Tiết : 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
A. Mục tiờu
1. Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
- Y nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung van bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái đo:
- Tôn trọng, kính yêu, học tập, noi theo tấm gương, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
- Có ý thức trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập với thế giới.
B- CHUẨN BỊ :
GV: SGK – SGV – tài liệu tham khảo
HS: soạn bài – tìm hiểu một số bài viết về sự giản dị củaBác
Ngày soạn: 19/ 08/ 2011 Ngày giảng: 22/ 08/ 2011 Tiết : 1 phong cách hồ chí minh (Lê Anh Trà) A. Mục tiờu Kiến thức: Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt. Y nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. Kĩ năng: Nắm bắt nội dung van bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. Thái đo: Tôn trọng, kính yêu, học tập, noi theo tấm gương, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Có ý thức trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập với thế giới. B- Chuẩn bị : GV: SGK – SGV – tài liệu tham khảo HS: soạn bài – tìm hiểu một số bài viết về sự giản dị củaBác C- tiến trình dạy và học : 1. ổn định tổ chức :(1') 2. Kiểm tra :( 4') kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung * Hoạt động 1 : Khởi động- Giới thiệu bài(1’) * Hoạt động 1 : Đọc hiểu văn bản - HS đọc văn bản ? - GV giới thiệu về văn bản : Trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà (Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam) -GV: Giải nghĩa từ ,phong cách ? Bài văn đã khẳng định nét nổi bật trong phong cách của Hồ Chí Minh là gì ? + Là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử ... tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó + Bài văn chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của người. Cốt lõi của P/c HCM là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa nhân loại với tinh hoa văn hóa dân tộc. -GV: Từ những hiểu biết qua giới thiệu của cô giáo và sự chuẩn bị bài em hãy giới thiệu sơ lược văn bản ,Phong cách Hồ Chí Minh? + Tác giả, bài viết + Nội dung chính của bài. -GV: Đây là bài văn nghị luận, để làm sáng tỏ nội dung tác giả đã có một hệ thống lập luận chặt chẽ em hãy xác định bố cục văn bản ? + Sự kết hợp giữa văn hóa nhân loại và văn hóa dân tộc trong phong cách HCM. + Sự kết hợp giữa đời sống thanh cao mà vô cùng giản dị trong phong cách HCM. GV: HS đọc lại văn bản theo từng phần để nhấn mạnh 2 ý chính. - GV chốt lại : Bài nghị luận xã hội của Lê Anh Trà đã chỉ ra sự thống nhất, kết hợp hài hòa của các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại để làm nên sự thống nhất giữa sự vĩ đại và giản dị trong phong cách của Người. - GV đọc phần1. ý khái quát đầu tiên của đoạn này ở câu văn nào ? + “Trong cuộc đời .... phương Tây”. - Bác Hồ đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng cách nào ? Tìm các ví dụ có tính chất luận cứ chứng minh cho luận điểm đã nêu ở đầu đoạn ? + Ghé lại nhiều hải cảng, thăm nhiều nước, sống dài ngày ở Pháp ở Anh, học nhiều thứ tiếng nước ngoài, làm nhiều nghề, tìm hiểu văn hóa nghệ thuật của các nước đến mức uyên thâm, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán cái dở cái tiêu cực ... - Từ viện dẫn các luận cứ có tính chứng minh đó tác giả đưa ra luận cứ có tính chất giải thích kết luận nào ? Kết luận đó có hợp lý không ? + “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Hồ Chi