Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 15 - Tiết 74: Kiểm tra Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 15 - Tiết 74: Kiểm tra Tiếng Việt

 A. Trắc nghiệm: ( 3 đ ) Học sinh đọc và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.

 Câu 1: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào?

A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC lịch sự .

 Câu 2 :Hai câu hội thoại trong truyện "Lợn c¬ưới áo mới " Đã không tuân thủ phư¬ơng châm hội thoại nào?

 - Bác có thấy con lợn cư¬ới của tôi chạy qua đây không?

 - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả !

 A. Phư¬ơng châm về l¬ượng

 B. Ph¬ương châm về chất.

 C. Ph¬ương châm lịch sự.

 D. Phương châm quan hệ.

 Câu 3: Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn:

 A. Trực tiếp. B. Gián tiếp.

 Câu 4: Câu sau người viết đã dùng cách dẫn nào?

“Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất”

 A. Trực tiếp. B. Gián tiếp.

 Câu 5: Để lời nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần:

A. Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

B. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

C. Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

D. Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 15 - Tiết 74: Kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 tiết 74 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Soạn: 2/12/2011
Dạy: 3/12/2011
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
 - Kiểm tra kiến thức HS về tiếng Việt ..
 - Rèn luyện cho HS tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo.
 - Rèn kĩ năng nhận biết và thơng hiểu về các nội dung: Các biện pháp tu từ từ vựng; Các phương châm hội thoại; Thuật ngữ; Sự phát triển của từ vựng; Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
 - Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, tự luận trong 30 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: Các biện pháp tu từ từ vựng; Các phương châm hội thoại; Thuật ngữ; Sự phát triển của từ vựng; Từ láy, từ ghép; Trường từ vựng; Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT TIẾNG VIỆT 9
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề
TN
TL
TN
TL
Mức độ thấp
Mức độ cao
Các phương 
Châm hội thoại
 Nhận diện được PCHT
Hiểu được 
Khái niệm
Số câu
  1
1
2
Số điểm
0,25
0,25
0,5
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
5 %
Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp
Nắm được khái niệm
Hiểu nhận diện.
Số câu
  1
1
2
Số điểm
0,25
0,25
0,5
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
5 %
Từ láy
Nhận diện từ láy
Số câu
1
1
Số điểm
1
1
Tỉ lệ
10%
10%
Xưng hô trong hội thoại.
Hiểu cách chọn từ ngữ xưng hô
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ
2,5%
2,50%
Phát triển từ vựng
Hiểu có hai cách phát triển từ vựng
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
Cấp độ khái quát nghĩa của từ
Hiểu được cấp độ khái quát nghĩa của từ
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ
2,50%
2,50%
Thuật ngữ
Hiểu được đặc điểm của thuật ngữ.
Số câu
2
2
Số điểm
0,5
0,5
Tỉ lệ
5.0%
5.0 %
Phương thức chuyển nghĩa
Nhận dịên được cách chuyển nghĩa.
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ
2,5%
2,5%
Từ tượng hình
Nhận diện được từ tượng hình
Số câu
1
Số điểm
0,25
Tỉ lệ
2,5%
Thành ngữ
Nhận diện thành ngữ
Số câu
1
1
Số điểm
0,25
0,25
Tỉ lệ
2,5%
2,5%
Các biện pháp tu từ từ vựng
Vận dụng phân tích và viết đoạn văn.
Số câu
2
2
Số điểm
6
6
Tỉ lệ
60%
60%
Tổng số câu
5
8
2
15
Số điểm
1,25
2,75
6
10
Tỉ lệ
12,5%
27,5%
60 %
100%
IV: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
TRƯỜNG  THCS TT CÙ LAO DUNG
Lớp: 9A 
Họ và tên: 	
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 9 
(Tiết 74)
Thời gian: 45’
ĐIỂM
 A. Trắc nghiệm: ( 3 đ ) Học sinh đọc và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
 Câu 1: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào?
A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC lịch sự . 
 Câu 2 :Hai câu hội thoại trong truyện "Lợn cưới áo mới " Đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
 - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
 - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả !
 A. Phương châm về lượng 
 B. Phương châm về chất.
 C. Phương châm lịch sự.
 D. Phương châm quan hệ.
 Câu 3: Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn:
 A. Trực tiếp. B. Gián tiếp.
 Câu 4: Câu sau người viết đã dùng cách dẫn nào? 
“Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất”
 A. Trực tiếp. B. Gián tiếp.
 Câu 5: Để lời nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần:
Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
 Câu 6: Có hai cách phát triển từ vựng là: 
 A. Tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ nước ngoài.
 B. Hai phương thức chuyển nghĩa chính là hai cách phát triển từ vựng.
 C. Tạo từ ngữ mới và phát triển nghĩa của từ ngữ.
 D. Mượn từ ngữ nước ngoài và phát triển nghĩa.
 Câu 7:Trong các từ: Từ đơn ; Từ phức; Từ; Từ ghép, từ nào có cấp độ khái quát nghĩa cao nhất?
A.Từ đơn ; B.Từ phức; C.Từ ghép; D.Từ .
 Câu 8: Từ Virút có hai khái niệm như sau:
 - Trong sinh học,virút có nghĩa là : “một sinh vật cực nhỏ ,đơn giản,chưa có cấu tạo tế bào ,gây các bệnh truyền nhiễm”
 - Trong tin học,virút có nghĩa là : “một bộ mật mã xâm nhập vào chương trình máy tính nhằm gây ra lỗi phá hoại những thông tin được lưu trữ”
 Như vậy: Từ virút đã vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ một khái niệm.
 A. Đúng. B. Sai.
 Câu 9: Trong đoạn trích sau đây:
 “ Nếu được làm hạt giống để mùa sau
 Nếu lịch sự chọn ta làm điểm tựa
 Vui gì hơn làm người lính đi đầu
 Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!
 Từ “ điểm tựa” là một thuật ngữ vật lí.
 A. Sai. B. Đúng.
 Câu 10: Từ mặt trời in đậm dưới đây được chuyển nghĩa theo phương thức nào? 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 A. Phương thức ẩn dụ . B. Phương thức hoán dụ .
 Câu 11: : Trong các từ sau , từ nào không phải là từ tượng hình ?
 A . Ngất nghểu B . Lom khom . C . Rì rào . D . Dong dỏng . 
 Câu 12: Trong các câu sau câu nào là thành ngữ ?
A. Gầm mực thì đen, gần đèn thì sáng. B. Được voi đòi tiên.
C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Chó treo mèo đậy . 
B. Tự luận ( 7đ )
 Câu 1. Hãy gạch chân các từ láy trong đoạn văn sau : ( 1 đ )
“ Trăng đã lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm cát trắng đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thâm thẫm. Dưới ánh trăng lấp lánh, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì “
 Câu 2: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đó ( 3đ )
 Ông Trời nổi lửa đằng đông
 Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay !
 (Trần Đăng Khoa)
 Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (nội dung tự chọn) trong đoạn có sử dụng ít nhất hai biện pháp tu từ từ vựng . Chỉ ra và cho biết đó là biện pháp gì ? ( 3 đ )
V: HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) Câu đúng là những câu in đậm.
II. Tự luận.
Câu 1: Từ láy : lấp loáng, sừng sững, thâm thẫm, lấp lánh, lăn tăn, mơn man
Câu 2: ( 3điểm )
-Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa (1 điểm ).
-Biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ đã tạo nên hình ảnh sinh động của sự vật khi trời chuyển mưa. Những sự vật tưởng như vô tri vô giác nhưng trở nên cụ thể , sống động, mang đầy hình ảnh và màu sắc trong cảm nhận của người đọc. ( 2 điểm )
Câu 3 ( 3 điểm )
-Viết đúng đoạn văn nội dung khá hay : ( 2đ )
-Trong đoạn có sử dụng biện pháp tu từ ( 0,5đ )
- Chỉ ra được ( 0,5đ )

Tài liệu đính kèm:

  • docKT TV 1 tiet Co ma tran de.doc