Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Trường THCS Lí Tự Trọng - Lâm Hà

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Trường THCS Lí Tự Trọng - Lâm Hà

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

-Giúp học sinh hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết (thời các vua Hùng).

-Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện.

-Cảm nhận được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện, biết kể lại truyện.

-Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên.

B.CHUẨN BỊ

+Giáo viên: SGK+ SGV.

-Thiết bị, tài liệu: Bức tranh đẹp kỳ ảo về Lạc Long Quân và Au Cơ, tranh về đền Hùng.

+Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm từ đơn và từ phức, cấu tạo từ ; phần tập làm văn ở phần khái niệm văn bản và phương thức biểu đạt.

C CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1)Ổn định lớp:

Kiểm tra sĩ số: Lớp:

2)Bài cũ:

Văn học được chia thành hai dòng văn học chính, đó là văn học DG và văn học Viết. Văn học viết thường phải có tác giả, ví dụ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của tác giả Xuân Quỳnh. Còn VHDG do tập thể người xưa sáng tác không xác định được tác giả.

Theo em, các thể loại như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết có xác định được tác giả không? Vậy chúng thuộc dòng văn học gì?

 

doc 145 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1082Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Trường THCS Lí Tự Trọng - Lâm Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01- Tiết:01
 NS:5/9/05 ND:
BÀI 1: Văn bản:
CON RỒNG, CHÁU TIÊN.
(Truyền thuyết)
AMỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Giúp học sinh hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết (thời các vua Hùng).
-Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện.
-Cảm nhận được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện, biết kể lại truyện.
-Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên.
B...CHUẨN BỊ
+Giáo viên: SGK+ SGV.
-Thiết bị, tài liệu: Bức tranh đẹp kỳ ảo về Lạc Long Quân và Aâu Cơ, tranh về đền Hùng.
+Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm từ đơn và từ phức, cấu tạo từ ; phần tập làm văn ở phần khái niệm văn bản và phương thức biểu đạt.
C CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1)Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số: Lớp:
2)Bài cũ: 
Văn học được chia thành hai dòng văn học chính, đó là văn học DG và văn học Viết. Văn học viết thường phải có tác giả, ví dụ bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của tác giả Xuân Quỳnh. Còn VHDG do tập thể người xưa sáng tác không xác định được tác giả.
Theo em, các thể loại như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyền thuyết có xác định được tác giả không? Vậy chúng thuộc dòng văn học gì?
 	3)Bài mới:
*Khoa học đã chứng minh rằng con người có nguồn gốc từ vượn người. Nhưng với trí tưởng tượng vô cùng phong phú và kỳ diệu của nhân dân ta có nòi giống là con cháu của Tiên Rồng. Điều này thật thú vị khiến chúng ta cảm thấy hãnh diện bởi nguồn gốc ấy
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG	 NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt động 1: 
?Giáo viên gọi học sinh đọc chú thích trong SGK.
?Văn bản “Con Rồng cháu Tiên” thuộc thể loại truyền thuyết. Vậy em hiểu truyền thuyết là gì?