Minh ...” + “Nhưng điều kỳ lạ .... rất mới, rất hiện đại”. + Cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên và hiệu quả, kết luận được đưa ra sau nhằm khẳng định những luận cứ đã đưa ra trước đó. - GV nâng cao : Câu văn cuối đoạn “Nhưng .... rất hiện đại” có thể coi là lập luận quan trọng nhất trong bài nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính “Sự kết hợp hài hòa văn hoá nhân loại và văn hóa dân tộc trong phong cách Hồ Chí Minh”. Trong thực tế các yếu tố “dân tộc” và “nhân loại”, “truyền thống” và “hiện đại” luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hòa của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là điều kỳ diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả : đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó. * Hoạt động 3 :Củng cố- Dặn dò 1- Củng cố : Suy nghĩ của em về phong cách của người học sinh ? 2- Hướng dẫn về nhà : - Bác đi nhiều, học rộng ... nhưng điều quan trọng để tạo nên phong cách của Bác lại chính là sự tiếp thu có chọn lọc ? Suy nghĩ của em. 20' 15 5 I- Đọc , Tìm hiểu chung : 1- Đọc : 2- Tìm hiểu chú thích - Nội dung cơ bản : Đó là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự vĩ đại và giản dị. - Bố cục : 2 phần II- Tìm hiểu văn bản : 1- Sự kết hợp giữa văn hóa nhân loại và văn hóa dân tộc trong phong cách Hồ Chí Minh - Lý giải sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại trong phong cách Hồ Chí Minh. + Viện dẫn các luận cứ nhằm chứng minh + Đưa ra luận cứ có tính giải thích kết luận -> Hồ Chí Minh một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại Tiết : 2 phong cách hồ chí minh Lê Anh Trà I- Mục tiêu 1. Kiến thức Giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh : Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị qua bài nghị luận thuyết minh. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng phân tích luận điểm bài văn, dựa vào hiểu biết của mình tích hợp với văn thơ của Bác. 3. Thái độ : Tình cảm kính yêu và ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác, hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. (Đã II- Chuẩn bị : GV: SKG- Tài liệu tham khảo HS: đọc lại nội dung bài, trả lời câu hỏi III- tiến trình dạy và học : 1. ổn định tổ chức : (2' 2- Kiểm tra : (5 phút) Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được Lê Anh Trà đề cập trong bài viết là gì ? Điều gì đã tạo nên vẻ đẹp phong cách đó ? (Nội dung thuyết trình vào bài- HĐ1) 3- Bài mới : Hoạt động của thầy và trò TG Nội dunng * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới - GV thuyết trình vào bài : Vốn tri thức văn hóa sâu rộng mà Bác có được qua các con đường : lao động, học hỏi ... không phải chỉ dừng ở đó mà Bác còn tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực, trên nền tảng dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. Vì vậy mà ta khẳng định Phong cách Hồ Chí Minh là : - Đoạn văn 1 theo em được lập luận theo cách quy nạp hay diễn dịch ? (Quy nạp kết hợp giải thích). * Hoạt động 2 : - Để củng cố cho lập luận của mình, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nhằm khẳng định vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh không chỉ là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại mà còn là sự kết hợp giữa đời sống thanh cao mà vô cùng giản dị. Đọc đoạn 2 ? - GV:Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh được nhà văn dẫn tới từ đâu ? + Tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến : đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp từng đi vào thơ ca như huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là các em thiếu nhi ... - GV hoặc HS đọc một số câu thơ, bài văn, mẩu chuyện, ảnh cũng nói tới các chi tiết trên ? + Bài hát “Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu Bác về ...”. ảnh tư liệu : “Bác Hồ với chiến dịch Biên giới, Lán Nà Lừa, nhà sàn ...” - Nhắc lại một số nội dung có liên quan trong bài -Đức tính giản dị của Bác Hồ- của Phạm Văn Đồng (lớp 7). Cách diễn đạt của Lê Anh Trà có gì khác ?(2 câu đầu tiên của đoạn) ? + Dẫn chứng sống động, thủ pháp liệt kê không gây nhàm chán đơn điệu mà có tác dụng thuyết phục. Đều giới thiệu ngôi nhà sàn ... nhưng Lê Anh Trà khác về cách diễn đạt giới thiệu có sự so sánh giữa vị tiên và con người. -GV: Từ việc đưa ra các dẫn chứng để ca ngợi lối sống giản dị của Bác tác giả đưa người đọc đến luận cứ có tính giải thích khẳng định “Tôi dám chắc ..... cho tâm hồn và thể xác”. ý cần khẳng định là gì ? + Không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó. + Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, khác người. + Đây là một cách sống văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. - Giáo viên chốt lại nâng cao : Phần cuối bài tác giả đã khiến cho bài viết sâu sắc bằng cách kết nối quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm – các vị hiền triết của non sông đất Việt. Dẫu sự so sánh không thật tương đồng bởi Bác một chiến sĩ cách mạng, là chủ tịch nước còn Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh cuộc sống sôi động bên ngoài. - Em đọc một bài thơ của Bác cũng nói thú điền viên ? (Cảnh rừng Việt Bắc, tức cảnh Pác Bó, đi thuyền trên sông Đáy) .... - Là một bài văn nghị luận em thấy tác giả đã thành công ở điểm nào ? + Cách nêu luận điểm, luận cứ rõ ràng. + Đan xen giữa lời kể là lời bình luận tự nhiên “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như chủ tịch HCM...” “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích ...” + Dẫn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt “siêu phàm, tiết chế, ... gợi sự gần gũi giữa Bác với các vị hiền triết. + Sử dụng nghệ thuật đối lập (vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam) * hoạt động 3 : Luyên tập - GV cùng HS hệ thống hóa kiến thức theo bảng tổng kết. * Hoạt động 4 :Củng cố- Dặn dò 1- Củng cố : - những biện pháp nghệ thuật tạo nên phong cách? 2- Dặn dò : (iên hệ lối sống cá nhân, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tìm hiểu bài “Phương châm hội thoại” 1’ 15 14’ 2’ 4’ Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. 2- Sự kết hợp giữa đời sống thanh cao mà vô cùng giản dị trong phong cách Hồ Chí Minh - ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng Bác có lối sống vô cùng giản dị. + Nơi ở, làm việc đơn sơ + Trang phục giản dị + Ăn uống đạm bạc - Cách sống giản dị, đạm bạc của Bác lại vô cùng thanh cao trang trọng. Bởi đó là một cách sống văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. 