Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 1 đến tuần 17

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 1 đến tuần 17

 Tuần 1

Tiết 1: Văn bản: CON RỒNG - CHÁU TIÊN

 ( Truyền thuyết)

Ngày soạn: 16/8/2008

Ngày dạy: 18/8/2008

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

- Kể được truyện.

B. Chuẩn bị: Tranh: Con rồng cháu tiên .

C. Tiến trình lờn lớp

 1: ổn định lớp (1 phút)

 2: Kiểm tra bài cũ (3 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 3: Bài mới (1 phút): Giới thiệu truyện bằng tranh minh hoạ.

 

doc 189 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 1 đến tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Tiết 1:	Văn bản:	Con rồng - Cháu tiên
	( Truyền thuyết)
Ngày soạn: 16/8/2008
Ngày dạy: 18/8/2008
A. Mục tiêu:	Giúp HS:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. 
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết Con rồng cháu tiên.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
- Kể được truyện.
B. Chuẩn bị:	Tranh: Con rồng cháu tiên .
C. Tiến trình lờn lớp
	1: ổn định lớp (1 phút)
	2: Kiểm tra bài cũ (3 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
	3: Bài mới (1 phút): Giới thiệu truyện bằng tranh minh hoạ.
* GV yêu cầu HS đọc chú thích dấu (*) SGK.
- Truyền thuyết là một thể loại văn học ntn? Có đặc điểm gì?
 HS: dựa chú thích trả lời.
* GV lưu ý HS tính truyền miệng, nhân vật và sự kiện lịch sử yếu tố tưởng tượng kì ảo.
* GV đọc mẫu (to, rõ ràng, ca ngợi) 
- Em có nhận xét gì về giọng đọc?
* GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau.
- Giải thích nghĩa của từ “Tinh” trong các từ “mộc tinh”, “Sơn Tinh”, Thuỷ tinh”.
HS: dựa SGK trả lời.
- Theo em truyện có thể chia làm mấy phần? Nêu rõ nội dung từng phần? 
 HS: trả lời và học sinh khác nhận xét.
* Bố cục truyện: 3 phần .
Đ1: từ đầu đến cung điện Long Trang.
Lạc Long Quân và Âu Cơ lên duyên vợ chồng.
Đ2: Tiếp đến lên đường.
Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở thành trăm con, 2 người chia tay.
Đ3: Còn lại: nguồn gốc dân tộc.
* Giới thiệu bức tranh con Rồng cháu tiên.
HS: dựa vào tranh tóm tắt các sự việc chính của truyện 
- Lạc Long Quân con trai thần Long nữ có sức khoẻ vô địch có nhiều phép lạ giúp dân diệt yêu quái, trồng trọt... 
- Â u Cơ dòng họ thần nông xinh đẹp tuyệt trần.
- Lạc Long Quân và Â u Cơ kết duyên vợ chồng.
- Â u Cơ sinh bọc trăm trứng nở thành trăm người con.
- Lạc Long Quân và Â u Cơ chia tay nhau hẹn khi có việc thì cùng giúp đỡ.
- Người con trưởng theo  u Cơ được tôn làm vua hiệu là Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang.
- Tìm những chi tiết thể hiện tính chất lớn lao kì lạ đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của 2 nhân vật Lạc Long Quân và Â u Cơ?
HS: dựa SGK trả lời.
- Nhận xét về nguồn gốc, hình dạng, tài năng của Lạc Long Quân và Â u cơ?
* HS trả lời - GV nhận xét chốt và ghi bảng.
- Các chi tiết kì lạ của truyện là những chi tiết tưởng tượng vậy chi tiết tưởng tượng kì ảo này có vai trò gì?
 HS: suy nghĩ trả lời. 
* GV giảng: tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định ( VD: tô đậm tính chất lớn lao đẹp đẽ của nhân vật lịch sử) ở đây yếu tốt tưởng tượng làm tăng tính thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc, tăng lòng tự hoà tôn kính tổ tiên dân tộc mình). 