1/ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên đọc mẫu một đoạn cho học sinh đọc. (giọng đọc cần thong thả, rõ ràng nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả về sự kỳ lạ phi thường của hình ảnh LLQ và ÂC? Đoạn cuối cần đọc với giọng trang nghiêm)
 ?Truyện được chia làm mấy đoạn chính?(3 đoạn)
 ?Gọi học sinh đọc từng đoạn.
2/ Tìm hiểu chú thích: đóng đô: từ dùng dưới thời triều đình có vua chúa đứng đầu kinh đô. Nước ta từng đóng đô ở Hoa Lư Thăng Long, Huế và nay kinh đô được gọi là thủ đô Hà Nội.
?Giáo viên gọi học sinh đọc tóm tắt ngắn gọn truyện.
*Hoạt động 2: 
? Truyện có mấy nhân vật chính? Các nhân vật đó được giới thiệu như thế nào? (xuất thân, hình dáng, tài phép công việc)
?Em có nhận xét gì về những chi tiết trên?
?Em có nhận xét gì về nguồn gốc xuất thân của LLQ và ÂC?
?Như duyên tiền định LLQ và ÂC đã gặp nhau và cuộc hôn nhân của họ có điều gì không bình thường? Việc sinh nở những đứa trẻ có điều gì khác thường không? 
? Trong cuộc hôn nhân của hai người có điều gì không bình thường?
Thảo luận
?Tại sao tác giả dân gian sáng tạo ra chi tiết sinh ra bọc trăm trứng rồi mới nở ra trăm con?
?Em có nhận xét gì về các chi tiết trên? Qua đó tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
?LLQ chia con như thế nào? Chia con như vậy nhằm mục đích gì?
? Người Việt Nam là con cháu của ai?
*Hoạt động 3:
?Cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
?Ở phần chú thích có những từ ngữ ta phải ta phải giải thích trong yếu tố từng tiếng ta mới hiểu được nghĩa. Đó chính là từ Hán Việt các em sẽ được tìm hiểu thêm ở những bài sau
I..Giới thiệu chung
 (sgk).
IIĐọc hiểu văn bản
 1)Đọc- chú thích.
 2)Tóm tắt truyện
 3)Phân tích 
 aGiới thiệu LLQ và ÂC.
 -Lạc Long Quân: nòi Rồng, con trai thần long nữ, sức khoẻ vô địch, giúp dân trồng trọt.
 -Âu Cơ: Giống tiên con gái Thần Nông, xinh đẹp.
 àChi tiết kỳ lạ đẹp đẽ.
 =>Họ xuất thân từ dòng dõi cao quý, tài sắc vẹn toàn.
 bCuộc hôn nhân của hai người 
 -Đẻ ra một bọc trứng.
 -Nở ra 100 con.
 -Con không cần bú mớm.
 -Lớn nhanh đẹp đẽ.
àChi tiết kỳ lạ, hoang đường
=>Thể hiện ý nguyện của dân tộc về sự yêu thương, đoàn kết của người Việt Nam.
 cViệc chia con
-50 lên núi 
-50 xuống biển.
-Chia con cai quản non sông, gây dựng đất nước.
Lập ra nhà nước Văn Lang tiến bộ hơn thời thị tộc, bộ lạc.
IIITổng kết
 Ghi nhớ: SGK/ 8
IV..Luyện tập
*Câu 1:-Truyện “Qủa bầu mẹ”của dân tộc Khơ mú.
-Truyện “Qủa trứng to nở ra con người ”của người Mường.
*Câu 2: Kể diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên”
*Câu 3: Bức tranh trong truyện giúp em liên tưởng đến nội dung gì?
	4/Hướng dẫn về nhà:
 Ý nghĩa của truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là gì?
-Về nhà học bài và làm bài tập.
-Chuẩn bị bài mới “Bánh chưng, bánh giầy”
Tuần: 01- Tiết:02
NS:5/9/05 ND:7/9/05
Văn bản: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY.
(Truyền thuyết)
 AMỤC TIÊU BÀI HỌC:
-Giúp học sinh hiểu được nguồn gốc bánh chưng bánh giày.
-Giáo dục học sinh lòng biết ơn biết quý trọng nghề nông.
-Giáo dục học sinh lòng tự hào về trí tuệ dân tộc về phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam.
B...CHUẨN BỊ
+Giáo viên: SGK+ SGV.
-Thiết bị, tài liệu: Bức tranh về cảnh nấu bánh chưng, bánh giày
+Học sinh: SGK.	
	CCÁC BƯỚC LÊN LỚP
Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số lớp:
2)Bài cũ
-Kể lại truyện Con rồng, cháu tiên?
-Nêu khái niệm truyện truyền thuyết?
-Giải nghĩa các từ Hán Việt sau: Tập quán, thần nông.
3)Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
*Hoạt động 1: 
-Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh đọc
-Truyện có thể chia thành mấy đoạn?
?Mỗi học sinh đọc một đoạn.
+Đoạn 1 đọc từ đầu đến chứng giám.
+Đoạn 2 Tiếp theo đến hình tròn.
+Đoạn 3 Phần còn lại.
-Giáo viên giải thích một số chú thích khó.
*Hoạt động 2:
?Hoàn cảnh triều đại vua Hùng thời bấy giờ được giới thiệu như thế nào? 
?Khi về già vua có nguyện vọng gì?
-Khi về già vua cha muốn nhường ngôi cho con là một tất yếu..
?Vua cha làm cách nào để chọn người nối ngôi?
?Vì sao lại gọi đây là câu đố?
?Em có nhận xét gì về câu đố này?
 *Thảo luận:
?Theo em tại sao vua không nói rõ ý của mình là gì để các con làm theo, ai làm tốt hơn thì được kế ngôi mà lại bí ẩn như vậy?
?Các ông lang có đoán được ý nhà vua không? Vì sao?
?Các lễ vật của họ làm ra ngoài giá trị vật chất còn mang ý nghĩa tinh thần nào không ?
?Mục đích của họ là gì? Họ là những con người như thế nào? 
?Lúc này tâm trạng Lang Liêu ra sao? Có phải Lang Liêu buồn vì mình không có cơ hội đạt ngôi báu như các anh không? Vì sao?
?Vậy em thấy LL là người như thế nào? Vì sao LL được thần giúp đỡ.
?Thần đã giúp LL như thế nào? Trong lời mách bảo ý nào sâu sắc nhất?
?Đặt trường hợp là em khi nghe lời mách bảo ấy em sẽ nghĩ ra được điều gì?
?Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể cho LL phải làm gì hoặc làm bánh cho LL mang đi cúng tế?
?LL có hiểu ý thần không? Chàng sẽ làm gì?
?Nếu LL không hiểu ý thần chàng có xứng đáng làm vua không? Vì sao?
?Vì sao vua không chú ý đến lễ vật của các ông lang?
?Phân tích các từ: sơn hào hải vị, nem công chả phượng về mặt cấu tạo và nêu ý nghĩa của các từ đó? (tích hợp ngang)
?Vì sao vua ngẫm nghĩ rất lâu trước lễ vật của LL (lạ mắt, giản dị)
?Nguyên liệu chính của bánh là gạo nếp, lại có hình vuông, hình tròn vì sao? Ai đã được chọn nối ngôi?
?LL được nối ngôi tức là nối được chí vua. Vậy ý vua, chí vua Hùng là gì?
?Ý nghĩa của truyện là gì?
*Hoạt động 3: 
-Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
*Hoạt động 4:
BT1:Đại diện từng tổ, trình bày bài nói của mình.
-Cho các tổ khác nhận xét, giáo viên nhận xét.
BT2:Cho học sinh thảo luận =>rút ra ý nghĩa.
NỘI DUNG GHI BẢNG
IĐọc-hiểu văn bản
1)Đọc – chú thích
2)Phân tích
aHùng vương và câu đố của vua.
-Triều đại thái bình thịnh trị, giặc ngoài dẹp yên, dân tình no ấm.
-Người kế vị phải nối được chí và làm vừa ý vua.
=> Câu đố thông minh và đầy thử thách 
bCuộc thi tài giải đố.
-Các ông lang cố làm cỗ vật cao sang vì có nhiều tiền của.
=> Tham ngôi báu.
-LL nghèo buồn vì không thể có của ngon vật lạ cúng Tiên vương.
=> Không tham danh vọng có lòng thành kính tổ tiên.
-LL được thần mách bảo: “Quý nhất là hạt gạo.”
=>Lời mách bảo rất khôn ngoan để LL tự suy nghĩ.
 Phát huy sự tháo vát thông minh của mình.
-Lễ vật các quan không hợp ý vua vật chất cao sang nhưng ý nghĩa tầm thường.
-Bánh của LL làm vừa ý vua.
=>LL làm vua tục làm bánh chưng, bánh giầy ra đời.
IITổng kết
*Ghi nhớ: SGK/12
IIILuyện tập
Bài tập 1: Nhìn vào tranh, em hãy tả lại bằng lời khung cảnh nấu bánh, làm bánh chưng, bánh giầy.
 Bài tập 2: Trao đổi ý kiến ở lớp: ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.
4/Hướng dẫn về nhà:
-Nêu ý nghĩa của truyện.
-Về nhà học phần ghi nhớ trong SGK/12
-Tóm tắt được truyện và làm bài tập 2 SGK/12
-Chuẩn bị bài mới: “Từ và cấu tạo từ tiếng Việt”
Tuần: 01- Tiết:03
NS:7/9/05 ND:10/9/05
