Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 5

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 5

Tiết 21/ Tiếng Việt: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức :

- Sự biến đổi và phát triển của tự ngữ.

- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ.

2. Kỹ năng :

- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

3. Thái độ :

- Bước đầu có ý thức tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong văn bản. đặc biệt cảm thụ văn chương.

B- Chuẩn bị :

 GV:- Tìm hiểu những kiến thức nâng cao ngữ văn 9. SGK- SGV

 HS:- Thuộc lòng một số bài thơ đã học trong chương trình.

C- Tiến trình dạy và học :

 1- ổn định tổ chức : (1phút)

2- Kiểm tra : (5')

Thế nào là lời dẫn trực tiếp? Lời dẫn dán tiếp? Cho VD?

 

docx 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch tuần V
Tiết
21
Sự phát triển của từ vựng
Tiết
22
Đọc thêm: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Tiết
23
24
Hoàng Lê nhất thống Chí
Tiết
25
Sự phát triển của từ vựng (tt)
Ngày soạn: 20/9/2011
Ngày dạy:  /  / ..
Tiết 21/ Tiếng Việt:	 sự phát triển của từ vựng
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
- Sự biến đổi và phát triển của tự ngữ.
- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ.
2. Kỹ năng :
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
3. Thái độ :
- Bước đầu có ý thức tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong văn bản. đặc biệt cảm thụ văn chương.
B- Chuẩn bị : 
	GV:- Tìm hiểu những kiến thức nâng cao ngữ văn 9. SGK- SGV
	HS:- Thuộc lòng một số bài thơ đã học trong chương trình. 
C- Tiến trình dạy và học :
	1- ổn định tổ chức : (1phút) 
2- Kiểm tra :	(5')	
Thế nào là lời dẫn trực tiếp? Lời dẫn dán tiếp? Cho VD?
 3- Bài mới :
Hoạt động của Gv- HS
Nội dung
* Hoạt động 1 : Phân tích mẫu hình thành khái niệm.
 Trong quá trình phát triển của xã hội, nhiều sự vật, hiện tượng mới nảy sinh. Do vậy ngôn ngữ cũng phải có những từ ngữ mới để biểu thị các sự vật hiện tượng đó. Sự phát triển của từ ngữ diễn ra theo 2 con đường. Thứ nhất, tạo thêm nghĩa mới cho những từ ngữ có sẵn để biểu thị sự vật, hiện tượng mới. Thứ hai, phát triển số lượng từ ngữ bằng cách sáng tạo hoặc vay mượn thêm những từ ngữ mới.
 Tiết 1 -> Tìm hiểu sự phát triển của từ vựng theo con đường tạo nghĩa mới.
 Tiết 2 -> Tìm hiểu sự phát triển từ vựng theo con đường phát triển số lượng từ ngữ bằng sáng tạo hoặc vay mượn.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ (12 phút)
-HS: Đọc bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”. 
- Câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” “Kinh tế” trong bài có nghĩa gì? Ngày nay chúng ta hiểu nghĩa từ “kinh tế” như thế nào thông qua ví dụ “Anh ấy làm kinh tế giỏi” ? 
 (“Kinh tế” -> Tổng thể nói chung những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất)
GV- Từ các trường hợp trên ta thấy nghĩa của từ có sự thay đổi, cụ thể là có sự phát triển cụ thể là gì ?
- Đọc ví dụ 2 SGK 55. Giải nghĩa của các từ “xuân” và từ “tay” trong từng trường hợp ?
 + “Xuân” trong “chơi xuân” -> Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ.
 + “Xuân” trong “Ngày xuân em ...” -> Tuổi trẻ
 + “Tay” trong “trao tay” -> Bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm ...
 + “Tay” trong “tay buôn ...” -> Người chuyên hoạt động giỏi về một môn, một nghề nào đó.
- GV nêu ví dụ nâng cao :
 + Từ “đầu” -> Là bộ phận trên hết của người, động vật có chứa bộ óc (nghĩa gốc)
 -> “Đầu đề” : Bộ phận trên hết của văn bản
 -> “Đi đầu” : Chỉ vị trí phía trước đoàn người.
