Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 25 - Tiết 121 đến tiết 125

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 25 - Tiết 121 đến tiết 125

Tuần 25Tiết 121

Soạn:

Giảng: MÂY VÀ SÓNG

I- Mục tiêu bài học

- Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử thấy được đặc sắc NT trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh TN mang ý nghĩa tượng trưng.

- Tích hợp với phần văn và TV, tích hợp với các văn bản: con cò, nói với con.

- Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do, phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại trong độc thoại.

II- Chuẩn bị:

- Giáo viên: Chân dung Ta go; tập thơ Ta go.

- Học sinh: Sưu tầm thơ Ta Go.

III- Tổ chức các hoạt động dạy học.

I- Kiểm tra bài cũ

? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ "Nói với con".

? Người cha qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con, muốn thể hiện và gửi gắm điều gì?

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 25 - Tiết 121 đến tiết 125", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25Tiết 121
Soạn:
Giảng: Mây và sóng
I- Mục tiêu bài học
- Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử thấy được đặc sắc NT trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh TN mang ý nghĩa tượng trưng.
- Tích hợp với phần văn và TV, tích hợp với các văn bản: con cò, nói với con.
- Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do, phân tích những hình ảnh tượng trưng trong thơ, kết cấu đối thoại trong độc thoại.
II- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chân dung Ta go; tập thơ Ta go.
- Học sinh: Sưu tầm thơ Ta Go.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học.
I- Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ "Nói với con".
? Người cha qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con, muốn thể hiện và gửi gắm điều gì?
II- Dẫn vào bài
- Giáo viên: Tình mẹ con có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi phổ biến nhất của con người. Đồng thời cũng nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ Đại thi hào ấn Độ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: khởi động (5')
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản (35')
I- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, hiểu chú thích.
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Giọng đọc có sự thay đổi với những lời đối thoại.
Giọng đọc các câu thơ văn xuôi dài nhưng nhịp điệu vẫn rất nhịp nhàng.
- 2 - 4 học sinh đọc bài 1 - 2 lần, giáo viên nhận xét.
- Học sinh đọc chú thích * SGK.
- Giáo viên: giới thiệu một bài nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm?
- Học sinh: Dựa vào chú thích giới thiệu.
- Giáo viên nhấn mạnh một số nét về tác giả, tác phẩm.
- Giáo viên: Tìm bố cục của bài thơ? Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau (Về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ) giữa hai phần và phân tích tác dụng của sự giống và khác nhau trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?
- Học sinh: Tìm bố cục - trả lời từng câu hỏi: (Trình tự tường thuật của 2 phần đều giống nhau: Thuật lại lời rủ rê )
+ Thuật lại lời từ chối và lí do từ chối.
+ Nêu lên trò chơi do em bé sáng tạo
- Học sinh đọc phần đầu của đoạn 1 và đoạn 2.
Đoạn 1: từ đầu. mỉm cười họ bay đi.
Đoạn 2: "Trong sóng có gì gọi con nhảy múa lướt qua"
Giáo viên: Có mấy lời hỏi và lời đáp trong từ phần đối thoại?
? Câu trả lời thứ nhất của bé, tại sao lại là một câu hỏi lại?
? Câu trả lời thứ hai có gì đáng chú ý về thành phần?
- Học sinh: trả lời.
- Giáo viên: Những người trên mây trong sóng đã nói gì với em bé?
? Thế giới của họ vẽ ra như thế nào?
? Hình ảnh?
- Học sinh: Đọc, phát hiện.
- Giáo viên bình: TN rực rỡ, bí ẩn, bao điều mới lạ hấp dẫn tuổi thơ. Dường như khó có thể từ chối lời mời gọi những điều gì đã níu giữ em bé lại? lời mời gọi ấy chính là tiếng gọi của một thế giới kì diệu.
- Giáo viên hỏi: Lí do nào khiến em từ chối những lời mời gọi?
- Học sinh thảo luận nhóm, trình bày ý kiến.
- Giáo viên chốt bình: lời từ chối với lí do thật dễ thương khiến những người sống trên mây và trong sóng đều mỉm cười. Lòng mẹ yêu con và con yêu mẹ đều da diết biết nhường nào. Tình cảm hai chiều nên càng tha thiết cảm động.
