Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 6

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 6

Tiết 26/ Đọc văn: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

I- Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

 - Giúp học sinh nắm được nét chủ yếu về thời đại, cuộc đời, con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Tóm tắt cốt truyện, khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật.

2. Kỹ năng :

 - Rèn kỹ năng tìm hiểu, tóm tắt tác phẩm tự sự bằng thơ. Kỹ năng đánh giá nội dung nghệ thuật tác phẩm văn học.

3. Thái độ :

 - Thái độ trân trọng và tự hào về tác phẩm văn học nổi tiếng, tài năng của thiên tài văn học Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới.

II- Chuẩn bị :

- GV: tham khảo tác phẩm Truyện Kiều

- HS: Tóm tắt tác phẩm. Trả lời câu hỏi chuẩn bị.

III- Tiến trình dạy và học :

 1. ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ:

- Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ?

+ Là người hành động quyết đoán

+ Trí tuệ thông minh, sáng suốt, nhạy bén

+ ý chí quyết thắng, có tầm nhìn xa trông rộng

+ Tài dụng binh như thần.

 

docx 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch tuần Vi
Tiết
26
Truyện Kiều của Nguyễn Du
Tiết
27
Chị em Thúy Kiều
Tiết
28
Cảnh ngày Xuân
Tiết
29
Thuật ngữ
Tiết 
30
Trả bài viết số 1
Ngày soạn: 25/9/2011
Ngày dạy:  /  / ..
Tiết 26/ Đọc văn:	Truyện kiều của nguyễn du	
I- Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức 
 - Giúp học sinh nắm được nét chủ yếu về thời đại, cuộc đời, con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Tóm tắt cốt truyện, khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật.
2. Kỹ năng :
 - Rèn kỹ năng tìm hiểu, tóm tắt tác phẩm tự sự bằng thơ. Kỹ năng đánh giá nội dung nghệ thuật tác phẩm văn học.
3. Thái độ :
 - Thái độ trân trọng và tự hào về tác phẩm văn học nổi tiếng, tài năng của thiên tài văn học Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới.
II- Chuẩn bị : 
- GV: tham khảo tác phẩm Truyện Kiều
- HS: Tóm tắt tác phẩm. Trả lời câu hỏi chuẩn bị.
III- Tiến trình dạy và học :
 1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ?
+ Là người hành động quyết đoán
+ Trí tuệ thông minh, sáng suốt, nhạy bén
+ ý chí quyết thắng, có tầm nhìn xa trông rộng
+ Tài dụng binh như thần.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
nội dung bài học
 HĐ1
- Dựa vào văn bản SGK và sự chuẩn bị ở nhà, em hãy giới thiệu những nét chính về tên tuổi, quê quán, thời đai, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du ?
HS lần lượt trình bầy
GV: Thuyết trình, bổ sung, kết luận.
- Em hãy nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du ?
- Điều này ảnh hưởng nh thế nào đối với tư tưởng sáng tác của nhà thơ ?
- Hãy giới thiệu những Tác phẩm tiêu biẻu của Nguyễn Du ? (những tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm)
HĐ2
- Hãy cho biết Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều như thế nào ? Tác phẩm có nguồn gốc từ đâu?
- Tác phẩm được viết theo thể loại nào ?
GV: Hướng dẫn các em tóm tắt Truyện Kiều (theo 3 phần ở sgk)
- Dựa vào văn bản SGK em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản ?
GV : HS trình bày.
GV : Nhận xét.
- Hãy tóm tắt giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm.
- Giá tri hiện thực được thể hiện như thế nào ?
- Giá trị nhân đạo của Tác phẩm được thể hiện ra sao ?
GV : Phân tích.
- Hãy chỉ ra những thành công trong nghệ thuật truyện Kiều ?
HS trao đổi thảo luận. Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
GV: Kết luận.
I. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả.
- Nguyễn Du ( 1765-1820 ) hiệu Tố Như Thanh Hiên. làng Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng : Khi nào ngàn Hống hết cây.
Sông Rum hết nước họ này hết quan.
- Nguỵễn Du sống vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX khi xã hội phong kiến khủng hoảng trầm trọng. Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến Lê - Trịnh, đánh tan 20 vạn quân Thanh.
- 9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ.
- Ông từng đứng lên chống lại Tây Sơn nhng không thành à gần gũi với cuộc sống của nhân dân
- Từng làm quan dưới triều Nguyễn. Năm 1820 lâm bệnh và qua đời ở Huế.
=> Một con người có tấm lòng nhân ái bao la : “Con mắt trông khắp sáu cõi, tấm lòng nghĩ cả nghìn đời”.
2. Tác phẩm.
- Chữ Hán : các tập thơ Thanh Hiên Thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm.
- Chữ Nôm : Truyện Kiều, Văn chiêu hồn.
II. Truyện Kiều .
1. Nguồn gốc.
- Dựa theo cốt truyện của tiểu thuết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc để sáng tạo ra truyện Kiều ( Đoạn trường tân thanh).
- Thể loại: Truyện thơ, bao gồm 3254 câu thơ lục bát.
2. Tóm tắt. (SGK ) .
a. Gặp gỡ và đính ước:
- Thân thế và tài sắc của chị em Thuý Kiều;
- Cảnh chơi hội đạp thanh và gặp gỡ Kim Trọng;
- Kiều –Kim chủ động đính ước vầ thề nguyền; 
- Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú.
b. Gia biến và lu lạc:
- Gia đình Kiều bị oan, Kiều quyết định bán mình chuộc cha và em;
- Kiều theo MGS đến Lâm Tri, biết mình bị lừa, rút dao tự tử;
- Kiều ở lầu Ngng Bích, mắc lừa Sở Khanh, buộc phải làm kĩ nữ;
- Kiều được Thúc Sinh cứu ra khỏi lầu xanh nhưng lại bị hoạn Thư hành hạ;
- Kiều tu tại Quan Âm các trong vườn nhà Hoạn Thư rồi bỏ trốn đến nương nhờ am Chiêu ẩn của vãi Giác Duyên;
Kiều lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà ở Châu Thai;
- Kiều được Từ Hải cứu, lấy làm vợ;
- Từ Hải nổi dậy chống triều đình, 5 năm thành công lớn, giúp kiều báo ân báo oán nhưng lại bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến và bị giết;
- Kiều bị làm nhục, nhảy xuống sông tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu và nương nhờ cửa Phật lần thứ hai.
c. Đoàn tụ: 
- Kim Trọng trở lại Bắc Kinh, biết tin dữ, vô cùng đau đớn, theo lời dặn, chàng kết hôn với Thuý Vân nhưng Kim Trọng vẫn không nguôi nhớ Thuý Kiều.
- Chàng cất công đi tìm Thuý Kiều, tình cờ gặp vãi Giác Duyên nên Kim Kiều mới gặp lại nhau.
- Chiều ý mọi người trong gia đình, Kiều nối lại duyên xa với Kim Trọng, nhưng cả hai cùng quyết định đổi tình vợ chồng thành tình bè bạn.
3. Giá trị nội dung tư tưởng truyện Kiều.
* Giá trị hiện thực.
- Tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời.
- Số phận của người phụ nữ tài hoa bất hạnh.
* Giá trị nhân đạo.
- Lên án chế độ xã hội phong kiến .
- Thái độ cảm thông chia sẻ trước những cuộc đơi bất hạnh.
- Ngợi ca, khẳng định tài năng phẩm hạnh của con người.
4. Giá trị nghệ thuật.
- Tài năng miêu tả, khắc hoạ chân dung nhân vật chính diện cũng như phản diện, ngòi bút miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Tạo nên nhân vật điển hình trong văn học.
- Ngôn ngữ : Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc điêu luyện, góp phần làm giàu ngôn ngữ văn học dân tộc.
4. Củng cố:
- Tìm những câu thơ thể hiện các nội dung sau :
- Hiện thực, tố cáo .
- Chân dung nhân vật.
HS trao đổi thảo luận.
Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV: Nhận xét 
5. Hướng dẫn học bài: 
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- Đọc soạn văn bản : Chị em Thuý Kiều - Nguyễn Du.
V. Rút kinh nghiệm sau tiết 26
	Ưu điểm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	Tồn tại: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 30/9/2011
Ngày dạy: .../ ... / ....
Tiết 27/ Đọc văn:	 chị em thúy kiều 
[Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du]
I- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
 - Giúp học sinh hiểu được nghệ thuật miêu tả nhân vật tài tình của Nguyễn Du; khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận của Thúy Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển. 
2. Kỹ năng :
 - Rèn kỹ năng phân tích thơ, biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật và phân tích nhân vật tác phẩm tự sự.
3. Thái độ :
 - Thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp con người.
II- Chuẩn bị : 
 - GV : bình giảng ngữ văn 9- SGK- SGV
 - HS: Trả lời câu hỏi chuẩn bị - soạn 
III- Tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra :
- Tóm tắt nội dung Truyện Kiều và giá trị của Truyện Kiều?
+ HS tóm tắt theo 3 phần
 	+ Giá trị nội dung: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo.
3. Bài mới :
Hoạt động của thày và trò
nội dung bài học
 HĐ1
GV: Hướng dẫn học sinh đọc bài 
HS: 2-3 em đọc bài 
- Hãy cho biết đoạn trích thuộc phần nào của truyện Kiều?
GV : Trăm năm trong cõi người ta
 .................nối dòng nho gia.
GV : Nội dung chính của đoạn trích ?
- Hãy cho biết đoạn trích trên được chia làm mấy phần, xác định nội dung và giới hạn của từng phần.
 HĐ2
HS đọc 4 câu đầu và cho biết nội dung chính của 4 câu thơ vừa đọc ?
- Tìm những từ ngữ miêu tả chân dung hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.?
- Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả ? ý nghĩa của thủ pháp nghệ thuật đó ?
- Bằng lời văn của mình, em hãy dựng lại nội dung của 4 câu thơ đầu.
HS trình bầy.
GV : Nhận xét.
GV : HS đọc 4 câu thơ tiếp và cho biết nội dung chính ?
- Tìm những từ ngữ miêu tả chân dung Thuý Vân ? 
- Thủ pháp nghệ thuật gì được Nguyễn Du sử dụng ?
- Nụ cười , giọng nói, làn da, nước tóc của nàng được tác giả miêu tả như thế nào ?
- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