 -> “Cứng đầu” : Chỉ thái độ cứng rắn, ương bướng 
- GV chốt ý và chuyển dẫn :
 Từ các ví dụ trên ta thấy từ ngữ có sự hình thành các nghĩa mới cùng tồn tại với nghĩa gốc và có quan hệ với nghĩa gốc, dựa trên cơ sở của nghĩa gốc. Vậy nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào ?
- GV cung cấp kiến thức để HS rút ra bài học :
 + Có 2 phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ : ẩn dụ và hoán dụ.
 + ẩn dụ : Phép chuyển nghĩa dựa vào sự giống nhau giữa hai sự vật, hiện tượng.
 + Hoán dụ : Phép chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ tiếp cận (gần nhau).
-GV: ở các ví dụ trên nghĩa chuyển của từ “xuân” và “tay” đâu là ẩn dụ, đâu là hoán dụ ? Tại sao? 
- GV chốt lại kiến thức toàn bài :
- HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập (18 phút)
- Hoạt động nhóm :
 + Nhóm 1 : bài tập 2 (57)
 + Nhóm 2 : bài tập 1 (56) 
 + Nhóm 3 : bài tập 4 (57) 
 + Nhóm 4 : bài tập 5 (57)
 - Dự kiến :
 - Từ “chân”. Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa ?
 a) “Sau chân ...” -> Khái niệm chân là bộ phận cuối cùng của cơ thể người hoặc động vật dùng để đứng và di chuyển.
 b) “có chân ...” -> Chỉ cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức.
 c) “ba chân” -> Bộ phận cuối cùng của một đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.
 d) “Chân mây ...” -> Phần cuối cùng của một số vật, tiếp giáp với mặt nền.
- Cách dùng từ “trà” ở hai trường hợp ?
 + Giống nhau : đã qua chế biến pha nước uống
 + Khác nhau : Dùng để chữa bệnh 
 + PT chuyển nghĩa ẩn dụ
- Tìm nghĩa chuyển của từ “đồng hồ” trong các trường hợp cụ thể ?
 GV:- Từ “mặt trời” được sử dụng phép tu từ nào ? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa không ?
 + Phép tu từ ẩn dụ – “mặt trời” là Bác dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ.
 + Không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” chỉ có tính lâm thời, không làm cho từ có thêm nghĩa mới. 
I- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
1. Xét ví dụ :
(1) Từ “Kinh tế”: Kinh bang tế thế, lo việc nước, cứu đời, hoài bão cứu nước của những người yêu nước.
-> Nghĩa cũ
-> Nghĩa mới
-> Nghĩa cũ mất đi nghĩa mới hình thành.
(2) Từ “xuân”
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
(3) Từ “tay”
 a) Nghĩa gốc
 b) Nghĩa chuyển
-> Hình thành nghĩa mới cùng tồn tại với nghĩa gốc
-> từ "xuân": phương thức ẩn dụ
-> tay: phương thức hoán dụ( lấy bộ phận để chỉ toàn thể)
2. Ghi nhớ : (SGK 56)
II- Luyện tập :
1- Bài tập 1 (56) 
-> Chân (1): Nghĩa gốc
-> Chân (2): Hoán dụ
-> ẩn dụ
-> ẩn dụ
2- Bài tập 2 (57) 
Những cách dùng từ "trà" theo nghĩa chuyển đó là những sản phẩm từ thực vật dùng chế biến thành dạng khô -> để pha nước uống-> phương thức ẩn dụ.
3- Bài tập 3 (57)
+ “Đồng hồ điện” -> Đo 
 +Đồnghồnước”->Đếm “Đồng hồ xăng” -> Đo
-> dùng theo nghĩa chuyển ẩn dụ.
4- Bài tập 5 (57)
- Phép tu từ ẩn dụ
- Không phải từ nhiều nghĩa.
* Chú ý phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng với ẩn dụ và hoán dụ tu từ.
4. Dặn dò : 
- Hướng dẫn làm bài tập 4 (57)
	- Hội chứng : Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện bệnh
	- Ngân hàng : Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.
	- Soạn bài " chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh"
V. Rút kinh nghiệm sau tiết 21
	Ưu điểm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	Tồn tại: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 22/9/2011
Ngày dạy:  /  / ..
Tiết 22/ Hướng dẫn đọc thêm:	chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
(Trích: Vũ trung tùy bút)