 * GV phát phiếu học tập * HS: thảo luận nhóm.
- Vì sao tác giả dân gian lại để cho Lạc Long Quân có nguồn gốc nòi Rồng và Â u Cơ thuộc họ thần nông ( tiên) khi xây dựng câu chuyện này?
HS: suy nghĩ trả lời.
- Hình ảnh bọc trăm trứng có ý nghĩa gì?
HS: suy nghĩ trả lời.
- Từ hình ảnh bọc trăm trứng nở thành trăm con đến việc chia tay và lời hẹn khi có việc thì giúp đỡ nhau em có suy nghĩ ntn?
HS: suy nghĩ trả lời.
* GV bình: Từ nguồn gốc của các nhân vật trong truyện truyện muốn giải thích suy tôn nguồn gốc cao quí thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc dòng giống Tiên Rồng rất đẹp, rất cao quý linh thiêng. Hình ảnh bọc trăm trứng biểu hiện ý nguyện thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
- Giải nghĩa từ Đồng bào?
HS: suy nghĩ trả lời.
* HS đọc ghi nhớ SGK.
- Câu nói nào của Bác nhắc nhở chúng ta nhớ đến công ơn các Vua Hùng ?
- Em biết những truyện nào giải thích nguồn gốc dân tộc Việt.
GV mở rộng: Sự giống nhau về nội dung truyện KĐ sự gần gũi về nguồn gốc và giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
I. Tìm hiểu chung (33phút)
1. Khái niệm truyền thuyết:
- Là một loại truyện dân gian kể về nhân vật sự kiện liên quan đến lịch sử quá khứ. Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích .
3. Tìm hiểu bố cục và tóm tắt truyện .
a) Bố cục: 3 phần.
b) Tóm tắt truyện.
4). Phân tích 
a. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Nguồn gốc: cao quý.
- Hình dạng và tài năng: lớn lao, kì lạ, đẹp đẽ.
- Kết duyên kì lạ: Rồng và Tiên.
b. ý nghĩa truyện.
- Giải thích nguồn gốc cao quí của người Việt.
- Biểu hiện ý nguyện đoàn kế thống nhất của nhân dân ta.
- Người Việt Nam miền xuôi hay ngược đều chung một cội nguồn.
5. Ghi nhớ ( SGK) 
II. Luyện tập (4’)
- Câu nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
- Truyện : Quả trứng to nở......
 Quả bầu mẹ
	4. Củng cố-Dặn dò (3’). 
 	a) Nhắc lại KN truyền thuyết?
 b) ý nghĩa truyện? 
	c) Về nhà: - Xem lại nội dung bài học.
	 	 - Soạn bài bánh trưng bánh giày.
	 - Chọn chi tiết mà em tâm đắc nhất để vẽ tranh minh hoạ cho sự việc nào của truyện.
= = = = = * * * = = = = =
Tiết 2	:	Văn bản:	bánh chưng, bánh giầy 
 	 (Tự học có hướng dẫn)
	 (Truyền thuyết)
Ngày soạn:16/8/2008
Ngày dạy: 18/8/2008
A. Mục tiêu:	
	* Giúp HS.
- Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
- Kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị:	
Tranh truyện bánh chưng bánh giầy.
C. Tiến trình lên lớp.
	1. ổn định lớp (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ (3’):Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
	3. Bài thiệu bài mới (1’) giới thiệu truyện bằng tranh minh hoạ.
* GV đọc mẫu
- GV hướng dẫn cách đọc và yêu cầu 3 HS đọc nỗi tiếp nhau.
HS đọc các chú thích 3-5-6-9.
- Hãy chỉ ra bố cục truyện và nêu nội dung từng phần?
- Yêu cầu HS trả lời và nhận xét lẫn nhau.
* Bố cục truyện gồm 3 phần.
