Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 7

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 7

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

[Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du]

I- Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

 - Giúp học sinh nhận thấy nhân vật Mã Giám Sinh một tay buôn người qua cách tả ngoại hình, tính cách và thông qua cuộc mua bán. Tình cảnh tội nghiệp của Thúy Kiều. Tấm lòng nhân hậu của Nguyễn Du.

2. Kỹ năng :

 - Rèn kỹ năng phân tích nhân vật, phân tích nghệ tả người tài tình của Nguyễn Du.

3. Thái độ :

 - Cảm thông với nỗi đau của Thúy Kiều, căm ghét khinh bỉ bọn buôn người bất nhân.

II- Chuẩn bị :

- GV: Bình giảng văn 9. Tham khảo truyện Kiều

- HS : Trả lời câu hỏi chuẩn bị

III- Tiến trình dạy và học :

1. ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra :

- Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân

- Cảnh lễ hội ngày xuân diễn ra như thế nào ?

 

docx 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Thượng Nhật - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch tuần VII
Tiết
31
32
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Tiết
33
Miêu tả trong văn tự sự
Tiết
34
35
Bài viết số 2 (văn tự sự)
Ngày soạn: 03/10/2011
Ngày dạy: /  / ..
Tiết 31/ Đọc văn:	Kiều ở lầu ngưng bích
[Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du]
I- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
 - Giúp học sinh nhận thấy nhân vật Mã Giám Sinh một tay buôn người qua cách tả ngoại hình, tính cách và thông qua cuộc mua bán. Tình cảnh tội nghiệp của Thúy Kiều. Tấm lòng nhân hậu của Nguyễn Du.
2. Kỹ năng :
 - Rèn kỹ năng phân tích nhân vật, phân tích nghệ tả người tài tình của Nguyễn Du.
3. Thái độ :
 - Cảm thông với nỗi đau của Thúy Kiều, căm ghét khinh bỉ bọn buôn người bất nhân.
II- Chuẩn bị :
- GV: Bình giảng văn 9. Tham khảo truyện Kiều
- HS : Trả lời câu hỏi chuẩn bị
III- Tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra : 
- Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân
- Cảnh lễ hội ngày xuân diễn ra như thế nào ?
3. Bài mới :
	Vào lầu xanh Thuý Kiều không chấp nhận cuộc sống chung chạ, tiếp khách làng chơi nên nàng đã tự tử song không thành. Trước tình thế đó Tú bà buộc phải đưa Thuý Kiều ra ở lầu Ngưng Bích một mặt nhằm xoa dịu nỗi đau của nàng Kiều với lời hứa vờ “ Tìm nơi xứng đáng làm con cái nhà” nhưng thực chất để thực hiện âm mưu mới. Đoạn trích sau đây thể hiện tâm trạng của nàng Kiều trong cảnh ngộ éo le ấy.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc, tìm hiểu vị trí đoạn trích và bố cục (8 phút)
- HS đọc bài. GV đọc một lần.
- GV nhắc lại vị trí đoạn trích ?
 Gia đình gặp tai biến, Kiều bán mình cứu cha và em. Tưởng được làm vợ lẽ, không ngờ bị Mã lừa gạt, làm nhục đưa vào lầu xanh, Tú Bà mắng nhiếc đánh đập, bắt tiếp khách. Kiều định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn dụ dỗ thuốc than đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng chuẩn bị cho một âm mưu mới. 
- Căn cứ vào diễn biến sự việc xoay quanh nhân vật Kiều để chia thành 3 đoạn ?
 + Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều
 + Nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ.
 + Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cảnh vật. 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu hoàn cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích trong sáu câu thơ đầu (10 phút)
- Đọc 6 câu thơ đầu. Từ “khóa xuân” có ý nghĩa là gì ?
(Sự giả dối khoá xuân thực chất là giam lỏng)
- Khung cảnh thiên nhiên đựoc nhìn qua con mát của ai? Đựoc gọi ra bằng những hình ảnh nào?