[Phạm Đình Hổ]	
I- Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức 
 - Giúp học sinh hiểu được cuộc sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa quan lại thời Lê - Trịnh. Thái độ phê phán của tác giả. Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của loại văn tùy bút thời trung đại.
2. Kỹ năng :
 - Rèn kỹ năng đọc, phân tích cảm thụ thể tùy bút trung đại. Biết so sánh với tùy bút hiện đại.
3. TháI độ :
 - Thái độ cảm thông với cuộc sống khốn khó của người dân dưới chế độ phong kiến thời Lê Trịnh.
II- Chuẩn bị : 
	- GV: Tham khảo tác giả, tác phẩm trong Bồi dưỡng ngữ văn 9- SGK- SGV
	- HS: Tóm tắt và đọc thêm SGK 63.
III- Tiến trình dạy và học :
 1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra : (5 phút)
Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Em có suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong XHPK?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: giới thiệu bài: vào cuối TKXVIII chế độ phong kiến suy tàn và khủng hoảng trầm trọng, vua chúa ăn chơi xa đoạ. Trước tình cảnh đó PĐH là một nho sỹ đã ghi lại một cách sinh động hiện thực đen tối trong lịch sử nước ta.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm 
GV: cho HS đọc chú thích( SGK- 61)
HS: đọc
GV: em có hiểu biết gì về tác giả?
GV: tác phẩm được viết vào thời gian nào?
GV: hướng dẫn HS đọc - GV đọc mẫu một đoạn.
GV: nhận xét cách đọc của HS
* Hoạt động 2 : Phân tích văn bản 
GV: cho HS đọc từ đầu đến " bất thường"
- GV: Thói ăn chơi xa xỉ của chúa được miêu tả như thế nào?
GV: thời gian xây cung điện đình dài là bao lâu? thời gian xây như vậy có duụng ý gì?
HS: trả lời.
GV: ngoài ra vua chúa còn có thú vui gì? các cuộc dạo chơi ở Tây Hồ được miêu tả như thế nào?
GV minh hoạ : ông Trịnh Xâm ăn chơi xa xỉ
- Các quan hầu giúp việc gì để tô điểm cho cung điện?
GV: em có nhận xét gì về việc đi thu cây cảnh? Từ đó hiểu gì về cách sống của vua chúa thời phong kiến?
 - Nhận xét cách miêu tả và tác dụng ?
 + Từ cảnh ngự thuyền đi chơi trên hồ đến cảnh giả trò mua bán, cảnh hòa nhạc, cảnh khiêng cây đa, tất cả đều được miêu tả cụ thể, chân thực và khách quan. Tự thân những chi tiết và sự việc ấy đã nói lên rất nhiều thói xa xỉ vô độ của chúa Trịnh
- Tác giả miêu tả ở phần đầu rất khách quan không hề xen ý kiến cá nhân nhưng đến cuối đoạn đã xen một lời bình gián tiếp. Đọc câu văn diễn đạt ý đó.
 + “Mỗi khi đêm thanh vắng ... triệu bất tường” (24)
- Em hình dung đó là một cảnh tượng như thế nào?
- Từ cảnh tượng đó liên tưởng tới điều gì trong phủ chúa?
- GV bình nâng cao : 
 Cảnh được miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy thức quý, rất đẹp nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đau thương tan tác. Tác giả mượn lời “kẻ thức giả” để nhận xét đây là “triệu bất tường”, là điềm gở. Nó báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ lo ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi xương máu của dân. Đoạn trích đã vạch trần thói ăn chơi xa xỉ vô độ của chúa Trịnh. 
GV: yêu cầu HS đọc đoạn 2
HS: đọc văn bản
- Thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận như thế nào ? Vì sao chúng dám làm như vậy ? Cuộc sống của người dân ra sao ?
 + Dò xem nhà nào có vật quý thì cướp đi và buộc tội “tàng trữ” vật cung phụng (hành động này dân gian có câu nào diễn đạt “vừa ăn cướp vừa la làng”).
 + Dân vừa mất của, vừa mất tiền để thoát tội, còn phải phá huỷ tường, có nhà tự tay phải phá hòn non bộ...
 + Chúng được chúa sủng ái, bởi chúng giúp chúa trong việc bày đặt trò ăn chơi hưởng lạc nên chúng tác oai tác quái nhân dân.