Đ1: Từ đầu đến chứng giám.
 Hùng Vương chọn người nối ngôi.
Đ2: Tiếp đến “Hình tròn”
Lang Liêu được thần mách bảo cách làm bánh.
Đ3: Còn lại: Lang Liêu được nối ngôi.
* GV giới thiệu bức tranh minh hoạ truyện BC - BG.
Yêu cầu HS tóm tắt truyện theo tranh.
+ Hùng Vương về già muốn truyền ngôi, người nối ngôi phải được chí.......
+Các ông Lang đua nhau làm cỗ hậu.
+Lang Liêu buồn vì chưa tìm được lễ vật.
+Lang Liêu được thần mách bảo làm bánh...
+Hùng Vương vừa ý với lễ vật của Lang Liêu.
+ Vua đặt tên bánh và chọn Lang Liêu làm người nối ngôi.
- Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
ý định của Vua khi truyền ngôi là gì?
* GV mở rộng: Hình thức truyền ngôi của vua Hùng khá đặc biệt dùng câu đố để thử thách, để tìm ra được người nối chí vua.
- Vì sao trong truyện các con của Vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ và L Liêu là một hoàng tử ntn ?
* GV giảng: Thần ở đây chính là ND: Ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc trân trọng hạt gạo của trời đất và cũng là KQ công sức con người...
Chỉ có Lang Liêu hiểu được điều này, chàng được thần giúp đỡ là xứng đáng.
- Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua cha chọn để tế trời đất ?
* GV giảng: với ý nghĩa như vậy nên bánh của Lang Liêu trở thành lễ vật lễ trời đất, lễ tiên vương. Vì thế Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi. ý nghĩa của hai thứ bánh đã chứng tỏ tài đức của người có thể nối được chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất do chính bàn tay con người làm ra tiến cúng Tiên Vương dâng vua cha thì đúng là tài năng thông minh, có lòng hiếu thảo trân trọng người sinh thành ra mình.
- Nêu ý nghĩa của truyền thuyết?
* GV giảng: Truyện giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy đề cao nghề nông. Lang Liêu hiện lên như một anh hùng văn hoá Bánh chưng, bánh giầy càng có ý nghĩa bao nhiêu thì càng nói lên phẩm chất tài năng của Lang Liêu bấy nhiêu.
 HS: đọc ghi nhớ ( SGK).
* GV nhấn mạnh lại.
- Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày Tết của nhân ta có ý nghĩa gì?
Hs: Thảo luận
- Đề cao nghề nông, sự thờ kính tổ tiên đất trời.
- Xây dựng phong tục tập quán từ những điều giản dị mà rất thiêng liêng giàu ý nghĩa.
- Ngày tết gói bánh.......... là nét văn hoá truyền thống của dân tộc.
- Học xong truyện này em thích nhất chi tiết nào? Kể lại sực việc trong tranh minh hoạ.
I. Đọc - hiểu văn bản: (33’)
1. Đọc, tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục và tóm tắt truyện.
a) Bố cục: gồm 3 phần.
b) Tóm tắt truyện.
3. Phân tích 
a. Vua Hùng và cách chọn người nối ngôi.
- Hoàn cảnh đất nước thanh bình, vua đã già.
- Yêu cầu: người nối ngôi phải nối được chí vua không nhất thiết là con trưởng.
b. Nhân vật Lang Liêu.
- Lang Liêu là người thiệt thòi nhất.
- Tuy là con vua nhưng từ khi lớn lên ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng. Lang Liêu là con vua nhưng thân phận gần gũi dân thường.
- Lang Liêu sáng tạo ra hai thứ bánh.
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế vì đó là sản phẩm của nhà nông do chính con người làm ra.
- Hai thứ bánh có ý nghĩa sâu sa ( tượng trưng cho trời đất muôn loài)
c. ý nghĩa của truyện:
- giải thích nguồn gốc sự vật.
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông.
4.Kết luận: Ghi nhớ ( SGK ) 
II. Luyện tập (4’)
Bài 1: 
- ý nghĩa của phong tục.
Bài 2: Thảo luận.
	4. củng cố-Dặn dò: (3’)
	a). Nêu những chi tiết thể hiện yếu tố lịch sử trong truyện?
	b). Nhắc lại ý nghĩa của truyền thuyết
	c): Về nhà:
	- Xem lại nội dung bài.
	- Soạn bài: Thánh gióng.
= = = = = * * * = = = = =
Tiết 3	-	Tiếng Việt:	Từ và cấu tạo của từ tiếng việt	
Ngày soạn: 18/8/2008
Ngày dạy: 23/8/2008
A. Mục tiêu:	
	* Giúp HS.
- Hiểu được thế nào là từ, đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt; Cụ thể hiểu: :
	 + Khái niệm về từ
	 + Đơn vị cấu tạo của từ ( tiếng).
	 +Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ ghép, từ láy)
B. Chuẩn bị:	
- Tranh truyện bánh chưng bánh giầy.
C. Tiến trình lên lớp:
	 1. ổn định lớp (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà (3’)
	3. Giới thiệu bài mới (1’).
* HS đọc sách giáo khoa
- Lập danh sách các tiếng và từ bằng cách tách từ và tiếng trong mỗi câu trên?
I. Từ là gì? (10’)
1. Ví dụ 
2. Nhận xét:
- Số tiếng: 12
- Số từ: 9
- Tiếng dùng để tạo từ.
- Từ dùng để tạo câu
Khi 1 tiếng được dùng để tạo câu tiếng ấy trở thành từ.
3. Ghi nhớ ( SGK)
II. Từ đơn và từ phức (12’)
1. VD ( SGK)
2. Nhận xét:
- Từ đơn: Chỉ có 1 tiếng
- Từ phức: Có 2 tiếng trở lên
Từ ghép: Các tiếng quan hệ về nghĩa?
Từ láy: Các tiếng quan hệ về âm
3. Ghi nhớ
III. Luyện tập (15’)
Bài 1:
a. Từ ghép
b. Nguồn cội, gốc rễ,gốc gác
c. Cha mẹ, anh em, vợ chồng
- Các tiếng trong từ có quan hệ với nhau về nghĩa.
Bài 2:
- Quy tắc sắp xếp tiếng:
+ Quy tắc nam trước, nữ sau: nam nữ, trai gái, anh chị, ông bà.
+ Quy tắc bậc trên trước, dưới sau:
anh em, ông cháu, bà cháu, mẹ con.
Bài 3:
( bánh + x )
x là tiếng giữ vai trò cụ thể hoá loại bánh
cách chế biến: bánh rán, nướng hấp , chất liệu bánh: nếp , tẻ, tôm, khoai
Tính chất bánh: rẻo, xốp.
Hình dáng bánh: bánh gối, bánh tai voi,
Bài 4
Miêu tả tiếng khóc
VD: khóc ra rả, nức nở, rưng rức.
Bài 5:
Tiếng
Từ
Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi , và, cách ăn ở.
Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi , và, cách ăn ở
- Nhận xét về số lượng từ và tiếng ?
Hs: Có 9 từ - 12 tiếng.
- Các  ... ăng , không vụ lợi.
? Em có nhận xét gì về khối lượng lời văn dành kể sự việc này?
? Đứng trước lệnh của quân vương thái y lệnh xử trí thế nào?
? Đây là tình huống thử thách gay go đối với y đức và bản lĩnh của vị thái y lệnh. Thái độ và lời nói của quan trung sứ đã đạt thái y lệnh trước những mâu thuẫn quyết liệt, cần có sự lựa chọn giải pháp đúng đắn.
? Lời của thái y lệnh chứng tỏ bản chất gì của ông?
GV chốt: Việc làm và lời nói của thái y lệnh chứng tỏ y đức , bản lĩnh của ông, quyền uy không thắng nổi y đức ông đã đặt tính mạng của mình dưới tính mạng của người dân thường. Điều này còn thể hiện khả năng trí tuệ trong ứng xử.
? Vua Trần Anh Vương có thái độ gì trước xử sự của thái y lệnh?
Thái y lệnh xử sự ra sao khi gặp vua, KQ ntn?
GV chốt: Hạnh phúc của thái y lệnh là được vua ca ngợi thuyết phục được vua. Đây là thắng lợi vẻ vang của lòng nhân ái và trí tuệ.
? Nhận xét về cách viết truyện trung đại về MĐ, cách viết, bốc cụ, XD tình huống?
? Truyện muốn ca ngợi và KĐ điều gì?
HS đọc phân ghi nhớ ( SGK)
Theo em một lương y chân chính phải ntn?
I. Tìm hiểu chung ( 4’)
* Hồ Nguyên Trừng
Nam ông mộng lục - Viết trong TG sống ở TQ.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục
- 3 đoạn
* Mở truyện: từ đầu đến “trọng vọng”
Giới thiệu mấy nét về tên họ, chức vụ công đức của cụ lương y.
* Thân truyện: tiếp đến lòng ta mong mỏi
Diễn biến của câu chuyện qua một tình huống gây cấn thử thách.
* Kết truyện:
Hạnh phúc chân chính lâu dài của gd lương y.
3. Phân tích:
a. Công đức của thái y lệnh họ phạm
- Có nghề y gia truyền
- Là thày thuốc trông coi việc chữa bệnh trong cung.
- Là người có địa vị cao sang, là thày thuốc giỏi.
- Thày thương người nghèo, trị bệnh cứu sống được nhiều dân thường
- Đem của cải ra mua các loại thuố tốt không quản ngại dầm dề máu mủ , cứu sống hàng ngàn người trong năm đói kém dịch bệnh.
- Là người có tâm đức, có tài năng, không vụ lợi.
- Số lượng lời văn kể việc thái y lệnh kháng bệnh cứu người chiếm nhiều nhất.
- Trị bệnh cứu người trước vào cung khám bệnh sau. Vì biết mạng sống của người bệnh trọng trông cậy vào mình.
- Lời đáp của thái y lệnh bộc lộ phẩm chất bản lĩnh của ông, quyền uy, không thắng nổi y đức , đặt tính mạng của mình dưới tính mạng của người dân.
b. Hạnh phúc của thái y lệnh.
- Lúc đầu vua tức giận nhưng sau khi nghe rõ mọi chuyện thì đã ca ngợi thái y. Chứng tỏ đây là một ông vua cólòng nhân đức.
- Ông lấy tấm lòng chân thành để giải trình điều hơn lẽ phải và đã thuyết phục được vua.
Đây là thắng lợi vẻ vang của y đức của bản lĩnh trong đó có lòng nhân ái và trí tuệ.
Khẳng định tài đức của thái y lệnh được con cháu kế tục xứng đáng.
4. Tổng kết
- MĐ truyện trung đại: mang tính chất giáo huấn .
- Cách viết gần với cách viết kí, sử
- bố cục truyện chặt chẽ, hợp lí
- XD tình huống gay cấn.
- Truyện ca ngợi thái y lệnh.. không chỉ có tài năng chữa bệnh mà quan trọng là có lòng yêu thương và quan tâm cứu sống người bệnh, không sợ quyền uy.
II. Luyện tập ( 3’)
- Lương y chân chính phải vừa có tài năng , phải vừa có y đức.
C4. Củng cố ( 3’)
	HS đọc phần đọc thêm
	Nhắc lại ND chính của truyện
C5. Về nhà ( 1’)
	Đọc lại truyện
	Chuẩn bị phần ngữ văn địa phương
Tuần 17
Tiết 65	
ôn tập tiếng việt
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
A. Mục tiêu:	Giúp HS 
Củng cố kiến thức tiếng việt đã học ở học kì I.
Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức tiếng việt vào học văn bản và làm BT tập làm văn.
B. Chuẩn bị:	Xem lại SGK từ đầu học kì.
C. Tiến trình.	
C1: ổn định lớp (1’)
C2: Kiểm tra bài cũ (Không KT)
C3: Bài mới (40’). 
Nêu những kiến thức đã học của phần tiếng việt.
GV vẽ sơ đồ câm và yêu cầu HS điền vào sơ đồ câm đó.
Sơ đò cấu tạo từ
Sơ đồ từ mượn
Sơ đồ nghĩa của từ
Điền nội dung sơ đồ lỗi dùng từ?
GV yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ sự phân loại DT - ĐT
Nhận diện từ ghép , từ láy, từ đơn.
Xếp các từ sau vào dòng cho phù hợp.
Các định các cụm TT, cụm ĐT , cụm TT cho các cụm từ sau.
Phát hiện những câu mắc lỗi
I. Nội dung ôn tập ( 20’)
+ cấu tạo từ TV
+ Nghĩa của từ
+ Từ mượn
+ Chữa lỗi dùng từ
+ Từ loại, cụm từ
1. Vẽ sơ đồ từng phần kiến thức
a. Cấu tạo từ TV.
Từ
Đơn
Phức
Láy
Ghep
Phân loại từ theo NN
b. Từ mượn
Thuần việt
Mượn
Tiếng hán
Ngôn ngữ khác
Hán-việt
Gốc hán
Nghĩa của từ
b.nghĩa của từ 
Nghĩa chuyển
Gốc
d. Lỗi dùng từ 
Lỗi dùng từ
Dùng từ không đúng nghĩa
Lặp từ
Lẫn lộn từ gần âm
e. Từ loại
Từ loại và cụm từ 
TT
ĐT
Số
chỉ
DT
Cụm TT
Cụm ĐT
Cụm DT
II. Bài tập ( 20’)
Bài 1:
Đơn: những , con , sông, hồ, thày
Ghép: công nhân, trong trắng, nhân dân
Láy: Xanh xao, đúng đắn
Bài 2
Danh từ: Thủy tinh, gia nhân, chiếu
Động từ: Triệu, ngả, sinh phúc
Tính từ: Lỗi lạc, chỉnh tề, oái oăm
Từ mượn: Thuỷ tinh, gia nhân , chiếu, sinh phúc
Từ láy: oái oăm, lóc cóc, lỗi lạc
Từ ghép: Thuỷ tinh, gia nhân, sinh phúc, chỉnh tề
Bài 3	
- Những từ bàn chân ấy
- Trận mưa rào ( Cụm danh từ)
- Những lo lắng của ông 
-Cười như nắc nẻ
-Nói năng nhỏ nhẹ ( Cụm ĐT)
- Chậm như rùa
- Đồng không mông quạnh ( Cụm TT)
- Xanh vở đỏ lòng 
-xanh xanh thắm
C4. Củng cố ( 3’)
	Nhắc lại nội dung đã ôn tập	
C5. Về nhà ( 1’)
	ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì
Tuần 
Tiết 67-68 
Kiểm tra học kì 
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
A. Mục tiêu:	Giúp HS 
B. Chuẩn bị:	
C. Tiến trình.	
C1: ổn định lớp (1’)
C2: Kiểm tra bài cũ ( Không KT)
C3: Bài mới (35’)
Tuần 17
Tiết 69	
Chương trình ngữ văn địa phương
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
A. Mục tiêu:	Giúp HS 
- Sửa lỗi chính tả mang tính địa phương.
- Có ý thức viết đúng chính tả, phát âm chuẩn.
B. Chuẩn bị:	- GV tìm hiểu những lỗi chính tả mà HS địa phương hay mắc phải.
C. Tiến trình.	
C1: ổn định lớp (1’)
C2: Kiểm tra bài cũ (Không KT)
C3: Bài mới (35’). 