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
AMỤC TIÊU BÀI HỌC
-Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ.
-Đơn vị cấu tạo nên từ.
-Các kiểu cấu tạo từ.
-Biết cách sử dụng từ trong việc đặt câu.
B...CHUẨN BỊ
+Giáo viên: SGK+ SGV.
-Thiết bị, tài liệu: Các lá thiệp mời , công văn , bài báo
+Tích hợp với phần văn ở truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, bánh chưng bánh giày; phần tập làm văn ở phần khái niệm giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt.
CCÁC BƯỚC LÊN LỚP
1)Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số: Lớp:
2)Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
2)Bài mới:
*Hoạt động 1: 
-Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ.
-Giáo viên chia bảng ra làm 2. Học sinh trả lời câu hỏi và giáo viên điền vào.
?Ở ví dụ trên có mấy tiếng? Từ? Hãy phân tích các từ trong ví dụ trên theo yêu cầu.
-Từ 1 tiếng
-Từ 2 tiếng trở lên.
?Tại sao các từ : trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở phải gồm 2 tiếng, trong khi các từ thần dạy, dân  chỉ có 1 tiếng?
?Vậy tiếng dùng để làm gì?(tạo từ) từ dùng để làm  ... GK, em nhận xét văn bản Vượt thác đã dựng nên một cảnh tượng thiên nhiên và con người như thế nào? 
-Miêu tả cảnh Vượt thác tác giả muốn thể hịên tình cảm gì đối với quê hương?
-Em học tập được gì về nghệ thuật qua văn bản trên?
 IGiới thiệu chung
1)Tác giả: SGK.
2)Tác phẩm:SGK.
Thuộc chương XI của truyện Quê nội
IIĐọc hiểu văn bản
1)Đọc chú thích 
2)Tóm tắt
3)Phân tích
a.Cuộc vượt thác:
a1Bức tranh thiên nhiên
-Thuyền rẽ sóng lướt bon bon -> ngã ba sông-> những bãi dâu trải r a bạt ngàn -> thuyền xuôi chầm chậm ->vườn tược um tùm  những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm.
àNghệ thuật nhân hoá, từ ngữ chọn lọc, gợi hình tượng, từ láy
=>Trù phú, tốt tươi, giàu đẹp.
a2Lúc vượt thác:
-Thuyền chuẩn bị vượt thác.
-Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng -> thuyền vùng vằng cứ như hụt xuống quay đầu chạy về -> thuyền cố lấn lên -> vượt được thác.
-Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững.
-Dọc sườn núi những cây to mọc như những cụ già đưa tay hô đám con cháu.
à Nghệ thuật nhân hoá, so sánh.
=>Cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ, hoang sơ và đầy sức sống.
b.Nhân vật Dượng Hương Thư;
-Trong đời thường:
+Nói năng nhỏ nhẹ.
+Tính nêt nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
à Hiền lành,chất phác.
-Lúc vượt thác;
+Thả sào, rút sào rộn ràng nhanh như cắt.
+Như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn hai hàm răng cắn chặtnhư một hiệp sĩ.
àNghệ thuật so sánh.
=>Đề cao sức mạnh của con người lao động trên sông nước.
IIITổng kết:
Ghi nhớ: SGK/ 
IVLuyện tập
4/Hướng dẫn về nhà:
-Học bài và làm bài tập trong SGK.
-Chuẩn bị bài So sánh.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 22-Tiết:86
NS:13/2/06 ND:15/2/06
SO SÁNH
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Nắm được 2 kiểu so sánh cơ bản: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
-Hiểu được các tác dụng của so sánh.
-Bước đầu tạo được một số phép so sánh.
	B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
Thế nào là so sánh? Lấy ví dụ và vẽ mô hình cấu tạo phép so sánh.
3/Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Giáo viên ghi ví dụ lên bảng phụ.
-Học sinh đọc ví dụ.
-Tìm các từ so sánh trong các câu thơ trên?
-Tìm từ ngữ chú ý so sánh (chẳng, bằng, là)