GV: Em có nhận xét như thế nào về hành động của bọn chúng?
- Để tăng thêm sức mạnh tố cáo, tác giả đã kể thêm một sự việc đó là sự việc nào ? 
 + Phải chặt cây lê và 2 cây lựu quý để tránh tai vạ.
- GV bình luận :
 Cách dẫn dắt câu chuyện như thế đã làm tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả ghi chép trên, đồng thời làm cho cách viết thêm phong phú sinh động. Cảm xúc của tác giả cũng được gửi gắm kín đáo -> Thái độ bất bình, phê phán.
* Hoạt động 3 : Tổng kết. 
- Hoạt động nhóm :
 Nhóm 1 + 2 : Tóm tắt nội dung
 Nhóm 3 + 4 : Tóm tắt nghệ thuật
- Các n ...  sĩ, khen chê đúng người, đúng việc.
- GV gợi dẫn kiến thức lịch sử : 
 Ông đánh giá kế hoạch lui quân xây dựng phòng tuyến của Ngô Thì Nhậm.
 Ông trưng cầu ý kiến của người tài, sử dụng người hợp lý ngay cả người chiêu tập binh sĩ ở các nơi ... 
- GV nêu vấn đề :
Mới khởi binh ra Bắc đánh quân Thanh vậy mà QT đã tuyên bố chắc chắn “Phương lược tiến đánh đã tính sẵn” lại còn cả kế hoạch ngoại giao 10 năm sau chiến thắng. Điều đó có phải QT quá viển vông không ? Đọc đoạn “Lần này ... sợ gì chúng” SGK 67.
- GV miêu tả :
 + Cuộc hành quân thần tốc 25/12 ở Phú Xuân (Huế), 29/12 tới Nghệ An, 30/12 tới Tam Điệp, Tối 30/12 đánh đồn Gián Thủy, Đêm3/1 
 Vừa hành quân, vừa tuyển lính, vừa chuẩn bị quân trang quân dụng, vừa đánh giặc chỉ trong vòng 10 ngày. 
GV: Trong lịch sử đã miêu tả hình ảnh Quang Trung khi tiến vào Thăng Long như thế nào ?
 + Ông là tổng chỉ huy quân đội
 + Là thống lĩnh một mũi tiến công (đạo chủ lực)
 + Mô tả cách đánh bí mật bất ngờ, táo bạo của Quang Trung trận ở đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi.
- Nhận xét cách trần thuật của đoạn văn ?
 + Ghi lại sự kiện lịch sử diễn biến khẩn trương, chú ý miêu tả cụ thể hành động, lời nói, cách tổ chức quân đội ... khắc hoạ đậm nét người anh hùng có tính quả cảm, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tài dụng binh ...
- Tác giả là cựu thần nhà Lê vậy nguồn cảm hứng nào chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng người anh hùng dân tộc ?
 + Dù rất trung thành với nhà Lê nhưng cảm hứng của tác giả vẫn ca ngợi -> điều đó đã khẳng định tính tôn trọng lịch sử của cuốn tiểu thuyết.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn đánh giá sự thất bại của quân tướng nhà Thanh.
- Mục đích của Tôn Sĩ Nghị khi đem quân sang An Nam ? Tài năng của vị tướng này ra sao ? Đội quân của chúng có đặc điểm gì ?
 + Mưu lợi ích riêng.
 + Rất kiêu căng, dù được báo trước song không đề phòng.
 + Khi bị đánh thì bỏ chạy. 
- Đọc đoạn “Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật ... được nữa” (69).	
* Hoạt động 3 : Đánh giá sự thất bại nhục nhã của vua quan nhà Lê (10 phút)
- Vì lợi ích riêng của dòng họ đã cầu nhà Thanh là tội lỗi không thể chối cãi được. Khi có biến vua tôi Lê như thế nào ?
HS: tìm chi tiết
 + Bỏ chạy, cướp thuyền của dân.
 + Đuổi theo Tôn cùng nhau than thở, tính kế về sau.
 + Giọng văn ngậm ngùi (kể chuyện xen miêu tả). 
- So sánh 2 đoạn văn miêu tả cảnh tháo chạy của Tôn và Lê Chiêu Thống ?
 + Cách miêu tả chân thực, chi tiết cụ thể nhưng âm hưởng khác nhau : Với Tôn -> hả hê sung sướng.
 Với Lê -> Ngậm ngùi chua xót.
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết.
- Hoạt động nhóm :
 Nhóm 1 + 2 : Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ
 Nhóm 3 + 4 : Nhận xét nghệ thuật văn tự sự 
- HS trả lời.
- GV chốt lại 
- Câu hỏi đánh giá : 
 - Vì sao các tác giả vốn trung thành với nhà Lê lại viết rất thực và hay về Quang Trung ?
 A. Vì họ có ý thức dân tộc
 B. Vì họ tôn trọng sự thật lịch sử
 C. Vì họ ủng hộ kẻ mạnh
 D. Vì họ không còn ủng hộ nhà Lê.
II. Phân tích: (tt)
1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ:
- Trí tuệ sáng suốt, sâu sắc.
+ Phân tích rõ tình hình ta, địch
+ Nêu rõ rã tâm của giặc
=> Kích thích lòng yêu nước của dân tộc.
- Nhạy bén trong việc xét đoán bề tôi và cách xử lý có lí có tình.
- Có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
- Tài dụng binh như thần.
=> Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận, là tổng chỉ huy thực sự.
=>Cách trần thuật đặc sắc -> Nổi bật hình ảnh người anh hùng. Đây là đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử.
- Tôn trọng lịch sử và ý thức dân tộc.
2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
- Tướng bất tài, tự mãn, kiêu căng, chủ quan
- Quân hèn nhát hỗn độn, ô hợp.
3. Số phận của bọn vua tôi phản dân hại nước.
- Vội vã rời bỏ cung điện chạy chốn
=>Tình cảnh khốn quẫn, kết cục nhục nhã của một ông vua phản dân hại nước
III. Tổng kết :
Ghi nhớ SGK 72
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò
	4- Củng cố :
	 - Khái quát lại hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ
 	 - Số phận của bọn bán nước, cướp nước.
5- Dặn dò :
 - Phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ qua đoạn trích. Chuẩn bị bài " sự phát triển của từ vựng"
V. Rút kinh nghiệm sau tiết 24
	Ưu điểm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	Tồn tại: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 23/9/2011
Ngày dạy:  /  / ..
Tiết 25/ Tiếng Việt:	sự phát triển của từ vựng
( tiếp theo)
I- Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức 
 - Giúp học sinh hiểu được yêu cầu cần thiết phảI tăng thêm từ ngữ để phát triển tiếng Việt. Đặc biệt là từ Hán Việt, lớp từ đã góp phần đáng kể vào việc phát triển tiếng Việt hiện
 nay.
2. Kỹ năng :
 - Rèn kỹ năng phân tích và giải nghĩa từ chính xác.
3. Thái độ :
 - Bước đầu có ý thức tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong văn bản. Đặc biệt cảm thụ văn chương.
II- Chuẩn bị : 
- GV: Sơ đồ phát triển từ vựng.
- HS: Chuẩn bị bài tập thực hành	 + Bảng phụ
III- Tiến trình dạy và học :
1- ổn định tổ chức : 
2- Kiểm tra :( 5 phút)	
- Có những phương thức chủ yếu nào dùng để phát triển nghĩa của từ? Cho ví dụ?
3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 : Tóm tắt nội dung đã học ở tiết 21 (4 phút)
Tiết 1 -> Tìm hiểu sự phát triển của từ vựng theo con đường tạo nghĩa mới. Bao gồm 2 cách là : Nghĩa cũ mất đi nghĩa mới hình thành, hay hình thành nghĩa mới cùng tồn tại với nghĩa gốc (nghĩa chuyển) và cũng có hai phương thức chuyển nghĩa của từ là : ẩn dụ và hoán dụ
 * Hoạt động 2 : Tìm hiểu tạo từ ngữ mới để phát triển từ vựng.
- Trên cơ sở các từ : “điện thoại, kinh tế, di động, tri thức, đặc khu, trí tuệ” tìm những từ ngữ mới được tạo ra từ cách ghép các từ thích hợp đó ?
 + Điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao.
 + Điện thoại nóng giành riêng để tiếp nhận và giải quyết những vấn đề khẩn cấp vào bất kỳ lúc nào.
 + Sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế.
 + Kinh tế trí thức : Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
- Nhận xét cách làm trên có tác dụng gì cho vốn từ ngữ tiếng Việt ?
 + Từ cách ghép các từ lại với nhau ta có những từ mới mang những mang nghĩa mới.
- Hàng ngày trong qua các phương tiện thông tin đại chúng nhất là truyền hình chúng ta thường thấy xuất hiện nhiều các từ ngữ như : không tặc, hải tặc, lâm tặc, em hãy giải nghĩa các từ đó và thử lý giải cấu tạo của các từ này ?