HS đọc
HS nghe GV đọc và viết các từ có phụ âm trên.
HS đọc
HS nghe, Viết
Lưu ý phân biệt các từ 
Đọc và viết các phụ âm đầu
Lưu ý phân biệt các từ
Đọc các từ có phụ âm trên
Nghe và viết các từ có phụ âm trên.
Phân biệt các từ cùng âm
Do đặc điểm của địa phương nhiều em
HS đọc sau dấu ( ~) (?)
- Yêu cầu HS đọc phát âm.
Chuẩn các từ có 2 thanh ( ~, ?)
Điền các phụ âm đầu cho thích hợp
Chọn phụ âm s/x điền vào từ có phụ âm này cho phù hợp.
I. Nội dung luyện tập ( 2’)
1. Đọc, nghe và viết đúng các cặp phụ âm đầu.
a. Phụ âm ch/tr
tr: tia xét, trầm tĩnh, tự cấp, trung thực.
Ch: chặt chẽ, chắc chắn, chung thuỷ
b. Phụ âm x/s
s: sáng sủa, sung sướng, sáng suốt.
X: xinh xắn, xuân sang, xuôi, xấu xí, xương xẩu, xó xỉnh.
Sấu ( quả sấu)
Xấu ( áo xấu, xấu tính)
Xanh ( xanh màu sắc)
Sanh ( hoạt động sanh - sinh)
c. Phụ âm l/n
l: lạnh lùng, long lanh, long đong, lang thang, lunh linh, lo lắng.
n: nóng, nắng, no, nặng nề, nòng súng.
Lặng/ nặng non / lon
Lắng / nắng lo / no
d. Phụ âm r/d/gi
r: rung rinh, rừng rực, rầm rập.
D: do dự, dính dáng, da dẻ, dưa, dừa, hình dáng, phù dung.
Gi: gia đình, giỗ, giữ gin, gió, giường, già, giang sơn.
Giang / rang / dang 
+ Giang sơn
+ rang ngô
+ dang ( cây dang)
gia ( gia đình ) / ra ( ra vào) / da ( da dẻ)
2. Đọc và nghe viết đúng thanh điệu.
1. Thanh( ~) dã, ngã, chã, lãng dãng, bỡ ngỡ, lễ chễ, cãi, nhuyễn, rỗi rãi, chữ nghĩa, võ vẽ, chặt chẽ.
2. Thanh (?)
lẻ tẻ, lủng củng, lủng lẳng, bả lả, quả, trẻ, thủ, hoả, giỏi, tỏi, hỏi, hiểu.
II. Bài tập ( 20’)
Bài 1
Tr/ch: ai cây, ờ đợi, câu uyện
S/x: uê ang, ung kích, inh đẹp
 ạch ẽ, bổ ung, um họp
gi/r/d: quốc a, áo ục
làn a, ung nhan, ắng mưa
 ước on, àng mạc, sông úi
Bài 2
Bầu trời ám ịt như a uống thấp ấm dền vang, chớp loé áng rạch é cả không gian. Cây ung trước cửa ổ trút lá theo trận lốc trở lại những cành ơ ác.
C4. Củng cố (3’)
	GV nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn và viết đúng chính tả.
C5. Về nhà ( 1’)
	HS tự luyện đọc, viết chính tả đúng
Tuần 17
Tiết 70
Chương trình ngữ văn địa phương
( Phần văn - tập làm văn)
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
A. Mục tiêu:	Giúp HS 
- Tìm hiểu văn hoá địa phương.
- BD lòng yêu quê hương, ý thức xây dựng quê hương.
- Rèn luyện kĩ năng xây dựng truyện dân gian.
B. Chuẩn bị:	Sưu tầm văn học địa phương
C. Tiến trình.	
C1: ổn định lớp (1’)
C2: Kiểm tra bài cũ (5’)
Làm bài tập trên bảng phụ
1. Điền vần uộc, uốt vào chỗ trống của từ cho phù hợp.
