VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
- Văn lập luận chứng minh -
I. Mục đích kiểm tra
- Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như các kiến thức Văn và Tiếng Việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn cụ thể.
- Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ Tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu, phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.
- Rèn kỹ năng suy nghĩ độc lập, tự giác làm bài.
II. Hình thức kiểm tra
- Hình thức: Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra ở lớp.
Tuần: 25 Ngày soạn: 22/02/2013 Tiết: 95 - 96 Ngày dạy : 25/02/2013 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 - Văn lập luận chứng minh - I. Mục đích kiểm tra - Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như các kiến thức Văn và Tiếng Việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn cụ thể. - Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ Tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu, phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm. - Rèn kỹ năng suy nghĩ độc lập, tự giác làm bài. II. Hình thức kiểm tra - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra ở lớp. III. Câu hỏi đề kiểm tra Đề bài: Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. IV. Hướng dẫn chấm, đáp án và biểu điểm Hướng dẫn chấm Điểm Yêu cầu : 1. Hình thức: - Bài văn có đầy đủ 3 phần, bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Thực hiện đầy đủ các ý, giữa các ý cần có sự liên kết với nhau. - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, hạn chế tối đa các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp trong bài. 2. Nội dung: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: Mở bài: Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ, vai trò to lớn của sự kiên trì, nhẫn nại. Thân bài: + Xét về lý lẽ: (Giải thích câu tục ngữ). - Hễ có lòng bền bỉ, ý chí quyết tâm cao thì việc khó như mài sắt (cứng rắn, khó mài) thành kim (bé nhỏ) cũng có thể hoàn thành. - Kiên trì, nhẫn nại là một phẩm chất quan trọng giúp con người vượt qua mọi trở ngại, khó khăn. Nếu không chịu khó, kiên trì thì không làm được việc gì. + Xét về thực tế: - Những người có ý chí, có sự kiên trì, nhẫn nại đều thành công (nêu dẫn chứng). - Kiên trì, nhẫn nại giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách (nêu dẫn chứng). Kết bài: Con người nên tu dưỡng bản thân, rèn ý chí kiên trì, nhẫn nại để làm được những việc lớn lao có ý nghĩa trong cuộc sống. 1.0 điểm 1.0 điểm 7.0 điểm 1.0 điểm ** Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em. V. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Tài liệu đính kèm: