần 15 - Tiết 74. Ngày soạn: 8/12/2011 - Ngày dạy:10 /12/2011
Kiểm Tra Tiếng Việt 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hệ thống hoá các kiến thức về tiếng Việt đã học trong học kỳ 1
 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn bản và trong giao tiếp xã hội .
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: Nắm lại những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt học kỳ I. Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực vận dụng trong thực hành.
2. Kĩ năng: vận dụng, hệ thống.
3. Thái độ: ý thức học tập.
III. CHUẨN BỊ:
	 - GV: Ra đề kiểm tra, phô tô đề
	 - HS: học bài, chuẩn bị giấy bút chuẩn bị kiểm tra.
IV. TỔ CHỨC DẠY- HỌC:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới: GV phát đề phô tô
I- Đề bài: 
A.Trắc nghiệm (2 đ) Khoanh Tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0,25đ/1 ý)
C âu 1:Câu văn nào sau đây sử dụng lời dẫn gián tiếp?
A. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống
B. Người con trai ấy đáng yêu thật,nhưng làm ông nhọc quá.
C. Anh hạ giọng,nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều.
D. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian?
Câu 2:Từ ngọn trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây. (Tố Hữu)
B. Gìơ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu (Bằng Việt)
C. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng (Bằng Việt)
D. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy (Chính Hữu)
C âu 3:Trong các câu sau,câu nào sai về cách dùng từ?
A. Khủng long là loại động vật bị tuyệt tự.
B. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du
C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.
Câu 4:Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B để có được những nhận
đ ịnh đúng về các phương châm hội thoại.
A
B
1.Phương châm về lượng
a.Cần chú ý nói ngắn gọn,rành mạch,tránh cách nói mơ hồ.
2. Phương châm về chất.
b.Khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác
3. Phương châm cách thức
4. Phương châm quan hệ
5. Phương châm lịch s ự
c.Không nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật hoặc không có bằng chứng xác thực.
d.Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp,không thiếu ,không thừa.
đ.Khi nói cần diễn đạt một mạch,nói khi nào hết ý của mình,kể cả dài dòng mới thôi.
e.Cần nói vào đúng đề tài giao tiếp,tránh nói lạc đề.
B/ Tự luận: (8đ)
 Câu 5 - Vận dụng kiến thức đó học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu sau: (3đ) 
"Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đàng,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 6. Đặt 1 tình huống giao tiếp trong đó có tuân thủ phương châm lịch sự (3đ)	 
Câu 7 - Đọc lại đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều", Tìm lời dẫn trực tiếp, cho biết đó là lời của ai? Nhận xét về cách nói của Mã Giám Sinh? (2đ)
 II- Đáp án, biểu điểm
A. Trắc nghiệm (2 đ)
C âu 1:D
Câu 2:A
Câu 3:A
Câu 4:1-d,2-c,3-a,4-e,5-b
B/Tự luận:(8đ)
5 - Những từ láy: “Nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu” trong đoạn thơ vừa tả hỡnh dỏng của sự vật vừa thể hiện tâm trạng con người: Buồn (3 điểm) 
6- Đặt đúng cuộc hội thoại có tuân thủ PC lịch sự (3d)
VD: Cháu ăn cơm chưa?
 Dạ thưa bác cháu ăn rồi ạ.
7 - Trong đoạn trích này lời dẫn trực tiếp được báo trước bằng từ “rằng” và đặt trong dấu ngoặc kép
- Đó là cách xưng hô của bà mối - người chuyên nghề mối lái: Đưa đẩy, vũng vo, nhỳn nhường: “Đáng giá nghìn vàng...
	- Cách xưng hô nói năng của Mã Giám Sinh là cách núi vừa trịch thượng, vô lễ (trả lời cộc lốc), vừa lươn lẹo khi mặc cả : Rằng : "Mua ngọc ...cho tường?" (2điểm) 
4/ Củng cố:
 - GV thu bài,đếm bài
 - Nhận xét giờ làm bài
5/ Dặn dò:
 - Tiếp tục ôn chuẩn bị cho tiết kiểm tra văn thơ hiện đại

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc