Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Mỹ Hội - Tuần 7

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Mỹ Hội - Tuần 7

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

 (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng của nhân vật và tấm lòng thuơng cảm cua rnhà thơ Nguyễn Du đối với con người

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Thấy rõ nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật và tấm lòng thương cảm của ND đối với con người.

- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.

- Sự đồng cảm của ND với những tâm hồn trẻ tuổi.

2. Kĩ năng:

- Bổ sung kiến thức Đọc-hiểu một vb truyện thơ Nôm thời kì trung đại.

- Nhận ra và thấy tỏc dụng của ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Phân tích tâm trạng nhõn vật.

- Cảm nhận sự thông cảm sâu sắc của ND với nhõn vật.

3. Thái độ:

 - Giáo dục HS lòng căm ghét với bọn xấu xa trong xã hội

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Mỹ Hội - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 7 - Tiết 31, 32. Ngày soạn:26/9/2011 - Ngày dạy:26/9/2011
KIềU ở LầU NGƯNG BíCH
 (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) 
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng của nhân vật và tấm lòng thuơng cảm cua rnhà thơ Nguyễn Du đối với con người
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức: 
- Thấy rõ nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật và tấm lòng thương cảm của ND đối với con người.
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
- Sự đồng cảm của ND với những tâm hồn trẻ tuổi.
2. Kĩ năng: 
- Bổ sung kiến thức Đọc-hiểu một vb truyện thơ Nôm thời kì trung đại.
- Nhận ra và thấy tỏc dụng của ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhõn vật.
- Cảm nhận sự thông cảm sâu sắc của ND với nhõn vật.
3. Thái độ: 	
 - Giáo dục HS lòng căm ghét với bọn xấu xa trong xã hội.
III. CHUẨN BỊ:
*GV: Nghiên cứu TLTK.
 - Tìm hiểu nghĩa các điển tích
 - In phóng bức tranh sgk.
*HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
Iv. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 10’
 * Đọc thuộc lòng văn bản “Cảnh ngày xuân”?
	Phân tích bức tranh khung cảnh ngày xuân và lễ hội trong tiết Thanh minh?
*Hoạt động 1: Tạo tâm thế
 - Thời gian: 2 phút
 - Mục tiêu: Giúp học sinh tạo tâm thế tốt vào bài học.
 - Phương pháp: thuyết trình
 - Kĩ thuật: 
Đọc Kiều, Chế Lan Viên viết:
 Bỗng quí cô Kiều như đời dân tộc
Chữ kiên trinh vượt trăm sóng tiền đường
Chàng Kim đã đến tìm lau giọt khóc
Và lò trầm đêm ấy toả hương bay
Những vần thơ gợi thương gợi nhớ trong lòng người đọc về cuộc đời bạc mệnh của người con gái tài sắc hiếu hạnh Thuý Kiều.Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích chính là một trong những khúc bi kịch nội tâm của Kiều trên con đường lưu lạc. 
	Nằm trong phần "gia biến và lưu lạc " Sau khi biết mỡnh bị lừa vào lầu xanh, Kiều uất ức, toan tự tử, Tỳ Bà đưa Kiều ra giam lỏng tại lầu Ngưng Bớch 
*Hoạt động 2: Tri giác
 - Thời gian dự kiến: 10 phút
 - Mục tiêu: Nắm được về tác giả, tác phẩm, cảm nhận bước đầu về văn bản qua việc đọc.
 - Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình.
 - Kĩ thuật: Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
* Hoạt động 3:
I. Tìm hiểu chung
H: Hãy nêu cách đọc văn bản?
- Đọc rõ ràng, diễn cảm.
giọng chậm buồn
GV đọc mẫu-gọi hs đọc
- 1 học sinh đọc -> Nhận xét.
? Cho biết vì sao TK phải ra lầu Ngưng Bích? Vị trí lầu này ở đâu?
- Hs đọc sgk T 94
- Lầu Ngưng Bích chơ vơ vắng vẻ bên bờ biển Lâm Truy
H: Hãy nêu vị trí đoạn trích?
- Giới thiệu vị trí đoạn trích (dựa vào sgk)
- Tự nghiên cứu các từ khó.
- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần II từ câu 1033-1054
?Xác định PTBĐ
- PTBĐ: BC +MT
H: Xác định kết cấu của văn bản?
? Trong văn bản, NV Thuý Kiều được miêu tả ở phương diện nào? (ngoại hình,nội tâm hay hành động?)
- Chia làm ba phần (6 câu thơ đầu, 8 câu thơ tiếp, 8 câu còn lại).
- Miêu tả nội tâm
- Bố cục: 3 phần
- Nội dung: Tâm trạng của Kiều khi ở lầu NB
15’
* Hoạt động 4: Phân tích 
 - Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trongtruyện
 - Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình, bình giảng.
 - Kĩ thuật: Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn.
II. Đọc-hiểu văn bản.
1. Khung cảnh lầu Ngưng Bích (Sáu câu thơ đầu)
H: Đọc thầm sáu câu thơ đầu và giải thích các từ “Ngưng Bích”, “khoá xuân” ?
- Đọc, giải thích từ khó.
H: Trong cảnh ngộ ấy, Kiều đã cảm nhận phong cảnh xung quanh như thế nào?
- Phát hiện.
Vẻ non xa trăng gần
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hông dặm kia.
a, Cảnh 
- Hỡnh ảnh chọn lọc tiêu biểu: non xa, trăng gần, cỏt vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia...
H: Không gian trong con mắt Kiều như thế nào?
-> Khung cảnh mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp, không một bóng người.
->cảnh mênh mông hoang vắng rợn ngợp
H: Hình ảnh “mây sớm đèn khuya” gợi ý nghĩa nào của thời gian ?
- Bẽ bàng mây sớm đèn khuya.
-> Vòng tuần hoàn khép kín của thời gian.
b, Tâm trạng
-Dùng từ láy,hỡnh ảnh gợi tả
H: Qua khung cảnh thiên nhiên em thấy Kiều đang ở hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?
-TN hoang sơ lạnh lẽo cao rộng thiếu vắng sự sống con người
-> Cô đơn, tội nghiệp.
20’
2. Nỗi nhớ của Kiều. ( tám câu thơ tiếp )
H: Trong cảnh ngộ này nàng đã nhớ đến ai?
- Phát hiện.
-> Nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ.
a. Nỗi nhớ Kim Trọng.
H: Kiều nhớ Kim Trọng trước có vẻ hợp lí hơn không? Vì sao?
- Rất hợp lí (sau gia biến, nàng coi như mình đã làm tròn bổn phận với cha mẹ và phụ tình với chàng Kim)
? Nhớ Kim Trọng là nhớ những gì?
? “chén đồng “được hiểu theo nghĩa nào?cụm từ “tấm son”sử dụng cách nói nào?
?Em có nhận xột gì về ngôn ngữ của nhõn vật sử dụng?
GV: ngôn ngữ độc thoại là lời nói thầm bên trong, tự nói với chính mình sẽ được học kĩ hơn ở tiết sau.
H: Qua đó em thấy được tâm trạng của Kiều như thế nào?
- Nhớ buổi hẹn ước thề nguyền
- chén đồng :nghĩa chuyển (cùng nhau)
- Tấm son: ẩn dụ (tấm lòng thương nhớ người yêu không quên / tấm lòng bị dập vùi hoen ố bao giờ gột rửa được).
- HS nhận xét.
- Phép ẩn dụ,ngôn ngữ độc thoại
-> Nỗi đau đớn, xót xa của một con người chung thuỷ trọn tình
b. Nỗi nhớ cha mẹ.
H: Tác giả biểu hiện nỗi nhớ cha mẹ qua những hình ảnh thơ nào?
H: Hiểu như thế nào về hình ảnh “quạt nồng ấp lạnh”?
- Phát hiện - đọc
Xót người tựa cửa hôm mai 
Quạt nồng ấp lạnh
- Phát hiện (dựa ct 10, 11)
GV: Bổ sung thêm :Hoàng Hương sinh ở đời Đông Hán năm 9 tuổi mẹ chết,ông khóc lóc thảm thiết trong làng ai cũng khen có hiếu.ở với cha sớm hôm hầu hạ mùa đông ông nằm vào chăn trước ủ ấm,mùa hè quạt mát cho cha ngủ. Quan Thái thú quận ấy làm sớ tấu lên vua ban cho biển vàng Người con hiếu hạnh và có thơ đề tặng 
Đông thì nằm ấm ủ chăn
Hè thì quạt mát mọi phần nồng oi
Trẻ thơ đã biết hiếu rồi
Nghìn thu chỉ có một người không hai
H: Nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả? Tác dụng của cách dùng đó?
- Nhận xét.
-> Dùng thành ngữ, điển cố.
- Dùng thành ngữ, điển cố nói lên tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
H: Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
- Đánh giá 
-> Trong hoàn cảnh này Kiều đáng thương nhất nhưng nàng đã quên cảnh ngộ của mình để nghĩ về người yêu và cha mẹ.
-> Đức hy sinh, lũng vị tha, chung thuỷ rất đỏng ca ngợi.
25’
Hãy đọc thầm 8 câu thơ cuối
- Cả lớp đọc thầm.
3. Tâm trạng của Kiều (Tám câu thơ cuối )
H: Nhận xét cảnh vật được miêu tả trong tám câu thơ cuối? Những cảnh đó gợi tâm trạng gì của Kiều?
GV hướng dẫn hs chia bảng 2 cột - chia lớp thành 4 nhóm thảo luận.
Cảnh
Tình
+ Cánh buồm xa xa
-> Cuộc đời chìm nổi vô định.
+ Hoa trôi man mác
-> số phận bèo bọt lênh đênh.
+ Nội cỏ rầu rầu
-> cuộc đời lụi tàn héo úa.
+ Đợt sóng bất ngờ
-> nỗi lo âu sợ hãi cho cảnh ngộ.
H: nhận xét biện pháp NT tác giả sử dụng trong đoạn thơ ? Phân tích tác dụng của các biện pháp NT đó?
 Thảo luận bàn 3’, trỡnh bày.
- HS phân tích tác dụng của các biện pháp NT: 
 + Tả cảnh ngụ tình, mỗi hình ảnh thiên nhiên đồng thời là 1 ẩn dụ về tâm trạng và số phận con người: cánh buồm -> nỗi buồn da diết về quê nhà xa cách 
 "hoa trôi man mác" -> nỗi buồn về số phận lênh đênh vô định; "Nội cỏ rầu rầu" giữa "chân mât mặt đất" -> nỗi bi thương vô vọng, kéo dài không biết đến bao giờ ; "gió cuốn mặt duềnh", "ầm ầm tiếng sóng" -> tâm trạng hãi hùng, lo lắng trước những tai hoạ phía trước
+ Điệp ngữ: "Buồn trông" -> tạo âm hưởng trầm buồn, điệp khúc của tâm trạng..
- Biện pháp ẩn dụ,điệp,từ láy,độc thoại nội tâm => Nỗi cô đơn, đau đớn, xót xa, bế tắc, tuyệt vọng ->NT tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
GV: Với cách chia bức tâm cảnh tuyệt vời ra thành 4 mảng,mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng con người. Cảnh là phương tiện MT còn tâm trạng là mục đích MT - ND đã rất thành công trong sử dụng NT tả cảnh ngụ tình –một trong bút pháp đặc sắc của văn thơ trung đại.
7’
* Hoạt động 5: ghi nhớ
 - Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trongtruyện
 - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, bình giảng.
 - Kĩ thuật: Kĩ thuật khăn trải bàn.
H: Khái quát lại ND, NT của văn bản ?
? Thái độ của tỏc giả và mong ước gửi gắm điều gì của ông?
HS trỡnh bày.
- HS tổng kết.
- Đọc ghi nhớ.
4/ Nghệ thuật:
-Nghệ thuật miờu tả nội tõm nhõn vật:diễn biến tõm trạng được thể hiện qua ngụn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tỡnh đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng cỏc biện phỏp tu từ.
5/ í nghĩa văn bản:
Đoạn trớch thể hiện tõm trạng cụ đơn, buồn tủi và tấm lũng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều.
II. Tổng kết:
* Ghi nhớ : sgk
	* Hoạt động 6: Luyện tập
 - Thời gian dự kiến: 5 phút
 - Mục tiêu: Củng cố được nội dung, nghệ thuật, các nhân vật trongtruyện
 - Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
 - Kĩ thuật: Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn
 Theo em đoạn thơ nào trong văn bản gần với âm nhạc nhất?
 ? Nhìn vào bức tranh trên em biết được điều gì về nhân vật chính của tác phẩm?
GV:Đoạn thơ để lại ấn tượng trong trái tim người đọc hàng mấy trăm năm-nhà thơ Tố Hữu thốt lên :Tố Như ơi!lệ chảy quanh thân Kiều
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
 - Hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản vừa học.
 - Xem “MGS mua Kiều”
 - Soạn “ Lục V õn Tiờn cứu KNN” -Đọc, trả lời câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản”.
 - Học thuộc lòng đoạn trích.
 RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuaàn 7 - Tiết 33. Ngày soạn:25/9/2011 - Ngày dạy:28/9/2011
Miêu tả trong văn bản tự sự
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
-Hiểu được vai trò của miêu tả trong một văn bản tự sự.
-Vận dụng hiểu biết về miêu tả trong văn bản tự sự để đọc - hiểu văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1.Kiến thức: 
- Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các PTBĐ trong 1 văn bản.
- Vai trò, t/d của MT trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản tự sự.
- Phát hiện và phân tích được tỏc dụng của MT trong VBTS
- Kết hợp kể chuyện với MT khi làm bài văn TS 
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS biết sáng tạo khi làm văn.
III. C ... ố:
? Trong VBTS khi muốn làm cho các hành động sự việc cảnh vật trở nên sinh động cần kết hợp các yếu tố nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học ghi nhớ, chuẩn bị " Viết bài TLV số 2".
- Làm tiếp các bài tập .
 RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuaàn 7 - Tiết 39. Ngày soạn:03/10/2011 - Ngày dạy: 06/10/2011
Trau dồi vốn từ.
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: Hiểu rõ nghĩa của từ và cách dùng từ, tăng cường vốn từ mới.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải nghĩa từ, dùng từ chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
III. CHUẨN BỊ:
1. GV: Bảng phụ.
 Lấy thêm, lựa chọn mẫu khác
2. HS: Học, làm bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 Ôn lại những tiết chữa lỗi dùng từ lớp 6
IV.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
 -Giao tiếp: trao đổi về tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ.
 - Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phự hợp với mục đớch giao tiếp.
V.CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
 -Thực hành: luyện tập sử dụng từ theo những tỡnh huống giao tiếp cụ thể.
 - Động nóo: suy nghĩ , phõn tớch
 VI. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
	 ? Tại sao ta phải tìm ra các lỗi dùng từ trong diễn đạt?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
 Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu sâu về các loại từ ghép đã được học ở tiểu học.
 Thời gian: 1phút.
 Phương pháp: Thuyết trình.
 Kĩ thuật: Kĩ thuật động não.
Giới thiệu bài: Từ là chất liệu để tạo nên câu.Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của con người, người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Từ đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt
Hoạt Động 2, 3, 4: Tìm hiểu bài ( Đọc, quan sát và phân tích, giải thích các ví dụ, khái quát khái niệm, hệ thống hoá các từ ghép)
Phương Pháp: Vấn đáp; Nêu vấn đề, thuyết trình...
Kĩ thuật: Phiêú học tập (vở luyện tập Ngữ văn), Khăn trải bàn, Các mảnh ghép, động não
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
25’
Hướng dẫn HS tìm hiểu việc rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
Lệnh: 1 em đọc to rõ lời nói của PVĐ 
- Đọc ví dụ (Bảng phụ)
- Cả lớp theo dõi
? Khi nói “1 chữ có thể dùng để diễn đạt nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng?
? Khi nói “1 ý nhưng có bao nhiêu chữ để diễn tả”là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng?
? Như vậy TV có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp 
của ta không? Vì sao?
? Vậy muốn phát huy tốt khả năng của TV mỗi chúng ta phải làm gì?
GV khái quát ý
- Suy nghĩ -> trả lời.
A. Từ nhiều nghĩa
B. Từ đồng âm
C. Từ đồng nghĩa
D. Từ trái nghĩa
- Chọn ý C 
- Hs trả lời: -> Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt. TV rất giàu và đẹp
- Biết vận dụng nhuần nhuyễn TV trong nói và viết
-> Mỗi cá nhân cần trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.
L:đọc mẫu a, b, c/2
- Đọc ví dụ 2.
H: Xác định lỗi diễn đạt trong những câu trên ?
* Phát hiện lỗi.
- VD a : dùng thừa từ “đẹp”.
- VD b: dùng sai từ “dự đoán” -> cần thay bằng từ “ước tính”.
- VD c: Dùng sai từ “đẩy mạnh” -> cần thay bằng từ “mở rộng”.
H: Giải thích vì sao có những lỗi này, vì “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta”?
- Rút ra nhận xét.
-> Vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sử dụng.
- Phải nắm được chính xác đầy đủ nghĩa của từ
H: Từ ví dụ vừa phân tích, hãy cho biết muốn sử dụng tốt tiếng Việt ta cần làm gì?
- Rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ: sgk / 100.
Hướng dẫn HS tìm hiểu việc rèn luyện để làm tăng vốn từ.
II. Rèn luyện làm tăng vốn từ.
Lệnh:đọc toàn đoạn trích
- Đọc ví dụ.
H: Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Nhà văn Tô Hoài nói về vấn đề gì có liên quan đến trau dồi vốn từ?
- Thảo luận.
-> Nhà văn Tô Hoài phân tích : quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
H: So sánh hình thức trau dồi vốn từ đã nêu ở phần 1 với hình thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du qua đoạn văn phân tích của Tô Hoài ?
-> Phần 1 đề cập đến việc trau dồi vốn từ thông qua quá trình rèn luyện (trên cơ sở đã biết nhưng có thể chưa biết rõ). Còn về trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến được thực hiện theo hình thức học hỏi.
-Phải rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết
H: Từ VD vừa phân tích có thể trau dồi vốn từ bằng cách nào ?
- Rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ: sgk
20’
Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích
Kĩ thuật: Khăn trải bàn, các mảnh ghép, dùng các phiếu.
Hướng dẫn HS luyện tập.
III. Luyện tập.
- Đọc yêu cầu bài tập 1
Bài tập 1:
H: Hãy chọn cách giải thích đúng?
- Làm miệng -> nhận xét.
- Hậu quả: kết quả xấu.
- Đoạt: Chiếm được phần thắng.
H: Sửa lỗi dùng từ ở những câu trong bài tập 3?
- Đọc yêu cầu bài tập 3 
- HS lên bảng làm bài.
-> Nhận xét.
Bài tập 3/102:
a. Dùng sai từ “im lặng” 
-> sửa: “yên tĩnh”, “vắng lặng”.
b. Dùng sai từ “thành lập” -> sửa: “thiết lập quan hệ ngoại giao”.
c. Dùng sai từ “cảm xúc” -> sửa: “cảm động”, “cảm phục”.
H: Dựa theo ý kiến của Hồ Chí Minh em hãy nêu cách thực hiện để làm tăng vốn từ?
- Đọc yêu cầu bài tập 5.
- 2 HS lên bảng làm bài.
-> Nhận xét.
Bài tập 5/`03
a. Nhuận bút: Tiền trả cho một tác phẩm.
b. Thù lao: Trả công để bù đắp và lao động đã bỏ ra.
- Đọc yêu cầu bài tập 8, 9
Bài tập 8/104
- GV chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện yêu cầu một bài tập.
- Nhóm 1: BT8.
- Nhóm 2 : BT9.
-> Trình bày
-> Nhận xét – cho điểm.
- Năm từ ghép: bảo đảm - đảm bảo, đấu tranh - tranh đấu; đợi chờ – chờ đợi
- Từ láy: dạt dào – dào dạt; đau đớn - đớn đau
Bài tập 9/104
- Bất: bất biến, bất công, bất diệt
4. Làm bài tập trắc nghiệm: 
1/ Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
 Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải biết làm gì ?	
A. Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
B. Phải biết sử dụng thành thạo câu chia theo mục đích nói.
C. Phải nắm được các từ có nét chung nét nghĩa.
D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.
2/ Nối từ thích hợp ở cột A với ND thích hợp ở cột B để có các cách giải thích đúng về nội dung các từ
A
B
1/ Đồng âm
a, Là những lời hát truyền miệng của trẻ em
2/ Đồng giao
b, Là những người cùng học một thầy
3/ Đồng môn
c, Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau
5. Hướng dẫn HS ở nhà:
- Hiểu nội dung bài học.
- Bài tập về nhà: 2, 4, 6 / 102, 103.
- Chuẩn bị: Miờu tả nội tõm trong văn bản tự sự.
RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuaàn 7 - Tiết 34, 35. Ngày soạn:27/9/2011 - Ngày dạy:30/9/2011
Viết bài tập làm văn số 2
Văn tự sự
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
Rèn luyện kĩ năng viết văn có sử dụng biện páhp nghệ thuật trong văn tự sự.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC-KỸ NĂNG:
1.Kiến thức: Vận dụng những kiến thức đã học để viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người và sự việc.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết sáng tạo khi làm văn, ý thức cẩn thận.
III. CHUẨN BỊ:	
1. GV: Đề kiểm tra.
2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị vở viết TLVăn.
IV. TỔ CHỨC DẠY-HỌC:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới:
GV đọc và chép đề bài.
* Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
* Đáp án và biểu điểm.
A. Yêu cầu:
- Hình thức bài viết là một lá thư gửi bạn học cũ.
- Nội dung là câu chuyện về buổi thăm trường cũ sau 20 năm kể từ ngày ra trường.
- Người viết cần phải tưởng tượng mình đã trưởng thành nay trở lại thăm trường vào một ngày hè
- Bài viết phải kết hợp được yếu tố miêu tả (trong khi kể).
B. Đáp án:
1. Phần đầu bức thư .
- Lí do trở lại thăm trường cũ.
- Thăm trường vào thời gian nào? Với ai?
2. Phần chính.
- Quang cảnh trường lúc đó như thế nào?: Sân trường, vườn trường, phòng học và những đổi thay với thời điểm em còn học ở đây (miêu tả cảnh).
- Đến trường em gặp những ai : thầy cô, các em học sinh hiện nay, bác bảo vệ (tả người: diện mạo, hành động, lời nói)
- Quang cảnh trường và những người gặp lại đã gợi lại cho em những kỉ niệm, những cảm xúc gì về ngôi trường năm xưa, về tuổi ấu thơ trong sáng và đẹp đẽ.
- Tâm trạng, cảm xúc của em trước cảnh trường hiện tại.
3. Phần cuối. 
- Khẳng định tình cảm, trách nhiệm của bản thân với ngôi trường.
- Lời hứa hẹn.
C. Biểu điểm.
* Điểm 9 – 10: Đảm bảo các yêu cầu trên, nội dung sâu sắc, lời kể hấp dẫn, miêu tả sinh động, bài viết giàu cảm xúc và chân thành, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp, trình bày rõ bố cục.
* Điểm 7 – 8: Đảm bảo tương đối tốt những yêu cầu trên sai không quá hai lỗi.
* Điểm 5 – 6: Nắm được yêu cầu của đề bài, yếu tố tưởng tượng còn hạn chế, kể chuyện chưa hấp dẫn, miêu tả chưa sinh động – Sai không quá 4 lỗi.
* Điểm 3 – 4: Còn lúng túng về phương pháp làm bài, còn mắc nhiều lỗi sai trong bài làm.
* Điểm 1 – 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề, làm lạc hướng của đề bài ra.
4. Củng cố: 
 - HS làm bài -> hết giờ, GV thu bài.
 - Nhận xét tiết làm
5. Dặn dò: 
 - Chuẩn bị giờ sau : soạn văn bản Lục Võn Tiờn cứu KNN.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc