Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 20

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 20

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

( Trích _ Chu Quang Tiềm )

 1/. Mục tiêu:

 a/Về kiến thức

 -Ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách và pp đọc sách.

- phương pháp đọc sách có hiệu quả.

 b/Về kỹ năng

- Biết cách đọc sách, hiểu một vb dịch. Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rỏ ràng

Trong một vbản nghị luận.rèn luyện thêm cách viết vbản nghị luận.

 c/ Về thái độ:

-Ý thức hơn trong việc lựa chọn sách để đọc cho phù hợp với tuổi của mình.

2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh

 a/ Chuẩn bị của GV: Một số sách chuyên môn, sách kiến thức phổ thông.

Một số câu danh ngôn về giá trị của sách và ý nghĩa của việcđọc sách.

 Phương pháp:

Gợi mở, phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề.

b/ Chuẩn bị của HS:Đọc, soạn bài trước ở nhà.

Đồ dùng học tập

 3/ Tiến trình bày dạy

 a/. Kiểm tra bài cũ: ( không).

Kiểm tra tình hình soàn bài của học sinh.

 b// Dạy nội dung bài mới :

 a/. Giới thiệu bài: ( 4’)

Nhà văn Gorki từng phát biểu: “ Sách mởi ra trước mắt tôi những chân trời mới” và “ tôi càng đọc nhiều thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuội đời càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi”. Muốn được như vậy, chắc hẳn Gorki có phương pháp đọc sách rieng hiệu quả. Mỗi người một suy nghĩ, một phương pháp, Chu Quang Tiềm nhà mỹ học và lý luận văn học nỗi tiếng của Trung Quốc sẽ “ bàn về đọc sách với chúng ta để sách có thể mang lại cho mỗi chúng ta lợi ích cần thiết như đã mang đến cho Gorki.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần học 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 9 1-92
Ngày Soạn: 12/12/2011
Ngày Dạy: 19/12/2011	 
 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
( Trích _ Chu Quang Tiềm )
 1/. Mục tiêu: 
 a/Về kiến thức
 -Ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách và pp đọc sách.
- phương pháp đọc sách có hiệu quả.
 b/Về kỹ năng
Biết cách đọc sách, hiểu một vb dịch. Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rỏ ràng
Trong một vbản nghị luận.rèn luyện thêm cách viết vbản nghị luận.
 c/ Về thái độ:
-Ý thức hơn trong việc lựa chọn sách để đọc cho phù hợp với tuổi của mình.
2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
 a/ Chuẩn bị của GV: Một số sách chuyên môn, sách kiến thức phổ thông.
Một số câu danh ngôn về giá trị của sách và ý nghĩa của việcđọc sách.
 Phương pháp: 
Gợi mở, phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề.
b/ Chuẩn bị của HS:Đọc, soạn bài trước ở nhà.
Đồ dùng học tập
 3/ Tiến trình bày dạy 
 a/. Kiểm tra bài cũ: ( không).
Kiểm tra tình hình soàn bài của học sinh.
 b// Dạy nội dung bài mới : 
 a/. Giới thiệu bài: ( 4’)
Nhà văn Gorki từng phát biểu: “ Sách mởi ra trước mắt tôi những chân trời mới” và “ tôi càng đọc nhiều thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuội đời càng trở nên rực rỡ, có ý nghĩa đối với tôi”. Muốn được như vậy, chắc hẳn Gorki có phương pháp đọc sách rieng hiệu quả. Mỗi người một suy nghĩ, một phương pháp, Chu Quang Tiềm nhà mỹ học và lý luận văn học nỗi tiếng của Trung Quốc sẽ “ bàn về đọc sách với chúng ta để sách có thể mang lại cho mỗi chúng ta lợi ích cần thiết như đã mang đến cho Gorki.
 b/. Tổ chức hoạt động:
 Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản: ( 26)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính (ghi bảng)
Trình bày những hiểu biết cua em về tác giả?
Xuất xứ của văn bản “ Bàn về đọc sách”?
Người dịch?
Phương thức biểu đạt ?
Vấn đề nghị luận?
Yêu cầu đọc văn bản: rõ ràng, mạch lac.
Yêu cầu học sinh dựa vào chú thích sgk giải thích các từ ( 6 từ ).
Bài viết có thể chia làm mấy phần? giới hạn và nội dung từng phần?
Đó cũng chính là các luận điểm mà tác giả nêu ra khi triển khai vấn đề nghị luận.
Chu Quang Tiềm ( 1897-1980 ) là nhà mỹ học lý luận văn học nỗi tiếng của Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu ông bàn về vấn đề đọc sách.
Bài viết là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm dày công suy nghĩ, làm những lời bàn tâm huyết, những kinh nghiệm quý báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, được đúc kết bằng kinh nghiệm của mấy mươi năm, bằng cả cuộc đời của một người, cả một thế hệ, một lớp người đi trước.
Học sinh trình bày các h/s khác góp ý, bổ sung
I/. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản.
1/. Tác giả, tác phẩm:
a/. Tác giả: Chu Quang Tiềm ( 1897-1980 ) là nhà mỹ học lý luận văn học nỗi tiếng của Trung Quốc.
b/. Tác Phẩm:
Xuất xứ: trích trong “ Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” Bắc Kinh, 1995.
Người dịch: Trần Đình Sử
PTBĐ: Nghị luận.
Vấn đề: Nghị luận bàn về đọc sách.
2/. Đọc văn bản chú thích:
 1,2,3,4,5,6,7,
3/. Bố cục: 3 phần:
P1: từ đầu-> “thế giới mới”: tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
P2: tiếp tục -> “tiêu hao lực lượng”: nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
P3: còn lại: bàn về phương pháp đọc sách:
Cách lựa chọn sách cần đọc.
Cách đọc để có hiệu quả
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu văn bản: (10’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Nội dung chính (ghi bảng)
Yêu cầu học sinh đọc lại phần 1?
Theo tác giả, sách có tầm quan trọng như thế nào?
Theo tác giả, việc đọc sách có ý nghĩa như thế nào?
Sách là kho tàng quý báu cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã đúc kết mấy ngàn năm qua.
Là cột mốc trên con đường tiến hóa hệ thống kiến thức của nhân loại.
Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mài loài người tìm tòi, tích lũy được qua tường thời đại.
Trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ.
Ôn lại kinh nghiệm tư tưởng của loại người tích lũy mấy nghìn năm.
Hưởng thụ kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ khổ công tìm kiếm mới có được.
Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới.
II/. Đọc, tìm hiểu văn bản:
1/. Tầm quang trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
Tầm quan trong của sách:
Sách ghi chép cô đúc, lưu truyền tri thức, thành tựu mà loài người tìm tòi tích lũy được qua từng thời đại.
Là cột mốc trên con đường tiến hóa của nhân loại.
Là kho tàn quý báu cất giữ những di sản tinh thần mà loài người đúc kết suốt mấy nghìn năm.
Ý nghĩa của việc đọc sách:
Là con đường tích lũy nâng cao vốn tri thức.
Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đừơng hoc vấn, phát hiện thế giới mới.
Không thể thu được những thành tựu mới nếu như: không biết kế thừa thành tựu các thời đã qua.
c/ Củng cố, luyện tập :( 3’)
Theo em, tác giả đã nêu lên những luận điểm và luận cứ nào để chứng minh tầm quang trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách?