- Những hình ảnh gợi cảnh thiên nhiên? con người như thế nào? - Những hình ảnh “non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng” theo em đó là hình ảnh thực hay hình ảnh mang tính ước lệ ? Không gian hiện ra như thế nào?
( H/ ảnh non xa, trăng gần cát vàngcó thể là cảnh thực, có thể là hình ảnh ước lệ gợi sự mênh mông, hoang vắng. Câu thơ sáu chữ chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian. Cảnh non xa, trăng gần -> lầu chơi vơi giữa mênh mang trời nước. Nhìn xa chỉ thấy dãy núi mờ xa, cồn cát bụi bay mù mịt, không một bóng người, không sự giao lưu.
- Câu thơ “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya”. “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian như thế nào ?Ai “bẽ bàng” ? 
 + Thời gian tuần hoàn khép kín, cảnh vật cũng đi theo thời gian. Như vậy cả thời gian và không gian đều giam hãm Kiều, ngày và đêm nàng thui thủi một mình làm bạn với mây, đèn ...
 + Đối diện với mây và đèn Kiều càng thấm thía cái bẽ bàng của thân phận : Nỗi nhục nhã ê chề nàng đã thấu hiểu ngay từ cuộc mua bán, lại thêm sự lừa gạt của Mã Giám Sinh, sự ân hận xót xa vì phụ bạc chàng Kim. 
-Từ hình ảnh đó góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều như thế nào?
- Tại sao Nguyễn Du lại nói “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Cảnh nào, tình nào ?
 + Cảnh hoang vắng, đau buồn, tình xót xa, nhục nhã làm lòng Kiều tan nát.
- GV chốt lại chuyển ý :
 Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích cứ luân chuyển vô tư theo quy luật của nó không một nét thân mật, không một niềm an ủi. Khung cảnh đó đã tác động tới Kiều. Nàng càng đau đớn tủi nhục cho thân phận của mình. Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, tâm trạng của Kiều đã chuyển từ buồn sang nhớ. 
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn phân tích nghệ thuật miêu tả nỗi nhớ của Thúy Kiều (8 phút)
HS đọc 8 câu thơ tiếp.
- Lời đoạn thơ của ai?nhớ ai trước, ai sau?
- GV: yêu câuHS đọc 8 câu thơ giữa. Nỗi nhớ được thể hiện như thế nào ? Kiều nhớ ai trước ? 
 Câu hỏi nêu vấn đề : Có người đặt vấn đề tại sao Kiều lại nhớ người yêu trước mà không phải là cha mẹ ? Em có thể lý giải ?
 + Kiều đã bán mình giải quyết sự xung đột giữa hiếu và tình : 
 “Duyên hội ngộ đức cù lao
 Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn
 Để lời thệ hải minh sơn
 Làm con trước phải đền ơn sinh thành”.
 + Trong lòng luôn ám ảnh mặc cảm phụ tình chàng Kim, nên nàng nhớ Kim Trọng trước là hợp lô gíc -> Sự tinh tế trong ngòi bút Nguyễn Du.
- Kiều nhớ Kim Trọng như thế nào?
+ Nhớ Kim Trọng : “Tưởng ... đồng” -> nhớ tới lời thề nguyền đôi lứa. Nàng tưởng tượng ra chàng Kim cũng đang hướng về mình, đau đáu chờ tin nàng vô ích “Tin sương ... chờ”. 
GV: Em hiểu như thế nào về câu thơ " tấm son"
 + Câu “Tấm son ... phai” có hai cách hiểu:
 . Tấm lòng son là tấm lòng son sắt của Kiều với Kim Trọng không bao giờ nguôi, tình yêu chung thủy không phai nhạt.
 . Tấm lòng son của Kiều bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa được.
-Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu? ( tưởng -xót)
-Thể hiện rõ qua chi tiết nào?nhớ hình ảnh nào?
- Những điểm tích thành ngữ được sử dụng.
HS: giải nghĩa sân lai, gốc tử.
- GV bình :
 Từ khi xa nhà đến nay “Sân lai cách mấy nắng mưa”, có lẽ mưa nắng đã làm thay đổi cảnh quê nhà, “gốc tử” đã lớn “vừa người ôm”, cha mẹ ngày một thêm già yếu. Càng nghĩ Kiều càng xót xa cho cha mẹ.
-GV: Theo em trong cảnh ngộ hiện tại thì Kiều, Kim Trọng và cha mẹ thì ai là người đáng thương nhất ?
- Kiều đã quên cảnh ngộ bản thân để nhớ thương, xót xa đến cha mẹ người yêu-> Kiều là người như thế nào?