3- Những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu: - Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục. - Kết hợp giữa kể và bình luận. - Chọn lọc chi tiết tiêu biểu. - Dẫn thơ, dùng từ Hán Việt - Nghệ thuật đối lập III- Tổng ... a. Trên đường về quê: - Phảng phất nỗi buồn ngạc nhiên không tin đó là làng cũ. - Về đến nhà nỗi buồn như càng tăng lên vì: Mong ước, hy vọng khác xa thực tế. -> Thất vọng vì sự sa sút hoang phế. => Nghệ thuật miêu tả so sánh, biểu cảm trực tiếp -> đối chiếu hiện tại và hồi ức -> tâm trạng buồn ngạc nhiên làng quê tiêu điều xơ xác. b. Tâm trạng nhân vật Tôi trong những ngày ở nhà: * Hiện tại: - Nhuận thổ: Vàng sạm, nếp nhăn, mũ rách, mũ bông , tay thô kệch. - Thuỷ sinh: Vàng vột , cổ không đeo vòng. - Hải Dương: Môi mỏng tay chống lạng như cái côm pa. * Quá khứ: - Đeo vàng sáng, mắt tròn, da bánh mật,tay hồng hào mập mạp , tình bạn hồn nhiên. - Hải dương: Tây thi đậu phụ * Cảm xúc: Buồn , dau xót, cô đơn vì con đường thay đổi xa sút. => Vì đói nghèo, lễ giáo -> nhân vật Tôi thương cảm bùi ngùi. . Ngày soạn: 09/ 12/ 2011 Ngày giảng: 12/ 12/ 2011 Tiết 78- bài 16 cố hương ( Tiếp) A.Mục tiêu 1. Kiến thức - Giúp học sinh: + Thấy được cảm xúc của nhân vật Tôi khi rời cố huơng + Thấy được tâm trạng của nhân vật khác. Từ đó thấy màu sắc chữ tình của tác phẩm. 2. Kỹ năng : - Tiếp tục rèn kỹ năng nhận xét, đánh giá. Rèn kỹ năng phân tích nhân vật. 3. Thái độ : Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, biết trân trọng tình cảm cao đẹp. B- Chuẩn bị : - GV: SGK - Tài liệu tham khảo - Bình giảng văn 9 - HS: Soạn -Đọc văn bản theo câu hỏi hướng dẫn. C- tiến trình dạy và học : 1. ổn định tổ chức : (1phút) 2. Kiểm tra : (5 phút) Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật Tôi trong những ngày ở quê? Nhận xét nghệ thuật? Đáp án:- Tâm trạng buồn, đau xót, cô đơn vì mọi người thay đổi -> NT so sánh đối chiếu nổi bật quá khứ, hiện tại, cảm xúc nhân vật. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu cảm súc suy nghĩ nhân vật Tôi khi rời quê ( 12 phút) - GV: cho HS tóm tắt phần 3 HS tóm tắt. - Cảnh vật hiện ra trong con mắt nhân vật Tôi trong phút giây xa cách như thế nào? - Cảnh vật quá khứ hiện ra như thế nào? - Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Tôi được bộc lộ ra làm sao? - GV: vì sao rời cố hương nhân vật Tôi lại cảm thấy lòng Tôi không chút lưu luyến mà lẻ loi vô cùng? - GV: khi rời cố hương nhân vật Tôi có mong ước điều gì? - Em đánh giá như thế nào về tìn cảm nhân vật Tôi với cố hương? HS: suy nghĩ trả lời *Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân vật Nhuận Thổ ( 10 phút) - Em có suy nghĩ gì về nhân vật Nhuận Thổ qua cái nhìn của nhân vật Tôi? - GV: Hình ảnh Nhuận Thổ và một số nhân vật khác muốn bộc lộ một sự thật, đó là sự thật nào? GV: Liên hệ thực tế xã hội Việt Nam giai đoạn ( 30- 45) *Hoạt động 3: Tìm hiểu hình ảnh con đường ( 10 phút) GV: Trong truyện có những con đường nào tác giả nói đến? -Hoạt động nhóm: - Con đường tác giả muốn nói đến là con đường nào? con đường đó có ý nghĩa như thế nào? . Đại diện nhóm trả lời . Nhóm khác nhận xét -> GV chốt lại nội dung. -Hình ảnh cố hương mang ý nghĩa gì? - Vấn đề đặt ra trong tác phẩm là gì? * Hoạt động 4: Tổng kết ( 3 phút) - Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. - HS đọc ghi nhớ ( SGK) Hoạt động 5 : Củng cố- Dổn dò 1- Củng cố : ( 3 phút) - Chủ đề của truyện - Nội dung và nghệ thuật 2- Hướng dẫn về nhà : (1phút) - Đọc lại văn bản nắm chắc nội dung - Chuẩn bị bài: Ôn tập tập làm văn. c. Cảm xúc của nhân vật Tôi trên đường rời cố hương: Hiện tại Cảnh quá khứ Cảm xúc suy nghĩ - Con thuyền xa rời dần - Ngôi nhà mờ dần trong hoàng hôn - cánh đồng xanh biếc vòm trời - Lòng không chút lưu luyến, hướng tới tương lai hy vọng tin tưởng vào con đường đã lựa chọn hy vọng vào thế hệ trẻ-> suy nghĩ triết lý về hình ảnh con đường, niềm hy vọng trong cuộc sống. => Tình yêu quê hương gia đình sâu đậm hy vọng vào tương lai thế hệ trẻ sẽ đem đến những thay đổi cho quê hương. 