Luận điểm:
Học vấn không chỉ là đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quang trọng của học vấn.
Sách là kho tàn quý báu ..của nhân loại.
Luận cứ:
Mỗi loại học vấn là thành quả của toàn nhân loại tích lũy được, sở dĩ nó không bị vùi lấp đi là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
Nếu chúng talàm kẻ lạc hậu.
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà ( 2’)
Học bài, nắm được tầm quang trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách.
Soạn tiếp 3 câu hỏi cuối phần đọc hiểu văn bản/67
Suy nghĩ trả lời phần luyện tâp.
Tiết 2
1/. Mục tiêu: 
2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
 3/ Tiến trình bày dạy 
 a/. Kiểm tra bài. ( 4’)
 Tác giả Chu Quang Tiềm có kiến thế nào về tàm quang trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách?.
 b// Dạy nội dung bài mới : 
a/. Giới thiệu bài: ( 1’)
Sách có tầm quang trọng đặc biệt và việc đọc sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người. ngày nay, trong điều kiện in ấn và xuất bản có nhiều thuận lợi, sách báo có rất nhiều loại phục vụ cho mọi nhu cầu của đọc giả ở mọi lứa tuổi, ngành nghề khác nhau. Vậy trước tình hình này, biệc đọc sách ( có ) gặp khó khăn như thế nào, muốn khắc phục cầncó phương pháp như thế nào? -> tìm hiểu tiếp văn bản “ Bàn về đọc sách”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc sách tìm hiểu văn bản: ( 25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Nội dung chính (ghi bảng)
Gọi học sinh đọc lại phần 2 của văn bản?
Theo em đọc sách có dễ không? Trong tình hình hiện nay ( sách vở ngày càng nhiều ), việc đọc sách gặp phải những khó khăn gì?
Về phương pháp đọc, tác giả lưu ý người đọc những vấn đề gì?
Theo tác giả, cần lựa chọn cách đọc như thế nào khi đọc?
Giới thiệu ho h/s một số sách thuộc lĩnh vực chuyên môn ( Ngữ văn): kể chuyện, thành ngữ, tục ngữ, ngữ pháp tiếng Việt, VN thi văn hợp tuyển, VN thi văn giảng luận,một số sách có liên quan đến tâm lý học, lứa tuổi, lịch sử, triết học hoặc khoa học phổ thông, kiến thức ngày nay.
Hãy giới thiệu một số loại sách phù hợp với lứa tuổi học sinh ( như các emm)?
Giáo dục học sinh không đọc các loại sách không phù hợp với lứa tuổi, đặc biệt là các loại văn hóa phẩm đồi trụy.
Ngày nay, không chỉ có sách báo mà còn có mạng internet cũng cung cấp những kiến thức phổng thông hoặc chuyên sâu, chuyên môn tùy nhu cầu khách hàng, tuy nhiên cũng cần tránh xa các dịnh vụ iternet truy cập những hình ảnh không lành mạnh.
Theo Chu Quang Tiềm, khi đọc sách cần chú ý những điểm gì?
Việc đọc sách còn có ý nghĩa gì đối với việc rèn luyện tính cách, nhân cách con người?
Theo em tác giả đã lập luận, trình bày vấn đề này như thế nào?
Trong tình hình hiện nay, việcđọc sách không dễ, có 2 khó khăn dể gặp phải:
+ Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm.
+ Sách nhiều kiến người đọc lạc hướng, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không thật có ích, bỏ lỡ dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản.
Cách lựa chọn sách đọc.
Cách đọc để có hiệu quả.
Học sinh trả lời học sinh khác nhận xét bổ sinh.
Ngoài sách phổ thông (SGK) còn có những loại sách: câu chuyện từ trái tim, những tấm lòng rộng mở, những tấm lòng cao cả, tri thức trẻ, kiến thức ngày nay, khoa học phổ thông, tài năng trẻ.
Học sinh dựa vào nộidung phần 3 để trả lời,học sinh khác bổ sung.
Học sinh phân tích văn bản trả lời,h/s khác nhận xét bổ sung.
Lý lẽ xác đáng, có giá trị “ đọc sách không cốt lấy nhiều mà đọc cho kỹ”.
“ Đọc sách vốn có ích riêng.xấu hỗ”
“Trên đời không có học vấn nào..học vân khác”
“ Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gon.”
Cách viết giàu hình ảnh, so sánh ví con vừa cụ thể vừa sâu sắc.
II/. Đọc, tìm hiểu văn bản:
2/. Khó khăn dễ gặp phải của việc đọc sách trong thình hình hiện nay:
Sách nhiều-> người đọc không chuyên sâu, khôngbiết nghiền ngẫm.
Sách nhiều-> người đọc lạc hướng, lãng phí thời gian, sức lực với những cuốn sách không thật bổ ích, bỏ lỡ đọc những cuốn sách quan trọng, cô bản.
3/. Phương pháp đọc sách.
a/. Các lựa chọn đọc sách:
- Chọn những quyển sách tực sự có giá trị, cólợi ích cho mình.
- Sách phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
Chú ý đọc sách kién thức phổ thông., đặc biệt là sách có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.
b/. Cách đọc sách:
Không đọc lấy số lượng.
Không đọc lướt mà phải đọc kỹ, vừa đọc vừa suy ngẫm: “ trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do”
Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo hứng thú cá nhân.
Ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc rèn luyện nhân cách con người:
Đó là 1 công cuộc rèn luyện, 1 cuộc chuẩn bị cho tương lai, nghề nghiệp.
Rèn luyện tính cách làm người.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết: ( 10’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Nội dung chính (ghi bảng)
Theo em, tính thuyết phục & sức hấp dẫn của vănbản được tạo nên từ những yếu tố nào?
Chốt.
Hãy chỉ ra & phân tích biểu cảm của những hình ảnh so sánh?
Bài viết trình bày vấn đề gì? Vấn đề ấy có những điều gì cần lưu ý?
Học sinh suy nghĩ trà lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
“Liếc qua tuy rất nhiều ....... sinh ra cả”.
“ Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận.tự tiêu hao lực lượng”
“ Đọc nhiều.tay không mà về”.
“Giống như con chuột.lối thoát”.
Ví von dễ hiểu, giọng tâm tình thân ái để chia sẽ thành công, thất bại trong thực tế qua quá trình tích lũy, nghiên cứu, nghiền ngẫm lâu dài.
III/ Tổng Kết:
1/. Nghệ thuật:
Văn bản có sức thuyết phục, hấp dẫn bởi:
Nội dung thấu tình đạt lý.
Ý kiến nhận xét xác đáng.
Trình bày bằng cách phân tích cụ thể, giọng tâm tìnhtân ái.
Bố cục chặt chẽ, hợp lý dẫn dắt ý kiến tự nhiên.
Cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể, sinh động.
2/. Nội dung:
Ghi nhớ SGk
c/ Củng cố, luyện tập :( 3’)
 Điều mà em thắm thía nhất khi học bài “ Bàn về vấn đề đọc sách” là gì?
d/ Höôùng daãn h ... ó nêu lên nguyên tắt nào trong trang phục của con người?
Tất cả các hiện tượng đó điều hướng tới quy tắt ngầm nào trong xã hội?
Hướng đến quy tắt ngầm phải tuân thủ trong trang phục, tác giả lại đưa ra những dẫn chứng nào?
Tại sao người ta lại tách vấn đế ra nhiều phương diện như vậy?
Tách vấn đề ( sự vật) ra nhiều khía cạnh, phương diện để xem xét, đánh giá tìm nguyên nhân, mối quan hệ, xu hướng vận động của các phương diện thuộc sự vật hiện tượng, con người-> phép phân tích.
Phép phân tích là gì?
G: các bộ phần phải ở cùng bình diện: phân tích văn bản phải chia theo bố cục: MB, TB, KB; chi p3 thành ý 1, ý 2, ý 3..hoặc tuyến nhân vật chính diện, tuyến nhân vạt phản diện,..
Phương pháp được vận dụng: nêu giả thiết ( có tình huống giả định ở trên), so sánh, đối chiếu,phép lập luận giai thích, chứng minh.
Sau khi nêu một số biểu hiện của quy tắc ngầm về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để “chốt” lại vấn đề? Vì sao em biết?
Từ đó tác giả đã mở rộng bàn về ván đề gi?
Cuối cùng tác giả đã khẳng định điều gì ở phần kết thúc?
Vậy thế nào là phép lập luận tổng hợp? nó thường được thể hiện ở vị trí nào trongvăn bản?
Lập luận phân tích và lập luận tổng hợp có quan hệ với nau như thế nào?
Theo em, các phép phân tích và tổng hợp có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản trên?
Cách ăn mặc, trang phục
Nêu hai hiện tượng không xảy ra trong đời sống.
Mặc quàn áo chỉnh tế lại đi chân đất.
Đi giầy, có bít tất đầy đủ nhưng phanh hốt cúc áo để lộ da thịt.
Cô gái một mình trong hang sâu ( giả định ).
Không mặc váy xòe, váy ngắn.
Không trang điểm cầu kỳ ( mắt xanh, môi đỏ)
Anh thanh niên tát nước, câu cá ngoài đồng vắng ( giả định): không chảy đầu mượt, không là ao soimi thẳng nếp.
Trang phục phải đồng bộ, phù hợp với hoàn cảnh sống và tình chất công việc của mỗi người.
Quy tắt ngầm: 
“ Ăn cho mình mặc, cho người”
“ Y phục xứng kỳ đức”
Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch,
Đi dự đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt,
Để mọi người thấy được “ Quy tắc ngầm của văn hóa” chi phối cách ăn mặc của con người trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Là chia vấn đề, sự vật thành các phương diện, các bộ phận phù hợp với cấu tạo, quy luật của nó, các bộ phận được phân chia phải cùng ở trên một bình diện, để xem xét, đánh giá, tìm nguyên nhân, mối quan hệ, xu hướng vận đông của các phương diện, bộ phận.
Phép tổng hợp vì: sau khi nêu các hiện tượng:
Ăn mặt đồng bộ, phù hợp với hoàn cảnh và công việc.
Ăn mặc phải phù hợp với môi trường, hoàn cảnh chung và toàn xã hội.
Người viết chốt lại vấn đề: “ ăn mặt ra sao cung phải phù hợp với hoàn ảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội”
Tang phục đẹp: phù hợp với môi trường, hiểu biết, văn hóa, tình độ, đạo đức
Trang phục đẹp: hợp văn hóa, đạo đức, môi trường.
Cách làm nhưvậy ( nêu biểu hiện-> chốt-> (bàn luận mở rộng)-> khẳng định chung) gọi là lập luận tổng hợp.
Tổng hợp là phép lập luận rút ra những cái chung từ những điều đã phân tích. Phép tổng hợp thường được thể hiện ở cuối văn bản.
Phân tích và tổng hợp là hai phép lập luận tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau, vì phân tích rôi2 phải tổng hợp mới có ý nghĩa, có phân tích mới có cơ sở để tổng hợp.
Giúp người đọc hiẻu vấn đề, cụ thể, sâu sắc mà khái quát, toàn diện.
I/. Tìm hiểu phép phântích và tổng hợp:
Đọc văn bản “ Trang phục” sgk/9
1/. Phép lập luận phân tích:
VĐBL: cách ăn mặc, trang phục.
MB: nêu 2 hiện tượng không xảy ra trong đời sống:
Mặc quần áo có chỉnh tề, đi chân đất.
Đi giầy ( có bít tấ) + phanh cúc áo để lộ da thịt.
TB: nêu một số dẫn chứng trong cách ăn mặc:
Cô gái một mình trong hang sâu
Không mặc váy, váy ngắn.
Không trang điểm cầu kỳ.
Anh thanh niên tát nước, câu cá ngoài đồng vắng ( giả định): không chảy đầu mượt, không là ao soimi thẳng nếp.
Tất cả các hiện tượng được nêu ra thể hiện nguyên tắt: trang phục phải đồng bô, phù hợp với hoàn cảnh sống và tính chất công việ của mỗi người
Dẫn chứng tuân thủ quy tắc ngầm:
Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch,
Đi dự đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt,
Thể hiện: phù hợp với hoàn cảnh chung nơi công cộng và toàn xã hội.
Phép phân tích:
Ghi nhớ sgk/9
2/. Phép lập luận tổng hợp:
Nêu biểu hiện: ( ăn mặc đồng bộ, phù hợp hoàn cảnh riêng và công việc, môi trường, hoàn cảnh chung,..)
Chốt vấn đề: “ Ăn mặc ra sao..cũnghay toàn xã hội”.
Bàn luận: trang phục đẹp, phù hợp vời môi trường, trình độ, đạo đức.
Kết thúc: khẳng định: trang phục đẹp: hợp văn hóa, đạo đức, môi trường.
Ghi nhớ sgk/10
3/. Mối quan hệ giữa lập luận phân tích và tổng hợp:
Đối lập nhau nhưng không tách rời nhau vì phân tích rồi phải tổng hợp mới có ý nghĩa, có phân tích mới có cơ sở để tổng hợp.
4/. Tác dụng:
Giúp người đọc hiểu vấn đề vừa cụ thể, chi tiết vừa khái quát, toàn diện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập : (15’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Nội dung chính (ghi bảng)
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập:
Học sinh thảo luận lớp dưới sự gợi ý của giáo viên.
Nếu không đủ thời gian chi cho học sinh làm bài tập 1 tãi lớp, 3 bài tập còn lại giáo viên hướng dẫn học sinh vể nhà làm.
II/. Luyện tập:
Tìm hiểu kỹ năng phân tích trong văn bản “ bàn về đọc sách”
1/10. để làm sáng tỏa luận điểm “ học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, như đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn” tác giả đã phân tích:
Học vấn là việc của toàn nhân loại.
Mỗi loại học vấn ngày nay là thành quả của nhân loại.
Thành quả đó do sách vở lưu giữ và truyền lại.
Khặng định: sách là kho tàng quý báo của nhân loại.
Muốn tiến bộ, phải lấy thành tựu của quá khứ làm điểm xuất phát.
Giả định: nếu xóa thành quả của nhân loại trong quá khứ-> lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm, mấy nghìn năm trước.
2/10. phân tích lý do phải chọn sách mà đọc:
Sách nhiều người đọc không chuyên sâu, đọc kiểu “ ăn tươi nuốt sống”, không biết nghiền ngẫm ( giống người đời trước).
Sách nhiều-> người đọc dễ lạc hướng, phí thời gian và sức lực đọc sách không quan trọng, bỏ lỡ cơ hội đọc sách cơ bản, chủ yếu.
 3/10. Vai trò của phân tích trong lập luận:
Rất cần thiết, qua phân tích lợi – hại, đúng –sai -> kết luận mới có sức thuyết phục.
c/ Củng cố, luyện tập :( 3’)
Em hiếu thế nào là phép phân tích?
Em hiếu thế nào là phép tổng hợp?
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà ( 2’)
Học bài. Tìm hiểu phân tích và phép phân tích tổng hợp trong một số bài văn nghị luận đã học ( sự giàu đẹp của Việt Nam,)
Soạn bài luyện tập: PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
 ..
 ..
 Tuần 20 Tiết 95
Ngày Soạn: 13/12/2011 
Ngày Dạy: 24/12/2011
 Luyện Tập PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
 1/ Mục Tiêu
 a/Về kiến thức
Mục đích, đặc, điểm, tác dụng, của việc sử dụng phép phân tích tổng hợp.
 b/Về kỹ năng 
 - Nhận dạng được rỏ ràng vbản có sử dụng phép phân tích và tổng hợp trong lập luận.
 - Sử dụng phép phân tích tổng hợp thuần thục hơn khi đọc hiểu và tạo lập vbản nghị luận
c/ Về thái độ:
 -Làm cho Hs thích học bài văn nghị luận hơn.
 2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
a/ Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, giáo án
 Phương pháp: Đàm thoại, gợi tìm, thảo luận nhóm...
b/ Chuẩn bị của HS:: SGK, đồ dùng học tập.Trả lời câu hỏi SGK
 3/ Tiến trình bày dạy 
 a/. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
H/s1: em hiểu thế nào là phép lập luận phân tích? Ta có thể dùng các biện pháp nào để thực hiện phép lập luận phân tích?
 H/s2: thế nào là phép lập luận tổng hợp? nó có quan hệ như thế nào với phép lập luận phân tích?
 b// Dạy nội dung bài mới : 
 a/. Giới thiệu bài: ( 1’)
Tiết học này sẽ giúp các em hình thành kỹ năng nhận daụng văn bản phân tích và tổng hợp, kỹ năng viết văn bản phân tích và tổng hợp.
b/. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:Ôn lại kiến thức cũ- Phần ghi nhớ ( 10’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Nội dung chính (ghi bảng)
Gv chuẩn bị câu hỏi ở phiếu học tập.
Hình thức Gv cho mỗi nhóm bốc thăm sau đó trả lời câu hỏi.gv yêu cầu hs trả lời tại chỗ.
Gv gọi hs nhận xét bổ sung, sau đó Gv chốt lại ý cơ bản chuyển sang hoạt động 2
Hs nhận phiếu học tập. Suy nghĩ sau đó trả lời tại chỗ.
Hs khác nhận xét bổ sung
I/:Ôn lại kiến thức cũ- Phần ghi nhớ
Trả lời câu hỏi phần ghi nhớ ở SGk/trang 10
Hoạt động 2: Luyện tập: ( 25’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Nội dung chính (ghi bảng)
Học sinh đọc đoạn a sgk/11
Tác giả đã vận dụng phép lập nào và vận dụng ra sao?
Gợi:
Đoạn văn nói về điều gì?
Tác giả chi ra bài thơ “ Thu Điếu” hay như thế nào?
Chỉ ra từng phương diện hay của bài “ Thu Điếu”, vậy tác giả đã sử dụng phép lập gì?
Học sinh đọc đọan b sgk/11
Văn bản bàn về vấn đề gì?
Tác giả trình bày vấn đề như thế nào?
Phép lập gì đã được sử dụng?
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh làm theo cặp
Nhận xét-> chốt.
3-5 học sinh nêu ý kiến.
Cái hay ( thú vị) của bài thơ “Thu Điếu”.
Hay cảhồn lẫn xác, hay cả bài, ( nói chung)
Hay “ Thu Điếu” ở;
Các điệu xanh(..
Những cử động().
Các vần thơ(..).
Chữ không non ép(..).
Phân tích.
Nếu chốt của sự vật thành đạt.
Đ1: nêu nguyên nhân khách quan, gợi suy ghĩ về nguyên nhân chủ quan.
Đ2: xem xét lần lượt từng nguyên nhân khách quan để bác bỏ.
Khăng định vai trò của nguyên nhân chủ quan.
Lập tổng hợp.
2 học sinh trình bày ở bảng
Học sinh khác sửa chữa bổ sung.
 II/ Luyện tập
a/. cái hay của bàithơ “ Thu Điếu” ở:
Các điệu xanh(..
Những cử động().
Các vần thơ(..).
Chữ không non ép(..).
=> Phép lập luận phân tích
b/. 
vấn đề bàn luận: mấu chốt của sự thành đạt.
Cách trình bày:
Đ1: nêu nguyên nhân khách quan, gợi suy ghĩ về nguyên nhân chủ quan.
Đ2: xem xét lần lượt từng nguyên nhân khách quan để bác bỏ.
Khăng định vai trò của nguyên nhân chủ quan.
->Phép lập luận: phân tích
2/. Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó:
Bản chất của học đối phó:
Không lấy việ học làm mục đích, xem học là việc phụ.
Học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, thi cử.
Học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức bài học
Cốt để lấy bằng cấp, đầu óc thì vẫn uỗng tuếch.
Phân tích về tách hại:
Học đối phó là lối học bị động, hình thức, không lấy việc học làm mục đích. Lối học đó không gây được hứng thú cho người học, dễ chán nản dẫn đến kết quả học tập thấp. học đối phó gây mất thời gian nhưng không làm người học nắm vững kiến thức, năng lực kém-> không có ích cho xã hội.
c/ Củng cố, luyện tập :( 3’)
Thế nào là phép lập luận phân tích và phéplập luận tổng hợp? mối quan hệ giữa chúng
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà ( 2’)
Làm bài tập số 3
Ôn lại kiến thức về phép lập luận phân tích và tổng hợp, mối quan hệ giữa chúng và tác dụng của chúng trong việc viết văn bản.
 Chuẩn bị bài tiếp theo; tiếng nói văn nghệ
e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
 ..
 ..
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 t 20 moi.doc