Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần số 13

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần số 13

Tiết 61, 62. Văn bản:

LÀNG

 (Trích) - Kim Lân -

1. Mục tiêu. Giúp học sinh nắm được

 a) Về kiến thức:

 - Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm hiện đại.

 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.

 - Tình yêu làng, yêu nước, tinh thân kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

 b) Về kỹ năng:

 - Đọc - hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.

 c) Về thái độ:

 - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước gắn bó với cội nguồn, với truyền thống gia đình, truyền thống quê hương.

 

doc 25 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần số 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN - BÀI 13
Kết quả cần đạt
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng. Qua đó hiểu được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến. Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của truyện, xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng và ngôn ngữ nhân vật quần chúng.
- Hiểu được sự khác biệt giữa phương ngữ mà học sinh đang sử dụng với các phương ngữ khác và với ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua những từ ngữchỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chât, đặc điểm....
- Hiểu được tác dụng của yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Luyện nói : kể lại được một câu chuyện trong đó có kết hợp miêu tả nội tâm và nghị luận, có đối thoại và độc thoại. 
Ngày soạn: 05/11/2011
Ngày dạy: 07/11/2011
Dạy lớp: 9B
Tiết 61, 62. Văn bản: 
LÀNG
	 (Trích) - Kim Lân -
1. Mục tiêu. Giúp học sinh nắm được
 a) Về kiến thức: 
 	- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm hiện đại.
	- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
	- Tình yêu làng, yêu nước, tinh thân kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
 b) Về kỹ năng: 
	- Đọc - hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
	- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
 c) Về thái độ: 
 - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước gắn bó với cội nguồn, với truyền thống gia đình, truyền thống quê hương.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) GV: 
 - SGK, SGV, soạn giáo án, tìm thêm tư liệu về Kim Lân và VB: Làng.
 b) HS: 
 - SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới, tìm tư liệu về Kim Lân và tác phẩm.
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức: (1’) 
	- Kiểm tra sĩ số lớp 9B:./15 Vắng:.
	- Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp.
 a) Kiểm tra bài cũ: (5’) 
 * Câu hỏi kiểm tra miệng: 
Đọc thuộc lòng - diễn cảm bài thơ “Ánh trăng” và cho biết chủ đề của bài thơ?
 * Đáp án – Biểu điểm:
 (5 điểm) - HS đọc thuộc lòng bài thơ theo yêu cầu. 
 (5 điểm) - Chủ đề: Từ một câu chuyện riêng bài thơ cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa; đối với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu. 
 * Giới thiệu bài mới: (1’) Sinh ra ở một vùng quê giàu truyền thống văn hoá, nhà văn Kim Lân yêu làng quê và viết về làng quê với tất cả tình yêu thương và sự trân trọng. Trong tiết học này chúng ta cùng đến với truyện ngắn: “Làng” của ông. 
 b) Dạy nội dung bài mới:
I. Đọc và tìm hiểu chung (15P).
 1. Giới thiệu tác giả tác phẩm:
HS: Đọc chú thích * (SGK,Tr,171)
?Tb. Trình bày ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Kim Lân? 
 - Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Từ Sơn Bắc Ninh. 
GV: => Nhà văn Kim Lân sinh ra ở Bắc Ninh, nhà nghèo nên ông chỉ học hết bậc tiểu học rồi phải đi phụ việc cho các thợ đàn anh. Nhờ chịu khó quan sát và cũng hay ngẫm nghĩ, lại có dịp đi đến nhiều làng quê trong vùng cho nên tuy còn ít tuổi ông đã có một vốn hiểu biết khá dày dặn về phong tục tập quán cổ truyền đồng bằng Bắc bộ. hầu hết các tác phẩm của ông chỉ viết về sinh hoạt của nông dân và cảnh ngộ của họ. Đến những năm 40 trên các báo “Tiểu thuyết thứ bẩy ” và “Trung Bắc tân văn”. Kim Lân đã đăng kí một số truyện ngắn. 
 - Ông theo cách mạng từ năm 1944, tham gia trong hội nhà văn cứu quốc.Trong kháng chiến chống Pháp ông trở thành phóng viên cho các báo của lực lượng cách mạng và làm việc tại hội nhà văn Việt Nam
 - Tác phẩm của Kim Lân không nhiều: nổi bật có hai tập truyện ngắn “Nên vợ nên chồng” (1955) “Con chó xấu xí” (1962). Do có sở trường về truyện ngắn lại gắn bó với nông thôn và người nông dân nên ông rất thành công trong truyện: “ Làng” cũng như một số truyện khác. “Làng” là một trong những truyện ngắn được coi là xuất sắc nhất của văn học hiện đại Việt Nam.
 - Ông có sở trường về truyện ngắn, rất am hiểu nông thôn và gắn bó với người nông dân. 
?Tb. Truyện ngắn “Làng” được viết vào thời kì nào? 
 - Truyện ngắn “Làng” được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học hiện đại Việt Nam.
 2. Đọc văn bản:
GV: => Tóm tắt phần bị lược bớt (phần đầu):
 Ông Hai, nhân vật chính của truyện, là một người nông dân rất yêu làng. Tình yêu làng thể hiện qua tính thích khoe làng. Đi đâu ông cũng khoe làng mình với mọi người và tỏ ra rất tự hào, kiêu hãnh về nó. Thời trước cách mạng, ông khoe làng có đường lát đá xanh, có nhiều nhà ngói, giếng nước, có cái sinh phần của quan tổng đốc. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của người dân làng mình với cái phòng phát thanh thông tin sáng sủa, rộng rãi nhất vùng. Rồi ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, những buổi tập quân sự. 
 Lúc giặc Pháp quay lại, cả làng phải đi tản cư. Ông không chịu đi, đòi ở lại tham gia chiến đấu bảo vệ làng. Mọi người phải phân tích, động viên mãi ông mới chịu đi tản cư. Đến nơi ở mới lúc nào ông cũng chú ý nghe ngóng tin tức của làng mình, say sưa kể chuyện làng mình với mọi người.
GV=> Hướng dẫn đọc: VB thuộc thể truyện ngắn, khi đọc thể hiện giọng kể, chú ý các đoạn đối thoại. Đoạn kể ông Hai nghe đọc bản tin giọng sôi nổi, say sưa. Đoạn kể ông Hai nghe tin làm Chợ Dầu theo Tây làm Việt gian giọng cao hơn ở những câu thể hiện sự nghi ngờ. Giọng trầm khi ông đau đớn tủi hổ. Đoạn kể khi ông Hai nghe tin chính xác về làng mình trở lại giọng sôi nổi, hào hứng, gấp gáp, tưng bừng.
Giáo viên => đọc đến: “léo nhéo lên đây.”
4 HS: Đọc tiếp đến “ không nhúc nhích”.
GV và HS nhận xét. 
?Kh. Giải thích: bình dân học vụ, tản cư, chợ Dầu, Việt gian? 
 - Học sinh dựa vào chú thích số 6,12, 15, 16 trang 172,173 để trả lời
?Kh, Giỏi. Em hãy tóm tắt nội dung đoạn truyện in trích học SGK?
HS: Tóm tắt: Cả nhà ông Hai đã đi tản cư, phải ở nhà một mụ chủ có tính ranh nọc và soi mói, ông rất ghét. Ông hay ra phòng thông tin nghe đọc báo. Hôm nay, ông nghe tin làng Chợ Dầu phản bội làm Việt gian, theo Pháp. Ông đau đớn, tủi hổ với mọi người, mấy ngày ông không ra khỏi nhà. Rồi có tin đuổi hết người làng Chợ Dầu không cho tản cư ở đó. Ông Hai nửa tin nửa ngờ chưa rõ thực hư. Một hôm có người làng đến nhà ông. Hai người đi đâu đến tận tối mới về. Ông Hai rất vui vẻ phấn chấn cải chính tin sai lạc và báo cho mọi người biết nhà ông bị Tây đốt, làng ông chiến đấu rất dũng cảm. 
?Kh. Qua nghe tóm tắt em thấy truyện nói về điều gì?
HS - Truyện đã diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê của ông Hai, một người nông dân rời làng đi tản cư thời kháng chiến chống Pháp.
?Kh. Truyện dùng phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? Vì sao? 
HS - Là một truyện ngắn hiện đại, văn bản “Làng” đã kết hợp những phương thức biểu đạt: từ sự kết hợp miêu tả, biểu cảm trong đó tự sự là chính vì câu chuyện được triển khai theo hệ thống các sự việc,
?Tb, Kh. Truyện được kể theo ngôi kể nào? Ngôi kể này có tác dụng gì?
HS - Chuyện kể ở ngôi thứ ba, ngôi kể này đảm bảo tính khách quan về những việc được kể, gợi cảm giác chân thực cho người đọc.
?Tb. Theo em đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung chính từng phần? 
HS: - Chia ba phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “không nhúc nhích”: tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “đôi phần”: tâm trạng ông Hai trong những ngày sau đó. 
+ Phần 3: còn lại: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính.
 Chúng ta cùng phân tích văn bản theo bố cục trên.
II. Phân tích. 
?Kh. Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật trong tình huống như thế nào? Tác dụng của tình huống ấy?
 - Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông Hai. Tình huống ấy là cái tin ông Hai nghe tin làng mình theo giặc, lập tề mà chính ông nghe từ miệng những người tản cư từ dưới xuôi lên.
GV: => Tình huống ấy đã tạo ra một thắt nút cho câu chuyện, gây ra một mâu thuẫn giằng xé trong tâm trí ông lão đáng thương và đáng trọng. Tình huống đó đã tạo ra điều kiện để thể hiện tâm trạng, phẩm chất, tính cách nhân vật. Sự phát triển của câu chuyện sẽ bám theo tình huống này. 
GV: giảng lướt: => Gia đình ông Hai phải xa quê, xa làng Chợ Dầu yêu quí, đến ở nhờ nhà người khác. Mọi người đều lo kiếm sống, vợ và con gái chạy chợ bán bún ốc, cuaông và hai đứa nhỏ ở nhà tìm và khai phá đất trồng trọt. 
 - Đó là cuộc sống tạm bợ, khó khăn. Cuộc sống còn khó khăn nhưng ông Hai luôn quan tâm suy nghĩ về làng quê của ông, về cuộc kháng chiến của đất nước. Ông đã nhớ những ngày đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá, nhớ cái chòi gác ở đầu làng, nhớ những hầm bí mật. Ông cảm thấy vui bởi vì làng ông là làng kháng chiến. Điều đó cho thấy ông Hai rất gắn bó với làng quê, tự hào và có trách nhiệm với làng quê của mình.
 - Cách quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai rất đặc biệt. Ông mong nắng cho Tây chết mệt: “nắng này thì bỏ mẹ chúng nó”. Ông nghe bản đọc báo thường xuyên ở phòng thông tin để biết tin tức kháng chiến. Ở ông tràn đầy tinh thần kháng chiến. Tình cảm của ông Hai thật thiết tha, nồng nhiệt, đáng quí, đáng trọng. Dưới ngòi bút của Kim Lân, nhân vật ông Hai hiện lên chân thực gần gũi, bình dị, hiền lành, chất phác, tính tình vui vẻ, yêu làng, yêu quê hương. Vậy khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, tâm trạng của ông ra sao? Ta cùng tìm hiểu cụ thể: 
 1. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: (22’)
?Tb. Tìm những chi tiết miêu tả ông Hai khi vừa nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc? 
HS: Phát hiện:
 - Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi giọng lạc hẳn đi.
 - Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.
?Kh. Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm trạng của tác giả trong những câu văn này? Vì sao ông có tâm trạng ấy?
HS: - Tác giả miêu tả nhân vật cụ thể qua trạng thái, cảm giác, hành động ngôn ngữ đối thoại, qua những từ ngữ giàu sức gợi tả: nghẹn ắng, tê rân rân, lặng đi, rặn è è, giọng lạc hẳn đi, cúi gằm mặt xuống mà đi.
?Giỏi: Phân tích cách kể và tả của tác giả qua những chi tiết này?
HS: Phân tích:
GV: Nhận xét, bổ sung:
- Kim Lân rất sâu sắc và tinh tế miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, chỉ một vài câu văn ngắn tác giả đã cụ thể hoá cái sững sờ, ngạc nhiên đến độ hốt hoảng, đến nghẹn họng, lạc giọng, khó thở khi nghe tin dữ đột ngột của ông Hai. Đó là vì cái tin động trời mà trước đó ông không bao giờ nghĩ đến, không thể ngờ có thể xẩy ra như thế vì ông vốn yêu và tự hào về cái làng quê của mình, cái gì cũng đẹp, cũng hay, cũng nhất.
 - Nhưng rồi những bằng ... ng Chợ Dầu của ông theo giặc. Vì không thốt ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng. Đó là những câu độc thoại nội tâm.
	- Chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư?
 - Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?
- Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu....
=> ( ông Hai độc thoại nội tâm)
?Giỏi. Hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến của nhân vật ông Hai như thế nào?
 - Các hình thức đối thoại trên có tác dụng:
 	+ Tạo cho câu chuyện có không khí gần gũi thật như cuộc sống đang diễn ra, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với làng Chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật.
	 + Giúp nhà văn khắc hoạ được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu – cái làng mà ông luôn tự hào, hãnh diện theo giặc, nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động hơn.
GV: Tóm lại: Nhân vật không chỉ có ngoại hình, tính cách, hành động mà còn có ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật thể hiện trong tự sự bao gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Trong ngôn ngữ độc thoại có độc thoại thành lời và độc thoại nội tâm. Trong văn bản tự sự đối thoại cũng mang đặc điểm như đối thoại hàng ngày. Nhưng tất cả các yếu tố phi ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt,....đều được miêu tả bằng lời. Hình thức đối thoại nhất là độc thoại nội tâm giúp ta thể hiện được những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp trong thế giới nội tâm con người. Do vậy hình thức này được vận dụng phổ biến.
 	- Lưu ý HS vận dụng vào bài tập làm văn số 3.
?Tb. Qua tìm hiểu ví dụ em hiểu thế nào là đối thoại, độc thoai, độc thoại nội tâm?
 2. Bài học:
 - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
 - Đối thoại là hình thức đối đáp, trò truyện giữa người hay nhiều người.Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp ( mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng).
 	- Độc thoại là lời của người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm. 
HS: Đọc * Ghi nhớ: (Sgk – 178)
	II. Luyện tập. (14’)
	 1. Bài tập 1: (Sgk – 178)
 HS: Đọc yêu cầu bài tập 1 
 ?BT1. Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích?
GV: - Cho học sinh thảo luận nhóm (2 bàn một nhóm)
 - Gọi đại diện một số nhóm trình bày sau 5p.
?Tb. Mỗi nhân vật thực hiện mấy lượt lời? Lượt lời của ai mang tính chất trao lời? đáp lời? 
 - Đây là cuộc đối thoại diễn ra không bình thường của vợ chồng ông Hai. 
 - Cuộc đối thoại có ba lượt lời trao (lời bà Hai) và chỉ có hai lượt lời đáp của ông Hai.
 + Lời thoại đầu tiên của bà, ông Hai không đáp “nằm rũ trên giường không nói gì.”
 	+ Câu hỏi thứ hai của bà, ông “khẽ nhúc nhích” đáp bằng một câu hỏi lại: “- Gì?”
 + Lần thứ ba ông cũng chỉ đáp lại lời bằng một câu cụt, giọng gắt lên “-Biết rồi!”
?Kh. Tác dụng của hình thức đối thoại trên là gì?
 	- Tái hiện lại cuộc đối thoại này, tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.
2. Bài tập 2: (SGK,Tr.179)
?BT2: Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng că hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
GV: Lưu ý HS khi làm bài tập: 
	+ Đoạn văn phải có nội dung, sự việc;
 + Sử dụng các hình thức đối thoại và độc thoại một cách hợp lí.
 + Kết cấu phải đảm bảo (mở đoạn, phát triểm đoạn, kết thúc đoạn)
VD: Mới đầu năm học, mà bạn Hà lớp 9b đã xin thôi học. Thời gian thấm thoát trôi qua đã hai tháng. Một hôm, từ sân cầu lông về, tôi bỗng sững người, ngờ ngợ trong đám người làm thuê (mà người ta gọi là “cửu vạn” ) đang đứng ngồi lố nhố với những chiếc xe đạp cà tàng, với cuốc, xẻnghình như có một gương mặt quen quen. Tôi dừng lại khẽ hỏi:
 - Có phải là hà không?
Hà khẽ gật đầu và hơi cúi mặt xuống đất. Tôi buột miệng kêu lên:
 - Vì sao mà bạn lại ra nông nỗi này?
Hà ngẩng lên đôi mắt ươn ướt!
 - Bạn chẳng nên biết để làm gì.
Rồi dường như hà không muốn nói với tôi nữa, hà giục:
 - Bạn về trước đi, và đừng bận tâm về chuyện của tôi, dứt lời Hà bỏ đi chỗ khác. Tôi đứng trơ ra một mình với sự hờn giận xen lẫn cả tự ái, một nỗi buồn mơ hồ thật khó tả,Tại sao Hà lại không muốn nói chuyện với tôi nhỉ? Hay là hà ghét những lời thương hại đãi môi?...
 c) Củng cố, luyện tập: (2’) 
?Yếu. Qua tiết học em hiểu thế nào là đối thoại, độc thoai, độc thoại nội tâm?	 	 
 ?Tb. Trong chương trình Ngữ văn THCS, em đã học văn bản nào có dùng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
	 VD: Những văn bản có sử dụng đối thoại, độc thoại nội tâm: “Lão Hạc”, “Trong lòng mẹ” (Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
 - Học bài; làm tiếp bài tập 2 trang 179. 
 - Chuẩn bị cho tiết: Luyện nói:tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm( Xác định đề. Lập dàn ý cho đề bài 1, 2;chuẩn bị bài nói trên lớp) 
 * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
 - Về thời gian:
 - Về nội dung kiến thức:
 - Về phương pháp:
=======================
Ngày soạn: 08/11/2011
Ngày dạy: 12/11/2011
Dạy lớp: 9B
Tiết 65. Tập làm văn:
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
 VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
1. Mục tiêu bài dạy. Giúp HS:	
 a) Về kiến thức: Hiểu rõ
	 	- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
	- Tác dụng của việc sử dụng tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
 b) Về kỹ năng: 
 	- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.
	- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
 c) Về thái độ:
 	- Bồi dưỡng sự yêu thích bộ môn, tính tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể.
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) GV: 
 - SGK, SGV, soạn giáo án.
 b) HS:
 - SGK, học bài cũ, lập dàn ý đề 1.
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức: (1’) 
	- Kiểm tra sĩ số lớp 9B:./15 Vắng:.
	- Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp.
 a) Kiểm tra bài cũ: (4’) Kiểm tra miệng 
 	* Câu hỏi: Thế nào là đối thoai, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
	* Đáp án – Biểu điểm.
 (3đ’) - Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. 
 (3đ’) - Đối thoại là hình thức đối đáp, trò truyện giữa người hay nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp ( mỗi lượt lời là một gạch đầu dòng). 
	 (4đ’) - Độc thoại là lời của người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
 * Giới thiệu bài mới: (1’) Để giúp các em có kĩ năng nói trước lớp một vấn đề thuộc kiểu văn bản tự sự có sự kết hợp với nghị luận, miêu tả nội tâm ,đối thoại và độc thoại, tiết Tập làm văn này chúng ta cùng đi luyện nói.
 b) Dạy nội dung bài mới:
I. Chuẩn bị nội dung luyện nói. (7’)
 * Đề bài :
 Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
GV - Yêu cầu HS kiểm tra lại việc chuẩn bị bài luyện nói của mình ở nhà theo hướng dẫn:	
 1. Tìm hiểu đề:
?Tb. Nêu kiểu bài, nội dung, giới hạn của đề?
 - Kiểu bài: Văn tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm .
 - Nội dung, phạm vi: Tâm trạng bản thân sau khi để xảy ra chuyện có lỗi với bạn. 
 2. Lập dàn ý:
 a) Mở bài: Giới thiệu việc để xảy ra chuyện có lỗi với bạn. (Thời đang còn là học sinh tiểu học tôi đã từng xảy ra một chuyện có lỗi với bạn)
 b) Thân bài: 
?Kh. Phần thân bài em sẽ triển khai mấy nội dung lớn? Đó là những nội dung nào?
 * Nội dung câu chuyện:
- Nguyên nhân dẫn đến hành động sai trái.
- Kể sự việc có lỗi với bạn: Sự việc gì? Mức độ có lỗi với bạn? 
- Có ai chứng kiến hay chỉ mình em biết?
 * Tâm trạng của bản thân sau khi để xảy ra việc đó
 - Tại sao bản thân phải suy nghĩ, dằn vặt, do tự vấn lương tâm hay do ai nhắc nhở?
 - Bản thân có suy nghĩ cụ thể như thế nào? Tự hứa ra sao?
 c) Kết bài: 
?Tb. Em sẽ kết bài bằng ý nào?
 - Nỗi ân hận của bản thân, sự tiến bộ của bản thân sau đó.
II. Luyện nói trên lớp. (30’)
GV=> Nêu yêu cầu: 
	 + Khi trình bày các em phải có mở đầu, nội dung câu chuyện, kết thúc. VD: “Thưa cô giáo và các bạn, em xin được thay mặt nhóm trình bày phần bài tập chúng em đã chuẩn bị”...Sau đó trình bày nội dung bài tập. Kết thúc bài nói phải có lời cảm ơn cô giáo và các bạn.
 + Khi nói các em phải dùng ngôn ngữ nói, ngữ điệu nói, không được đọc bài; cách nói phải tự nhiên, rõ ràng; tư thế ngay ngắn, mắt nhìn thẳng vào người nghe. Trong khi kể có thể kết hợp các động tác, cử chỉ, nét mặt để miêu tả và biểu cảm lời nói rõ ràng, diễn đạt tốt, tình cảm, ngữ điệu của nhân vật và lời người kể, tác phong bình tĩnh đĩnh đạc. 
	 + Bài nói phải sử dụng yếu tố nghị luận (bày tỏ cách nhìn nhận đánh giá của người kể về sự việc); miêu tả nội tâm (nhân vật bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng của mình qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại). 
 1. Trình bày trước tổ:
GV hướng dẫn HS trình bày bài nói ở tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
 2. Trình bày trước lớp:
GV: - Gọi HS: (Y,TB,KH,G) trình bày.
 - Sau khi 3 HS trình bày bài xong phần bài tập của mình, giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp nhận xét về ưu, nhược điểm của mỗi học sinh vừa trình bày trước lớp theo các nội dung:
	+ Tư thế tác phong;
	+ Giọng nói, cách nói, cách diễn đạt;
	+ Bố cục bài nói đảm bảo chưa?
	+ Nội dung kiến thức đã đúng, đủ, sát với yêu cầu của đề chưa?
 GV => Nhận xét. Có thể chấm điểm cho những em học sinh có ý thức chuẩn bị bài tốt, trình bày bài nói hay.
 - Nhắc nhở HS những lời cần tránh trong việc nói trước tập thể lớp; 
	 - Biểu dương những em có khả năng nói lưu loát, đúng ngữ điệu trước tập thể; biểu dương các em có ý kiến nhận xét chính xác. 
	 - Nhận xét chung về tiết học: 
 c) Củng cố, luyện tập: (1’)
GV: Lưu ý HS:
	 - Tuân theo các bước làm bài Tập làm văn để có bài nói chất lượng.
	 - Cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Trong khi kể có kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại hoặc độc thoại.
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
	- Về làm tiếp tục luyện nói 1 trong 3 đề.
	- Chuẩn bị văn bản: Lặng lẽ Sa Pa ( Đọc, tóm tắt VB, tìm thêm tư liệu về TP và tác giả Nguyễn Thành Long, soạn kĩ bài theo câu hỏi trong SGK)
 * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
 - Về thời gian:
 - Về nội dung kiến thức:
 - Về phương pháp:
=======================

Tài liệu đính kèm:

  • docNV tuan 13 CKTKN.doc