2. Nhân vật Nhuận Thổ: - Từ chú bé hồn nhiên, khoẻ mạnh -> Bác nông dân nghèo túng khô cằn, đần độn. Nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. = > là những minh chứng cho về sự sa sút tiêu điều của cố hương vì nghèo đói, lạc hậu -> đó là hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến TQ 3. Hình ảnh con đường: - Đường thuỷ, đường sông đưa nhân vật Tôi về quê, rời quê. - Con đường trong suy nghĩ liên tưởng của tác giả. -> Triết lý về cuộc sống con đường đi đến tự do hạnh phúc do chính con người tạo ra. V. Tổng kết: * Ghi nhớ (SGK) Ngày soạn: 11/ 12/ 2011 Ngày giảng: 14/ 12/ 2011 Tiết 79 Trả bài tập làm văn số 3 I- Mục tiêu : 1. Kiến thức Giúp học sinh thấy được những kiến thức tập làm văn đã học về văn tự sự, sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự sự kết hợp trong bài viết. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng lựa chọn ngôi kể, kết hợp các yếu tố miêu tả,nghị luận, độc thoại trong bài tự sự. 3. Thái độ : Bồi dưỡng tình cảm thầy trò trong sáng, ý thức vươn lên trong học tập và tu dưỡng. II- Chuẩn bị : - GV bài đã chấm chữa của HS - Ôn tập văn tự sự, đọc các đoạn văn tham khảo. III- tiến trình dạy và học : 1- ổn định tổ chức : 2- Kiểm tra : ( không KT) 3- Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1 : Nêu yêu cầu của bài viết (10 phút) - GV chép đề bài lên bảng : - Miêu tả nội tâm. -Yếu tố nghị luận - Tái hiện những tình cảm, nỗi xúc động, suy nghĩ chân thực về tình anh em, bạn bè .... * hoạt động 2 : Đánh giá, nhận xét bài viết ( 9 phút) - Những ưu điểm nổi bật của bài tự sự ? + Xác định đề và trọng tâm rõ ràng. + Lựa chọn ngôi kể phù hợp. Sử dụng các tình huống có yếu tố bất ngờ, hợp lý. + Có ý thức trong việc kết hợp các phương thức biểu đạt : Kể, miêu tả, bộc lộ cảm xúc. + Có sử dụng các yếu tố : miêu tả, biểu cảm, đối thoại và độc thoại nội tâm tuy nhiều chỗ chưa được rõ ràng và hay. + Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các câu văn ngắn gọn, có ý thức sử dụng dấu câu, ít sai lỗi chính tả - Những hạn chế của bài viết và hướng sửa chữa khắc phục ? + Xác định được yêu cầu kể về một kỷ niệm nhưng không biết kể như thế nào, chọn kỷ niệm nào, vì vậy nói lan man, tình huống không có gì đặc biệt. Lời kể không gây được cảm xúc. + Trình bày lộn xộn, chữ viết cẩu thả, không viết hoa tên riêng, không có dấu câu, thậm chí chữ viết thiếu nét, thiếu dấu, sai chính tả quá nhiều. + Chưa kết hợp các phương thức biểu đạt, dùng toàn lời kể đơn điệu, không có cảm xúc. + Chưa sử dụng các yếu tổ bổ trợ cho tự sự như miêu tả, nghị luận ... * Hoạt động 3 : GV lập lại dàn bài cho HS ( 6 phút) 1- Mở bài : - Giới thiệu về kỷ niệm đáng nhớ. - Cần thông qua một tình huống cụ thể xảy ra khiến mình nhớ lại. 2- Thân bài : - Kể lại diễn biến sự việc : + Trình tự thời gian, không gian, ở đâu ? vào thời gian nào ? + Tình huống dẫn đến câu chuyện đáng nhớ. + Cách thái độ, cách sử sự của người thân đối với em : cử chỉ, điệu bộ, lời nói ... + Thái độ của em trước sự việc. Tại sao em cho là đáng nhớ. Kỷ niệm đó đáng nhớ do bất ngờ hay do hiệu quả ? + Những tình cảm, suy nghĩ chân thực của em. Chú ý diễn tả bằng miêu tả nội tâm.. - Sự suy nghĩ thấu đáo của em về bước đường học tập và rèn luyện của mình trước tình cảm người thân. (sử dụng yếu tố nghị luận). 