Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần học 27

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần học 27

HOÁN DỤ

A. Mức độ cần đạt

Giúp hs

- Nắm được khái niệm hoán dụ và các kiểu hoán dụ.

- Hiểu được tác dụng của hoán dụ.

- Biết vận dụng kiến thức về hoán dụ vào việc đọc – hiểu văn bản văn học và viết bài văn miêu tả.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Khái niệm hoán dụ và các kiểu hoán dụ.

- Tác dụng của hoán dụ.

 2. Kỹ năng

- Nhận biết cũng như phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.

- Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong nói và viết.

 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về hoán dụ để có thể vận dụng vào việc làm văn miêu tả, đọc - hiểu văn bản.

C. Phương pháp

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần học 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 27	 NS: 13/03/13
TIẾT: 103	 N D : 15/03/13
HOÁN DỤ
A. Mức độ cần đạt
Giúp hs
- Nắm được khái niệm hoán dụ và các kiểu hoán dụ.
- Hiểu được tác dụng của hoán dụ.
- Biết vận dụng kiến thức về hoán dụ vào việc đọc – hiểu văn bản văn học và viết bài văn miêu tả. 
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Khái niệm hoán dụ và các kiểu hoán dụ.
- Tác dụng của hoán dụ.
 2. Kỹ năng
- Nhận biết cũng như phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
- Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong nói và viết.
 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về hoán dụ để có thể vận dụng vào việc làm văn miêu tả, đọc - hiểu văn bản.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (6A5 vắng......P KP)
 2. Bài cũ: Thế nào là ẩn dụ? Có mấy kiểu ẩn dụ. Cho ví dụ.
 3. Bài mới: Cũng như phép ẩn dụ, phép hoán dụ là phép tu từ về từ. Câu văn, câu thơ có vận dụng phép hoán dụ sẽ ngắn gọn hơn, tăng tính hình ảnh và hàm chứa cho câu văn câu thơ hơn.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm hoán dụ
Học sinh đọc câu thơ ở ví dụ 1 (trang 82) 
?Các từ “áo nâu”, “áo xanh”, “nông thôn”, “thành thị” chỉ ai?
?Giữa các từ “áo nâu”, “áo xanh”, “nông thôn”, “thành thị” với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?
?Tác dụng của cách diễn đạt này như thế nào?
?Từ ví dụ vừa phân tích, cho biết thế nào là hoán dụ?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1. Hs đọc.
?Lấy ví dụ có sử dụng phép hoán dụ?
Mở rộng các kiểu hoán dụ (dành cho hs khá )
- “Bàn tay ta” ý chỉ điều gì? -> Người lao động.
Giữa người lao động và bàn tay ta có quan hệ như thế nào? -> Bàn tay là một bộ phận của người lao động. => Gọi sự vật bằng tên một bộ phận của nó.
- Ví dụ 2: 	Ngày Huế đổ máu	Chú Hà Nội về
 “Đổ máu” -> Sự hy sinh mất mát. (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.)
- Ví dụ 3:
 Một cây -> số lượng ít -> riêng lẻ
 Ba cây -> số nhiều
=> Lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập 1 và 2
BT1: Gọi 4 Hs lên bảng làm 4 câu a, b, c, d
Hs khác làm ra nháp.
Hs nhận xét bài làm của bạn.
Gv chữa bài.
BT2: Gọi Hs trình bày sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Cho ví dụ minh họa.
Ẩn dụ: 
 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.”
Hoán dụ: 
 “Áo chàm đưa buổi phân ly
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.”
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu để Hs tự học thêm ở nhà.
I. Tìm hiểu chung về hoán dụ 
1.1. Phân tích ví dụ
- Áo nâu -> Người nông dân.
- Áo xanh -> Người công nhân.
- Nông thôn -> Người sống ở nông thôn.
- Thị thành -> Người sống ở thành phố.
-> Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác.
-> Làm cho cách diễn đạt hàm súc, giàu hình ảnh.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/82)
II. Luyện tập
BT1: Phép hoán dụ trong các ví dụ:
a. “Làng xóm” -> Người nông dân
-> Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
b. “Mười năm” -> Thời gian trước mắt.
 “Trăm năm” -> Thời gian lâu dài.
-> Quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.
c. “Áo chàm” -> Người Việt Bắc.
-> Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật.