-Những từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau? (ngang bằng, không ngang bằng)
-Vậy có mấy kiểu so sánh?
-Học sinh ghi nhớ 1 SGK/ 42
-Học sinh đọc đoạn văn của Khái Hưng.
-Tìm phép so sánh trong đoạn văn trên. Sự vật nào được so sánh với sự việc nào/
-Khi sử dụng phép so sánh trên đoạn văn có tác dụng gì? (gợi hình)
-Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn văn?
-Vậy phép so sánh có tác dụng gì?
-Học sinh ghi nhớ 2 SGK/ 42
I)Các kiểu so sánh:
Ví dụ: SGK/ 41
 So sánh ngang bằng.
Hai kiểu:
 So sánh không ngang bằng
Ghi nhớ: SGK
II)Tác dụng của so sánh
Ghi nhớ 2: SGK/42
Luyện tập:
Bài 1/43
-Chỉ ra phép so sánh trong khổ thơ? Chúng thuộc kiểu so sánh nào?
-Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm 
-Cho học sinh đại diện lên trình bày.
-Giáo viên nhận xét.
Bài 2/43
-Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh
-Em thích hình ảnh nào vì sao?
-Giáo viên cho học sinh thảo luận ghi ra giấy nháp
-Cho học sinh đạidiện trình bày, giáo viên nhận xét.
Bài 1/43
a/Tâm hồn tôi là một
àSo sánh ngang bằng.
b.Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
àSo sánh không ngang bằng.
c.Như àSo sánh ngang bằng.
HơnàSo sánh không ngang bằng.
Bài 2/43
a.Những câu văn có sử dụng phép so sánh:
-Thuyền rẽ sóng như đang nhớ rừng.
-Những động tác nhanh như cắt.
-DHT như một  linh.
-Núi cao như đội trời ra
-Những cây to  cụ già.
b.Em thích hình ảnh: -DHT như một  linh.
Vì trí tưởng tượng phong phú của tác gia.
-Hình ảnh nhân vật hiện lên khoẻ, đẹp, hào hùng.
-Thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.
	4/Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà học bài và làm bài tập.
-Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 22-Tiết:87
NS:15/2/06 ND:18/2/06
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm của điạ phương.
-Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
	B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
Kiểm tra vở soạn.
3/Bài mới
Nội dung luyện tập
-Giáo viên đọc qua đoạn văn một lượt về văn bản sẽ viết.
-Giáo viên đọc lặp lại 2- 3 lần.
-Học sinh lắng nghe chú ý những điểm cần thiết về các phụ âm các cặp vần hay nhầm.
-Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng viết.
-Học sinh dưới lớp nghe và viết.
-Giáo viên kiểm tra và lấy điểm.
1/Đối với các tỉnh miền Bắc.
a)Viết đúng phụ âm TR / CH 
 TRÒ CHƠI
Trò chơi là của trời cho
Chớ nên chơi trò chỉ trích chê bai
Chòng chành trên chiếc thuyền trôi
Chung chiêng mới biết ông trời chớ trêu
Trao cho một chiếc trống tròn
Chơi sao cho tiếng trống tròn trơn tru
Trăng chê trời thấp hơn trăng
Trời chê trăng thấp trời trèo lên trên .
b)Phân biệt phụ âm S/X
 Sầm sập sóng dữ xô bờ
Thuyền xoay sở mặt lò dò bơi ra.
 Vườn cây san sát, sum xuê,
Khi sương sà xuống lối về tối om.
 Trời cho xuân sắc xinh xinh,
Lười xem sách báo, vô tình sinh hư.
c)Phân biệt phụ âm L/N
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng
Leo lên đỉnh núi Lĩnh Nam
Lấy nắm lá sấu nấu làm nước xông
Nỗi niềm này lắm long đong
Lững lờ lời nói khiến lòng nao nao
d)Phân biệt phụ âm R/D/Gi
Gío rung, gió giật tơi bời
Dâu da rũ rượi, rung rơi đầy vườn.
Rung rinh dăm quả doi hồng 
Gío rít răng rắc rùng rùng doi doi
2Đối với các tỉnh miền Trung , miền Nam
a)Viết đúng một số phụ âm cuối:C/T
-Lác đác mưa rơi
Man mác khí trời
Lang thang xuôi ngược
Miên man niềm vui
-Bạc ác-chan chát- ngơ ngác- khao khát- man mác- sàn sạt.
b)N/NGƯỜI