GV : Thốt có nghĩa là nói nhưng nói ít. Người xa có câu : Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe à Đã lột tả được nét đẹp đoan trang duyên dáng của nhân vật.
- Nhận xét vẻ đẹp chung của Thuý Vân ?
- Với vẻ đẹp nh vậy, Nguyễn Du đã ngầm dự báo cuộc đời nàng như thế nào ?
HS đọc 12 câu tiếp. Nội dung chính của các câu thơ trên?
- Tại sao Nguyễn Du lại tả Thuý Vân trớc, tả Thuý Kiều sau?
HS trao đổi thảo luận. Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
GV: Kết luận. 
- Vẻ đẹp của Thuý Kiều được tác giả miêu tả như thế nào ? Hãy tìm những từ ngữ miêu tả ?
- Thủ pháp nghệ thuật nào đợc tác giả sử dụng ? ý nghĩa của thủ pháp nghệ thuật đó ?
- Tác giả tập trung giới thiệu tài năng gì của Thuý Kiều ? Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng và ý nghĩa của nó ?
- Nhận xét chung về chân dung Thuý Kiều ? 
GV : Vẻ đẹp, tài năng của Thuý Kiều đã nói lên cuộc đời nàng như thế nào ?
HĐ3
- Chỉ ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Qua tìm hiểu đoạn trích, em cho biết ý nghĩa nội dung ?
I.Đọc - Tìm hiểu chú thích 
1. Đọc
2. Chú thích 
Vị trí đoạn trích.
- Đoạn trích thuộc phần đầu : Gặp gỡ và đính ước”.
3. Bố cục : 3 phần .
- P1: 4 câu đầu : Giới thiệu khái quát bức chân dung hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân.
- P2 : 4 câu tiếp: Chân dung Thuý Vân.
- P3 : 12 câu tiếp: Chân dung Thuý Kiều.
- P4. 4 câu cuối: Cuộc sống hiện tại của hai chị em.
II.Đọc - Hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp chung của hai chị em.
- Mai cốt cách 
- Tuyết tinh thần 
à Nghệ thuật ẩn dụ à Dáng hình thanh tú như mai, tâm hồn trắng trong như tuyết.
2. Chân dung Thuý Vân.
- Trang trọng à Đoan trang.
- Khuôn trăng .
- Nét ngài.
à Nghệ thuật ẩn dụ ước lệ tượng trưng àKhuôn mặt nằng sáng đẹp nh trăng rằm. Nét ngời đầy đặn phúc hậu.
- Hoa cời.
- Ngọc thốt.
- Mây thua.
- Tuyết nhường.
à ẩn dụ kết hợp nhân hóa
 à Vẻ đẹp đoan trang duyên dáng.
ố Dự báo cuộc đời êm ấm hạnh phúc.
3. Chân dung Thuý Kiều.
- Nghệ thuật : đòn bẩy à Vẻ đẹp của Thuý Vân làm nền tôn thêm vẻ đẹp của Thuý Kiều.
- Càng sắc sảo, mặn mà.
- Tài sắc - phần hơn.
- Làn thu thuỷ.
- Nét xuân sơn.
à Nghệ thuật ẩn dụ à Vẻ đẹp tổng thể từ dung nhan đến tâm hồn.
- Hoa nghen.
- Liễu hờn.
à ẩn dụ, nhân hoá khẳng định vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho thiên nhiên phải ghen phải hờn.
- Tài : cầm, kì, thi, hoạ.
à Mẫu ngời hoàn hảo à Dự báo cuộc đời bất hạnh .
ã3	Cuộc sống êm đềm, nề nếp gia phong.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Ngòi bút miêu tả chân dung nhân vật.
Sử dụng tục ngữ, thành ngữ.
2. Nội dung :
- Khẳng định, ngợi ca tài sắc của hai chị em Thuý Vân và Thuý Kiều.
- Dự bá ...  cố:
- HS bằng ngôn ngữ của mình, hãy dựng lại bức tranh cảnh ngày xuân qua đoạn trích ?
5. Hướng dẫn học bài:
- HS học thuộc văn bản, nắm nội dung, nghệ thuật văn bản .
- Đọc soạn : Thuật ngữ
V. Rút kinh nghiệm sau tiết 28
	Ưu điểm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	Tồn tại: --------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 02/10/2011
Ngày dạy: .../ ... / ....
Tiết 29/ Tiếng Việt:	Thuật ngữ
I- Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức 