 Qua đoạn trích Suy nghĩ của Kiều khi đang ở lầu Ngưng Bích. Kiều hướng về cha mẹ, Kim trọng -> ngôn ngữ độc thoại. Đây là thành công lớn trong việc miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại.
* hoạt động 4 : Phân tích tâm trạng Kiều qua cảnh vật, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (8 phút)
- Đọc 8 câu thơ cuối. Đoạn thơ có 8 câu cứ hai câu một cặp và mỗi cặp thơ là một cảnh khác nhau đó là những cảnh nào ? được diễn tả qua cái nhìn của ai ?
( sắc cỏ dầu dầu ấy nàng đã một lần nhìn thấy ngày noà trên mộ Đạm tiên: Sè..)
- Tiếng sống vỗ có gì khác tiếng sóng kêu? Sóng vỗ báo hiệu điềugì?
(Những chặng đường đầy cạm bẫy, nhiều máu và nớc mắt có “ma đa lối, quỷ dẫn đờng” với Kiều đang ở phía trớc đoạn thơ Kiều ở lầu NB nh chứa đầy lệ: lệ của ngời con gái lu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi, buồn thơng chua xót vì mối tình đầu tan vỡ, xót xa nhớ thơng cha mẹ, lo sợ cho thân phận số phận mình; lệ của nhà thơ, 1 trái tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót thơng cho ngời thiếu nữ tài sắc hiếu thảo mà bạc mệnh)
- Nhận xét nghệ thuật của 8 câu thơ ? biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế noà trong việc diễn tả nhân vật?
 - GV nâng cao :
 Bức tranh về tâm trạng buồn của Kiều thật sống động. Cảnh lầu Ngưng Bích được thể hiện qua tâm trạng Kiều. Cảnh được mô tả từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm, từ tĩnh đến động. Các từ thấp thoáng, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm đã biểu hiện cụ thể tâm trạng buồn tủi của Kiều. Tâm trạng đó cứ mở dần, mở dần theo điệp ngữ “buồn trông” và cứ trở đi trở lại nhờ cách điệp cấu trúc câu của tác giả. Đó là bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng là bức tranh tâm trạng -> Bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 * hoạt động 5 : Tổng hợp kiến thức bài học (2 phút)
- HS đọc ghi nhớ :
- GV gợi dẫn chốt từng phần :
 + Tả cảnh -> hoàn cảnh cô đơn đáng thương
 + Ngôn ngữ độc thoại -> Một con người vị tha nhân hậu
 + Tả cảnh ngụ tình -> tâm trạng đau buồn lo âu.
I. Tìm hiểu chung:
1- Đọc và tìm hiểu chú thích : 
2- Vị trí đoạn trích
- Phần II – Gia biến và lưu lạc:
3- Bố cục :
(3 phần)
II- Phân tích :
1- Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều:
- “Khóa xuân” -> bị giam lỏng
- Cảnh: Bát ngát, cát vàng, bụi bay, dãy núi mờ xa
=> Không gian mênh mông, hoang vắng, trơ trọi 
= >Hình ảnh vừa thực vừa mang tính ước lệ diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.
- Mây sớm- khuya -> sự tuần hoàn khép kín
- Nỗi buồn của người như thấm vào cảnh vật.
=> Kiều rơi vào cô đơn cô độc hoàn toàn
2- Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ :
* Nỗi nhớ Kim Trọng :
- Nhớ lời thề nguyền
- Tiếc cho chàng uổng công chờ tin mình.
- " tấm sonphai"
-> tấm long son của Kiều bị vuid dập hoen ố biết bao giờ gột rủa được
- Nỗi nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa, khẳng định lòng trung thuỷ sắc son.
* Nỗi nhớ cha mẹ :
- Thương và xót cha mẹ sớm chiều tựa của trông con.
- Tuổi già sức yếu không người chăm sóc
- Quạt nồng ấp lạnh
- Sân lai gốc tử. = > điển tích điển cố
=> 
- Tấm lòng hiếu thảo và nỗi nhớ thương cha mẹ của Kiều.
=> Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo ->có lòng vị tha.
3- Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cảnh vật:
Mỗi cặp câu -> một nỗi nhớ, nỗi buồn
+ “Thuyền... thấp thoáng... xa xa” -> thân phận bơ vơ nơi đất khách
+ “Cánh hoa trôi... biết là về đau” -> số phận chìm nổi long đong vô định
+ Khắc “Chân mây mặt đất” -> xanh xanh, dầu dầu, tê tái, héo úa, mịt mờ -> nỗi đau tê tái
+ Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội -> biểu tợng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> Kiều lo âu sợ hãi
=> Bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.Tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi.
III- Tổng kết :
- Ghi nhớ : SGK 96
4- Củng cố : - GV chốt lại nội dung bài.	
5- Hướng dẫn về nhà : - Đọc thuộc long đoạn trích
 - Chuẩn bị bài: Trau dồi vốn từ
V. Rút kinh nghiệm sau tiết 31 - 32
	Ưu điểm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 	Tồn tại: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 04/10/2011
Ngày dạy: /  / ..
Tiết 33/ Tập làm văn:	Miêu tả trong văn bản tự sự 
I- Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức 
 Giúp học sinh thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng :
 Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản tự sự.
3. Thái độ :
 Củng cố cách cảm nhận về miêu tả trong các văn bản đã học.
II- Chuẩn bị : 
	- GV: SGK - SGV- tài liệu tham khảo.
	- HS: Tìm hiểu các yếu tố miêu tả trong các đoạn văn.
III- Tiến trình dạy và học :
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra : 
Giờ trước viết bài không kiểm tra bài cũ; chỉ kiểm tra vở soạn
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 : Phân tích mẫu hình thành khái niệm.
GV hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự (19phút)
- HS đọc đoạn trích SGK 91.
- Đoạn trích kể lại chuyện gì ? Diễn biến như thế nào ?
 Tóm tắt chi tiết chính ?
 + Kể chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi
 . QT cho ghép ván, 10 người khênh 1 bức, tiến sát đồn Ngọc Hồi.
 . Quân Thanh bắn ra không trúng ai, sau đó phun khói lửa.
 . Quân QT khiêng ván nhất tề xông tới đánh.
 . Quân Thanh chống không nổi, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tự. Quân Thanh đại bại.
- Nối các sự kiện trên thành một đoạn văn. So sánh đoạn văn vừa lập với đoạn văn của Ngô Gia Văn Phái ?
 + Đoạn vừa tạo lập thiếu sinh động, đơn giản là kể lại sự việc.
 + Mới chỉ trả lời câu hỏi : sự việc gì còn không trả lời được sự việc ấy diễn ra như thế nào. 
 + Đoạn của Ngô ... đáp ứng được điều đó, nhờ miêu tả các chi tiết mà trận đánh được tái hiện sinh động.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự là gì ?
- HS: đọc ghi nhớ.
- GV chốt lại :
 Miêu tả trong khi kể nhằm làm cho sự việc đang kể hiện lên bằng những chi tiết hành động, cảnh vật, con người và sự việc diễn ra như thế nào khiến câu chuyện trở nên sinh động như hiện ra trước mắt người đọc.
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập (21 phút)
- Hoạt động nhóm :
GV: giao vấn đề hiệm vụ:
 Nhóm 1 + 2 Tìm hiểu yếu tố tả người – Chị em Thúy Kiều.
 Nhóm 3 + 4 Yếu tố tả cảnh – Cảnh ngày xuân
- Đại diện nhóm trả lời.
- GV: định hướng.
- Yếu tố tả người trong “Chị em Thuý Kiều” ?
 + Thuý Vân : 
 . Khuôn mặt đầy đặn, tròn trĩnh như mặt trăng
 . Đôi mày sắc sảo đậm nét như con ngài.
 . Miệng cười tươi thắm như hoa.
 . Giọng nói trong trẻo thanh thoát thoát ra từ hàm răng ngà ngọc.
 . Mái tóc óng mượt như mây.
 . Làn da trắng mịn như tuyết.
 + Thúy Kiều :
 . ánh mắt trong như làn nước mùa thu
 . Đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân.
 . Vẻ đẹp tuyệt thế khiến người say mê mất nước, mất thành.
 . Cái tài và tình của Kiều
- Từ phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du em có nhận xét gì ?
 + Cảm nhận được thái độ, tình cảm trân trọng đề cao vẻ đẹp và giá trị của con người, cảm thông với số phận của họ.
- Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” tả cảnh gì?
 + Thiên nhiên, cảnh vật của mùa xuân và lễ hội thanh minh.
 + Khung cảnh mùa xuân : mới mẻ, giàu sức sống (cỏ non), trong sáng, khoáng đạt (tận chân trời), nhẹ nhàng, hài hòa, sinh động (trắng điểm một vài bông hoa).
 + Khung cảnh lễ hội : đông vui, tấp nập, nhộn nhịp, tâm trạng nô nức, rộn ràng của người đi hội.
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 2(SGK - 92)
- Kể lại việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều thanh minh.
- Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình.
 + Diễn xuôi theo thứ tự của đoạn
 + Tham khảo : Những bài văn mẫu (57)
I- Tìm hiểu chung yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự;
1. Tìm hiểu đoạn trích: 
- Tóm tắt sự việc chính
- Tạo lập đoạn mới
- Nhận xét, so sánh: Các sự việc nêu đầy đủ nhưng không sinh động => cần miêu tả bằng các chi tiết sự việc mới diễn ra sinh động hấp dẫn.
2- Ghi nhớ :
SGK 92
II- Luyện tập
1- Bài tập 1 (92) :
a) Đoạn 1 :
- Thúy Vân
-> Tả Vân tập trung tả ngoại hình, vẻ đẹp chủ yếu về nhan sắc.
- Thúy Kiều
-> Tả Kiều kết hợp tả ngoại hình với tả tính cách, tâm lý bên trong, vẻ đẹp hài hòa nhan sắc, tài năng và tâm hồn.
b) Đoạn 2 :
- Khung cảnh mùa xuân
- Khung cảnh lễ hội
2- Bài 2 (92)
- Thời gian
- Quang cảnh ngày xuân
- Cuộc du xuân của ba chị em.
3- Bài 3 (92)
4- Củng cố :	 
- Nhắc lại vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. 
5- Hướng dẫn về nhà : 
- Nắm chắc nội dung bài.
- Xem lại bài để làm bài viết số 2
V. Rút kinh nghiệm sau tiết 33:
	Ưu điểm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 	Tồn tại: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 07/10/2011
Ngày dạy: /  / ..
Tiết 34 – 35/	viết bài số 2 - văn tự sự
I- Mục tiêu cần đạt :
1- Kiến thức 
 Giúp HS vận dụng những kiến thức đã học làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người. 
2- Kỹ năng :
 Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày, đặc biệt kỹ năng dùng từ chính xác, sử dụng yếu tố miêu tả.
3- Thái độ :
 Tình cảm trân trọng và yêu quý thầy cô giáo, ý thức vươn lên trong học tập.
II- Chuẩn bị : 
	- GV:Đề bài - dàn bài
	- HS: Ôn tập văn tự sự.
III- Tiến trình dạy và học :
1- ổn định tổ chức :
2- Kiểm tra : 
	Kể một kỷ niệm đáng nhớ về tuổi ấu thơ của em.
A- Yêu cầu chung :
	- Giới thiệu được kỷ niệm đáng nhớ của mình về tuổi ấu thơ.
	- Diễn biến của câu chuyện.
	- Sử dụng các yếu tố miêu tả làm cho chuyện thêm sinh động.
	- Có thể dùng đoạn văn đối thoại.
	- Nêu suy nghĩ miêu tả nội tâm
	- Tình cảm và suy nghi của mình.
B- Đáp án, biểu điểm :
1- Mở bài : 
	- Giới thiệu được kỷ niệm đáng nhớ về tuổi ấu thơ của mình.
- Cần thông qua một tình huống cụ thể xảy ra khiến mình nhớ lại.
2- Thân bài : 
	- Kể lại diẽn biến sự việc :
	+ Trình tự thời gian, không gian, ở đâu ? vào thời gian nào ?
	+ Tình huống dẫn đến câu chuyện đáng nhớ.
	+ Thái độ và tình cảm của em trước sự việc. Tại sao em cho là đáng nhớ.
	+ Kỉ niệm đó hiện lên trong kí ức hiện tại.
	- Kết quả sự việc của kỉ niệm đó :
	+ Đối với bản thân mình.
	- Suy nghĩ của em.
3- Kết bài :
- Nêu cảm nghĩ của em và bài học được rút ra từ kỷ niệm đó.
C- Thang điểm:
* Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, sai ít lỗi chính tả, lời văn chân thành, có cảm xúc đạt 9- 10 điểm.
	* Bài viết đủ ý, bố cục rõ ràng, sai dưới 10 lỗi chính tả, câu, diễn đạt đạt 7- 8 điểm
	* Bài viết thiếu 1, 2 ý, diễn đạt rõ ràng, sai dưới 15 lỗi chính tả, câu đạt 5- 6 điểm
	* Bài viết sơ sài, thiếu nhiều ý, sai nhiều lỗi chính tả, câu, diễn đạt đạt 3- 4 điểm
	* Bài viết không xác định được yêu cầu, lạc đề, sai quá nhiều lỗi đạt 1- 2 điểm
	* Bài viết để trắng : 0 điểm.
4- Củng cố : 
Thu bài, nhận xét giờ làm bài
5- Hướng dẫn về nhà 
Đọc thêm Kiều báo ân báo oán. soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết 34 - 35
	Ưu điểm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 	Tồn tại: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA9 T7.docx