d. “Trái Đất” -> Nhân loại.
-> Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.
BT2: So sánh hoán dụ và ẩn dụ
- Giống nhau: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
- Khác nhau:
Ẩn dụ
Hoán dụ
Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể, tương đồng về:
- Hình thức
- Cách thức 
- Phẩm chất
- Chuyển đổi cảm giác.
Dựa vào quan hệ tương cận. Cụ thể, tương cận giữa:
- Bộ phận - toàn thể.
- Vật chứa đựng - vật bị chứa đựng
- Dấu hiệu của sự vật - sự vật.
- Cụ thể - trừu tượng.
III. Hướng dẫn tự học
- Nhớ khái niệm hoán dụ và các kiểu hoán dụ.
- Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép hoán dụ.
- Chuẩn bị bài tiếp theo tập làm thơ 4 chữ
 E. Rút kinh nghiệm
TUẦN: 27	 NS: 13/03/13
 TIẾT: 104	 ND : 15/03/13
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
A. Mức độ cần đạt
Giúp hs
- Hiểu được đặc điểm thơ 4 chữ.
- Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
- Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng.
 2. Kỹ năng
- Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi học và đọc thơ ca.
- Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ.
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ.
 3. Thái độ: Học cách làm thơ bốn chữ để vận dụng vào thực tế làm thơ.
C. Phương pháp
Nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A5 vắng...P KP.)
 2. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị ở của học sinh. Sưu tầm thơ 4 chữ
 3. Bài mới: Trong những tiết trước, chúng ta đã học về các bài thơ bốn chữ. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm thể thơ bốn chữ và cách làm thể thơ này.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Kiểm tra việc chuẩn bị của Hs
- Sưu tầm các bài thơ bốn chữ đã học ở Tiểu học.
- Làm các bài tập trong Sgk (Trang 84, 85)
Hoạt động 2: Tập làm thơ 4 chữ trên lớp 
Theo 4 bước:
- Bước 1: Trình bày 1 bài thơ 4 chữ (học lại vần giáo viên đã định hướng)
- Bước 2: Các nhóm thảo luận về các đặc điểm của thể thơ bốn chữ. (về vần, nhịp của các bài thơ đã chuẩn bị ở nhà.)
- Bước 3: Cả lớp góp ý, sửa chữa bài làm của cá nhân.
- Bước 4: Giáo viên định hướng cho lớp đánh giá nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
I. Những điểm cần lưu ý
1. Đặc điểm của bài thơ 4 chữ 
- Bài thơ gồm nhiều dòng.
- Mỗi dòng có 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2.
- Thể thơ thích hợp lối kể, tả.
2. Lưu ý đặc điểm về vần
- SGK trang 84 – 85 
- Vần lưng, vần chân thường xen kẽ, gieo vần liền, vần cách hay vần hỗn hợp. (tùy từng bài cụ thể).
II. Phần bài tập làm thơ 4 chữ
- Học sinh trình bày bài thơ mình đã làm ở nhà.
- Lớp nhận xét những điểm được và chưa được.
- Hs tự sửa chữa bài làm của mình.
III. Hướng dẫn tự học
- Nhớ đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
- Nhớ một số vần cơ bản.
- Nhận diện được thể thơ bốn chữ.
- Sưu tầm thêm một số bài thơ viết theo thể thơ này và tự sáng tác thêm các bài thơ bốn chữ.
- Chuẩn bị bài các thành phần chính của câu.
 E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 27	 	 NS: 17/03/13
Tiết: 105	 	 ND : 19/03/13
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
A. Mức độ cần đạt
- Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu.
- Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết câu đúng cấu tạo.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Các thành phần chính của câu.
- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
 2. Kỹ năng
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.
- Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
 3. Thái độ: Biết các thành phần chính của câu để vận dụng phù hợp trong nói và viết.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A5 vắng......)
2. Bài cũ: Thế nào là hoán dụ? Có mấy kiểu hoán dụ? Cho ví dụ minh họa.
 3. Bài mới: Từ trước tới nay, để nói hay viết chúng ta đều sử dụng đơn vị ngôn ngữ để cấu tạo câu. Vậy câu có cấu tạo như thế nào? Chúng có mấy thành phần chính? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp những câu hỏi đó.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Hướng dẫn phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu
 Nhắc lại kiến thức đã học ở bậc tiểu học qua ví dụ trong Sgk/92.
Phân tích thành phần ngữ pháp của câu trên? (Thành phần nào bắt buộc có mặt? Thiếu thành phần nào trong câu trên, câu không diễn đạt được ý trọn vẹn và không có cấu tạo hoàn chỉnh?)
Vậy thành phần chính trong câu là những thành phần nào?
Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ 1, Sgk/92
Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của vị ngữ 
Nêu đặc điểm của vị ngữ?
-> Nếu chủ ngữ nêu tên sự vật, hiện tượng thì vị ngữ là thành phần nói về hành động, đặc điểm, trạng thái của chủ ngữ, tức nói về sự vật, hiện tượng đó.
Gọi Hs đọc các ví dụ trong Sgk, Hs thảo luận, trả lời các câu hỏi theo 2 bước.
Bước 1: Xác định các thành phần trong câu?
Bước 2: Phân tích vị ngữ, xem có mấy vị ngữ, vị ngữ đó thuộc từ loại nào? Cụm từ loại nào?
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Gv nhận xét, chữa bài.
Qua các ví dụ vừa phân tích, nêu các đặc điểm của trạng ngữ?
Hs trả lời, Gv chốt dẫn đến phần ghi nhớ 2 Sgk/93
Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của chủ ngữ
Học sinh thảo luận nhóm.
a. Chủ ngữ trong câu là thành phần nêu tên sự vật, hiện tượng mà ta muốn nói đến. Vậy chủ ngữ có thể trả lời cho những câu hỏi nào? Hãy cho ví dụ.
b. Những từ ngữ nào có thể làm chủ ngữ trong câu? Cho ví dụ.
c. Trong một câu có thể có mấy chủ ngữ?
Qua việc trả lời các câu hỏi trên, cho biết những đặc điểm của chủ ngữ?
Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ 3/Sgk.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
Hướng dẫn làm bài tập trong SGK/94. 
BT1: Gv thảo luận nhóm trong 5 phút.
Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
Gv chữa bài, ghi điểm nếu nhóm nào làm tốt.
BT2+3: Đặt câu, xác định chủ ngữ.
Gọi 1 Hs lên bảng làm. Hs khác nhận xét.
Gv chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs nghe và thực hiện ở nhà.
I. Tìm hiểu chung
1. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu
1.1. Phân tích ví dụ: (Sgk)
- Trạng ngữ: “Chẳng bao lâu”
- Chủ ngữ: “tôi”
- Vị ngữ: “đã trở thành.........”
-> Thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu: chủ ngữ và vị ngữ
-> Thiếu vắng thành phần phụ: Câu vẫn diễn đạt được ý trọn vẹn.
1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/92)
2. Vị ngữ
2.1. Phân tích ví dụ
* Đặc điểm của vị ngữ:
- Thường kết hợp với phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, vừa, mới, từng
- Trả lời cho các câu hỏi: Làm sao, Làm thế nào, Làm gì?...
* Cấu tạo của vị ngữ:
a. “ra đứng cửa hang, xem hoàng hôn xuống.”
 VN1 VN2
-> Hai vị ngữ, là cụm động từ.
b. “nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.” -> 4 vị ngữ, vị ngữ 1 là cụm động từ, vị ngữ 2, 3, 4 là tính từ.
c. “là người bạn thân của nông dân Việt Nam, giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.”
-> Một vị ngữ, vị ngữ là cụm danh từ + “là”
2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/93)
3. Chủ ngữ
3.1. Phân tích ví dụ
- Chủ ngữ có thể trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?...
- Chủ ngữ có thể là đại từ (tôi), danh từ hoặc cụm danh từ: cây tre; chợ Năm Căn; Tre, nứa, mai, vầu.
- Một câu có thể có một chủ ngữ, cũng có thể có nhiều chủ ngữ.
3.2. Ghi nhớ 3: (Sgk/93)
II. Luyện tập
BT1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu:
- Tôi / đã trở thành chàng dế thanh niên
CN – đại từ. VN – cụm động từ.
- Đôi càng tôi / mẫm bóng.
CN – cụm danh từ VN – tính từ
- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo, /
CN – cụm danh từ
cứ cứng dần và nhọn hoắt.
VN – hai cụm tính từ.
- Tôi / co cẳng lên, đạp phanh phách
CN – đại từ VN – hai cụm động từ.
- Những ngọn cỏ / gẫy rạp, như có nhát dao
CN – cụm danh từ VN – cụm động từ.
BT2+3: Đặt câu, chỉ ra chủ ngữ:
a. Trong giờ học Văn, em đã cho bạn mượn bút.
Em: Chủ ngữ, trả lời câu hỏi Em làm gì?
III. Hướng dẫn tự học
- Nhớ những đặc điểm cơ bản của chủ ngữ và vị ngữ.
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 tuan 27.doc