Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 25, 26: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 25, 26: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

Tuần: 7

Tiết : 25 BÁNH TRÔI NƯỚC

Ngày:27/09/08 (Hồ Xuân Hương)

A.Mục tiêu: -Giúp hs thấy được vẻ đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

-Lòng tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của mình

-Dùng miêu tả bánh trôi nước để bộc lộ cảm ghĩ của mình, là phép ẩn dụ tượng trưng nổi bật của bài thơ này.

-Có thái độ thông cảm chia sẻ với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ

-Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thơ thất ngôn tứ tuyệt

B.Chuẩn bị:

1.gv: giáo án, bảng phụ, tranh ảnh, đồ dùng dạy học

2.hs: phiếu học tập, xem bài ở nhà, dụng cụ học tập

C.Tiến trình

1.Ổn định lớp

2.Ktbc

3.Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tiết 25, 26: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết : 25 BÁNH TRÔI NƯỚC
Ngày:27/09/08 (Hồ Xuân Hương)
A.Mục tiêu: -Giúp hs thấy được vẻ đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-Lòng tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của mình
-Dùng miêu tả bánh trôi nước để bộc lộ cảm ghĩ của mình, là phép ẩn dụ tượng trưng nổi bật của bài thơ này.
-Có thái độ thông cảm chia sẻ với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ
-Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thơ thất ngôn tứ tuyệt
B.Chuẩn bị:
1.gv: giáo án, bảng phụ, tranh ảnh, đồ dùng dạy học
2.hs: phiếu học tập, xem bài ở nhà, dụng cụ học tập
C.Tiến trình
1.Ổn định lớp
2.Ktbc
3.Bài mới
 Phương pháp
 Nội dung
Bổ sung
Hđ1: Hd tìm hiểu chung
?Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm
-Hs xem phần chú thích
-Bài thơ nằm trong chùm thơ vịnh cái quạt, quả mít, ốc nhồithông qua những sự vật để kí thác những tình cảm tư tưởng
?Bài thơ thuộc thể thơ gì, Vì sao em biết
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
-Số câu: 4
-Số chữ 7/câu
Gieo vần :chữ cuối các câu 1,2,4
-Hd đọc, hs đọc, gv nhận xét
-Hs tìm hiểu chú thích
Hđ2:Hd tìm hiểu chi tiết
?Phương thức nào sử dụng chủ yếu trong văn bản ?Vì sao
-Có nhiều phương thức: +biểu cảm
 +miêu tả
→Biểu cảm là chính
?Em có từng biết về bánh trôi nước không, hãy đặc điểm cơ bản của bánh trôi nước
-Hs trình bày, gv nhận xét
?Ta đã học tác phẩm nào cùng thể thơ với tác phẩm này
-Hs phát biểu, gv nhận xét
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm
-Hồ Xuân Hương, quê Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An
-Bà được mệnh danh là Bà Chúa thơ Nôm
-Tp thuộc chùm thơ vịnh vật, vịnh cảnh của Hồ Xuân Hương
-Thể thơ: TNTT
2.Đọc và tìm hiểu chú thích
a.Đọc
b.Chú thích
II.Đọc và tìm hiểu chi tiết
1.Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản
4.Củng cố: Nêu hiểu biết của em về thể thơ
5.Dặn dò: Học thuộc bài, xem phần còn lại, bài mới “Quan hệ từ”, tự tìm hiểu bài “Sau phúc chia li”
*Rút kinh nghiệm
Tuần: 7
Tiết : 26 BÁNH TRÔI NƯỚC (tt)
Ngày:27/09/08 (Hồ Xuân Hương)
A.Mục tiêu: -Giúp hs thấy được vẻ đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-Lòng tin của người phụ nữ về phẩm giá trong sạch của mình
-Dùng miêu tả bánh trôi nước để bộc lộ cảm ghĩ của mình, là phép ẩn dụ tượng trưng nổi bật của bài thơ này.
-Có thái độ thông cảm chia sẻ với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ
-Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thơ thất ngôn tứ tuyệt
B.Chuẩn bị:
1.gv: giáo án, bảng phụ, tranh ảnh, đồ dùng dạy học
2.hs: phiếu học tập, xem bài ở nhà, dụng cụ học tập
C.Tiến trình
1.Ổn định lớp
2.Ktbc
3.Bài mới
 Phương pháp
 Nội dung
Bổ sung
?Bánh trôi nước được miêu tả như thế nào qua câu thơ đầu
-Vừa trắng lại vừa tròn
?Các từ trắng tròn là từ loại gì và cho ta biết điều gì ở sự vật
-Trong trắng tinh khiết, hoàn hảo đầy đặn
-Màu sắc và hình dáng của sự vật
-Là tính từ
?Có phải tác giả chỉ miêu tả bánh trôi nước hay nói đến đối tượng khác
-Nói đến người phụ nữ
?Nghệ thuật được sử dụng qua cách nói đó
-Ẩn dụ
?Miêu tả phẩm chất của cái bánh có phải để miêu tả phẩm chất của người phụ nữ không ?Vậy vẻ đẹp nào của người phụ nữ được nói đến qua bài thơ.
-Thể chất khẻo mạnh, tâm hồn trắng trong hòan hảo
?Vậy với vẻ đẹp ấy thì người phụ nữ có quyền được sống như thế nào
-Quyền được nâng niu trân trọng, hưởng hạnh phúc, làm đẹp cho đời.
?Nhưng thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ có được hưỡng như thế
-Bị dùi dập, nổi trôi
?Những câu thơ nào trong bài nói đến điều đó
-“Ba chìm bảy nổi với nước non”
?Thành ngữ “ba chìm bảy nổi” nói lên điều gì
-Tả quá trình luộc bánh
?Thái độ của tác giả ví thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ như chiếc bánh trôi
-Cảm xúc thương thân
-Căm ghét xã hội đã dùi dập thân phận người phụ nữ, mà tác giả có thể cũng là nạn nhân
?Hãy nêu những tác giả, tác phẩm nói về số phận của người phụ nữ trong xh cũ
-Truyện Kiều (Nguyễn Du)
-Chuyện người con gái Nam Xương
-Nhưng câu hát than thân (Thân emđâu)
?Trong hai dòng cuối bài thơ hình ảnh bánh trôi nước được tiếp tục gợi tả bằng những chi tiết ngôn từ nổi bật nào
-Rắn nát, lòng son
?Hãy hình dung về bánh trôi nước qua các chi tiết này
-Trải qua sự nhào nặn, nhưng vẫn giữ chất lượng bên trong.
?Ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng của các chi tiết đó
-Hs trả lời, gv chốt
?Những từ ngữ nào bộc lộ thái độ của người phụ nữ
-“Mặc dầu, tay kẻ nặn”
?Nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong văn bản
-Hs trả lời gv chốt, hs đọc ghi nhớ (sgk)
2.Thể chất và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.
-Tính từ: trắng tròn
-Vừa miêu tả phẩm chất của bánh trôi, vừa nói lên hình dáng màu sắc
-Dựa vào quá trình chìm nổi của chiếc bánh để liên tưởng đến thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ phải trôi nổi bấp bênh
-Tác giả cảm thông chia sẻ và thương xót cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều vất vả đồng thời lên án chế độ phong kiến bất công.
2.Lòng tin vào phẩm giá trong sạch
-“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
-Dù trải qua sự nhào nặn “Rắn nát”, nhưng phẩm chất bên trong vẫn giữ vững
→Ca ngợi pẩh giá của người phụ nữ dù bị dùi dập nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sạch “Lòng son”
-“Mặc dầu, tay kẻ nặn” →Người phụ nữ chấp nhận sự thua thiệt ở đời, nhưng luôn tin vào giá trị, tin vào phẩm giá trong sạch của mình.
*Ghi nhớ (sgk)
4.Củng cố: Qua văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương
5.Dặn dò: Học thuộc bài, xem bài mới “Quan hệ từ”, xem bài tập, câu hỏi tìm hiểu
*Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_25_26_banh_troi_nuoc_ho_xuan_huon.doc