Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117, 118: Quan Âm Thị Kính

Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117, 118: Quan Âm Thị Kính

Tuần 30

Tiết :117,118 QUAN ÂM THỊ KÍNH

Ngày:10/04/08

A/ Mục tiêu : -Giúp hs hiểu được đặc điểm của chèo tuồng truyền thống

-Tóm tắt đưôc nội dung vở chèo Quan âm thị kính

-Hiểu được nội dung ý nghĩa và một số đặc diểm nghệ thuật (mâu thuẩn kịch,ngôn ngữ,hành động nhân vật .) của trích đoạn “ Nỗi oan hại chồng”

-Rèn luyện kỷ năng phân tích chèo tuồng

B/ Chuẩn bị -Gv: giáo án,bảng phụ

 -Hs: Dụng cụ học tập,xem bài ở nhà

C/ Tiến trình

1/Ổn định lớp

2/Ktbc ? Thế nào là văn bản hành chính

3Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117, 118: Quan Âm Thị Kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Tiết :117,118 QUAN ÂM THỊ KÍNH
Ngày:10/04/08 
A/ Mục tiêu : -Giúp hs hiểu được đặc điểm của chèo tuồng truyền thống
-Tóm tắt đưôc nội dung vở chèo Quan âm thị kính
-Hiểu được nội dung ý nghĩa và một số đặc diểm nghệ thuật (mâu thuẩn kịch,ngôn ngữ,hành động nhân vật..) của trích đoạn “ Nỗi oan hại chồng”
-Rèn luyện kỷ năng phân tích chèo tuồng
B/ Chuẩn bị -Gv: giáo án,bảng phụ
 -Hs: Dụng cụ học tập,xem bài ở nhà
C/ Tiến trình
1/Ổn định lớp
2/Ktbc ? Thế nào là văn bản hành chính
3Bài mới
 Phương pháp
 Nội dung 
 Bổ sung
HĐ1 :Hd tìm hiểu chung 
?Em hiểu thế nào là chèo
-Hs xem chú thích (sgk)
?Nêu nội dung đặc điểm của chèo 
-Khai thác triệt để bộ phận văn hóa văn tộc:
+Kịch bản: truyện cổ tích truyện nôm
+Làn điệu:Làn điệu dân ca
+Múa chèo:múa dân gian
+Hề chèo:Rừng cười dân gian
?Chèo có các loại hình nhân vật nào,tính cách ra sao
-Hd đọc và tìm hiểu chú thích
-Hs đọc phân vai
-Hs đọc văn bản,gv nhận xét chốt
-Hs tìm hiểu chú thích
?Hãy tóm tắt nội dung vỡ chèo 
-Hs tóm tắt văn bản
?Nêu vị trí đoạn trích
-Thuộc phần 1 của vở chèo
HĐ2: Hd tìm hiểu văn bản
?Đoạn trích có mấy nhân vật,những nhân vật nào là nhân vật chính
-5 nhân vật :TSĩ,TK,SÔng.SBà,Mãng Ông
-Nhân vật chính:Sùng Bà,Thị Kính,
?Có thể chia đọan trích này thành mấy thời điểm
-Có thể chia đọan trích này thành 3 thời điểm
+Trước khi bị oan
+Trong khi bị oan
+Sau khi bị oan
?Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì?Cảnh sinh hoạt của vợ chồng ntn?
?Thị Kính thấy điều gì bất thường,suy nghĩ hành động ra sao
-Thấy râu mọc dưới cầm
?Em có nhận xét gì về Thị Kính
?Hãy liệt kê những hành động lời nói của Sùng Bà với Thị Kính?Em có nhận xét gì về thái độ đó
-Tàn nhẫn thô bạo
-Lời nói mắng nhiếc,xỉ vả
?Thị Kính mấy lần kêu oan?Kêu với ai
-5 lần kêu oan
+2 lần đầu kêu oan với mẹ chồng
+ Lần 3 với chồng (TS dửng dưng,đốn hèn nhu nhược)
+Lần 4 với mẹ chồng (tội TK càng dày thêm,càng bị SB đối xử tàn nhẫn hơn)
+Lần cuối cùng kêu oan với cha (Mãn Ông),nhận được sự thông cảm nhưng đó là sự thông cảm bất lực