 - Giúp học sinh hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó. Vai trò quan trọng của thuật ngữ trong khoa học kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin.
2. Kỹ năng :
 - Biết sử dụng chính xác thuật ngữ, giải nghĩa thuật ngữ.
3. Thái độ :
 - Có ý thức tiếp cận với khoa học công nghệ.
II- Chuẩn bị : 
	- GV: SGK-SGV-Một số kiến thức kỹ năng 9. Phương tiện và biện pháp tu từ - Bảng phụ ghi VD
	- HS: Tìm hiểu nghĩa của các ví dụ được nêu trong SGK.. 
III- Tiến trình dạy và học :
	1- ổn định tổ chức 
 2- Kiểm tra 
	3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm thuật ngữ (13 phút)
GV: treo bảng phụ có nội dung 2 cách giải nghĩa từ.
- So sánh hai cách giải thích về nghĩa của từ “muối” và từ “nước” ?
 + Cách 1 : Chỉ dừng ở đặc tính bên ngoài của sự vật.
 + Cách 2 : Thể hiện đặc tính bên trong của sự vật
- ở cách 1 nhìn vào đặc điểm bên ngoài là hiểu được cách giải thích đó nhưng ở cách 2 có dễ dàng giải thích không ?
 + ở cách 2 những đặc tính của sự vật không thể nhận biết được qua kinh nghiệm và cảm tính mà phải qua nghiên cứu bằng lý thuyết và phương pháp khoa học vì thế muốn hiểu cách giải thích đó cần có điều có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực có liên quan.
 + Cách giải thích thích thứ nhất là cách giải thích từ ngữ thông thường, còn cách giải thích thứ 2 là giải thích thuật ngữ.
- Đọc định nghĩa SGK 88. Những định nghĩa này ở môn nào ? Chủ yếu được dùng trong văn bản nào ?
HS: Nêu thuật ngữ trong các bộ môn.
 + Địa lý, hóa học, ngữ văn, toán học.
 + Dùng trong văn bản khoa học, công nghệ.
- Dựa vào hai bài tập và nhận xét rút ra trong mỗi bài tập thế nào là thuật ngữ ?
- GV chuyển ý :
 Từ khái niệm về thuật ngữ ta có thể nhận thấy thuật ngữ cũng là những từ ngữ được dùng nhưng không giống như những từ ngữ thông thường, nó có những đặc điểm riêng biệt. Cụ thể thuật ngữ có tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế. Song với chúng ta mới chỉ tìm hiểu ở tính chính xác.
* hoạt động 2 : Nêu và nhận biết đặc điểm của thuật ngữ (8 phút)
- Những thuật ngữ “thạch nhũ, ba zơ, ẩn dụ, phân số thập phân” có nghĩa khác không ?
- ở 2 ví dụ từ “muối” nào có sắc thái biểu cảm ?
 + “Muối” 2 có sắc thái biểu cảm dùng trong tổ hợp “gừng cay muối mặn” -> gợi sự gian truân, vất vả mà con người phải nếm trải trong đời -> từ ngữ thông thường.
 + “Muối” 1 là một thuật ngữ không có tính biểu cảm, không gợi thêm nghĩa nào ngoài muối.
- Thuật ngữ có những đặc điểm gì ? 
* hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập (15 phút)
- Hoạt động nhóm :
 + Nhóm 1 : bài tập 2 (90)
 + Nhóm 2 : bài tập 1 (89) 
 + Nhóm 3 : bài tập 3 (90) 
 + Nhóm 4 : bài tập 4 (90)
- Các nhóm trả lời.
-GV: khái quát.
 - Tìm thuật ngữ thích hợp điền vào chỗ trống ?
 + Lực, xâm thực, hiện tượng hóa học, trường từ vựng, di chỉ, thụ phấn, lưu lượng, trọng lực, khí áp, đơn chất, thị tộc phụ hệ, đường trung trực.
- Giải thích nghĩa của từ “điểm tựa” ?
 + “Điểm tựa” không được dùng như một thuật ngữ. Vì thuật ngữ vật lý là : điểm cố định của một đòn bẩy thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. 
 + Chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy) -> Sử dụng phép tu từ ẩn dụ chỉ nơi được con người tạo nên lịch sử, làm người lính đi đầu.
- Từ “hỗn hợp” nào được dùng theo nghĩa thông thường ? Đặt câu có từ đó ?
 + Đội quân của nhà Thanh là một đạo quân hỗn hợp.
 + Bao thức ăn gia súc hỗn hợp.
- Xác định nghĩa khái niệm (sinh học), giải thích cách gọi của người Việt ?
 + Cá là động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
 + Cách hiểu của người Việt khi gọi cá voi, cá heo, cá sấu là không nhất thiết phải thở bằng mang.
I- Thuật ngữ là gì ?
1- Xét ví dụ :
* Bài 1 :
- Nước
- Muối 
-> Cách 1 : Đặc tính bên ngoài.
-> Cách 2 : Đặc tính bên trong.
-> Phải có kiến thức khoa học mới hiểu được.
* Bài 2 :
- Từ ngữ dùng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
- Mỗi lĩnh vực khoa học có những thuật ngữ riêng
2- Ghi nhớ : 
 (SGK 88)
II- Đặc điểm của thuật ngữ :
* Xét ví dụ :
- Thuật ngữ chỉ có một nghĩa, 1 khái niệm.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
* Ghi nhớ : (SGK 89)
II- Luyện tập 
1- Bài tập 1 (89) :
- Vật lý, địa lý, hóa học, lịch sử, sinh học, địa lý, vật lý, vật lý, hóa học, lịch sử, toán học.
2- Bài tập 2 (90) 
- Chỉ nơi làm chỗ dựa chính
3- Bài tập 3 (90)
- Từ “hỗn hợp” (b) dùng nghĩa thông thường
4- Bài tập 4 (90)
+ Cá không nhất thiết phải thở bằng mang.
4- Củng cố : 
- Nhắc lại hai nội dung chính : 
+ Khái niệm 
 	+ Đặc điểm của thuật ngữ.
5- Dặn dò : 
- Hoàn thiện các bài tạp vào vở.
- Ôn tập lại văn bản thuyết minh. Giờ sau trả bài.
V. Rút kinh nghiệm sau tiết 29
	Ưu điểm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	Tồn tại: --------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 03/10/2011
Ngày dạy: .../ ... / ....
Tiết 30:	Trả bài tập làm văn số 1
I- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức 
 - Giúp học sinh thấy được những ưu khuyết điểm về bài viết. Củng cố lý thuyết về văn thuyết minh. Đặc biết biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ... và đưa yếu tố miêu tả làm rõ đối tượng.
2. Kỹ năng :
 - Rèn kỹ năng sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp, kết hợp yếu tố miêu tả.
3. Thái độ :
 - Có ý thức tiếp thu sửa chữa khuyết điểm của bài viết.
II- Chuẩn bị : 
	- GV:Đề bài đáp án và nhận xét kết quả.
	- HS:Ghi chép dàn bài chi tiết.
III- Tiến trình dạy và học :
1- ổn định tổ chức : 
2- Kiểm tra : 
- Đan xen kiểm tra trong giờ trả bài
3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS ôn lý thuyết văn thuyết minh (5 phút)
- Văn thuyết minh nhằm mục đích gì ?
 + Cung cấp tri thức về đặc diểm, tính chất, nguyên nhân ... của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội.
- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi như thế nào ?
 + Khách quan, xác thực, thực dụng và hữu ích.
* hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm dàn bài chi tiết (7phút)
1- Mở bài : 
	- Giới thiệu cây lúa là loại thân cỏ, tròn có nhiều gióng và đốt.
	- Cây lúa là bạn thân thiết của người nông dân.
2- Thân bài :
	- Giới thiệu chi tiết về loài cây kết hợp với miêu tả.
	- Nguồn gốc, vai trò và ý nghĩa của cây lúa với con người.
	- Miêu tả các bộ phận của cây lúa (hình dáng, thân, gốc, lá, hoa, quả ...)
 	- Giá trị và lợi ích của cây lúa :
	+ Giá trị kinh tế
	+ Giá trị môi trường
	+ Giá trị thẩm mỹ
3- Kết bài :
- Nêu cảm nghĩ của mình về cây lúa : lúa là bạn của người nông dân, là nguồn cung cấp lương thực quý giá nhất của nước ta.
* Hoạt động 2 : Nhận xét đánh giá bài viết của học sinh (10 phút)
- Những ưu điểm chung của bài viết ?
 + Hiểu đề, xác định đúng đối tượng thuyết minh, nêu được đặc điểm, tính chất của đối tượng, có sử dụng các phương pháp thuyết minh hợp lý trong từng phần.
 + Khi nêu đối tượng đã có nhiều cố gắng trong việc đưa yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh ... làm cho bài văn thêm sinh động.
 + Có một số bài viết đã biết vận dụng những kiến thức khoa học về cây lúa (phần tham khảo) để đưa vào bài thuyết minh, kiến thức khách quan, có ích.
 + Trình bày tương đối rõ ràng, có trình tự.
 + Một số bài tiêu biểu : bài viết của: Xuyến, Cúc, Hường; Vân Anh, Chung, Gấm, Nhung
- GV: Nêu những hạn chế của bài viết ?
GV: Giới thiệu một số nhược điểm HS mắc phải.
 + Một số bài nhầm sang phát biểu cảm nghĩ của mình về cây lúa Việt Nam.
 + Có một số bài chưa hoàn chỉnh, chưa hiểu bài văn trình bày về cái gì, nói chung chung.
 + Bài viết sai quá nhiều, chữ viết cẩu thả, không rõ nét, nhầm lẫn, tẩy xóa lem nhem. Câu văn sai ngữ pháp, không rõ nghĩa, không có dấu ngắt câu, viết hoa tuỳ tiện, tên riêng không viết hoa
 + Trình bày không theo một trình tự nào, không hề có phương pháp nêu định nghĩa, số liệu nêu không chính xác.
 + Diễn đạt chưa chính xác :
 + Lặp từ nhiều:Vinh
* Hoạt động3: GV hướng dẫn HS sửa lỗi sửa lỗi ( 10phút)
GV: Đưa ra một số lỗi diễn đạt, chính tả 
- Hoạt động nhóm: 
- GV giao vấn đề, nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: sửa lỗi chính tả: quộc sống, ngày sưa, 
+ Nhóm 3,4: sửa lỗi dùng từ ngữ diễn đạt: •Đòng lúa có thân mềm và nhỏ như những que đũa.
•Việt Nam chúng ta nó phát huy lớn cho người nông dân.
* hoạt động 4 : Trả bài công bố điểm (5 phút)
- Đọc bài khá nhất, tuyên dương trước lớp.
- HS chữa bài vào vở.
I- Ôn lý thuyết văn thuyết minh:
2- Lập dàn bài chi tiết : 
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài :
I- Nhận xét bài viết
1- Ưu điểm :
- Hiểu đề
- Sử dụng các phương pháp thuyết minh.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật và đưa yếu tố miêu tả vào làm rõ đối tượng.
- Bố cục hợp lý, rõ ràng.
2- Nhược điểm :
- Bài viết chưa hoàn chỉnh.
- Trình bày bố cục không rõ ràng.
- Chữ viết cẩu thả, sai ngữ pháp
- Diễn đạt chưa chính xác
- Lặp từ ngữ nhiều 
III. sửa lỗi:
- Lỗi chính tả - S ửa lỗi
Quộc sống - cuộc sống
Chồng lúa - Trồng lúa
Quá trình sinh trưởng - quá trình sinh trưởng
III- Kết quả :
- Điểm giỏi : 1
- Điểm khá : 2
- Điểm TB : 14
- Điểm yếu :10
4- Củng cố : 
- Đã làm trong nội dung bài
5- Hướng dẫn về nhà : 
- Viết lại bài theo phần đã sửa
- Soạn Mã Giám Sinh mua Kiều. 
V. Rút kinh nghiệm sau tiết 30
	Ưu điểm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	Tồn tại: --------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA9 T6.docx