 - GV chốt lại :
 Vốn từ ngữ tiếng Việt được tăng lên nhờ cách ghép từ tạo ra những từ ngữ mới.
HS: đọc ghi nhớ (SGK - 73)
* Hoạt động 3 : Phát triển từ ngữ bằng cách mượn từ ngữ nước ngoài 
- Hoạt động nhóm :
 Nhóm 1 + 2 : ý a (73)
 Nhóm 3 + 4 : ý b (73)
- Tìm từ Hán Việt trong đoạn trích ?
- GV giải nghĩa một số từ khó :
 + Tiết -> ngày cách nhau nửa tháng trong năm ứng với một trong hai mươi bốn vị trí của mặt trời trên đường hoàng đạo, đưa vào lịch TQ để xác định khí hậu thời vụ phù hợp.
 + Tài tử -> người đàn ông có tài.
 + Lễ -> Những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa.
 + Linh -> (thiêng) có phép lạ làm được những điều khiến người ta phải kinh sợ.
 + Tiết -> Lòng ngay thẳng, trong sạch, trước sau như một. 
- Những khái niệm sau được dùng bằng từ nào của tiếng Việt ?
 + Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong
 + Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hành hoá (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng).
GV: Mượn từ nước ngoài để làm gì?
- GV chốt lại :
 Trong quá trình phát triển để biểu thị các khái niệm mới cũng như để phong phú thêm từ ngữ tiếng Việt đã mượn thêm một số từ ngữ nước ngoài nhưng nhiều nhất vẫn là mượn từ ngữ Hán. Để hiểu đúng nghĩa của các từ ngữ mượn và dùng đúng không lạm dụng là yêu cầu cần thiết với mỗi người học sinh.
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập
- Hoạt động nhóm :
 + Nhóm 1 : bài tập 2 (74)
 + Nhóm 2 : bài tập 1 (74) 
 + Nhóm 3 : bài tập 3 (74) 
 + Nhóm 4 : bài tập 4 (74)
Đại diện nhóm trả lời 
GV nhận xét - chốt lại đáp án đúng.
- Hai mô hình có khả năng tạo ra từ ngữ mới ?
 - Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến hiện nay ?
 + Cơm bụi; Cầu truyền hình; Bàn tay vàng 
- Tìm từ Hán Việt, từ mượn của châu Âu ?
GV treo bảng phụ:
- Dựa vào sơ đồ khái quát hãy trình bày sự phát triển của từ vựng ?
Mượn từ ngữ nước ngoài
Tạo từ ngữ mới
Hoán dụ
ẩn dụ
2 phương thức chuyển nghĩa
Phát triển số lượng TN
Phát triển nghĩa TN
Sự phát triển của từ vựng
I. Tạo từ ngữ mới:
1. Xét ví dụ :
 Điện thoại di động
- Điện thoại nóng
- Sở hữu trí tuệ
- Kinh tế tri thức
-> Tạo từ ngữ mới bằng cách ghép 
- Không tặc: Giặc cướp máy bay
- Lâm tặc: Kẻ cướp tài nguyên rừng
- Hải tặc: Kẻ cướp hoạt động trên biển
- Tin tặc: Thâm nhập trái phép vào máy tính khai thác phá hoại.
-> Mô hình cấu tạo chung là X + tặc
2. Ghi nhớ : SGK 73
II. Mượn từ ngữ của nước ngoài :
1. Xét ví dụ :
- Mượn từ Hán Việt: 
a,Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b, Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
- AIDS (ết)
- Ma kết tinh
-> Mượn một số từ ngữ của Anh, Pháp.
2. Ghi nhớ : (SGK 74)
III. Luyện tập :
1. Bài tập 1 (74) 
- X + trường: chiến trường, công trường, nông trường, thao trường, ngư trường, thương trường ...
- X + hóa: hiện đại hoá, công nghiệp hóa, xã hội hóa giáo dục, lão hóa, ô xy hóa ...
2- Bài tập 2 (74) 
HS về giải nghĩa các từ đã nêu (BT về nhà)
3- Bài tập 3 (74)
- Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
- Xà phòng, ô tô, ra đi ô, ô xy, cà phê, ca nô
4- Bài tập 4 (74)
- 2 con đường :
+ Phát triển về nghĩa
+ Phát triển về số lượng
- 4 cách :
+ Nghĩa cũ mất đi thay nghĩa mới
+ Cùng nghĩa gốc có nghĩa chuyển.
+ Tạo từ ngữ mới
+ Mượn từ ngữ nước ngoài
5. Dặn dò : Soạn Truyện Kiều của Nguyễn Du. Lấy ví dụ minh hoạ cho bảng sơ đồ trên.
V. Rút kinh nghiệm sau tiết 24
	Ưu điểm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	Tồn tại: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA9 T5.docx