?Em có nhận xét gì về TK trong hòan cảnh này ,kết cục nỗi oan này là gì 
?Bản chất của xung đột này là xung đột giữa quyền lực của kẻ thống trị với địa vị nhỏ mọn của kẻ bị trị trong gia đình pk,xung đột gây bi kịch ,gây nỗi đau thê thảm cho người bị trị
?Tâm trạng TK như thế nào trước khi rời khỏi nhà SB
-Xót xa ,đau đớn
?Nhận xét gì về cách lựa chọn của TK
-Có hai mặt:
+ Tích cực: muốn sống ở đời để tỏ người đoan chính
+Tiêu cực:khổ do số kiếp→tìm vào cửa phật để tu tâm →không có nghị lực ,bản lĩnh để vượt lên hoàn cảnh,chống lại oan trái bất công
?Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ không?Nó có ý nghĩa gì
-Không ,vì TK vẫn còn đau khổ khi chọn con đường đó (án hoang thai)
-Ý nghĩa:+Phản ánh số phận bế tắt của người phụ nữ trong xã hội cũ
+Lên án xã hội vô nhân đạo
?Nêu vài nét về nội dung của văn bản
-Hs đọc ghi nhớ
I /Giới thiệu chung 
1/Chèo:
a. Khái niệm:
-Là loại kịch hát,múa dân gian,kể chuyện,diễn bằng hình thức sân khấu
b.Đặc điểm
-Kể chuyện,diễn tích để nêu lên về bài học đạo đức theo quan niệm: “ở hiền gặp lành,ở ác gặp ác”
-Sân khấu chèo tổng hợp các yếu tố nghệ thuật múa hát
-Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng(sgk/118)
-Có tính ước lệ và cách điệu cao(thể hiện qua nghệ thuật hóa trang, hát, múa ) (sgk/118)
-Có sự phối hợp chặt chẽ cái bi và cái hài
1/Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
3/Trích “Quan âm Thị kính”
a.Tóm tắt: 3 phần
b.Vị trí đọan trích: “Nỗi oan hại chồng”
-Thuôc phần 1 của vở chèo,sau lớp diễn “Vu quy”-Gt TK kết duyên với Thiện Sĩ và về nhà chồng
II/Tìm hiểu đọan trích “Nỗi oan hại chồng”
1/Trước khi bị oan
-Cảnh sinh hoạt của vợ chồng ấm cúng 
+Chồng dùi mài kinh sử
+Vợ: khâu áo cho chồng,dọn kỉ, quạt cho chồng ngủ
-Thị Kính thấy râu mọc dưới cầm ,muốn xén râu cho chồng .
→Yêu thương chồng,chăm sóc chồng chu đáo
2/Trong khi bị oan
Sùng Bà
 Hành động
-Dùi đầu Thị Kính
-Bắt Thị Kính ngửa mặt
-Không cho TK bày tỏ
-Dúi TK ngã
→Tàn nhẫn thô bạo
-Ngôn ngữ
+Khoe dòng giống mình ,hạ thấp TK
 Thị Kính
-Kêu oan(SB)
Ngửa mặt rũ rượi
-Kêu oan (SB)
-Kêu oan (TS)
-Kêu oan (SB)
-TK càng kêu oan thì càng cảm thấy đơn độc,đau khổ,bất lực,nhưng vẫn nhẫn nhục,chân thật,hiền lành→ đức hạnh,nết na nhưng gặp nhiều oan trái
-Tình chồng vợ bị chia lìa,TK bị đuổi ra khỏi nhà chồng.
3/Sau khi bị oan
-Xót xa,đau đớn khi hạnh phúc lứa đôi tan vỡ
-Nàng không biết phải về đâu
+Muốn tự mình giải oan
+Giả trai đi tu
→Cuối cùng nàng chọn con đường đi tu
*Ghi nhớ
 *Củng cố:- Nêu suy nghĩ của em về vở chèo “Quan Âm Thị Kính”
 *Dặn dò : ,Xem bài tiếp theo “ Dấu chấm lửng dấu chấm phẩy”
+Xem câu hỏi tìm hiểu bài tập
 *Rút kinh nghiệm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_117_118_quan_am_thi_kinh.doc