Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Biên bản

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Biên bản

BIÊN BẢN

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu được các yêu cầu của một biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

- Nắm được cách viết biên bản.

- Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc khi viết một biên bản.

B. Chuẩn bị:

- GV: Sưu tầm một số biên bản mẫu.

- HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

HĐ 1: Khởi động.

a. Bài cũ.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Biên bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29	Ngày soạn: 28/3/08
Tiết 145	Ngày dạy: 5/4/08
BIÊN BẢN
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được các yêu cầu của một biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
- Nắm được cách viết biên bản.
- Có thái độ đúng đắn, nghiêm túc khi viết một biên bản.
B. Chuẩn bị:
- GV: Sưu tầm một số biên bản mẫu.
- HS: Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
HĐ 1: Khởi động.
a. Bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
b. Bài mới.
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2
- HS đọc 2 biên bản trong sgk.
- H: Hai biên bản trên viết để làm gì?
- H: Mỗi biên bản ghi chép những sự việc cụ thể gì?
- GV yêu cầu HS đọc một số biên bản khác và nhận xét về nội dung của các biên bản ấy.
- H: Yêu cầu về nội dung và hình thức của một biên bản như thế nào?
- HS thảo luận và trả lời.
- HS đọc lại ví dụ I sgk
- H: Biên bản trên gồm những mục nào? Các mục đó được sắp xếp ra sao?
- H: Phần đầu của biên bản gồm những mục nào?
- H: Tên của biên bản được viết như thế nào?
- H: Phần nội dung của biên bản gồm những mục nào? Cách ghi những mục đó phải đảm bảo yêu cầu gì?
- H: Phần kết thúc gồm những nội dung gì?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- GV khái quát lại những nội dung cần lưu ý.
HĐ 3
- HS đọc yêu cầu bài tập 1 sgk.
- GV yêu cầu HS xác định đáp án đúng.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV cho HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung.
I. Đặc điểm của biên bản.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
a. Mục đích:
- Ghi chép sự việc đang xảy ra, mới xảy ra.
- Văn bản 1: Đại hội chi đội → Hội nghị.
Văn bản 2: Trả lại phương tiện → sự vụ.
b. Yêu cầu:
- Nội dung: cụ thể, chính xác, trung thực, đầy đủ.
- Hình thức: lời văn ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác.
II. Cách viết biên bản.
1. Phần mở đầu:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Tên biên bản
- Thời gian, địa điểm
- Thành phần tham dự và chức trách của họ.
2. Nội dung:
- Diễn biến và kết quả của sự việc.
3. Kết thúc:
- Thời gian kết thúc.
- Chữ kí , họ tên của những thành viên có trách nhiệm chính.
- Những văn bản hoặc hiện vật kèm theo.
* Ghi nhớ sgk.
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1: Lựa chọn tình huống viết biên bản.
- Tình huống a, c và d.
2. Bài tập 2:
HĐ 4. Củng cố - dặn dò:
- Đặc điểm và cách viết một biên bản?
- Về nhà học bài, soạn “Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang”
D. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 145.doc