Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Văn học Bàn về đọc sách

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Văn học Bàn về đọc sách

Tiết 91, 92

Văn học

Bàn về đọc sách

(Trích)

Chu Quang Tiềm

A. Kết quả cần đạt

1. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Khởi ngữ, với phần Tập làm văn ở bài Phép phân tích và tổng hợp.

3. Rèn kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chúng trong văn bản nghị luận.

B. Thiết kế bài dạy-học:

Hoạt động 1

Tổ chức kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2

Dẫn vào bài mới

+ Theo lời khuyên của người giới thiệu, em đã tìm mua (mượn) và đã đọc được cuốn sách nào?

+ Theo em, mục ấy được đặt ra mục đích gì? (Từ đó nói lời dẫn vào bài)

Hoạt động 3

Hướng dẫn đọc, tìm hiểu thể loại

Giải thích từ khó, phân tích bố cục

+ Giáo viên cùng 3-4 học sinh đọc cả bài 1 lần. Giáo viên nhận xét cách đọc

2. Tìm hiểu thể loại văn bản

+ Giáo viên xác định kiểu loại văn bản? Dựa vào những yếu tố nào để xác định đúng tên kiểu văn bản này?

+ Học sinh xác định, phát biểu ý kiến.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Văn học Bàn về đọc sách", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18
Tiết 91, 92
Văn học
Bàn về đọc sách
(Trích)
Chu Quang Tiềm
A. Kết quả cần đạt
1. Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Khởi ngữ, với phần Tập làm văn ở bài Phép phân tích và tổng hợp.
3. Rèn kỹ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chúng trong văn bản nghị luận.
B. Thiết kế bài dạy-học: 
Hoạt động 1
Tổ chức kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2
Dẫn vào bài mới
+ Theo lời khuyên của người giới thiệu, em đã tìm mua (mượn) và đã đọc được cuốn sách nào?
+ Theo em, mục ấy được đặt ra mục đích gì? (Từ đó nói lời dẫn vào bài)
Hoạt động 3
Hướng dẫn đọc, tìm hiểu thể loại
Giải thích từ khó, phân tích bố cục
+ Giáo viên cùng 3-4 học sinh đọc cả bài 1 lần. Giáo viên nhận xét cách đọc
2. Tìm hiểu thể loại văn bản
+ Giáo viên xác định kiểu loại văn bản? Dựa vào những yếu tố nào để xác định đúng tên kiểu văn bản này?
+ Học sinh xác định, phát biểu ý kiến.
* Định hướng:
- Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội)
- Dựa vào hệ thống luận điểm, cách lập luận và tên văn bản để xác định thể loại - kiểu văn bản.
3. Giải thích từ khó.
- Theo 7 chú thích trong SGK; dừng lại phân biệt 2 từ học vấn và học thuật
4. Bố cục.
a. Học vấn không chỉ là......... phát hiện thế giới mới; Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
b. Lịch sử càng tiến lên.... tự tiêu hao lực lượng: những khó khăn, nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
c. Đọc sách không cốt lấy nhiều.... hết: phương pháp chọn sách và đọc sách.
Hoạt động 4
Hướng dẫn đọc - hiểu chi tiết
1. Luận điểm 1: Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Học sinh đọc lại đoạn đầu, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi sau.
+ Giáo viên hỏi:
- Tác giả đã lý giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào?
- Mối quan hệ giữa đọc sách và học vấn ra sao?
- Trong thời đại ngày nay, để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách còn có những con đường nào khác? Tìm ví dụ.
- Em hiểu câu Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới như thế nào?
+ HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
* Định hướng:
+ Để lý giải vấn đề tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách, tác giả đặt nó trong mối quan hệ với học vấn của con người, trả lời câu hỏi đọc sách để làm gì, vì sao phải đọc sách. Tác giả đưa ra các lý lẽ:
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn (không phải là con đường duy nhất).
- Nhưng học vấn là gì? Là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại.
- Nhưng tích luỹ bằng cách nào, ở đâu? Tích luỹ bằng sách và ở sách.
- Vậy sách là kho tàng quý báu lưu giữ tinh thần nhân loại, những cột mốc ghi dấu sự tiến hoá của nhân loại.
- Vậy, coi thường sách, không đọc sách là xoá bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu, là kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuẩn.
- Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ.
- Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa (trường chinh vạn dặm) trên con đường học tập, phát hiện thế giới.
(Hết tiết 91, chuyển tiết 92)
2. Luận điểm 2: Hai trở ngại cho nghiên cứu học vấn - hai cái hại thường gặp khi đọc sách: 
+ Giáo viên chuyển: nhưng tác giả không tuyệt đối hoá, thần thánh hoá việc đọc sách. Ông đã chỉ ra hạn chế trong sự phát triển, hai trở ngại - hai cái hại trong nghiên cứu, trau dồi học vấn, trong đọc sách. Đó là gì? và tác hại của chúng như thế nào? 
+ Học sinh đọc tiếp đoạn 2, chú ý hai đoạn văn so sánh: giống như ăn uống, giống như đánh trận.
+ Giáo viên nêu vấn đề thảo luận: cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nay, trong tình hình sách nhiều vô kể là gì? Để minh chứng cho cái hại đó, tác gia so sách, biện thuyết như thế nào? Em có tán thành luận chứng của tác giả hay không? ý kiến của em về những con mọt sách (những người đọc rất nhiều, rất ham mê đọc sách)?
+ Học sinh bàn luận, trả lời.
* Định hướng:
- Cái hại đầu tiên của việc đọc sách trong tình hình sách được xuất bản, in ấn rất nhiều như hiện nay là khiến người đọc không chuyên sâu, nghĩa là ham đọc nhiều mà không thể đọc kỹ, chỉ đọc qua, hời hợt nên liếc qua nhiều mà đọng lại chẳng bao nhiêu.
- So sánh với cách đọc sách của người xưa: đọc kỹ càng, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ (Quý hồ tinh, bất quý hồ đa!) (ít mà tinh còn hơn nhiều mà dối (chẳng có gì!), thà ít mà tốt! Một trong những lý do là sách ít, thời gian nhiều. Bây giờ ngược lại!
- Lối đọc ấy không chỉ vô bổ, lãng phí thời gian và công sức mà có khi còn mang hại. So sánh với việc ăn uống vô tội vạ, ăn tươi nuốt sống. Các thứ không tiêu hoá được tích càng nhiều càng hay sinh bệnh. Thói xấu hư danh, nông cạn do đọc nhiều mà dối, đọc để khoe khoang. Đọc lấy được ăn tươi nuốt sống cũng chính từ đó mà ra. Lời bàn thật sâu và chí lý.
- Những con mọt sách không đáng yêu, mà đáng chê khi chỉ chúi mũi vào sách vở, chẳng còn chú ý đến chuyện gì khác, thành xa rời thực tế, như sống trên mây!
+ Học sinh tiếp tục tìm hiểu và phân tích cái hại thứ hai.
+ Giáo viên từ hai cái hại trên dẫn tới kết luận quan trọng làm tiền đề cho luận điểm thứ 3 như thế nào?
+ Học sinh đọc đoạn 3, tiếp tục bình luận 2 so sánh: giống như đánh trận và như kẻ trọc phú khoe của.
* Định hướng:
Cái hại thứ hai là sách nhiều quá nên dễ lạc hướng, chọn lầm, chọn sai phải những cuốn sách nhạt nhẽo, tầm phào vô bổ, thậm chí những cuốn sách độc hại.
3. Luận điểm 3: cách chọn sách và cách đọc sách đúng đắn, có hiệu quả
a. Cách chọn sách: 
+ Giáo viên hỏi: tác giả khuyên chúng ta nên chọn sách như thế nào? Em hiểu như thế nào về sách phổ thông và sách chuyên môn? Cho một vài ví dụ. Nêu được chọn sách chuyên môn, em yêu thích và lựa chọn loại sách chuyên môn nào?
+ Học sinh tự do lựa chọn và phát biểu ước muốn của bản thân.
* Định hướng:
- Sách chọn nên hướng vào 2 loại: 
- Loại phổ thông (nên chọn lấy 50 cuốn để đọc trong thời gian học phổ thông và đại học là đủ).
- Loại chuyên môn (chọn, đọc suốt đời).
b. Cách đọc: Cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào? Cái hại việc đọc hời hợt được tác giả chế giễu ra sao?
+ Học sinh trả lời: 
* Định hướng:
Lựa chọn được sách hay, sách tốt, sách cần cho mình rồi đến việc đọc. Đọc sách không dễ.
- Đọc kỹ, đọc đi, đọc lại, đọc nhiều lần, đến thuộc lòng.
- Đối với sự say mê, ngẫm nghĩ, suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, kiên định mục đích.
- Tác hại của lối đọc hời hợt: Như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa ý loạn, tay không mà về; như trọc phú khoe của, lừa mình, dối người, thể hiện tầm thường, thấp kém.
4. Luận điểm 4: Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn với việc đọc sách.
+ Giáo viên hỏi: Tác giả đã triển khai luận điểm như thế nào? Trên những mặt nào? ý nghĩa giáo dục sư phạm của luận điểm này là ở chỗ nào?
+ Học sinh thảo luận, phát biểu.
* Định hướng:
- Bác bỏ quan niệm của một số người chỉ chú ý đến học vấn chuyên môn mà lãng quên hoặc coi thường học vấn phổ thông để trở thành phiến diện, khép kín. Tác giả phân tích rõ sự liên quan, gắn bó tương thông, tương hỗ giữa hai loại học vấn này để chỉ ra rằng: bên ngoài thì chúng có phân biệt nhưng bên trong không thể tách rời. Không có học vấn cô lập. Đó là một chỉnh thể thống nhất hữu cơ, đa dạng.
- Nếu chỉ đào sâu học vấn chuyên môn thì càng sâu càng như đi vào sừng trâu, càng chui càng hẹp và cuối cùng tắc tị. Không biết rộng không thể chuyên sâu. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc...
- Đó là những kết luận được trình bày một cách giản dị liên quan đến việc đọc rộng và đọc sâu cần kết hợp với nhau.
- Đọc sách cũng là công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
- Đọc sách là học tập tri thức. Đọc sách là rèn luyện tính cách, chuyện học làm người chứ không phải làm con mọt sách!
Hoạt động 5
Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
 1. Đọc và tự minh ghi nhớ những kiến thức cơ bản trong mục ghi nhớ, SGK, tr. 7.
2. Xác định ngắn gọn hệ thống luận điểm trong bài (tầm quan trọng và ý nghĩa; hai cái hại: đọc qua loa, lạc hướng, cách chọn tinh; cách đọc kỹ, kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu).
3. Đặc sắc nghệ thuật của bài (nghị luận giải thích; luận điểm sáng rõ, lôgíc; lập luận chặt chẽ, kín kẽ, lời văn giản dị, so sánh hình ảnh thú vị).

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 18 Ban ve doc sach(1).doc