lang thang- tuyết tan- cao sang- cơ hàn- rõ ràng- cờ tán- nghênh ngang- quan san-chàng màng- vô can.
3Viết đúng một số phụ âm đầu dễ mắc lỗi:
V/D
Dui dẻ là chi?
Vui vẻ mùa hè
Di du là chi?
Vi vu gió xa
Dòng dây là chi?
Vòng vây bạn bè
	4/Hướng dẫn về nhà:
-Về nhà luyện viết thêm trong SGK ở bài Vượt thác.
-Chuẩn bị bài mới Phương pháp tả cảnh.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 22-Tiết:88
NS:18/2/06 ND:20/2/06
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
-Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn, một bài tả cảnh.
Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chon; kỹ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lý.
	B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1/Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
2/Bài cũ:
Kiểm tra vở soạn 3 em
3/Bài mới
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 
NỘI DUNG GHI BẢNG
Phương pháp viết bài văn tả cảnh:
Đoạn a:
-Tả ngoại hình và các động tác
-Hai hàm răng cắn chặt cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn.
*Đoạn b:
-Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau.
-Theo trình tự từ dưới mặt sông nhìn lên bờ từ gần đến xa.
*Đoạn c:
Gồm 3 phần:
+Mở đoạn: 3 câu đầu: Tả khái quát về tác dụng cấu tạo, màu sắc luỹ tre làng.
+Thân đoạn:Tả kỹ 3 vòng của luỹ tre
+Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc.
*Trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong.
Ghi nhớ SGK/ 46
IILuyện tập
Bài 1/ 47:
a.Từ ngoài vào trong (theo trình tự không gian).
b.Từ lúc trống vào lớp đến lúc hết giờ (trình tự thời gian)
c.Kết hợp hai trường hợp trên.
-Những hình ảnh tiêu biểu có thể chọn.
+Cảnh học sinh nhận đề nêu một vài gương mặt tiêu biểu
+Cảnh học sinh chăm chú làm bài.
+Giáo viên 
+Cảnh thu bài.
+Cảnh bên ngoài lớp học: sân trường, cây cối, chim chóc
Bài 2/47:
Tả cảnh sân trường lúc ra chơi.
a.Cách tả theo trình tự thời gian
-Trống hết tiết hai, báo giờ ra chơi đã đến.
-Học sinh từ các lớp ùa ra sân.
-Cảnh học sinh chơi đùa.
-Các trò chơi quên thuộc.
-Góc phía đônggiữa sân.
-Trống vào lớp học sinh vào lớp.
-Cảm giác của người viết.
b.Cách tả theo trình tự không gian.
-Các trò chơi ở giữa sân, ở góc sân.
-Một trò chơi đặc sắc mới lạ, sôi động.
Bài 3/47
Hướng dẫn học sinh về nhà làm.
	4/Hướng dẫn về nhà:
-Học bài và chuẩn bị Buổi học cuối cùng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN Ở NHÀ
A/MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện, biết cách làm bài văn tả cảnh bằng thực hành viết.
-Rèn kỹ năng viết nói chung: diễn đạt, trình bày về chữ viết, chính tả, ngữ pháp.
B/CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1)Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
2)Bài cũ
3)Bài mới
Giáo viên ra đề cho học sinh về nhà làm.
Đề: Em hãy tả quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em.
I/Yêu cầu;
-Nội dung:+ Bài văn có bố cục 3 phần
+Thể loại: văn miêu tả.
+Tả quang cảnh buổi lễ chào cờ.
-Hình thức:
Chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy không cẩu thả.
II/Đáp án: 
*Mở bài: Em và các bạn đi sớm để làm lễ chào cờ.
*Thân bài:
-Trước lúc chào cờ
+Các bạn tụ thành nhóm và chơi
+Lớp trực xếp bàn ghế để chuẩn bị
+Quốc kỳ và chân dung Bác.
-Chào cờ
+Tậphợp
+Các nghi thức 
+Tổng kết tuần, dặn dò.
+Cô tổng phụ trách
+Thầy hiệu trưởng
*Kết bài:
-Vào lớp học nhưng dư âm vẫn còn
-Quyết tâm thi đua.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6-2.doc