Thắt lưng b bụng con bạch t 
Quả dưa ch con chẫu ch 
2. Chữa lỗi câu văn ( do dùng tiếng địa phương) và nói ngọng.
Tía đã nhiều lần căng dặng rằn không được kiêu căn.
Một cây tre chẳng ngan dường chẳn cho ai vô đừng chặt cây đốn gỗ.
C3: Bài mới (35’). 
HS thực hiện các yêu cầu GV cho trước ở nhà.
HS trong nhóm trao đổi , KT phần đã chuẩn bị của nhau .
1-2 HS trong nhóm trình bày các Hs khác lắng nghe nhận xét.
Đại diện nhóm trình bày
? Nêu các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian.
HS tự giới thiệu trò chơi dân gian.
* Yêu cầu HS có thể hát một bài hát 
 Tráng Liệt quê tôi
Bình giang ngày mới
* Đọc thơ của hội người cao tuổi
GV khái quát tầm quan trọng, vị trí vai trò của văn hoá địa phương.
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu ở nhà ( 2’)
- Liệt kê thể loại truyện dân gian đã học.
- Tìm hiểu sưu tầm ở địa phương có thể loại VHDG nào?
- Nêu những hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian ở địa phương, bài hát truyền thống xã, huyện.
- Tập kể truyện hoặc giới thiệu một trò chơi dân gian mà em biết.
II. Hoạt động trên lớp ( 30’)
a. Trao đổi nhóm
b. Trình bày trước lớp
* Hình thức sinh hoạt VHDG.
- Chọi gà, ô quan, đấu vật , chơi cờ người.
- Giới thiệu một trò chơi dân gian, chọi gà ở địa phương.
- Giới thiệu một số tiết mục văn hoá địa phương.
+ Bài hát: Tráng Liệt quê tôi
+ Đọc thơ Hội người cao tuổi xã Tráng Liệt.
III. Tổng kết
C4. Củng cố ( 3’)
	- Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị của HS.
C5. Về nhà ( 1’)
	- Tiếp tục sưu tầm văn học địa phương ( xã, huyện)
	- Chuẩn bị hoạt động ( kể chuyện)
Tuần 17
Tiết 71
Hoạt động ngữ văn - thi kể chuyện
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
A. Mục tiêu:	Giúp HS 
- Lôi cuốn HS tham gia các hoạt động ngữ văn.
- Rèn cho HS thói quen yêu văn chương, biết kể chuyện.
B. Chuẩn bị:	Mỗi HS chuẩn bị một câu chuyện theo ý thích
C. Tiến trình.	
C1: ổn định lớp (1’)
C2: Kiểm tra bài cũ (Không KT)
C3: Bài mới (40). 
- Phân công HS kể chuyện, HS dẫn chương trình.
- Chọn BGK, chuẩn bị đáp án chuyện.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ.
Người dẫn chương trình nêu yêu cầu thể lệ cuộc thi.
- Mỗi tổ kể một câu chuyện. Kể sáng tạo, đóng vai sẽ được cộng điểm.
- Diễn xuất phùhợp tính cách nhân vật.
- Nếu chuyện do sưu tầm ở địa phương sẽ được đánh giá cao hơn.
Đảm bảo - nội dung truyện
- Giọng kể, tư thế, lờimở, lời kết, giới thiệu, cảm ơn.
GV nhận xét và công bố kết quả.
1. Chuẩn bị kể chuyện ( 5’)
2. Hoạt động trên lớp.
a. Yêu cầu thể lệ cuộc thi (5’)
b. Thực hành thi kể chuyện ( 30’)
C4. Củng cố ( 3’)
	GV nhận xét, động viên HS
C5. Về nhà ( 1’)
	Sưu tầm một số truyện ở địa phương.
	Kể chuyện trước người thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 6.doc