- Giáo viên hỏi: Em bé đã tưởng tượng ra những trò chơi khác như thế nào?
- Học sinh: đọc thầm lời bé nói với mẹ về những trò chơi do em tưởng tượng ra?
- Giáo viên hỏi: Trò chơi được mô tả như thế nào có gì đặc biệt? Phát hiện các hình ảnh chi tiết thể hiện tình mẹ con? 
- Học sinh: Tưởng tượng mô tả tái hiện lại từng trò chơi.
- Giáo viên hỏi: Cảm xúc của em về những hình ảnh được mô tả qua lời em bé?
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên hỏi: Cảm nhận về cái hay trong câu thơ: "Con lăn, lăn, lăn.."?
- Học sinh thảo luận, trình bày ý kiến.
- Giáo viên tích hợp: Nguyên Hồng diễn tả cảm giác hạnh phúc ngây ngất của bé Hồng khi được sà vào lòng mẹ
Giáo viên bình: Thơ Ta Go thường đâm ý nghĩa triết lí: hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn do ai ban cho, mà ở ngay trên trần thế, do chính con người khơi nguồn sáng tạo. Nhà thơ hoá thân trong em bé để ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng bất tử.
* Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn tổng kết và luyện tập (8')
- Giáo viên hỏi: Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này là gi?
- Học sinh: tổng kết nghệ thuật.
- Giáo viên hỏi: Hãy nói ngắn gọn chủ đề bài thơ?
- Học sinh: phát biểu.
- Giáo viên hỏi: Ngoài chủ đề trên, bài thơ còn có thể làm cho ta suy ngẫm và liên tưởng đến những vấn đề nào khác trong cuộc sống con người?
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Học sinh viết bài, đọc bài.
I- Đọc, hiểu chú thích
1/ Đọc
2/ Chú thích
a) Tác giả - tác phẩm.
- Tác giả: Ta go và tập thơ "Trăng non".
- Tác phẩm: Thể thơ: tự do, các câu thơ dài ngắn rất tự do, nhịp điệu nhịp nhàng những cũng rất linh hoạt.
b) Giải thích từ khó
- Ngao du.
c) Bố cục:
- Câu chuyện với mẹ về những người ở trên mây và trò chơi thứ nhất của em bé.
- Câu chuyện của em bé với mẹ về những người ở trong sóng và trò chơi thứ hai của em bé.
II- Đọc, hiểu văn bản:
1/ Lời từ chối của bé trước sự mời gọi rủ rê của những người sống trên mây trong sóng.
a) Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng.
- Bọn tớ chơi từ khi thức dậy.
Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn
=> Một thế giới vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng đàn ca du dương, bất tận và được đi khắp nơi.
- "Hãy đến nơi tận cùng trái đất đưa tay lên trời" "Hãy đến rìa biển cả nhắm nghiền mắt lại"
=> Cách đến và hoà nhập rất thú vị và hấp dẫn.
b) Lời từ chối của bé.
- Mẹ mình đang đợi ở nhà
Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà 
=> Sức níu kéo của tình mẫu tử.
2/ Trò chơi của bé
- Con là mây, mẹ là trăng; con là sóng, mẹ là bờ; hai tay con nâng mặt mẹ; con lăn, lăn mãi
-> Trò chơi có mẹ, cùng mẹ, với mẹ, trò chơi do bé tự nghĩ ra.
=> Hoà quện cùng thiên nhiên trong cuộc vui chơi ấm áp tình mẹ con TN mơ mộng qua trí tưởng tượng ngây thơ càng trở nên lung linh.
- "Con lăn, lăn  vào lòng mẹ".
=> Hình ảnh TN mang ý nghĩa tượng trưng: Mẹ con, tình mẫu tử thiêng liêng mà gần gũi, bất diệt.
III- Tổng kết, luyện tập.
1/ Tổng kết.
- NT:
+ Tứ thơ phát triển theo bố cục tương đối cân phân, đối xứng nhưng không trùng lặp.
+ Đối thoại lồng trong lời kể.
+ Sự hoá thân của tác giả vào nhân vật trữ tình em bé.
+ Những hình ảnh TN mang ý nghĩa tượng trưng: mây sóng, biển bờ, vầng trăng
+ Tưởng tượng bay bổng, phóng khoáng.
- Chủ đề: ca ngợi tình mẹ con phổ biến thiêng liêng và bất diệt.
=> Ghi nhớ (SGK)
2/ Luyện tập.
- Viết một đoạn văn hoặc một bài thơ nhập vai bà mẹ trả lời con khi cùng vui chơi với những trò chơi do bé sáng tạo ra.
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2')
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ.
- Học sinh về nhà học bài, chuẩn bị ôn tập.
Tiết 122
Soạn:
Giảng: Nghĩa tường minh và hàm ý.
I- Mục tiêu bài học: 
- Giúp học sinh: Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu năm được khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Kỹ năng: Biết cách sử dụng hàm ý trong câu giao tiếp hàng ngày và trong viết văn.
II- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Giáo án, các ví dụ về nghĩa tường minh và hàm ý.