3- Kết bài : - Mong muốn, mơ ước của mình - Lời hứa với chính mình. + Chọn ngôi kể (ngôi thứ nhất), lựa chọn tình huống (để bộc lộc được cảm xúc). Sử dụng các yếu tố bổ trợ : miêu tả, đối thoại, độc thoại và nghị luận. *Hoạt động 4: Sửa lỗi ( 10 phút) - GV đưa ra một số lỗi: + Chính tả: Tốt ( tố), qua ( quan), quên ( quyên), nghe ( ngheo) + Diễn đạt: yêu quý thầy - rất thích. - Hoạt động nhóm . Đại diện nhóm trả lời . GV nhận xét, sửa chữa. * Hoạt động 5: GV trả bài ( 3 phút) - Đọc bài khá 1- Đề bài : - Yêu cầu chung : 1- Nội dung chính : 2- Yêu cầu sử dụng các yếu tố : 2- Đánh giá nhận xét bài làm : - Ưu điểm + Kể ở ngôi thứ nhất, lựa chọn tình huống phù hợp + Kết hợp các phương thức biểu đạt. + Sử dụng các yếu tố bổ trợ + Trình bày sạch, đẹp. - Nhược điểm : 3- Lập dàn bài : 4. Sửa lỗi: 3- Củng cố : ( 5 phút) - HS Sửa những lỗi sai trong bài viết 4- Hướng dẫn về nhà: ( 2 phút) - Xem lại văn nghị luận đã học ở lớp 7, 8. Ngày soạn: 11/ 12/ 2011 Ngày giảng: 14/ 12/ 2011 Tiết 80 Trả bài kiểm tra tiếng việt + văn A- Mục tiêu 1- Kiến thức Giúp học sinh thấy được những kiến thức tiếng Việt đã vận dụng làm bài kiểm tra : Phương châm hội thoại, sự phát triển từ vựng, các biện pháp tu từ, cách dẫn trực tiếp, gián tiếp, cách xưng hô ... Những kiến thức về truyện, thơ hiện đại Việt Nam. 2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích và đánh giá tác dụng của các hình thức nghệ thuật. Kỹ năng cảm thụ văn thơ hiện đại Việt Nam. 3- Thái độ : Lòng yêu thích bộ môn, có nhận thức đúng về nội dung của các kiến thức ngữ văn đã học. B- Chuẩn bị : - Đề bài, đáp án, biểu điểm,, nhận xét đánh giá. - Ôn tập tiếng Việt – Thơ truyện hiện đại. C- Tiến trình tổ chức dạy học: 1- Kiểm tra : ( Không kiểm tra) 2- Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1 : ( 15 phút) - GV thông qua đáp án, biểu điểm hai phần trắc nghiệm và tự luận + Phần trắc nghiệm (4 điểm) + Phần tự luận (6 điểm). + Đáp án bài soạn tiết 74. - GV đánh giá ưu nhược điểm của bài làm tiếng Việt ? . * hoạt động 2 :( 5 phút) - Học sinh xem bài làm và sửa sai vào vở. - Giáo viên công bố điểm, ghi vào sổ I- Đề kiểm tra tiếng Việt : 1- Yêu cầu của bài kiểm tra : 2- Đánh giá nhận xét bài làm : - Ưu điểm : - Phần trắc nghiệm làm tương đối tốt - Đa số Hs làm bài tốt, kết quả tương đối cao. * Tồn tại : - Vộn còn học sinh không có ý thức làm bài( Lò Hùng , Cang) - Phần trắc nghiệmcâu 8 nhiều học sinh còn nhầm lẫn, chưa đọc kỹ câu hỏi. - Phần tự luận, một số học sinh chưa lấy được ví dụ, hoặc ví dụ chưa phù hợp. - Câu 2 phần tự luận giải nghĩa còn chưa sát. - Một số bài làm còn tẩy xoá, sai lỗi chính tả. 4- Kết quả: * Hoạt động 3 : Đề kiểm tra thơ truyện hiện đại ( 5 phút) - GV thông qua đáp án, biểu điểm hai phần trắc nghiệm ( đã thực hiện ở tiết 75) * hoạt động 4 : ( 10 phút) - GV đánh giá ưu nhược điểm của bài kiểm tra thơ truyện hiện đại ? * hoạt động 5 ( 5 phút) - Học sinh xem bài làm và sửa sai vào vở. - Giáo viên công bố điểm, ghi vào sổ hoạt động 6: Củng cố- Dặn dò 1- Củng cố ( 3 phút) - Sửa những lỗi sai trong bài viết 2- Hướng dẫn về nhà : ( 2 phút) - Chuẩn bị phần ôn tập tập làm văn II- Đề kiểm tra thơ, truyện hiện đại : 1- Yêu cầu của bài kiểm tra : * Phần trắc nghiệm(4.5đ) * Phần tự luận :(5,5đ) 2- Đánh giá nhận xét bài làm : * Ưu điểm - đa số hs làm bài tương đói tốt - Trình bầy sạch sẽ , khoa học * Tồn tại : - Nhiều bài bị điểm kém( Cang , Long) Câu 8 phần trắc nghiệm nhiều học sinh còn nhầm lẫn nghệ thuật của các bài. - Câu 2 phần tự luận một số học sinh còn trình bày dài dòng, chưa đúng trọng tâm. 4- Kết quả:
Tài liệu đính kèm: