Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bố của Xi - Mông (guy đơ Mô - Pa - Xăng)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bố của Xi - Mông (guy đơ Mô - Pa - Xăng)

BỐ CỦA XI-MÔNG

 (Guy đơ Mô-pa-xăng)

A. Mục tiêu cần đạt:

 Thấy được nghệ thuật miêu tả, diễn biến tâm trạng củ các nhân vật trong văn bản, rút ra được bài học về lòng yêu thương con người.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức : Nỗi khổ của một em bé không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể oại tự sự.

- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.

- Nhận diện được chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự

3. Thái độ: Biết cảm thông với những hoàn số phận bất hạnh trong cuộc sống; đồng thời biết vượt lên hoàn cảnh nếu không may gặp khó khăn.

C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,

D. Tiến trình dạy học :

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng (P .,KP . .)

2. Bài cũ :  Qua tác phẩm Rô –bin – xơn ngoài đảo hoang, em học tập được gì về nghị lực sống?

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Cuộc sống vô cùng phong phú, do vậy hoàn cảnh của mỗi người một khác. Bên cạnh những người chìm đắm trong hạnh phúc thì vẫn còn không ít người gặp hoàn cảnh éo le. Tác phẩm Bố của Xi - mông của Guy đơ Mô-pa-xăng kể về hoàn cảnh, ước mơ, khao khát của một em bé gặp phải hoàn cảnh bất hạnh.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Bố của Xi - Mông (guy đơ Mô - Pa - Xăng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 Ngày soạn: 11/04/2013
TIẾT 151, 152	 Ngày dạy: 15/04/2013
BỐ CỦA XI-MÔNG
	(Guy đơ Mô-pa-xăng)
A. Mục tiêu cần đạt:
 Thấy được nghệ thuật miêu tả, diễn biến tâm trạng củ các nhân vật trong văn bản, rút ra được bài học về lòng yêu thương con người.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức : Nỗi khổ của một em bé không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể oại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật..
- Nhận diện được chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự 
3. Thái độ: Biết cảm thông với những hoàn số phận bất hạnh trong cuộc sống; đồng thời biết vượt lên hoàn cảnh nếu không may gặp khó khăn.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng (P..,KP...)
2. Bài cũ : C Qua tác phẩm Rô –bin – xơn ngoài đảo hoang, em học tập được gì về nghị lực sống?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Cuộc sống vô cùng phong phú, do vậy hoàn cảnh của mỗi người một khác. Bên cạnh những người chìm đắm trong hạnh phúc thì vẫn còn không ít người gặp hoàn cảnh éo le. Tác phẩm Bố của Xi - mông của Guy đơ Mô-pa-xăng kể về hoàn cảnh, ước mơ, khao khát của một em bé gặp phải hoàn cảnh bất hạnh.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung:
CTrình bày những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả?
C Nêu xuất xứ của văn bản?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản:
- Gv nêu yêu cầu giọng đọc: Đọc to, rõ ràng; đoạn đầu đọc giọng tả, kể khách quan. Đọc với giọng khẩn khoản khi kể về Xi-mông ở đoạn đầu nhưng đến phần cuối đọc giọng mạnh mẽ, tự tin. Đoạn kể về bác Phi- líp đọc giọng ấm áp.cảm thông, chia sẻ.
- Gv đọc mẫu đoạn đầu. Gọi HS đọc nốit iếp đến hết .
- Gv nhận xét, uốn nắn giọng đọc cho các em.
GV gọi 1 em đọc phần chú thích(*) trong SGK
C Xác định ngôi kể? Trình tự kể?
-> Ngôi thứ ba, kể theo trình tự thời gian.
CChia bố cục của văn bản và xác định nội dung từng phần trong bố cục đó.
CTác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào trong văn bản này?
CVăn bản có thể chia bố cục ntn? Nêu nội dung từng phần?
- Từ đầukhóc hoài: Tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông. 
- Tiếp .một ông bố: Xi-mông gặp bác Phi-líp. 
– Tiếp ..bỏ đi rất nhanh: Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, bác gặp chi Blăng-sốt.
- Còn lại: Câu chuyện ở trường sáng hôm sau. 
C Tác giả sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào trong văn bản?
C Kể tên các nhân vật chính.
C Tìm những chi tiết giới thiệu về Xi- mông ? Em học tập được gì về nghệ thuật kể chuyên của tác giả? Qua đó, em thấy Xi- mông là đứa trẻ ntn?
- Gv yêu cầu HS theo dõi đoạn 1.
C Đoạn văn kể, tả lại chuyện gì, cảnh gì?
C Xi-mông ra bờ sông để làm gì? Vì sao em bỏ ý định nhảy xuống sông tự tử?
* Thảo luận (2 phút): CTâm trạng Xi-mông được thể hiện qua những chi tiết nào? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Sự thể hiện đó có phù hợp với tâm lý lứa tuổi của em không? 
C Hãy nhận xét về tâm trạng của Xi- mông và cho biết thái độ, tình cảm của em với nhân vật?
- Gv liện hệ, giáo dục HS biết cảm thông, chia sẻ với những người kém may mắn.
Tiết 2:
- HS đọc diễn cảm đoạn văn: Bỗng một bàn tay chắc nịch .bỏ đi rất nhanh.
C Xi-Mông có thái độ như thế nào khi gặp bác Phi-líp ở bờ sông?
C Qua câu trả lời của Xi-Mông, em nói gì về tâmtrạng của bé lúc này?
CTheo em, tại sao khi gặp mẹ , Xi-Mông lại oà lên khóc?
CNhững câu nói, câu hỏi của bé với chú Phi-líp ngay sau đó nói lên điều gì?
CThái độ của Xi-Mông trước sự trêu chọc như thường lệ của lũ bạn như thế nào?
* Thảo luận (2 p): CTác giả nhắn nhủ điều gì qua thái độ và hành động của lũ trẻ bạn Xi-Mông?
C Tại sao trước tiếng cười ác ý của lũ bạn, lúc đầu Xi-Mông quát vào mặt chúng và sau đó lại không trả lời gì ?
C Theo em , lúc ấy Xi-Mông có những suy nghĩ và tình cảm gì hướng về người bố mới-bác Phi-líp?
CEm nói gì với Xi-Mông khi bạn ấy có một người bố mới?
C Tìm những chi tiết kể về chị Blăng-sốt ?
C Qua hình ảnh ngôi nhà, thái độ của chị Blăng-sốt với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị là một người tốt. Điều em trân trọng nhất ở người phụ nữ này là gì ?
CTrình bày những nét cơ bản về bác Phi-líp mà em biết?
- Gv liên hệ giáo dục HS biết cảm thông.
CNêu diễn biến, tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn : Khi gặp Xi-Mông, khi đưa Xi-Mông về, khi gặp chị Blăng –sốt, khi đối đáp với Xi-Mông?
CCảm nghĩ của em về nhân vật?
C Khái quát gái trị nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản ?
- HS trả lời, GV chốt ý dẫn đến ghi nhớ. 
- Gọi 1 em đọc lại ghi nhớ.
* GV nêu yêu cầu phần luyện tập, HS thực hiện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
 Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe
I. Giới thiệu chung: 
1. Tác giả: Sgk
2. Tác phẩm :
- Xuất xứ : Sgk
- Thể loại: Truyện ngắn
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Đọc và giải nghĩa từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1 Bố cục: 4 phần.
2.2 Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả.
2.3 Phân tích:
a. Nhân vật Xi-Mông:
* Hoàn cảnh:
- Bé trai, độ 7-8 tuổi, hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại.
- Không biết bố là ai.
- Bị lũ bạn trêu chọc, em rất đau khổ.
-> Kết hợp tự sự với miêu tả
=> Là một đứa trẻ đáng yêu, nhưng gặp hoàn cảnh đáng thương.
* Tâm trạng ở bờ sông.
 - Đau khổ đến tuyệt vọng vô bờ, bỏ ra bờ sông định tự tử . 
- Trước cảnh đẹp, trời ấm, ánh mặt trời sưởi ấm bãi cát, làm em quên đi chuyện đau khổ, chỉ muốn ngủ, rồi muốn chơi đùa. 
- Chợt nhớ mẹ, em lại khóc.
-> Tâm trạng nhân vật thiếu nhi hiện ra qua cảnh thiên nhiên, hành động, cử chỉ rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Miêu tả tài tình diễn biến tâm lí trẻ thơ.
=> Tâm trạng đau khổ, đáng thương
* Tâm trạng khi gặp bác Phi-líp và khi về đến nhà. 
* Khi gặp bác Phi-líp:
-Trả lời trong tiếng nức: Chúng nó đánh cháu  vì cháu cháu không có bố không có bố. => Khẳng định sự tuyệt vọng, bất lực.
- Nắm tay bác Phi –líp về nhà. => Nét hồn nhiên .
* Khi gặp mẹ: 
- Ôm cổ mẹ, oà khóc , nhắc lại ý định tự tử.
- Hỏi : Bác có muốn làm bố cháu? Nếu bác không muốn, cháu sẽ => Khát khao có bố.
- Bác Phi –líp nhận lời, Xi-Mông lập tức hết buồn : Thế nhé! Bác là bố cháu. à Mừng vui khôn xiết.
* Sáng hôm sau đến trường:
- Lúc đầu : Quát vào mặt lũ bạn: Bố tao tên là Phi-líp => Hãnh diện, tự hào.
- Lúc sau : Im lặng : tin tưởng lời hứa của Phi-líp.
à Niềm vui lớn cho em sức mạnh để sống và học tập.
b. Nhân vật chị Blăng-sốt:
- Từng là một cô gái đẹp nhất vùng.
- Vì nhẹ dạ nên đã một lần lầm lỡ.
- Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, rất sạch sẽ; bỗng tắt nụ cười,.. Khiến bác Phi-líp bỏ ý định đùa cợt.
- Đôi má thiếu phụ đỏ bừng, nước mắt lã chã tuôn rơi->Thương và hiểu lòng con 
à Là người phụ nữ đức hạnh, bị lừa dối.
c. Nhân vật chú Phi-líp:
- Cao lớn, vẻ mặt nhân hậu, làm nghề thợ rèn.
- Lúc đầu suy nghĩ có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt
- Khi gặp, bác hiểu chị là người tốt, không thể đùa
- Thương Xi-Mông, cảm mến chị Blăng –sốt => Nhận làm bố của Xi-Mông.
à Nhân hậu, thương người, đáng quí trọng.
3. Tổng kết : 
a) NT:
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động,
- Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí.
b) ND:
 * Ý nghĩa văn bản: Truyện ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người.
4. Luyện tập :
III. Hướng dẫn tự học:
- Kể tóm tắt câu chuyện; phân tích diễn biến tâm trạng và phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Xi- mông.
 - Học bài, Thuộc ghi nhớ . Đọc lại các văn bản truyện trong sgk (cả 2 tập); vở ghi bài học các tác phẩm đó. 
Chuẩn bị bài : Ôn tập về truyện.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 32 T151152.doc