- Học sinh: Đọc bài và chuẩn bị bài.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học:
I- Kiểm tra bài cũ:
Đặt câu khởi (nghĩa) ngữ?
Đặt câu có sự liên kết câu?
II- Dẫn vào bài: 
- Giáo viên đưa ra các ví dụ để vào bài.
a) Tối mai đi xem phim với tớ đi.
b) Tối mai mem mình về quê.
c) Đành vậy.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động (5')
* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học (15'):
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ (SGK)
- Giáo viên hỏi: Hãy cho biết những cách hiểu về câu "Trời ơi chỉ còn có 5 phút"?
- Học sinh: Nêu cách hiểu.
- Giáo viên hỏi: Câu "Ô! cô còn quên chiếc mùi xoa đây này" hiểu như thế nào?
- Học sinh: Không có ẩn ý.
- Giáo viên hỏi: Cách hiểu mang tính phổ biến ai cũng biết gọi là gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ (SGK) 
* Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn luyện tập: (20') 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1, 2, 3.
- Học sinh đọc bài, làm bài.
- Các nhóm nhận xét.
- Giáo viên đưa bài tập bổ trợ.
* Cuộc thoại a: 
- A: Tối qua tớ trông thấy bạn đi chơi với B.
- Cúc: Tớ nghĩ hình như bạn thích đi ăn ốc lắm thì phải.
* Cuộc thoại b: 
- A: Cái Lan có đôi giày đẹp lắm.
- B: Anh chưa lĩnh lương.
Xác định hàm ý trong mỗi câu?
- Học sinh làm bài nhanh.
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
Giáo viên củng cố lại khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý .
Học sinh về nhà làm bài tập 4, soạn bài mới.
I- Bài học: 
1/ Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
a) Ví dụ: (SGK)
b) Nhận xét: 
"Trời ơi chỉ có 5 phút) có những cách hiểu:
+ Chỉ còn năm phút là phải chia tay.
+ Cách hiểu không phổ biến:
x. Tiếc quá không đủ thời gian để trò chuyện.
x. Thế là tôi lại thui thủi một mình.
x. Tại sao con người cứ phải chia tay nhanh nhỉ.
c) Kết luận: Ghi nhớ (SGK)
* Ghi nhớ (SGK)
II- Luyện tập:
Bài 1:
a) Nhà hoạ sỹ tặc lưỡi đứng dậy -> Hoạ sỹ chưa muốn chia tay anh thanh niên đặc biệt qua từ "Tặc lưỡi"
Bài 2: 
Hàm ý của câu "Tuổi già cần nước chè": ở Lào Cai đi sớm quá -> Là nhà hoạ sỹ già chưa kịp uống nước chè đã phải đi.
Bài 3: Câu "Cơm chín rồi" -> Hàm ý là "Ông vô ăn cơm đi"
Tiết 123
Soạn :
Giảng : Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý
I- Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết hai điều kiện sử dụng hàm ý.
+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
+ Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
- Rèn kỹ năng sử dụng và giải nghĩa hàm ý trong giao tiếp.
II- Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Giáo án, SGK, máy chiếu.
- Học sinh: Đọc trước bài, SGK.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học:
I- Kiểm tra bài cũ (kết hợp với giới thiệu bài).
CH: Xác định hàm ý trong những câu thơ sau:
"Thoắt trông nàng đã chào thưa:
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan
Dễ chừng là thói hồng nhan"
Giáo viên: Hàm ý là những điều người nói muốn người nghe hiểu được hàm ý nghĩa là hàm ý đã sử dụng thành công.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Khởi động (5')
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (2')
- Giáo viên chiếu đoạn ngữ liệu lên màn chiếu.
- Học sinh đọc to bài tập.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
Giáo viên hỏi: Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
? Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn?
? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
- Học sinh trả lời: Câu 2 hàm ý rõ hơn vì có chi tiết cụ Nghị thôn Đoài. Vì lúc đầu cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ.
- Giáo viên hỏi: Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ? vì sao Tí có thể hiểu hàm ý ấy?
- Học sinh: Cái Tí nghe nói giãy nảy
- Giáo viên hỏi: Khi sử dụng hàm ý cần tránh điều gì?
- Học sinh kết luận.
- Giáo viên chốt ý chính và lưu ý.
* Hoạt động 3: Luyện tập (25') 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1a.
? Người nói, người nghe là ai?
? Hàm ý mỗi câu?
? Người nghe có hiểu hàm ý của người nói không?
- Học sinh nghiên cứu bài tập, làm bài tập vào vở.
- Học sinh đọc lại văn bản Mây và sóng.
Câu hỏi:
? Tìm những câu có hàm ý mời gọi hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé và những người ở trên mây và trong sóng trong bài Mây và sóng.
? Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
- Học sinh làm bài theo nhóm.
- Học sinh đọc bài tập 3 SGK.
Yêu cầu: Điền vào chỗ trống sau một câu có hàm ý từ chối lời rủ về quê.
A- Mai về quê với mình đi!
B- 
C- Đành vậy!
- Giáo viên tổ chức học sinh hai nhóm thi đua nhau làm bài.
- Từng nhóm học sinh lên bảng làm nhanh như kiểu tiếp sức.
- Nhóm này nhận xét bài làm của nhóm kia.
- Giáo viên nhận xét kết luận nhóm thắng cuộc.
- Giáo viên chốt: Tránh nói những câu hàm ý thiếu tế nhị hoặc có thể bị hiểu lầm, câu nói có hàm ý phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đảm bảo tế nhị, lịch sự.
I- Bài học:
1/ Điều kiện sử dụng hàm ý:
a) Ví dụ.
b) Nhận xét:
- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi (mẹ phải con cho cụ Nghị)
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài
- Sự giãy nảy và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí "U bán con thật đấy ư" cho thấy cái Tí đã hiểu ý mẹ.
c) Kết luận: (SGK)
Chú ý khi dùng hàm ý:
+ Đối tượng tiếp nhận hàm ý.
+ Ngữ cảnh sử dụng hàm ý.
II- Luyện tập:
Bài 1.
- Chè đã ngấm rồi đấy: Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.
-> Hàm ý: Mời bác và cô vào nhà uống chè.
- Người nghe hiểu ý
- Chi tiết: Hoạ sĩ ngồi xuống ghế chứng tỏ ông hiểu hàm ý của anh thanh niên.
Bài 5.
- Câu có hàm ý mời mọc:
"Bọn tớ chơi từ khi  làm sao có thể 
Bọn tớ ca hát từ.. bọn tớ ngao du
Buổi chiều mẹ luôn muốn "
- Viết thêm: 
+ Các bạn nhỏ mà đi cùng thì thú vị lắm đây!
+ Không biết có ai muốn đi cùng bọn tớ không nhỉ!
Bài 3.
- Thành câu tường minh: Mình không đi với cậu được đâu, mình bận quá!
- Câu có hàm ý nhưng thiếu tế nhị, chưa hay: Mình mà có thời gian đi với cậu à?
- Tiếc quá, mai mình có hẹn về thăm ông bà rồi
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (2')
- Giáo viên củng cố kiến thức, sử dụng hàm ý cần hai điều kiện.
- Học sinh về nhà làm bài tập còn lại
Tiết 124,125
Soạn:
Giảng: 
Viết bài tập làm văn số 6( tại lớp)- nghị luận văn học
I. Mục tiêu bài học: Đánh giá học sinh ở các phương diện chủ yếu sau
- Biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) đã được học ở các tiết trước đó trong khi thực hành.
- Biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luậnđể làm tốt bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
- Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả)
* Trọng tâm: Viết bài
II. Chuẩn bị: Giáo viên: Nội dung đề, đáp án.
 Học sinh: Ôn bài
III. Tiến trình các hoạt động:
Đề bài
Nét mới trong tình cảm làng quê của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Đáp án
Yêu cầu chung: Đây là một trường hợp tiêu biểu cho những chuyển biến mới trong đời sống tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Tình cảm gắn bó sâu nặng với làng quê là một đặc điểm có tính truyền thống. Nhưng ở đây, tình yêu làng quê được đặt trong tình yêu nước, trong tình cảm đối với cuộc kháng chiến của dân tộc. Vì thế, làng đã theo giặc thì không thể yêu làng nữa rồi!...Những nhận xét, suy nghĩ về chuyển biến mới này không nên phát biểu một cách chung chung mà cần gắn với sự phân tích, cảm thụ các tình huống thú vị, các chi tiết hay trong tác phẩm.
Hình thức: Đảm bảo yêu cầu của một bài văn về bố cục, cách diễn đạt, trình bày, ngữ pháp, chính tả. Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng. 
Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: Giới thiệu nhà văn Kim Lân và tác phẩm Làng của ông. Nhân vật ông Hai và đặc điểm nổi bật của nhân vật này.
Thân bài : Trình bày từng luận điểm:
Tình yêu làng quê của những người dân Việt Nam và ông Hai nói chung
Tình yêu làng quê của ông Hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp được đặt trong một tình huống cụ thể: Cả làng Việt gian theo Tây, chống lại kháng chiến, chống lại cụ Hồ.
Nhận xét về diễn biến tình cảm của nhân vật để thấy được nét mới trong tình cảm làng quê của nhân vật này: tình yêu nước đặt trên tình yêu làng, tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước.
Kết bài : Kết luận chung. Mở rộng vấn đề.

Tài liệu đính kèm:

  • doct25doc.doc